Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp đỡ học sinh yếu kém khắc phục khó khăn khi thực hành 2 phép tính nhân, chia trong bảng cho học sinh lớp 3

2. Sáng kiến kinh nghiệm I- ĐẶT VẤN ĐỀ Hiện nay, ở Trường Tiểu học đã chỉ đạo quan tâm đến cả 3 mức độ đó là: học sinh khá giỏi, học sinh trung bình và học sinh yếu kém song có một số giáo viên đang còn xem nhẹ hoặc thiếu tăng cường hệ thống bài tập cho học sinh yếu. Có chăng cũng chỉ là các buổi phụ đạo ít ỏi và giáo viên dạy phụ đạo học sinh yếu kém chưa hứng thú. Xuất phát từ mục đích, yêu cầu của việc dạy thực hành 2 phép tính nhân, chia trong bảng của học sinh lớp 3 là giúp học sinh nhận biết được quy tắc thực hiện các phép tính nhân, chia trong bảng và quan hệ giữa các phép tính đó, biết vận dụng các bảng tính và các tính chất của phép tính để tính nhẩm, tính nhanh và tính đúng, biết thử lại các phép tính khi cần thiết, biết giải các bài toán có lời văn và trình bày bài giải. Tôi nhận thấy không phải học sinh nào cũng làm đúng và thực hành tốt, thành thạo 2 phép tính nhân, chia mà nhiều học sinh vẫn chưa thực hiện được nội dung này. Các em còn mắc nhiều lỗi trong cách thực hiện, các lỗi này rất cơ bản, những học sinh mắc lỗi phần đa là rơi vào những học sinh yếu kém hơn các học sinh khác trong lớp. Nếu như các em học sinh yếu về kỹ năng thực hành 2 phép tính nhân, chia không được giúp đỡ, không được quan tâm thì các em sẽ không có khả năng tối thiểu khi học chương trình toán lớp 3. Như vậy, các em sẽ gặp nhiều khó khăn trong giải các bài toán có liên quan đến 2 phép tính nhân, chia. Mặt khác, nếu các em học sinh yếu không thực hiện được các bài toán về 2 phép tính không khắc phục được những sai lầm trong phần toán học này trong khi các em khác lại làm tốt thì các em sẽ chán nản và bi quan, lực học của các em lại giảm sút. Với nhận thức như vậy bản thân tôi thấy vấn đề giúp đỡ học sinh yếu kém là vấn đề cần được quan tâm nhiều hơn, nhằm để nâng cao chất lượng cho học sinh. Nhưng trong khuôn khổ đề tài này tôi chỉ chọn một mảng kiến thức toán học và tôi đã có “Một số biện pháp giúp đỡ học sinh yếu kém khắc phục khó khăn khi thực hành 2 phép tính nhân, chia trong bảng cho học sinh lớp 3”. Hy vọng với vấn đề này tôi cũng như các đồng nghiệp những ai quan tâm đến sẽ góp phần giúp đỡ học sinh yếu kém học tốt hơn môn toán ở bậc Tiểu học. -2-

doc 9 trang Người đăng hanhnguyen.nt Lượt xem 822Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp đỡ học sinh yếu kém khắc phục khó khăn khi thực hành 2 phép tính nhân, chia trong bảng cho học sinh lớp 3", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Sáng kiến kinh nghiệm MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÚP ĐỠ HỌC SINH YẾU KÉM KHẮC PHỤC KHÓ KHĂN KHI THỰC HÀNH 2 PHÉP TÍNH NHÂN, CHIA TRONG BẢNG CHO HỌC SINH LỚP 3 
Sáng kiến kinh nghiệm I- ĐẶT VẤN ĐỀ Hiện nay, ở Trường Tiểu học đã chỉ đạo quan tâm đến cả 3 mức độ đó là: học sinh khá giỏi, học sinh trung bình và học sinh yếu kém song có một số giáo viên đang còn xem nhẹ hoặc thiếu tăng cường hệ thống bài tập cho học sinh yếu. Có chăng cũng chỉ là các buổi phụ đạo ít ỏi và giáo viên dạy phụ đạo học sinh yếu kém chưa hứng thú... Xuất phát từ mục đích, yêu cầu của việc dạy thực hành 2 phép tính nhân, chia trong bảng của học sinh lớp 3 là giúp học sinh nhận biết được quy tắc thực hiện các phép tính nhân, chia trong bảng và quan hệ giữa các phép tính đó, biết vận dụng các bảng tính và các tính chất của phép tính để tính nhẩm, tính nhanh và tính đúng, biết thử lại các phép tính khi cần thiết, biết giải các bài toán có lời văn và trình bày bài giải. Tôi nhận thấy không phải học sinh nào cũng làm đúng và thực hành tốt, thành thạo 2 phép tính nhân, chia mà nhiều học sinh vẫn chưa thực hiện được nội dung này. Các em còn mắc nhiều lỗi trong cách thực hiện, các lỗi này rất cơ bản, những học sinh mắc lỗi phần đa là rơi vào những học sinh yếu kém hơn các học sinh khác trong lớp. Nếu như các em học sinh yếu về kỹ năng thực hành 2 phép tính nhân, chia không được giúp đỡ, không được quan tâm thì các em sẽ không có khả năng tối thiểu khi học chương trình toán lớp 3. Như vậy, các em sẽ gặp nhiều khó khăn trong giải các bài toán có liên quan đến 2 phép tính nhân, chia. Mặt khác, nếu các em học sinh yếu không thực hiện được các bài toán về 2 phép tính không khắc phục được những sai lầm trong phần toán học này trong khi các em khác lại làm tốt thì các em sẽ chán nản và bi quan, lực học của các em lại giảm sút. Với nhận thức như vậy bản thân tôi thấy vấn đề giúp đỡ học sinh yếu kém là vấn đề cần được quan tâm nhiều hơn, nhằm để nâng cao chất lượng cho học sinh. Nhưng trong khuôn khổ đề tài này tôi chỉ chọn một mảng kiến thức toán học và tôi đã có “Một số biện pháp giúp đỡ học sinh yếu kém khắc phục khó khăn khi thực hành 2 phép tính nhân, chia trong bảng cho học sinh lớp 3”. Hy vọng với vấn đề này tôi cũng như các đồng nghiệp những ai quan tâm đến sẽ góp phần giúp đỡ học sinh yếu kém học tốt hơn môn toán ở bậc Tiểu học. -2- 
Sáng kiến kinh nghiệm II- THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ DẠY HỌC HAI PHÉP TÍNH NHÂN, CHIA TRONG BẢNG Ở LỚP 3 Qua tìm hiểu thực tế, tôi thấy việc dạy học hai phép tính nhân, chia tại các Trường Tiểu học được thức hiện như sau: a. Về dạy thực hiện phép nhân 12 x 3 = ? và 24 x 2 = ? Một số học sinh yếu đã đặt tính như sau: 12 24 x x 3 2 36 48 Như vậy, các em này đã đặt tính sai tuy nhiên kết quả không sai nhưng vị trí các thừa số gióng từ trái qua phải là sai dẫn đến cách đặt phép tính là hoàn toàn sai. Nguyên nhân là do các em có thói quen đặt phép tính sai. b. Về dạy thực hiện phép chia 21 : 7 = ? và 21 : 7 = 3 Sau khi học sinh đã tìm ra được kết quả nhưng chưa biết cách thử lại kết quả để biết được phép tính trên thực hiện đúng hay sai. Có thể lấy 7 x 3 = ? là phép ngược lại của phép tính chia. Quá trình đánh giá và cách thực hiện các phép tính nhân, chia của học sinh yếu kém cùng với sự tìm hiểu đặc điểm tâm sinh lý của các em, những đối tượng học sinh yếu kém trên có thể chia thành hai nhóm: - Những học sinh có tư duy trí nhớ kém - Những học sinh có tư suy nhưng lười học, không được học đầy đủ c. Về dạy thực hiện tìm thành phần chưa biết trong phép chia học sinh thường mắc các lỗi sau: - Khi thực hiện phép tính tìm số chia x chưa biết: * Học sinh làm như sau: 30 : x = 5 x = 30 x 5 x = 150 + Nhận xét: Phép nhân trên thực hiện sai. + Nguyên nhân sai: Các em chưa hiểu được x là số chia chưa biết và muốn tìm được x là số chia chưa biết ta phải thực hiện như thế nào? -3- 
Sáng kiến kinh nghiệm Do vậy dẫn đến cách ghi phép tính và kết quả đều sai. * Học sinh thực hiện: x : 5 = 4 x = 5 + 4 x = 9 Cách thực hiện của học sinh như vậy là sai và các em chưa nắm được trong phép tính chia hết, muốn tìm số bị chia ta lấy thương nhân với số chia. + Nhận xét: Cả ba vấn đề nhân, chia và tìm thành phần chưa biết trong phép chia, các em đều thực hiện sai do chưa nắm được cách đặt tính, thử lại sau khi tính và quy tắc tìm thành phần chưa biết của phép tính chia. -4- 
Sáng kiến kinh nghiệm III- GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ A- MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÚP ĐỠ HỌC SINH YẾU KÉM THỰC HIỆN 2 PHÉP TÍNH NHÂN CHIA TRONG BẢNG 1. Đổi mới phương pháp dạy học - Trong mỗi tiết học, giáo viên nên phối hợp nhiều hình thức tổ chức dạy học một cách khoa học để cho giờ học nhẹ nhàng, có hiệu quả. Các hình thức có thể là dạy học theo lớp, dạy học theo nhóm, dạy học theo cá nhânHình thức dạy học theo cá nhân cần chú trọng và áp dụng tích cực hơn, học sinh cần được thực hành nhiều hơn như tự làm bài tập, tự đánh giá đúng sai của mình, của bạn dưới sự hướng dẫn của giáo viên dạy học. Với yêu cầu đặt ra dạy học đến từng học sinh, học đi đôi với hành, học sinh được thực hành, các bài tập phong phú, đa dạng hơn để phát huy tính tích cực của học sinh. Giáo viên phải nắm được khả năng của từng học sinh từ đó phân chia được các nhóm phát triển khả năng sở trường của mình. Mỗi học sinh đều phải hoạt động, phải học tập suy nghĩ và làm việc tích cực, giáo viên nói ít, giảm làm mẫu mà nên tổ chức cho học sinh hoạt động, làm việc với từng nhóm, từng cá nhân. Cách dạy này tạo cho học sinh thói quen tự giác làm việc, cố gắng học hỏi để chiếm lĩnh tri thức. - Đổi mới phương pháp dạy học không phải là loại bỏ hoàn toàn phương pháp cổ truyền mà phải biết vận dụng các phương pháp đó một cách linh hoạt, sáng tạo nhằm tổ chức cho mọi học sinh đều hoạt động, đều được tham gia giải quyết vấn đề. Kết quả của việc dạy học toán không chỉ đem lại cho học sinh nói chung và học sinh yếu kém nói riêng những kiến thức kỹ năng, cơ bản mà góp phần hình thành phương pháp tập tạo thói quen tốt và góp phần phát triển nhân cách cho học sinh. Do vậy, việc đổi mới phương pháp dạy học toán là một việc làm cần thiết. 2. Dạy học kết hợp giáo dục học sinh trong cộng đồng. Học sinh lứa tuổi Tiểu học dễ cảm xúc, dễ bắt chước nhanh chóng những hành vi trở thành thói quen. Vì vậy, ngoài giáo dục ở trong trường cần phải kết hợp ở gia đình, cộng đồng và xã hội. Người ta có câu “ở bầu thì tròn, ở ống thì dài” điều đó nói lên tầm quan trọng của môi trường giáo dục, biện pháp giáo dục con cái, giáo dục học sinh khi -5- 
Sáng kiến kinh nghiệm còn nhỏ. Phải động viên, khuyến khích kịp thời khi các em làm được những việc tốt, khi các em làm được những bài tập đạt kết quả cao. Làm sao để cho học sinh gần gũi với giáo viên, các em nói lên được ý nguyện của mình để từ đó giáo viên hiểu các em hơn và có biện pháp giáo dục thích hợp. Giáo viên và gia đình phải trao đổi thường xuyên về tình hình học tập của con em để có hướng giáo dục phù hợp. 3. Dạy học bằng phiếu bài tập Khi dạy học bằng phiếu bài tập sẽ có nhiều tác dụng cho giáo viên và học sinh. Học sinh phát huy tính tích cực, chủ động, tự giác học tập. Giáo viên chỉ việc lựa chọn nội dung kiến thức và điều kiện tiếp xúc trực tiếp với học sinh tất cả; mọi đối tượng đều được hoạt động. Trong cùng một thời gian học tập nhưng giáo viên có thể kiểm tra được tất cả các đối tượng, học sinh thì làm được nhiều bài tập hơn, dạy học bằng phiếu bài tập sẽ tăng hiệu quả rõ rệt. Trong giờ học toán mà giáo viên sử dụng phiếu bài tập thì có điều kiện kiểm tra nhiều đối tượng học sinh, giáo viên có điều kiện tiếp xúc từng học sinh, quan tâm, động viên các em kịp thời nhất là những học sinh yếu kém. Tuỳ theo năng lực của từng nhóm học sinh để giáo viên thiết kế bài tập. Nhóm học sinh yếu kém làm các bài tập chủ yếu là rèn luyện kỹ năng tính toán, giải toán ở dạng đơn giản. Nhóm học sinh khá giỏi làm các bài tập nâng cao hơn để phát triển năng khiếu toán cho các em. Giáo viên áp dụng dạy học bằng phiếu bài tập còn giúp các em trong nhóm tự kiểm tra, đánh giá và đánh giá lẫn nhau bằng cách các em đổi phiếu từng cặp để kiểm tra đúng – sai cho nhau. Qua bài làm của bạn, mỗi học sinh có thể học tập được lẫn nhau về cách trình bày và các kỹ năng tính toán. Sau khi áp dụng biện pháp dùng phiếu bài tập, số học sinh yếu kém, lười học, hay nghịchđã tiến bộ hơn. Các em khá sôi nổi và hào hứng khi giáo viên ra phiếu bài tập về kĩ năng thực hành 2 phép tính nhân chia trong bảng. Như vậy để giúp học sinh khắc phục những sai lầm khi thực hiện 2 phép tính nhân, chia trong bảng, ngoài những biện pháp vừa nêu trên, giáo viên cần tìm ra các giải pháp thích hợp, các cách dạy cho từng bài, từng phép tính cụ thể. Phương pháp dạy 2 phép tính nhân, chia trong bảng theo yêu cầu cơ bản về kỹ năng môn toán, các em phải thực hiện đúng các phép tính bằng cách đặt tính, cách tìm và tìm ra kết quả đúng. - Phép nhân một số với một số (chú ý cách đặt thừa số) -6- 
Sáng kiến kinh nghiệm - Phép chia một số với một số - Biết cách thực hiện phép tính và cách thử lại kết quả bằng phép nhân và phép chia. - Biết tìm thương trong phép chia đúng. - Biết trừ tích trong phép nhân đúng - Biết vận dụng các quy tắc trong phép chia hết. - Biết tìm số chia x chưa biết Vì vậy, phương pháp dạy các phép tính nhân, chia trong bảng cho học sinh lớp 3 yếu kém vươn lên trung bình và nắm vững được kiến thức, kỹ năng cơ bản của mảng kiến thức này, cần thực hiện như sau: a) Nhờ vào bảng cộng các số hạng từ đó ta hình thành được phép nhân. Ví dụ 1: Thực hiện phép tính: 8 + 8 + 8 = 24 + Giáo viên yêu cầu học sinh phải biết được có 3 số hạng bằng nhau và hướng dẫn cách cộng các số hạng: lấy 8 cộng 8, cộng 8, kết quả là 24. + Giáo viên yêu cầu học sinh cách đặt tính nhanh bằng phép tính nhân lấy 8 x 3 = 24. + Vậy cách tính này học sinh sẽ hiểu được thủ thuật cách đặt phép tính có thay đổi nhưng kết quả tìm được không thay đổi (nghĩa là 8 được lấy 3 lần) Ví dụ 2: Cách thực hiện đặt phép tính nhân với số có 1 chữ số (nhân 12 với 3). + Hướng dẫn học sinh đặt tính: 12 x 3 nhân 2 bằng 6, viết 6 3 3 nhân 1 bằng 3, viết 3 36 Nhân theo thứ tự từ phải sang trái + Khi dạy cho học sinh yếu, giáo viên cần hướng dẫn cụ thể để cho học sinh không bị nhầm lẫn khi đặt phép tính và khi thực hiện phép tính. + Hướng dẫn cho học sinh biết: 12 là thừa số thứ nhất, 3 là thừa số thứ 2 và 36 là tích đã tìm được Ví dụ 3: Khi thực hiện phép tính nhân 9 x 3 = 27 + Giáo viên cần cho học sinh áp dụng vào bảng nhân, chia 9 mà các em đã học. -7- 
Sáng kiến kinh nghiệm + Phân tích cho học sinh hiểu: 9 là thừa số thứ nhất, nhân với 3 là thừa số thứ 2 lấy 9 x 3 = 27. Kết quả tìm được tích là 27. + Ta lấy tích là 27 chia cho 3 là thừa số thứ hai, kết quả tìm được là 9 (thừa số thứ nhất), đây là phép tính đúng. + Từ đó ta có thể lập một bảng phép chia sau: Số bị chia 27 27 27 63 63 63 Số chia 9 9 9 9 9 9 Thương 3 3 3 7 7 7 + Giúp học sinh yếu kém hiểu được phép nhân và phép chia có mối quan hệ chặt chẽ với nhau được biến thành một móc xích nhất định, từ đó các em không bị nhầm lẫn trong cách đặt tính còn gọi là phép tính ngược lại. b) Khi thực hiện tìm x trong phép tính nhân hoặc chia. Để học sinh khỏi nhầm lẫn giáo viên hướng dẫn học sinh cách viết, cách thực hiện phép tính. Hướng dẫn cho học sinh biết x là số chia hoặc số bị chia chưa biết. Ví dụ 1: Thực hiện phép tính sau: 42 : x = 6 + Giáo viên hướng dẫn cụ thể cho học sinh hiểu là: số 42 là số bị chia; số x là số chia chưa biết và 6 là thương của phép chia. + Yêu cầu tìm x là số chia chưa biết ta cần phải làm như thế nào? + Áp dụng vào bảng chia ta thực hiện như sau: 42 : x = 6 x = 42 : 6 x = 7 Ví dụ 2: Thực hiện phép tính sau: x : 5 = 4 + Giáo viên hướng dẫn cho học sinh yếu kém hiểu được x là số bị chia chưa biết; 5 là số chia; 4 là kết quả. Vậy yêu cầu tìm số bị chia chưa biết ta làm như thế nào? + Cách làm: hướng dẫn cách đặt phép tính ngược lại cụ thể: x : 5 = 4 x = 4 x 5 x = 20 -8- 
Sáng kiến kinh nghiệm Ví dụ 3: Chia số có hai chữ số cho số có một chữ số. 12 : 6 + Học sinh chưa biết cách tính dọc + Trường hợp này giáo viên cần hướng dẫn một cách tỷ mỹ để học sinh yếu áp dụng chia dễ dàng hơn. + Bước 1: Hướng dẫn học sinh đặt tính 12 6 + Dẫn dắt cách chia + Số bị chia có 1 chục và 2 đơn vị + Số chia là 6 + Từ đó yêu cầu học sinh trình bày phép chia theo thuật toán thứ tự chia như sau: 12 6 * 12 chia 6 được 2, viết 2. 12 2 * 2 nhân 6 bằng 12; 0 * 12 trừ 12 bằng 0. Ta nói rằng 12 chia 6 là phép chia hết Đọc là: 12 : 6 = 2 1. Một số đề xuất với giáo viên để giúp đỡ học sinh yếu kém khắc phục khó khăn khi thực hành 2 phép tính nhân, chia. - Khi dạy, người giáo viên phải có một tầm nhìn tổng quát về 2 phép tính nhân chia trong bảng để từ đó giáo viên xây dựng bài giảng trên cơ sở khắc phục những hạn chế để biết kế thừa và phát huy những ưu điểm của phương pháp nhằm nâng cao chất lượng dạy học. - Nắm bắt những hạn chế của học sinh sẽ giúp giáo viên vận dụng hợp lý các phương pháp dạy học cho từng nội dung cụ thể cũng như các hoạt động dạy học có sự tích cực tự giác chủ động của học sinh. Vì vậy, giáo viên có thể thực hiện quá trình rèn luyện kỹ năng thực hiện 2 phép tính đó là cách để học sinh hình thành về nhân chia. Trong thời gian học sinh hoạt động học tập, giáo viên có thể biết được học sinh làm đúng hay sai để giúp học sinh thực hiện tốt hơn. - Khi học sinh thực hành các phép tính nhân, chia, giáo viên cần giúp đỡ học sinh nắm chắc thuật toán: Đặt tính rồi tính. B-THỰC NGHIỆM 1. MỤC ĐÍCH THỰC NGHIỆM Xuất phát từ mục đích đưa ra phương pháp, hình thức tổ chức dạy học thích hợp giúp học sinh yếu kém khắc phục khó khăn khi thực hành hai phép tính nhân, -9- 
Sáng kiến kinh nghiệm chia trong bảng ở lớp 3. Tôi đã tiến hành thực nghiệm nhằm kiểm nghiệm tính khả thi và hiệu quả các phương pháp dạy học cũng như giúp học sinh hiểu và vận dụng các quy tắc thuật toán vào việc thực hiện 2 phép tính ngày một tốt hơn. 2. PHƯƠNG PHÁP THỰC NGHIỆM Ở 2 tiết thực nghiệm có kết hợp các phương pháp dạy học sau: - Phương pháp gợi mở - vấn đáp - Phương pháp kiểm tra đánh giá - Phương pháp thực hành luyện tập - Phương pháp dùng phiếu bài tập - Hình thức dạy học theo nhóm (tổ). 3. KẾT QUẢ THỰC NGHIỆM Căn cứ vào tiến trình bài dạy và kết quả kiểm tra bài của học sinh, tôi thấy đa số học sinh yếu kém tiếp thu tốt nội dung bài và vận dụng nhanh các quy tắc, các thuật toán về 2 phép tính nhân, chia trong bảng cụ thể như sau: Bài Điểm 1 - 4 Điểm 5 - 6 Điểm 7 – 8 Điểm 9 - 10 Số học Lớp kiểm Bài % Bài % Bài % Bài % sinh tra số 3A 30 1 4 13,3 8 26,7 13 43,3 5 16,6 3A 30 2 0 2 6,7 15 50 13 43,3 So sánh kết quả bài kiểm tra ở bảng và bằng thống kê tổng hợp cho thấy: việc tiếp thu kỹ năng thực hành 2 phép tính nhân, chia của học sinh yếu kém lớp 3A có tiến bộ rõ rệt: - Bài kiểm tra số 1 + Số bài yếu: 04 + Số bài trung bình: 08 + Số bài khá: 13 + Số bài tốt: 05 - Bài kiểm tra số 2 + Số bài yếu: 0 + Số bài trung bình: 02 + Số bài khá: 15 + Số bài tốt: 13 - 10 - 
Sáng kiến kinh nghiệm IV. KẾT LUẬN 1. MỘT SỐ KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC Trên cơ sở nghiên cứu đối tượng học sinh yếu về 2 phép tính nhân, chia trong bảng ở lớp 3 tôi đã thu được một số kết quả sau đây để làm bài học rút ra cho bản thân và đồng nghiệp: - Tìm hiểu được cấu trúc nội dung chương trình sách giáo khoa lớp 3 mới. - Tìm hiểu được thực trạng việc dạy học các phép tính, thấy được những ưu điểm, khuyết điểm của giáo viên và học sinh từ đó rút ra một số đề xuất nhằm hoàn thiện việc dạy học mạch kiến thức này. - Tìm hiểu cách thiết kế một bài dạy theo hướng tích cực hóa hoạt động học tập của học sinh để mọi học sinh được hoạt động, tự chiếm lĩnh kiến thức dưới sự hướng dẫn của giáo viên. Bước đầu thấy được một số kết quả nhất định chứng tỏ tính khả thi và hiệu quả với phương pháp, biện pháp đưa ra. - Tìm hiểu thực trạng mạch kiến thức toán Tiểu học hiện nay ở các nhà trường chủ yếu nơi tôi đang công tác. 2. NHỮNG Ý KIẾN ĐỀ XUẤT - Để nâng cao hiệu quả đào tạo thì mỗi giáo viên Tiểu học cần nắm chắc mục tiêu, nhiệm vụ và nội dung giáo dục. - Giáo viên Tiểu học cần nắm vững nội dung, kiến thức của các mạch kiến thức toán tiểu học, biết vận dụng và thực hành tốt khi hướng dẫn cho học sinh. - Tránh dạy chay, rập khuôn, máy móc mà phải biết cách tổ chức để học sinh tự tiếp cận và khám phá ra kiến thức mới. - Cần đầu tư đổi mới trang thiết bị dạy học. - Đổi mới cách đánh giá học sinh. Trên đây là kinh nghiệm nhỏ về "Một số biện pháp giúp đỡ học sinh yếu kém khắc phục khó khăn khi thực hành hai phép tính nhân, chia trong bảng cho học sinh lớp 3", mà chúng tôi đã áp dụng trong thực tiễn dạy học bước đầu thu được kết quả khả quan, giảm bớt học sinh yếu kém, nâng cao chất lượng đại trà. Tuy nhiên, không tránh khỏi thiếu sót mong nhận được ý kiến đóng góp của quý thầy, cô giáo và các bạn đồng nghiệp để cho kinh nghiệm trên hoàn chỉnh hơn. - 11 - 
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD 
SKKN: Một số biện pháp giúp học sinh lớp 3 Trường THCS Mã Đà khắc phục lỗi âm đầu, dấu thanh trong phân môn Chính tả
14 p | 307 | 108 
Sáng kiến kinh nghiệm: Một số biện pháp giúp trẻ ăn ngon miệng
8 p | 299 | 92 
Sáng kiến kinh nghiệm: Biện pháp giúp học sinh lớp ba học tốt phân môn Chính tả
26 p | 140 | 70 
Sáng kiến kinh nghiệm: Một số biện pháp giúp học sinh lớp 5 học tốt nội dung giải toán về tỉ số phần trăm
26 p | 150 | 68 
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp giúp trẻ học tốt môn phát triển ngôn ngữ trong trường Mầm non
33 p | 179 | 67 
SKKN: Một vài biện pháp giúp học sinh học tốt đá cầu ở cấp tiểu học
14 p | 454 | 65 
Sáng kiến kinh nghiệm: Một số biện pháp giúp trẻ 5, 6 tuổi học tốt môn Làm quen môi trường xung quanh - Lê Thị Thu
12 p | 226 | 53 
SKKN: Mội số vấn đề khó khăn gặp phải khi giảng dạy bài Nhiệt kế - Nhiệt giai Lý 6, lực đấy Ác Si Mét Lý 8 và hướng khắc phục khó khăn
10 p | 117 | 43 
SKKN: Một số vấn đề khó khăn gặp phải khi giảng dạy bài “Lực đẩy Asimet” Vật lý 8 và hướng khắc phục khó khăn
10 p | 132 | 37 
SKKN: Biện pháp quản lý giáo dục hướng nghiệp qua hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp của trường THPT số 2 TP Lào Cai
12 p | 94 | 27 
SKKN: Một số biện pháp giúp học sinh lớp ba học tốt phân môn Tập viết
22 p | 91 | 19 
SKKN: Một số giải pháp chỉ đạo khắc phục khó khăn trong dạy học Tập viết lớp 1
19 p | 89 | 18 
SKKN: Một số biện pháp giúp học sinh lớp 5 thực hiện bốn phép tính cơ bản
8 p | 123 | 17 
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số biện pháp giúp học sinh chưa hoàn thành tiến bộ trong học tập
11 p | 20 | 11 
SKKN: Một số biện pháp giúp học sinh yếu, kém học tốt môn tiếng Anh 6
15 p | 8 | 8 
Sáng kiến kinh nghiệm: Khắc phục khó khăn tổ chức dạy học 2 buổi ngày hiệu quả tại trường THPT Điểu Cải năm học 2011-2012
20 p | 22 | 2 
SKKN: Một số biện pháp khắc phục khó khăn cho học sinh khi giải bài toán tìm giao điểm của đường thẳng và mặt phẳng trong không gian
21 p | 3 | 2 

Tài liệu đính kèm:

  • docchia 3.doc