Sáng kiến kinh nghiệm Sử dụng tài liệu lịch sử địa phương bình định trong dạy học lịch sử Việt Nam từ năm 1954 đến năm 1975

Phần A: MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài

Dân ta phải biết sử ta

Cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam

Không phải ngẫu nhiên mà lúc sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nhắn nhủ với các thế hệ con cháu người Việt Nam như thế. Bởi, Người đã nhận thấy tầm quan trọng của lịch sử trong việc giáo dục, bồi dưỡng tâm hồn cho mỗi con người. Lịch sử đóng vai trò quan trọng trong đời sống xã hội, là công cụ giáo dục tình cảm, đạo đức, phẩm chất cho mỗi con người chúng ta. Đó là giáo dục lòng yêu nước, trung thành với dân tộc, với cách mạng, với Đảng là việc noi gương người xưa để hành động trong ngày hôm nay.

 Mỗi sự kiện lịch sử luôn gắn với thời gian và không gian nhất định. Dù rằng các sự kiện đó có tính chất, quy mô và mức độ ảnh hưởng khác nhau. Nó chứng tỏ sự phát triển hợp quy luật của mỗi địa phương trong sự phát triển chung của cả nước. Mỗi sự kiện lịch sử luôn diễn ra ở một địa phương nhất định và là một bộ phận hợp thành làm phong phú cho lịch sử dân tộc, là cơ sở cho việc hình thành và cụ thể hóa một số nội dung cơ bản của lịch sử dân tộc. Do đó, lịch sử địa phương và lịch sử dân tộc luôn có mối quan hệ gắn bó với nhau, không thể tách rời nhau, bổ sung cho nhau để làm cho bức tranh cuộc sống sinh động, phong phú và hấp dẫn hơn. Lịch sử dân tộc được hình thành trên nền tảng khối lượng tri thức lịch sử địa phương đã được khái quát, tổng hợp ở mức độ cao.

 

docx 122 trang Người đăng hanhnguyen.nt Lượt xem 992Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Sử dụng tài liệu lịch sử địa phương bình định trong dạy học lịch sử Việt Nam từ năm 1954 đến năm 1975", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ều Tiên, đưa quân số lên 650 tên. Địch mở liên tiếp 34 cuộc càn quét lớn nhỏ vào vùng giáp ranh, với lực lượng từ một trung đội đến trung đoàn gây cho ta nhiều thiệt hại, làm chết 11 thường dân, bị thương 33 người, gom xúc 357 người ra vùng địch, đốt cháy 231 nóc nhà, có 7 làng cháy sạch
Trước tội tác của kẻ thù, lực lượng vũ trang huyện đã phục kích, pháo kích, bắn tỉa, chống địch càn quét 23 lần, loại khỏi vòng chiến đấu 157 tên, trong đó có 89 tên chết (8 Mĩ, 10 Nam Triều Tiên, một tiểu đội biệt kích), bị thương 57 tên, thu 79 súng các loại. Tháng 7 - 1967, đội công tác xã Canh Tân phối hợp với tổ đặc công huyện đánh vào chốt cầu Suối Dứa, diệt 6 tên địch. Cuộc đấu tranh giằng co, gay go, quyết liệt nhưng nhân dân vùng Hà Thanh vẫn bám trụ bản làng. Nhiều tấm gương điển hình về tinh thần yêu nước như đồng chí Mang Éo, Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã Canh Tân, trong một trận càn của giặc lên Canh Phước. Chúng bắt đồng chí Éo đưa về tra tấn dã man tại nhà tù Quy Nhơn, nhưng đồng chí không hề khai báo, nhận lấy sự hi sinh cao cả về mình.
III. Chiến đấu chống chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” và “Đông Dương hóa chiến tranh” của Mĩ (1969 - 1973)
Thắng lợi to lớn của ta trong cuộc tổng tấn công mùa xuân Mậu Thân (1968), làm thất bại chiến lược “chiến tranh cục bộ” của Mĩ. Chúng tiếp tục thực hiện chiến lược chiến tranh mới “Việt Nam hóa chiến tranh”. Tại Vân Canh, địch ra sức cùng cố ngụy quân, ngụy quyền và giữ cho quân ngụy không bị tan rã, sụp đổ. Chúng điều thêm quân, đóng các chốt tại ga Vân Canh 1 đại đội Nam Triều Tiên, ấp Quang Hiển, cầu Bà Ba, đồi Hòn Muồng, trung tâm huấn luyện.
Phát huy thắng lợi của ta trên khắp các chiến trường, năm 1970, quân dân Vân Canh phối hợp với lực lượng của tỉnh đánh địch 7 trận, tiêu diệt 200 tên. Riêng trận đánh xe tại xã Canh Lãnh tiêu diệt 100 tên, trong đó có 37 tên Nam Triều Tiên chết tại chỗ, 18 tên khác bị thương, ta thu 4 súng, phá hủy một pháo 105 ly, lật 3 đoàn tàu 24 toa. Riêng bộ đội huyện độc lập tác chiến 5 trận, diệt 10 tên, bị thương 2 bảo an và 2 Nam Triều Tiên.
Bài 23: Khôi phục và phát triển kinh tế - xã hội ở miền Bắc, giải phóng hoàn toàn miền Nam (1973 - 1975)
Mục III.2.b. Chiến dịch Huế - Đà Nẵng (từ ngày 21 - 3 đến ngày 29 - 3)
Thực hiện chủ trương của Ban Thường vụ Tỉnh ủy và Ban chỉ huy Tỉnh đội Bình Định (ngày 24 - 3 - 1975): “Đẩy mạnh 3 quả đấm, phát động cao trào tiến công nổi dậy giải phóng nông thôn, đẩy mạnh công kích và khởi nghĩa thị xã, đánh đổ toàn bộ quân địch, giành toàn bộ chính quyền về tay nhân dân, giải phóng toàn tỉnh”. Từ ngày 25 đến 31 - 3, bộ đội huyện cùng với du kích đánh địch trên đường Gò Sau, tiếp tục pháo kích vào quận lỵ, vây chốt Hòn Lúp, đồng thời vừa gọi loa, vừa rải truyền đơn binh vận làm cho địch càng hoang mang, dao động thêm buộc chúng phải tháo chạy. Đúng 15 giờ ngày 31 - 3 - 1975 quân địch đóng tại quận lỵ với 1 đại đội bảo an kéo cờ trắng đầu hàng, quần chúng nổi dậy cùng với bộ đội và du kích chiếm các đồn bót quận lỵ và truy bắt tàn binh, giao nộp vũ khí. Số chốt còn lại ta kêu gọi địch đầu hàng, giao nộp vũ khí. Huyện Vân Canh đã hoàn toàn được giải phóng khỏi ách cai trị của Mỹ ngụy sau 21 năm ròng rã. 
* Huyện Bình Khê (nay là huyện Tây Sơn)
Bài 21: Xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, đấu tranh chống đế quốc Mĩ và chính quyền Sài Gòn ở miền Nam (1954 - 1965)
Về phía ta, Cuối tháng 4 năm 1955, Bình Khê có 4.516 cán bộ, đảng viên. Số tập kết ra Bắc là 1.122 người, số ở lại là 3.394. Từ một huyện thuộc vùng tự do có chính quyền dân chủ nhân dân, nay trở thành một huyện dưới quyền kiểm soát của đối phương. Nhân dân huyện Bình Khê có nhiều diễn biến phức tạp về tư tưởng, số đảng viên còn ở lại, số quần chúng tích cực cách mạng, số gia đình có người thân tập kết ra Bắc lo sợ bị địch trả thù. Tuy nhiên, địa đa số nhân dân đều tin tưởng vào Đảng, Hồ Chủ tịch, vào thắng lợi của cách mạng.
Về phía địch, sau khi tiếp quản, địch tập hợp các phần tử xấu, bọn Việt gian phản động, thành lập bộ máy chính quyền các cấp. Chúng thực hiện chính sách “tố cộng, diệt cộng”, với các khẩu hiệu sặc mùi phát xít như: “thà giết lầm một người còn hơn để sót một tên cộng sản”, “khui trục cán bộ nằm vùng”. Các thủ đoạn đàn áp bằng quốc sách “tố cộng, diệt cộng” đã gây cho Đảng bộ và nhân dân Bình Khê nhiều tổn thất nặng nề. Nhiều cán bộ, đảng viên trung kiên đã hi sinh. Đồng chí Huỳnh Sào (tức Trần Châu) quê Quảng Nam. Đồng chí được cấp trên phân công về làm Bí thư Huyện ủy Bình Khê. Trong quá trình hoạt động bí mật, đồng chí bị phục kích vây bắt. Đồng chí đã dùng súng ngắn bắn trả quyết liệt, cuối cùng đồng chí đã bị bắt tra tấn rất dã man và đã anh dũng hi sinh tại Phú Lạc, Bình Thành vào cuối năm 1955. Đồng chí Phan Cừ, Huyện ủy viên phụ trách xã Bình Thành, bị địch bắt, đánh chết rồi đem treo cổ tại Kiên Dõng. Đồng chí Phan Thuận phụ trách xã Bình Hòa, bị địch đánh chết và treo cổ tại Kiên Thạnh. Các đồng chí Nguyễn Hữu Tâm, Nguyễn Tiên phụ trách 3 xã Bình Tường, Bình Phú, Bình Nghi cùng ở chung một chỗ trong núi Hòa Lạc (Bình Tường) đều bị địch bắt một lần và đày đi Côn Đảo
Mục V. 1. Chiến lược “chiến tranh đặc biệt” của Mĩ ở miền Nam
Giữa năm 1961, địch tăng cường phản kích, càn quét căn cứ, lùng ráp, bắt bớ cơ sở. Chúng rào một số vùng giáp ranh miền núi ở Bình Tân, Bình Thành, Bình Giang, Bình Quang gọi là “hàng rào chiến lược”. Bọn ngụy quân, ngụy quyền Bình Khê chọn Bình Quang và Bình Giang làm trọng điểm, lập 8 ấp ở Bình Quang, 3 ấp ở Bình Giang. Chúng dồn tất cả dân nông thôn vào các ấp “hai sông, ba núi” để kìm kẹp và ngăn chặn sự xâm nhập của lực lượng cách mạng. Chúng cưỡng bức nhân dân rào núi, rào làng ở những nơi thường bị ta uy hiếp như Bình Giang, Bình Quang. Chúng dồn các thôn lẻ ở rìa núi đưa vào các ấp chiến lược sát thị trấn, thị tứ, lập vành đai trắng ở các vùng giáp ranh, lập nhà tù ở huyện, trại giam ở xã.
2. Miền Nam chiến đấu chống chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” của Mĩ
Sự chuyển hướng lãnh đạo phá ấp chiến lược bằng phương châm “hai chân, ba mũi” (hai chân: quân sự và chính trị, ba mũi: quân sự, chính trị và binh vận) đã đem lại kết quả cao. Ở Bình Quang, Bình Giang, Bình Tường, mỗi xã phá banh 1 ấp nhưng quần chúng vẫn giữ được thế hợp pháp. Tháng 12 năm 1963, bộ đội huyện đánh trụ sở quân Vĩnh Thạnh, phá ấp chiến lược Vĩnh Phúc.
Sang năm 1964, phong trào phá “ấp chiến lược” diễn ra mạnh mẽ hơn ở huyện Bình Khê. Ngày 14 - 10 - 1964, du kích Bình Quang phối hợp với một tiểu đội bộ đội địa phương Vĩnh Thạnh tấn công tiêu diệt 2 trung đội dân vệ địch tại trụ sở Bình Quang. Từ thắng lợi của 2 xã Bình Quang, Bình Giang, phong trào phá ấp chiến lược dấy lên sôi nổi ở các xã trong huyện. Nhân dân Bình Tường nổi dậy phá ấp Hòa Hiệp. Nhân dân các thôn Tả Giang, Hữu Giang, xóm Đồng Vắt (Bình Giang), Hòa Sơn, Bình Tường, Phú Lạc, kiên Long, Kiên Mỹ (Bình Thành), Thuận Hòa, Phú Hưng (Bình Tân), Thuận Truyền, Thuận Hạnh (Bình Thuận) liên tục nổi dậy phá tan 17 ấp chiến lược, bắt bọn nhân viên ngụy quyền xóm, ấp, hạ uy thế trước dân và đưa đi giáo dục, cải tạo.
Trong chiến dịch Xuân 1965, quân dân Bình Khê đã giải phóng hoàn toàn 6 xã Bình Thuận (13 - 2), Bình Tân (14 - 2), Bình An (6 - 3), Bình Hòa (6 - 3), Bình Quang (12 - 3), Bình Giang (13 - 3). Kết thúc chiến dịch Xuân - Hè 1965, nhân dân Bình Khê phá banh thêm 16 “ấp chiến lược” trong đó có 7 thôn làm chủ. Sáu xã giải phóng có 35 thôn, tổng cộng có 42 thôn giải phóng với 53.500 dân trong tổng số 53 thôn, 74.700 dân toàn huyện. Đây là thắng lợi lớn của quân dân huyện nhà, góp phần làm thất bại chiến lược “chiến tranh đặc biệt” mà xương sống là “ấp chiến lược”.
Bài 22: Nhân dân hai miền trực tiếp chiến đấu chống đế quốc Mĩ xâm lược. Nhân dân miền Bắc vừa chiến đấu vừa sản xuất (1965 - 1973) 
I. Chiến đấu chống chiến lược “chiến tranh cục bộ” của đế quốc Mĩ ở miền Nam (1965 - 1968)
* Vụ thảm sát Bình An
	Khi dạy về cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, là giáo viên đang giảng dạy trên quê hương Bình Định hay trên mảnh đất Bình Khê (Tây Sơn ngày nay) thì giáo viên lịch sử không thể không nhắc đến vụ thảm sát Bình An. Bởi, đúng như lời ông Nguyễn Tấn Lân, nguyên Bí thư Đảng ủy xã Tây Vinh, nhân chứng sống trong vụ thảm sát ở Gò Dài (xã Bình An) năm xưa trong lễ kỉ niệm 50 năm thảm sát Gò Dài (26 - 2 - 1966 ngày 26 - 2 - 2016) cho rằng: “Việc nhắc nhớ quá khứ cũng là cách để chúng ta biết sống tha thứ. Bởi sự tha thứ không đồng nghĩa là hãy lãng quên hết mọi thứ”. Do đó, giáo viên nên lồng ghép phần lịch sử địa phương này vào để học sinh lắng nghe, biết chia sẻ, biết yêu thương hơn.
	Xã Bình An là một địa phương có phong trào quần chúng khá mạnh. Do đó, Mỹ - ngụy đã liên tiếp mở nhiều cuộc càn quét qui mô lớn đánh phá xã Bình An, thẳng tay tàn sát hàng loạt đồng bào ta nhằm dập tắt phong trào cách mạng tại chỗ, tạo hành lang an toàn cho căn cứ Gò Quánh và đường 19, đồng thời uy hiếp tinh thần chống Mĩ của nhân dân ta.
	Tại An Vinh, chúng bắt một lúc 18 đồng bào ta, buộc nằm úp mặt xuống đất gần chỗ chúng ăn uống. Khi đã no say chúng liền dùng lựu đạn, súng máy, cối cá nhân bắn vào đám người làm chết 17 nạn nhân, phần đông là các em bé, phụ nữ, bà già, chỉ còn một cụ già sống sót quần quại trên vũng máu. Ở Nhơn Thuận, chúng bắn lòi ruột những em bé 2 – 3 tuổi đang nằm trên tay mẹ
	Tiếp đến trong 3 ngày 25, 26, 27 - 3 - 1966, bọn Nam Triều Tiên lại càn vào Bình An đốt cháy hơn 1.000 ngôi nhà, kể cả nhà thờ, nhà chùa, đình thờ, trường học, bắn chết gần 300 người dân vô tội. Trong số những người bị tàn sát có gần 30 gia đình có người thân làm việc trong bộ máy ngụy quân, ngụy quyền. Trong vụ thảm sát lần này, có 39 người bị thiêu sống, 80 người bị chết vì lựu đạn, hơi độc, 13 người bị chúng xả súng bắn chết tại chỗ. Có những em bé bị chúng ném vào lửa. Tất cả 10 thôn của xã Bình An đều có người bị địch giết hại. Nặng nhất là An Vinh có 70 người chết, Nhơn Thuận 52 người, Mỹ Đức 32 người, Mỹ Thuận 18 người. Số người còn lại chúng dí súng lùa vào vùng chúng kiểm soát, không cho ở lại chôn cất người thân.
	Trong vòng 50 ngày, quân Nam Triều Tiên đã sát hại: 1.004 đồng bào xã Bình An (chưa kể 42 người bị thương) phần lớn là trẻ em, phụ nữ, người già. Đây là tội ác “trời không dung, đất không tha”.
Sau vụ thảm sát Bình An, lòng căm thù giặc lên cao độ, quân dân Bình Khê đã liên tục tấn công địch, giáng cho chúng những đòn đích đánh. Tiêu biểu như trận đánh ngày 22 - 8 - 1966, Lữ đoàn 1 thuộc Sư đoàn 101 Mĩ có pháo tầm xa yểm trợ đã dùng 46 máy bay lên thẳng đổ 1.500 quân bao vây tấn công Thuận Hạnh. Được sự chuẩn bị từ trước, đại đội phó Võ Lai chỉ huy đơn vị dùng cối 60 ly và đại liên bắn cấp tập vào đội hình của địch, diệt 150 tên Mĩ, bắn rơi 4 trực thăng. Một cánh khác của quân Mĩ bị các chiến sĩ Đại đội 2 và du kích địa phương chặn đánh diệt gần 100 tên, 11 giờ trưa Mĩ đổ thêm quân, cuộc chiến đấu diễn ra ác liệt đến 17 giờ 30 chiều. Quân ta đã loại 380 tên địch, bắn cháy 8 máy bay. Chiến thắng Thuận Hạnh chứng tỏ lực lượng vũ trang địa phương tuy ít nhưng với quyết tâm cao và dựa vào lòng dân có thể đánh thắng quân viễn chinh Mĩ đông gấp nhiều lần.
III. Chiến đấu chống chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” và “Đông Dương hóa chiến tranh” của Mĩ (1969 - 1973)
Đầu năm 1969, quân địch tăng cường về Bình Khê với 3 đại đội quân Mĩ, quân Nam Triều Tiên được tăng lên 1 trung đoàn đóng 24 chốt lớn nhỏ dọc đường 19 và quanh rìa các xã dân mới về. 
Trước tình hình đó, quân dân Bình Khê đã tập trung sức đánh bại “bình định đặc biệt” của địch. Đến năm 1972, huyện Bình Khê đã giải phóng hoàn toàn 4 xã: Bình An, Bình Quang, Bình Thuận, Bình Tân, 2 thôn của xã Bình Hòa (Vân Tường, Trường Định) và 2 thôn của xã Bình Giang (Tiên Thuận, Thượng Sơn) với 13.000 dân; làm chủ 6 thôn có 8.300 dân. Hơn 6.000 đồng bào ta đã bung về các khu dồn trở về làng cũ làm ăn.
Bài 23: Khôi phục và phát triển kinh tế - xã hội ở miền Bắc, giải phóng hoàn toàn miền Nam (1973 - 1975)
Mục III.2.a. Chiến dịch Tây Nguyên (từ ngày 4 - 3 đến ngày 24 - 3)
Từ khi chiến dịch Tây Nguyên mở màn, quân và dân huyện Bình khê đã phối hợp với lực lượng khu, tỉnh tấn công hàng loạt các chốt điểm trên đường 19 - con đường huyết mạch nối Tây Nguyên với tỉnh Bình Định và Khu V. Đồng thời, sau khi Tổng thống ngụy quyền Nguyễn Văn Thiệu ra lệnh rút quân khỏi Tây Nguyên, địch đã rút chạy theo đường 19 qua huyện Bình Khê. Do đó, lực lượng ta ở đây đã theo kế hoạch chặn đánh lực lượng ngụy rút về giữ các tỉnh ven biển miền Trung (trong đó có Tỉnh lỵ Bình Định - thị xã Quy Nhơn).
Mục III.2.b. Chiến dịch Huế - Đà Nẵng (từ ngày 21 - 3 đến ngày 29 - 3)
Ngày 30 - 3, lúc 10 giờ, ta pháo kích chi khu quân sự Bình Khê cháy một kho xăng. Tiểu đoàn 3 thuộc trung đoàn 41 ngụy ở Kiên Mỹ, Dõng Hòa rút về Kiên Mỹ. Ta pháo kích bộ chỉ huy Trung đoàn 47, tiểu đoàn 3 trung đoàn 42 và một chi đoàn thiết giáp ở nam Thủ Thiện Hạ. Hai đại đội của tiểu đoàn 3 trung đoàn 40 hoạt động ở Háo Ngãi, địch tăng quân ở Mỹ Yên.
Ngày 31 - 3, 5 giờ 15 phút, trận tấn công toàn diện của ta vào toàn bộ tuyến phòng thủ của địch ở Bình Khê cùng lúc diễn ra, xung quanh căn cứ Lai Nghi, trận đánh giữa ta và địch diễn ra hết sức ác liệt; 6 giờ ta pháo kích chi khu quận lỵ. Đến 10 giờ, trung đoàn 141 thuộc sư đoàn 3 xuất kích tấn công địch đến 12 giờ, ba tiểu đoàn của trung đoàn 41 và một chi đoàn thiết giáp chạy xuống Lai Nghi, Thủ Thiện. Trong lúc đó, trung đoàn 42 bị bao vây ở căn cứ Lai Nghi, Thủ Thiện Hạ và hứng đạn pháo kích của ta suốt ngày. Khoảng 16 giờ, tiểu đoàn 3 thuộc trung đoàn 42 cùng với trung đoàn 47 mở đường rút chạy về căn cứ An Sơn. Đến 17 giờ, tiểu đoàn bảo an 263 tổ chức phá kho đạn, kho xăng trong căn cứ Lai Nghi chạy theo trung đoàn 47. 
Cùng ngày 31 - 3, trung đoàn 95A từ Tây Nguyên thọc xuống tấn công trung đoàn 41 (sư 22 ngụy) từ núi Một đến cầu Phú Phong, địch tháo chạy về quận lỵ. Sau đó một cuộc rút chạy diễn ra từ trung tâm Phú Phong dọc theo đường 19 xuống Lai Nghi bị ta chặn đánh tại Phú An, Phú Xuân, gần 600 tên bị diệt và bị bắt.
10 giờ ngày 31 - 3 lực lượng ta chiếm lĩnh thị trấn Phú Phong. Ngày 31 - 3 được ghi vào lịch sử Bình Khê là ngày giải phóng hoàn toàn huyện nhà trong cuộc kháng chiến chống Mĩ xâm lược.
* Huyện Hoài Nhơn
Bài 21: Xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, đấu tranh chống đế quốc Mĩ và chính quyền Sài Gòn ở miền Nam (1954 - 1965)
Toàn huyện Hoài Nhơn có 2.200 đảng viên (chiếm gần một nửa trong số 4.268 đảng viên), hàng ngàn cán bộ, bộ đội, du kích, chiến sĩ thi đua và nhân dân. 
Ngày 1 - 3 - 1955, địch kéo đến tiếp quản Hoài Nhơn. Chúng bắt đầu chiến dịch “trị an”. Điển hình là các vụ khủng bố trong tháng 5 và tháng 6 năm 1955. Chúng đã thảm sát 72 người yêu nước ở nhà thờ Thác Đá (Hoài Đức), trong đó có 38 người chúng lấy cuốc đập vào đầu, thả xuống giếng làng và lấp lại. Tại bãi cát An Đông (Bồng Sơn), chúng lấy tre kẹp cổ và chôn sống 40 người. Chúng thắt cổ 36 người rồi bỏ vào bao bố thả xuống vùng biển Tam Quan. Tại Định Công, Khánh Trạch, Mỹ Thọ (Hoài Mỹ) chúng bắt hàng chục người đem chôn sống, đánh đập 17 người kháng chiến cũ chết đi sống lại. 
Chúng ra sức truy tróc các tổ chức cách mạng. Khẩu hiệu của chúng là: diệt cán (bộ), càn thanh (niên), bắt lầm hơn bỏ sót. Hầu hết các gia đình có người đi tập kết đều bị chúng bắt cha mẹ, vợ con. Tất cả cán bộ đều bị chúng quản thúc. 
	Chính sự khủng bố, truy quét dã man, tàn bạo của kẻ thù là nguyên nhân dẫn đến phong trào đấu tranh rầm rộ của nhân dân tỉnh Bình Định nói chung và huyện Hoài Nhơn nói riêng. Tình hình huyện Hoài Nhơn sau Hiệp định Giơnevơ là vô cùng khó khăn, nhưng với quyết tâm của Đảng bộ, quân và dân huyện nhà đã đạp lên mọi chông gai để chống lại Mĩ và chính quyền Sài Gòn.
Mục V. 1. Chiến lược “chiến tranh đặc biệt” của Mĩ ở miền Nam
	Từ tháng 3 - 1962, địch đẩy mạnh âm mưu dồn dân lập ấp chiến lược. Chúng muốn biến 83 thôn ở Hoài Nhơn thành 83 ấp chiến lược. Bao quanh từng ấp là hệ thống vật cản hầm hào, hàng rào gai và chông mà chúng gọi là “hai sông, ba núi” (sông là hào đào sâu, núi là bờ tường đất đắp tên hai bờ hào).
2. Miền Nam chiến đấu chống chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” của Mĩ
	Trong những năm 1961 - 1965, quân và dân Hoài Nhơn đã liên tục nổi dậy đấu tranh chống lại kẻ thù, diệt ác ôn, nhất là phong trào phá “ấp chiến lược” diễn ra sôi nổi, mạnh mẽ. Từ 25 - 7 đến 25 - 8 - 1962, huyện đã tổ chức được 53 cuộc vũ trang tuyên truyền trên phạm vi 10 xã. Các ấp chiến lược Tân An, An Đỗ, Thành Sơn bị phá đi phá lại nhiều lần. Hai ấp Cẩm Hậu và Ngọc Sơn bị đốt sạch. Trên 150 đồng bào ở Tân Bình, Hoài Hảo kiên quyết chống dồn vào ấp đã giành thắng lợi. Đồng bào các thôn Lộ Diêu, Diêu Quang, Phú Xuân, Hoài Mỹ đấu tranh buộc địch ngừng đốt núi.
	Trong hai tháng 9 và 10 năm 1963, hàng loạt ấp chiến lược ở Hoài Hương và Hoài Mỹ bị phá banh, nhân dân nổi dậy phá ấp và thành lập chính quyền tự quản. Trong đợt này, Hoài Nhơn phá được 38 ấp chiến lược, giải phóng 30 thôn với 69.732 dân. Xã Hoài Sơn được hoàn toàn giải phóng. Các xã Hoài Mỹ, Hoài Châu, Hoài Thanh có hai phần ba số thôn được giải phóng (tổng số ấp chiến lược của toàn tỉnh được phá thời kỳ này là 101 ấp). 
	Bước vào năm 1965, trước nguy cơ phá sản của chiến lược “chiến tranh đặc biệt”, địch đã tăng cường cố vấn Mỹ, đưa quân từ Nam Bộ ra và từ Tây Nguyên xuống mở nhiều cuộc càn quét ở Bình Định hòng chiếm lại những vũng đã mất.
	Giữ vững quyền chủ động, tỉnh quyết định mở chiến dịch Xuân 1965 nhằm tiêu diệt địch, hỗ trợ quần chúng nổi dậy giành chính quyền, phá ra bộ máy ngụy quyền.
	Mở màn chiến dịch, đêm 7 - 2 - 1965, tiểu đoàn đặc công 409 của khu phối hợp với bộ đội tỉnh và huyện đã tiến công cụm cứ điểm Đồi 10 - Gia Hựu (Hoài Châu). Đồi 10 là ngọn đồi cao đột xuất nằm gần kề quốc lộ 1. Địch đã chiếm đóng và xây dựng Đồi 10 thành căn cứ quân sự quan trọng, khống chế các xã phía bắc huyện, là lá chắn cho chi khu quận lỵ Tam Quan, là căn cứ án ngữ trên tuyến giáp ranh giữa hai vùng chiến thuật I và II của địch, khống chế quốc lộ 1.
	Trận đánh Đồi 10 do vậy mang ý nghĩa rất quan trọng. Nó vừa là trận mở màn chiến dịch tiến công giải phóng khu vực phía bắc huyện, vừa là trận đánh tạo sự rung chuyển toàn bộ hệ thống phòng ngự và kìm kẹp của địch trong toàn huyện. Đây là trận đánh lớn đầu tiên ở Hoài Nhơn.
	Kết quả trận tiến công Đồi 10, ta đã diệt gọn hai đại đội, giết 150 tên, bắt toàn bộ bọn ác ôn của ba xã Hoài Châu, Hoài Sơn, Hoài Hảo về ấn nấp ở đây. Trận đánh đã hỗ trợ cho nhân dân vùng bắc huyện đồng loạt nổi dậy phá ấp xã, bao vây bức rút hàng loạt các vị trí địch kể cả quận lị Tam Quan. Chiến thắng Đồi 10 đã tạo thế và lực cho quân dân Hoài Nhơn nổi dậy giải phóng xã, làm thất bại chiến lược “chiến tranh đặc biệt” của Mĩ và tay sai ở Hoài Nhơn.
Bài 22: Nhân dân hai miền trực tiếp chiến đấu chống đế quốc Mĩ xâm lược. Nhân dân miền Bắc vừa chiến đấu vừa sản xuất (1965 - 1973) 
I. Chiến đấu chống chiến lược “chiến tranh cục bộ” của đế quốc Mĩ ở miền Nam (1965 - 1968)
Sáng ngày 27 - 1 - 1966, cuộc tiến công của địch vào Hoài Nhơn bắt đầu. Máy bay B52 thả bom rải thảm theo chân núi Hưng Nhượng, tiếp đó từng đàn trực thăng chở quân Mĩ thuộc sư đoàn kỵ binh không vận số 1 ào ạt đổ quân xuống khu vực chợ Cát (Hoài Hảo), Cửu Lợi (Tam Quan Nam), Trường Xuân, An Thái (Tam Quan Bắc), Tài Lương (Hoài Thanh). Cùng lúc địch đổ 5 tiểu đoàn quân ngụy xuống Gia Hựu, Chương Hòa (Hoài Châu), Rừng Quít (Tam Quan) để giữ hành lang đảm bảo hậu cần cho cuộc tiến công, địch sử dụng 2 tiểu đoàn thuộc sư đoàn 22 ngụy và một trung đoàn Nam Triều Tiên bảo vệ quốc lộ số 1 từ Phù Cát đến Bồng Sơn.
Trung đoàn 22 sư đoàn 3 đã phối hợp với quân dân Hoài Nhơn đã đánh địch quyết liệt ở Cửu Lợi, An Thái, Đại Đồng, Chợ Cát, Gia Hựu,Chương Hòa diệt 500 tên địch, bắn rơi 20 trực thăng. Quân dân Hoài Hảo bắn cháy 33 xe quân sự địch. Mô tả về chiến sự ở Cửu Lợi, An Thái, Phóng viên tờ Thời báo Nữu Ước có mặt tại trận đã viết: “Ở làng An Thái tiểu đoàn lính Mĩ đã phải sống những giờ hãi hùng nhất trong cuộc đời họ”, với lối đánh “bám thắt lưng địch mà đánh”,các chiến sĩ ta đã hạn chế tác dụng của bom đạn địch, khiến chúng kinh hoàng.
Dù bị đánh phá,bị càn quét nhưng không làm nao núng tinh thần của nhân dân Hoài Nhơn, nhiều đồng ào đã dấu thương binh trong bồ lúa để chuyển ra trước mặt địch, chị Hai Nhượng đã vắt kiệt bầu sữa cứu chữa cho anh thương binh Nguyễn Văn Bình đang bị mất máu trong căn hầm, có chị cõng hàng chục thương binh ra ngoài khu chiếnTất cả đã trở thành sức mạnh để quân dân Hoài Nhơn góp phần cùng toàn tỉnh, toàn miền đánh bại chiến lược “chiến tranh cục bộ” của Mĩ và chính quyền Sài Gòn.
III. Chiến đấu chống chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” và “Đông Dương hóa chiến tranh” của Mĩ (1969 - 1973)
Trong thực thi chiến lược mới của địch, Hoài Nhơn là một trọng điểm “bình định” của chúng. Để hỗ trợ cho chương trình “bình định” chúng tập trung về Hoài Nhơn một khối lượng lớn quân kể cả Mĩ lẫn ngụy. 
Với quyết tâm phải giành lại thể tiến công địch, quân dân Hoài Nhơn đã tổ chức đánh địch nhiều trận. Đầu năm 1970, trong huyện nổi lên phong trào diệt ác, tiêu biểu là Đội Chim Én của thiếu nhi xã Hoài thanh gồm 3 em Phạm Thị Đào, Nguyễn Thị Ngân, Võ Phước. Ngày 7 - 2 - 1970, em Phạm Thị Đào đã dùng súng ngắn diệt tên Huân, địch bắt và đem bắn em. Trước khi chết em đã hô “Hồ Chí Minh muôn năm! Đả đảo đế quốc Mĩ và bè lũ tay sai bán nước!”. Hai em Ngân và Phước bị địch bắt tra khảo dã man đến chết nhưng các em vẫn không khai một lời nào. Nhân dân cả huyện ca ngợi tinh thần dũng cảm của các em. Để trả thù cho Đội Chim Én, thiếu nhi xã Hoài Thanh vẫn tiếp tục diệt ác ôn, nổi bật là em Võ Thị Huy, trong tháng 3 - 1970 đã liên tiếp diệt 3 tên ác ôn khét tiếng trong xã. Tưởng nhớ công lao Đội Chim Én, Quốc hội đã tuyên dương cho hai em Nguyễn Thị Đào và Võ Thị Huy danh hiệu anh hùng lực lượng vũ trang.
Đấy chỉ là một trong số những tiêu biểu, điển hình cho lòng quyết tâm, chiến đấu và hi sinh anh dũng của nhân dân Hoài Nhơn để đánh trả các cuộc càn quét, đánh phá của kẻ thù, làm thất bại chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” của Mĩ và tay sai trên quê hương Hoài Nhơn.
Bài 23: Khôi phục và phát triển kinh tế - xã hội ở miền B

Tài liệu đính kèm:

  • docxsang kien kinh nghiêm.docx