I. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI:
Đạo đức là những chuẩn mực xã hội về thái độ, hành vi, ý thức của một cá nhân. Một xã hội mới không những phải có nền kinh tế mới mà cần phải có con người mới. Đặc điểm của chế độ ta là chế độ xã hội chủ nghĩa, quan điểm giáo dục của Đảng ta là đào tạo những con người mới xã hội chủ nghĩa. Con người phải phát triển toàn diện trở thành chủ thể có ý thức trong sự sáng tạo lịch sử.
Giáo dục đạo đức cho học sinh hiện nay là vấn đề cấp bách vì xã hội có nhiều biểu hiện tiêu cực ảnh hưởng lớn đến sự hình thành nhân cách con người. Giáo dục đạo đức cho học sinh để bồi dưỡng nhân cách cho các em, góp phần tạo nên một xã hội văn minh tiến bộ.
Hiện nay, thực tiễn chất lượng đạo đức ở trường học và ngoài xã hội: “ Xuống cấp” cho nên vấn đề giáo dục đạo đức trong nhà trường phải được đặt ở vị trí đầu tiên, hết sức quan trọng và cấp thiết.
Xuất phát từ những vấn đề trên, tôi đã mạnh dạn nghiên cứu và thực hiện đề tài: “Vai trò của giáo viên chủ nhiệm lớp trong việc cải tiến và nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức học sinh”.
I. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI: Đạo đức là những chuẩn mực xã hội về thái độ, hành vi, ý thức của một cá nhân. Một xã hội mới không những phải có nền kinh tế mới mà cần phải có con người mới. Đặc điểm của chế độ ta là chế độ xã hội chủ nghĩa, quan điểm giáo dục của Đảng ta là đào tạo những con người mới xã hội chủ nghĩa. Con người phải phát triển toàn diện trở thành chủ thể có ý thức trong sự sáng tạo lịch sử. Giáo dục đạo đức cho học sinh hiện nay là vấn đề cấp bách vì xã hội có nhiều biểu hiện tiêu cực ảnh hưởng lớn đến sự hình thành nhân cách con người. Giáo dục đạo đức cho học sinh để bồi dưỡng nhân cách cho các em, góp phần tạo nên một xã hội văn minh tiến bộ. Hiện nay, thực tiễn chất lượng đạo đức ở trường học và ngoài xã hội: “ Xuống cấp” cho nên vấn đề giáo dục đạo đức trong nhà trường phải được đặt ở vị trí đầu tiên, hết sức quan trọng và cấp thiết. Xuất phát từ những vấn đề trên, tôi đã mạnh dạn nghiên cứu và thực hiện đề tài: “Vai trò của giáo viên chủ nhiệm lớp trong việc cải tiến và nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức học sinh”. II. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI: Nghiên cứu để rút ra phương pháp tốt nhất trong việc nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức cho học sinh trường THCS Đồng Ý – Bắc Sơn – Lạng Sơn. III. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU: - Khách thể nghiên cứu: giáo viên và học sinh trường THCS Đồng Ý – Bắc Sơn – Lạng Sơn. - Đối tượng nghiên cứu: Vai trò của giáo viên chủ nhiệm lớp trong việc cải tiến và nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức cho học sinh trường THCS Đồng Ý – Bắc Sơn – Lạng Sơn. IV. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU: 1. Phương pháp chủ yếu: - Phương pháp quan sát sư phạm. - Phương pháp điều tra giáo dục. - Phương pháp thực nghiệm giáo dục. 2. Phương pháp hỗ trợ: - Phương pháp tổng kết. - Phương pháp nghiên cứu tài liệu. - Phương pháp phân tích, tổng hợp lý thuyết. V. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU: 1. Cơ sở lý luận: Theo đạo đức học chủ nghĩa Mác Lê nin thì đạo đức là phạm trù có ý thức xã hội. Nó là cấu trúc kinh tế xã hội của một xã hội cụ thể trong lịch sử. Đạo đức mang tính vĩnh hằng, tính lịch sử, tính giai cấp. Mỗi giai cấp có chuẩn mực đạo đức khác nhau. Đạo đức là những chuẩn mực xã hội về thái độ hành vi và ý thức của một cá nhân. Trong nhà trường xã hội chủ nghĩa thì giáo dục đạo đức tức là giáo dục khái niệm đạo đức, niềm tin đạo đức, giáo dục tình cảm đạo đức, giáo dục hành vi thói quen đạo đức. Đó chính là giáo dục cho học sinh những phẩm chất đạo đức tốt, là cơ sở để xây dựng các tình cảm cao đẹp như lòng nhân ái, tình bạn bè. Đối với học sinh trường THCS có tuổi đời từ 12 đến 15. Đây là giai đoạn quá độ từ trẻ con lên người lớn, tâm sinh lý có nhiều diễn biễn phức tạp, đây là giai đoạn khó giáo dục nhất. Cho nên chúng ta phải trú trọng ngay khâu đầu tiên. Tuyển chọn giáo viên chủ nhiệm, giáo viên dạy các bộ môn đối với học sinh khối 6. 2. Thực trạng: a) Thuận lợi: Được sự lãnh đạo và chỉ đạo thường xuyên của Ban lãnh đạo phòng GD&ĐT huyện Bắc Sơn. Được sự quan tâm của chính quyền địa phương, BGH nhà trường, sự nhiệt tình của hội phụ huynh học sinh cùng tâp thể giáo viên trong nhà trường. Đa số các em học sinh chăm ngoan, hiếu học, biết lễ phép với thầy cô giáo, đoàn kết, hòa nhã với bạn bè. Cơ sở vật chất của nhà trường đã được nâng cao hơn năm cũ, lớp học khang trang, sân trường sạch sẽ, thoáng mát tạo điều kiện cho việc dạy và học có hiệu quả hơn. b) Khó khăn: * Về phía học sinh: Phần lớn học sinh đang ở lứa tuổi thay đổi về tâm, sinh lý, rất hiếu động, các em dễ bị nhiễm những thói quen xấu của các bạn khác. Một số học sinh chưa xác định đúng đắn động cơ và mục đích học tập, các em nghĩ đơn giản đến trường chỉ là đi chơi, trốn việc gia đình. Một số học sinh vẫn còn thói quen lười biếng học tập, hay quay cóp, lừa dối bố mẹ và thầy cô, dọa nạt, gây gổ với bạn bè, lảng tránh hoạt động tập thể... Nhiều em khi bị phê bình hoặc bị phạt lên đứng cột cờ vẫn không lấy làm xấu hổ, sau đó vẫn tiếp tục tái phạm. Nhiều em có thái độ chống đối thầy, cô ra mặt. * Về phía gia đình: Một số phụ huynh chưa thật sự quan tâm đến việc học hành của con em mình, họ phó thác hết trách nhiệm giáo dục cho nhà trường. Nhiều phụ huynh vì hoàn cảnh phải đi làm ăn xa không có điều kiện ở gần chăm sóc con cái, họ gửi con cho ông bà hoặc người thân chăm sóc, lâu lâu gửi tiền gửi gạo về cho con, không biết con mình ở nhà ăn học ra sao. Khi giáo viên chủ nhiệm cần liên hệ thì cũng chẳng có cách nào tìm gặp được phụ huynh. Một số gia đình khá giả, quá nuông chiều con, đưa tiền cho con cái nhưng không quan tâm xem chúng sử dụng tiền đó vào việc gì, có chính đáng hay không. Nhiều phụ huynh cho con dùng điện thoại di động, các em mang đến lớp và chỉ chú trọng nhắn tin cho bạn bè, rồi nghe nhạc cả những lúc trong giờ học * Về phía xã hội: Xã hội phát triển hơn, nền kinh tế của địa phương cũng khá so với những năm trước, trên địa bàn xã xuất hiện nhiều điểm vui chơi giải trí như quán karaoke, quán xá bán hàng, một số bàn bi-a, đặc biệt là bàn bi-a lại đặt ngay trên con đường vào gần tận cổng trường tạo điều kiện cho học sinh có chỗ chơi mỗi khi ra lớp hoặc các em bổ giờ bỏ tiết để ra đánh bi-a. Nhiều trò chơi điện tử hấp dẫn, lôi cuốn các em. Chính vì vậy mà đây là nỗi lo không những của các bậc làm cha, làm mẹ, các thầy, cô giáo mà là nỗi nhức nhối chung của toàn xã hội. Đôi khi chỉ do một vài cá thể nào đó mà đã làm cho nhiều người đánh giá lệch lạc về cách giáo dục của nhà trường. * Về phía nhà trường: Một số giáo viên chưa thực sự nhiệt tình và trách nhiệm trong việc giáo dục học sinh. Ví dụ khi có học sinh vi phạm, giáo viên chỉ nhắc nhở qua loa mà không có biện pháp phù hợp để uốn nắn. Một số giáo viên còn thiếu kinh nghiệm trong công tác chủ nhiệm, giờ sinh hoạt còn khô khan, đôi khi giờ sinh hoạt chỉ là cô giáo chủ nhiệm lên nhắc nhở lớp các khoản thu nộp tiền mà chưa làm rõ những lỗi vi phạm của học sinh, chưa khắc sâu được những điều các em cần sửa chữa trong tuần tới 3. Biện pháp giải quyết: 3.1. Công tác tổ chức lớp học: Ngay sau khi nhận lớp tôi bắt đầu tìm hiểu để nắm bắt tình hình chung của lớp như số em học sinh giỏi, khá, học sinh có hoàn cảnh khó khăn, học sinh cá biệt, Sau lễ khai giảng tiến hành họp lớp để ổn định lớp, sắp xếp chỗ ngồi cho các em. Triển khai họp phụ huynh lớp thông qua nội quy của nhà trường cũng như nội quy của lớp để phụ huynh phối kết hợp cùng với giáo viên một cách chặt chẽ về giáo dục học sinh. Điểu khiển lớp tiến hành bầu Ban cán sự lớp. Chia lớp thành 3 đến 4 tổ tùy thuộc vào số lượng học sinh của lớp. Mỗi tổ phải đảm bảo nhiều đối tượng: có học sinh yếu, học sinh khá, học sinh trung bình và học sinh ở địa bàn xa, học sinh ở địa bàn gần, có học sinh ngoan, có học sinh cá biệt để các em có điều kiện giúp nhau cùng tiến bộ. Bầu lớp trưởng, lớp phó học tập, lớp phó phụ trách văn thể mĩ: Lấy ý kiến biểu quyết của tổ trên cơ sở gợi ý của giáo viên chủ nhiệm. Giao nhiệm vụ cho lớp trưởng và lớp phó một cách cụ thể. Lớp trưởng: Bao quát công việc chung của lớp, theo dõi tình hình chung của lớp và tổng hợp các bảng theo dõi hoạt động học tập trong tuần từ các tổ trưởng cho GVCN kịp thời xử lý, giám sát việc thực hiện nhiệm vụ của các cán sự lớp, kiểm tra cơ sở vật chất của lớp như việc tắt đèn, quạt, đóng cửa sổ khi ra khỏi phòng học, ... Nhiệm vụ của lớp phó học tập: Làm thay nhiệm vụ của lớp trưởng khi lớp trưởng vắng. Theo dõi và nắm bắt được những bạn thuộc bài, không thuộc bài, không học bài, không làm bài tập hoặc làm việc riêng báo cáo cho GVCN vào cuối từng buổi học để kịp thời xử lí. GVCN theo dõi học sinh yếu kém, học sinh khuyết tật có kế hoạch phân công học sinh khá giỏi kèm cặp kịp thời.Tổ chức truy bài 15 phút đầu giờ, học tổ, nhóm theo sự phân công của GVCN. Nhiệm vụ của lớp phó văn thể mĩ: Có nhiệm vụ theo dõi hoạt động ngoài giờ, sinh hoạt tập thể, ... Bầu tổ trưởng, tổ phó: Lấy ý kiến biểu quyết của tổ trên cơ sở gợi ý của giáo viên chủ nhiệm. Nhiệm vụ của tổ trưởng: Điều hành công việc chung, theo dõi, đôn đốc các hoạt động hằng ngày của tổ về việc thực hiện nội quy, học tập, Nhiệm vụ của tổ phó: Theo dõi, điều hành công việc thuộc về lao động, vệ sinh môi trường, hoạt động ngoài giờ, Nhiệm vụ chung của tổ trưởng và tổ phó là 15 phút đầu giờ kiểm tra tổ viên của mình về việc học ở nhà, làm bài tập. Tôi đưa ra những quy định cụ thể để các em tổ trưởng, tổ phó theo dõi chính xác và công bằng. 3.2. Nâng cao chất lượng học sinh đại trà: Mỗi học sinh, mỗi con người có đặc điểm tâm sinh lí khác nhau. Nhất là đối tượng học sinh yếu, học sinh kuyết tật thì tâm sinh lí của các em càng khác thường hơn. Chính vì vậy, để nâng cao chất lượng học tập của các em thì nhất thiết người giáo viên phải hiểu rõ về từng em đó. Từ việc tìm hiểu và thống kê đặc điểm tâm sinh lí của từng đối tượng học sinh yếu, học sinh kuyết tật sẽ giúp giáo viên đề ra các biện pháp và phương pháp dạy học thích hợp. Quan tâm nhiều đến học sinh yếu, thường xuyên trao đổi với phụ huynh để tìm ra biện pháp giúp các em có cách học hợp lí ở nhà, tìm hiểu thêm về hoàn cảnh của từng em kịp thời động viên giúp đỡ các em thêm trong học tập. Khen ngợi và tuyên dương trước lớp về sự tiến bộ của các em đó dù rằng sự tiến bộ đó là rất ít. Có làm như vậy thì các em cảm thấy tự tin hơn và hứng thú hơn trong học tập. 3.2. Công tác mũi nhọn: Sau kì thi khảo sát chất lượng đầu năm tôi phân loại học sinh để có kế hoạch bồi dược hay phụ đạo kịp thời.Tôi đã mượn sách nâng cao chọn các bài toán khó, bài văn hay nghiên cứu trước để dạy lồng ghép vào các tiết học, bồi dưỡng thêm cho các em một tuần một buổi, khuyến khích các em đọc nhiều sách báo, mượn sách nâng cao để đọc, để học có vướng mắc kịp thời trao đổi để tháo gỡ ngay với GV. Tham mưu với hội phụ huynh lớp trích qũy lớp thưởng động viên các em đạt giải trong các cuộc thi. 3.3. Hoạt động ngoài giờ lên lớp: Kết hợp với Ban Đoàn - Đội nắm bắt mọi hoạt động để triển khai kịp thời cho ban cán sự lớp. Sát sao với mọi hoạt động của học sinh, nhắc nhở các em công tác vệ sinh lớp, vệ sinh cá nhân ... Trong các giờ sinh hoạt tập thể tôi đều tham gia cùng các em vui chơi, ca múa hát tạo cho các em sự gần gủi thân thiện hơn. Khuyến khích cá em đến thư viện mượn sách nâng cao, truyện, báo, đồ dùng học tập cho các em, nắm lại số học sinh đọc sách chuyên cần để tuyên dương trong các tiết sinh hoạt gây cho các em một bản năng siêng tìm tòi hiểu biết thêm. 3.4. Công tác trang trí lớp học: Coi trọng việc trang trí lớp học, thực hiện trang trí lớp theo chủ điểm của tháng, trưng bày sản phẩm của các em, ... khiến lớp học trở nên thân thương và gần gũi hơn. VI. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU: So với đầu năm học tình hình đạo đức của học sinh trường THCS Đồng Ý đã có nhiều chuyển biến tích cực. Tập thể các lớp tương đối có nề nếp, vị trí thi đua lớp được cải thiện, đoàn kết, gắn bó. Biết nhắc nhở lẫn nhau trong việc thực hiện nề nếp thi đua của lớp. Các em chú trọng việc thực hiện nội quy, quy định của trường, lớp như đi học đúng giờ, nghiêm túc thực hiện 15 phút truy bài đầu giờ, hát đều, giữ gìn vệ sinh sân trường, lớp học và cá nhân sạch sẽ. Nhiều trò chơi dân gian được các em áp dụng trong giờ ra chơi. Số lượng học sinh hay la cà quán xá cũng giảm xuống rõ rệt. Qua những năm làm công tác chủ nhiệm lớp, tôi xin nêu những kết quả đã đạt được trong 3 năm gần đây, cụ thể như sau: Năm học 2009 – 2010: Chủ nhiệm lớp 8A, tổng số hs là 33 em. Học lực Hạnh kiểm Giỏi Khá TB Yếu Tốt Khá TB Yếu 02 16 14 01 20 12 01 0 Năm học 2010 – 2011: Chủ nhiệm lớp 9A, tổng số hs là 32 em. Học lực Hạnh kiểm Giỏi Khá TB Yếu Tốt Khá TB Yếu 03 17 12 0 20 12 0 0 HS tốt nghiệp 100%. Năm học 2011 – 2012: Chủ nhiệm lớp 6B, tổng số hs là 30 em. Kết quả học kì I: Học lực Hạnh kiểm Giỏi Khá TB Yếu Tốt Khá TB Yếu 02 10 16 02 18 10 02 0 VII. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ: Muốn duy trì tốt thành quả giáo dục cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa các phong trào, hoạt động khác nhau, đặc biệt cần phối hợp chặt chẽ giữa nhà trường với Hội CMHS, chính quyền, đoàn thể các cấp và nhân dân địa phương. GVCN lớp phải là người có uy tín, toàn diện, có năng lực thực sự để chỉ đạo, dám nghĩ, dám làm đi trước, đề xuất được các vấn đề giá trị, tập hợp được sức mạnh tổng hợp, tạo nên sự thành công hay thất bại ở mỗi HS, mỗi lớp học, mỗi trường học Mỗi cán bộ giáo dục, mỗi thầy, cô giáo cần phải ghi nhớ rằng: “Thầy giáo dạy người chủ yếu bằng bản thân con người mình”, “Nghề dạy học không có phế phẩm”. Vì vậy, hãy thật sự yêu nghề, hãy thương yêu học sinh như con em ruột thịt của mình. Phải luôn luôn trau dồi năng lực chuyên môn, năng lực ứng xử sư phạm , Mỗi thầy, cô giáo, mỗi cán bộ giáo dục hãy luôn là tấm gương sáng, tự học và sáng tạo cho học sinh noi theo. Thiết nghĩ, GVCN lớp đóng vai trò rất lớn trong việc hình thành và phát triển nhân cách HS. Nhà nước nên có một trường ĐH - CĐ nào đó để đào tạo ra các GVCN lớp chuyên nghiệp. Trên đây là SKKN về “Vai trò của giáo viên chủ nhiệm lớp trong việc cải tiến và nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức học sinh” của tôi. Tôi rất mong nhận được sự đóng góp quý báu của Hội đồng xét duyệt SKKN cùng các đồng nghiệp./. Ngày ..tháng năm .. Thủ trưởng Cơ quan (Ký, họ và tên, đóng dấu) ............................... Ngày 05 tháng 3 năm 2012 Chủ nhiệm đề tài:
Tài liệu đính kèm: