Silic - Công nghiệp Silicat - Lê Thị Thu Huấn

 1.1. Kiến thức:

 HS biết: - Silic là phi kim hoạt động hóa học yếu (tác dụng được với oxi ,không phản ứng trực tiếp với hidro) ,SiO2 là một oxit axit tác dụng với kiềm ,muối các bonat kim loại kiềm ở nhiệt độ cao)

 HS hiểu : - Một số ứng dụng quan trọng của silic, silicđioxit và muối silicat .

 -sơ lược về thành phần và các công đoạn chính sản xuất : đồ gốm, sứ, ximăng, thuỷ tinh

 1.2. Kĩ năng :

HS thực hiện được: Đọc và tóm tắt được thông tin về Si ,SiO2 ,muối silicat,sản xuất thủy tinh ,đồ gốm ,sứ ,xi măng.

HS thực hiện thành thạo : Viết được các phương trinh hóa học minh họa cho tính chất của Si ,SiO2 muối silicat .

 1.3. Thái độ :

Thói quen: - Giáo dục học sinh ý thức cẩn thận, kiên trì trong học tập hoá học.

Tính cách : Thông qua các vật phẩm thực tế có liên quan đến kiến thức bài học tạo cho học sinh hứng thú học tập bộ môn.

 

doc 4 trang Người đăng giaoan Lượt xem 2477Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Silic - Công nghiệp Silicat - Lê Thị Thu Huấn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SILIC - CÔNG NGHIỆP SILICAT
Tuần 20 . Bài 23: 
ND:03/01/13
1. MỤC TIÊU :
 1.1. Kiến thức: 
 HS biết: - Silic là phi kim hoạt động hóa học yếu (tác dụng được với oxi ,không phản ứng trực tiếp với hidro) ,SiO2 là một oxit axit tác dụng với kiềm ,muối các bonat kim loại kiềm ở nhiệt độ cao)
 HS hiểu : - Một số ứng dụng quan trọng của silic, silicđioxit và muối silicat .
 -sơ lược về thành phần và các công đoạn chính sản xuất : đồ gốm, sứ, ximăng, thuỷ tinh
 1.2. Kĩ năng : 
HS thực hiện được: Đọc và tóm tắt được thông tin về Si ,SiO2 ,muối silicat,sản xuất thủy tinh ,đồ gốm ,sứ ,xi măng...
HS thực hiện thành thạo : Viết được các phương trinh hóa học minh họa cho tính chất của Si ,SiO2 muối silicat .
 1.3. Thái độ : 
Thói quen: - Giáo dục học sinh ý thức cẩn thận, kiên trì trong học tập hoá học.
Tính cách : Thông qua các vật phẩm thực tế có liên quan đến kiến thức bài học tạo cho học sinh hứng thú học tập bộ môn.
 2.NỘI DUNG HỌC TẬP 
 Si ,SiO2 vaø sơ lược đồ gốm ,sứ ,xi maêng ,thủy tinh 
3. CHUẨN BỊ :
 3.1.GV: Tranh ảnh vể một số đồ gốm,sứ ...
 3.2. HS: Vật dụng đồ gốm, sứ, thuỷ tinh, một ít ximăng, đất sét, cát trắng.
 4. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP :
 4.1. Ổn định tổ chức và kiểm diện : Kiểm diện HS
 4.2. Kieåm tra mieäng: (7 p)
?- Gọi 1 học sinh làm Bài tập 2/91 sách giáo khoa.
¶- MgCO3 tác dụng với dung dịch axit, bị nhiệt phân huỷ, không tác dụng với dung dịch muối, dung dịch bazơ. 5 điểm
MgCO3+2HCl→MgCl2+CO2+H2O. 2,5 điểm
t0
MgCO3 → MgO + CO2 2,5 điểm
?- Gọi 1 học sinh làm Bài tập 4/91 sách giáo khoa.
¶- H2SO4+2KHCO3→ K2SO4(+2CO2+2H2O 2,5 điểm
 MgCO3+2HCl→ MgCl2+CO2+H2O 2,5 điểm
 CaCl2+Na2CO3→ CaCO3+ 2NaCl 2,5 điểm
 Ba(OH)2+K2CO3→BaCO3+2KOH 2,5điểm
 4.3. Tiến trình bài học 
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ 
NỘI DUNG 
HĐ 1: (10 p)Tìm hiểu về phi kim silic:
Mục tiêu : 
KT:HS biết được trạng thái thiên nhiên tính chất ứng dụng quan trọng của silic.
Vaøo baøi 
- Nguyên tố silic có phổ biến trong thiên nhiên không?
- Silic thường tồn tại ở dạng đơn chất hay hợp chất?
- Trong thiên nhiên silic có ở đâu?
- Tìm hiểu thông tin sách giáo khoa, nêu các tính chất vật lý của silic?
- Silic có tính chất vật lý nào đặc trưng?
- Nhận xét về mức độ hoạt động của phi kim silic và so sánh với phi kim cacbon?
- Viết phương trình hoá học của silic với oxi?
Điều kiện của phản ứng là gì?
Qua tính chất vật lý, silic được ứng dụng để làm gì?
HĐ 2: (7 p) Tìm hiểu về SiO2:
Mục tiêu : 
KN:HS biết được tính chaát hoùa hoïc cuûa SiO2 .
GV: SiO2 là thành phần chính của cát trắng.
- SiO2 thuộc loại oxit gì?
- SiO2 tác dụng được với nước, với kiềm, với oxit bazơ không?
Viết các PTHHxảy ra?
HĐ3: (18p) Tìm hiểu về công nghiệp silicát:
Mục tiêu : 
KT KT :HS biết được sơ lược về thành phần và các công đoạn chính sản xuất : đồ gốm, sứ, ximăng, thuỷ tinh
GV: Công nghiệp silicát sản xuất đồ gốm, sứ, thuỷ tinh, xi măng.
?- Kể tên một số đồ vật bằng gốm, sứ?
HS giới thiệu các vật thể của nhóm.
- Các vật thể được tạo ra từ nguyên liệu nào?
- Nêu cách sản xuất gạch, ngói từ đất sét?
- Qua đó rút ra kết luận về cách sản xuất đồ gốm?
- Em hãy nêu một số cơ sở sản xuất đồ gốm nổi tiếng ở nước ta?
GV: Thành phần chính của xi măng là CaSiO3, Ca(AlO2)2.
- Sản xuất xi măng cần những nguyên liệu nào?
GV:: Treo sơ đồ lò quay và mô tả hoạt động của lò.
Học sinh quan sát tranh và chú ý về hoạt động của lò quay.
- Nêu các công đoạn để tạo ra bột xi măng?
- Ở Việt Nam có cơ sở xi măng nổi tiếng ở tỉnh nào?
Học sinh giới thiệu một số vật phẩm chế tạo từ thuỷ tinh.
GV: Thành phần thuỷ tinh gồm Na2SiO3, CaSiO3.
- Sản xuất thuỷ tinh từ các nguyên liệu nào?
- Từ các nguyên liệu trên, làm thế nào để có Na2SiO3, CaSiO3?
- Viết phương trình hoá học?
- Qua đó, nêu các công đoạn để tạo ra vật phẩm bằng thuỷ tinh?
- Ở Việt Nam, có cơ sở sản xuất thuỷ tinh ở đâu?
*THGDHN:Naém vöõng caùc coâng ñoaïn saûn xuaát ñoà goám ,thuûy tinh ,xi maêng thì sau naøy caùc em coù theå laøm việc ñöôïc trong caùc ngaønh ngheà naøo ?
I. SILIC (Si = 28):
1. Trạng thái thiên nhiên:
- Silic không tồn tại ở dạng đơn chất mà chỉ tồn tại dạng hợp chất. 
- Silic có trong cát trắng, đất sét (cao lanh).
2. Tính chất:
a. Lý tính:
Silic là chất rắn, xám, khó nóng chảy, có ánh kim, dẫn nhiệt kém.
Tinh thể silic là chất bán dẫn.
b. Hoá tính:
Silic hoạt động hoá học yếu hơn cacbon, ở nhiệt độ cao phản ứng với oxi.
Phương trình hoá học:
t0
 Si + O2→ SiO2.
c. Ứng dụng:
Silic dùng trong kỹ thuật điện tử, chế tạo pin mặt trời.
II. SILIC ĐIOXIT (SiO2 = 60):
SiO2 là oxit axit, không phản ứng với nước nhưng phản ứng với kiềm, với oxit bazơ ở nhiệt độ cao.
Phương trình hoá học:
t0
t0
 SiO2 + CaO → CaSiO3
 SiO2 + NaOH→ Na2SiO3 + H2O
 Natri silicat
III SƠ LƯỢC VỀ CÔNG NGHIỆP SILICAT:
1. Sản xuất đồ gốm, sứ: 
- Gạch, ngói, đồ sành, đồ sứ
a. Nguyên liệu:- Đất sét, thạch anh, fenpat.
b. Công đoạn sản xuất:
- Nhào nguyên liệu với nước, tạo khối dẻo rồi cho vào khuôn tạo hình đồ vật và phơi khô.
- Cho vào lò nung với nhiệt độ thích hợp
c. Cơ sở sản xuất:
- Bát Tràng (Hà Nội), Công ty sứ ở Hải Dương, Đồng Nai, Bình Dương
2. Sản xuất xi măng:
a. Nguyên liệu:- Đất sét, đá vôi, cát
b. Công đoạn chính:
- Nghiền nhỏ đá vôi và đất sét rồi trộn đều với cát, nước thành dạng bùn.
- Nung hỗn hợp trong lò quay, ở nhiệt độ 1.400-1.5000C tạo clanhke rắn.
- Nghiền clanhke và phụ gia thành bột mịn là xi măng.
c. Cơ sở sản xuất:
- Hà Tiên, Hải Dương, Hải Phòng, Thanh Hoá, Hà Nam, Nghệ An
3. Sản xuất thuỷ tinh:
a. Nguyên liệu:
Cát thạch anh (SiO2), đá vôi (CaCO3), xôđa (Na2CO3).
b. Các công đoạn:
- Trộn hỗn hợp SiO2, CaCO3, Na2CO3.
- Nung hỗn hợp ở 9000C tạo thành thuỷ tinh nhão.
- Làm nguội, được thuỷ tinh dẻo và ép thổi thành các đồ vật.
c. Cơ sở sản xuất:
- Các cơ sở sản xuất ở Hải Phòng, Hà Nội, Bắc Ninh, Đà Nẵng, thành phố Hồ Chí Minh...
 4.4. Tổng kết : (7 p)
- Gọi 1 học sinh đọc ghi nhớ SGK.
- Gọi 1 học sinh trả lời Bài tập 1/95 SGK.
- Giáo viên củng cố các nội dung cơ bản của bài học.
 4.5. Hướng dẫn hs tự học : (3p)
Đối với bài học ở tiết học này :Học bài, chuẩn bị bài "Sơ lược về bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học".
 Đối với bài học ở tiết học tiếp theo : Mỗi HS chuẩn bị một bảng Hệ thống tuần hoàn.
Baûng HTTH ñöôïc saép xeáp döïa treân nguyeân taéc naøo?Caáu taïo cuûa baûngHTTH goàm coù maùy phaàn?
5.PHỤ LỤC

Tài liệu đính kèm:

  • docBài 30. Silic. Công nghiệp silicat - Lê ThịThu Huấn.doc