Sự phụ thuộc của cường độ dòng điện vào hiệu điện thế giữa hai đầu vật dẫn - Chủ đề: Điện trở của dây dẫn. định luật ôm

I.MỤC TIÊU.

1.Kiến thức

-Biết được sự phụ thuộc của cường độ dòng điện vào hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn.

-Nêu được cách bố trí và tiến hành thí nghiệm khảo sát sự phụ thuộc của cường độ dòng điện vào hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn.

2. Kĩ năng: -Vẽ và sử dụng được đồ thị biểu diễn mối quan hệ I,U từ số liệu thực nghiệm.

3. Thái độ: -Giáo dục tính cẩn thận,trung thực, tác phong làm việc khoa học.

4.Định hướng phát triển năng lực:

-Năng lực thực nghiệm:

+ có khả năng quan sát, dự đoán.

+ có khả năng đề xuất phương án giải quyết vấn đề.

+ Có kĩ năng mắc mạch điện, sử dụng các dụng cụ đo điện.

+ có kết quả đo chính xác, trung thực.

-Năng lực sử dụng ngôn ngữ: Đọc hiểu đồ thị.

- Năng lực tính toán: Làm bài tập.

- Năng lực hợp tác.

 

doc 9 trang Người đăng trung218 Lượt xem 1555Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Sự phụ thuộc của cường độ dòng điện vào hiệu điện thế giữa hai đầu vật dẫn - Chủ đề: Điện trở của dây dẫn. định luật ôm", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 20/08/2015
Ngày giảng: 26/08/2015
Tiết 1:SỰ PHỤ THUỘC CỦA CƯỜNG ĐỘ DÒNG ĐIỆN VÀO HIỆU ĐIỆN THẾ GIỮA HAI ĐẦU VẬT DẪN
Chủ đề: Điện trở của dây dẫn. Định luật Ôm
I.MỤC TIÊU.
1.Kiến thức
-Biết được sự phụ thuộc của cường độ dòng điện vào hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn.
-Nêu được cách bố trí và tiến hành thí nghiệm khảo sát sự phụ thuộc của cường độ dòng điện vào hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn.
2. Kĩ năng: -Vẽ và sử dụng được đồ thị biểu diễn mối quan hệ I,U từ số liệu thực nghiệm.
3. Thái độ: -Giáo dục tính cẩn thận,trung thực, tác phong làm việc khoa học.
4.Định hướng phát triển năng lực:
-Năng lực thực nghiệm: 
+ có khả năng quan sát, dự đoán.
+ có khả năng đề xuất phương án giải quyết vấn đề.
+ Có kĩ năng mắc mạch điện, sử dụng các dụng cụ đo điện.
+ có kết quả đo chính xác, trung thực.
-Năng lực sử dụng ngôn ngữ: Đọc hiểu đồ thị.
- Năng lực tính toán: Làm bài tập.
- Năng lực hợp tác.
II.CHUẨN BỊ.
1. Chuẩn bị của GV: Mỗi nhóm
-Một bảng nhựa.
-Một vôn kế có GHĐ 6V và ĐCNN 0,1V.
-Một khóa k, một biến thế nguồn.
-Bảy đoạn dây nối, mỗi đoạn dài khoảng 30cm
-Một ampekế có GHĐ 1,5A, ĐCNN 0,1A.
-giáo án, sách giáo khoa, sách giáo viên
2.Chuẩn bị của HS:
- Một phiếu học tập có kẻ bảng 1 SGK.
-Sách giáo khoa, vở ghi, dụng cụ học tập.
3.Nội dung ghi bảng.
Chương I: Điện học
Tiết 1: Sự phụ thuộc của cường độ dòng điện vào hiệu điện thế giữa 2 đầu dây dẫn
Thí nghiệm.
Sơ đồ mạch điện.
 A V 
 K 
 A B
Tiến hành thí nghiệm
-Mục đích
-Dụng cụ
-Tiến hành thí nghiệm
C1: Từ kết quả thí nghiệm, ta thấy: Khi tăng hiệu điện thế giữa 2 đầu dây dẫn bao nhiêu lần thì cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn đó cũng tăng bấy nhiêu lần.
Đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc của cường độ dòng điện vào hiệu điện thế.
Dạng đồ thị.
1.Dạng đồ thị.
Nhận xét: Đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc của cường độ dòng điện vào hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn là một đường thẳng đi qua gốc toạ độ.
C2: Đồ thị là đường thẳng đi qua gốc tọa độ.
Kết luận.
Hiệu điện thế giữa 2 đầu dây dẫn tăng (hoặc giảm) bao nhiêu lần thì cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn đó cũng tăng (hoặc giảm) bấy nhiêu lần.
Vận dụng
C3: Từ đồ thị 1.2 SGK, trên trục hoành xác định điểm có U=2,5V (điểm U1).Từ U1 kẻ đường thẳng song song với trục tung, cắt đồ thị tại K. Từ K kẻ đường thẳng song song với trục hoành, cắt trục tung tại I1. Đọc trên trục tung ta có: I1 = 0,5A.
-Tương tự, U2 = 3,5V thì I2=0,7A.
-Lấy 1 điểm M bất kì trên đồ thị. Từ M kẻ đường thẳng song song với trục hoành có I3 =1,1A. Từ M kẻ đường thẳng song song với trục tung có U3=5,5V.
-C4: giá trị còn thiếu: 0,125A; 4V; 5V; 0,3A.
-C5: Cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn điện tỉ lệ thuận với hiệu điện thế đặt vào hai đầu dây dẫn đó.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC .
1.Ổn định: Kiểm tra sĩ số.
2.Kiểm tra bài cũ: Không
3.Bài mới.
Đặt vấn đề (2’): Ở lớp 7 ta đã biết khi hiệu điện thế đặt vào hai đầu bóng đèn càng lớn thì cường độ dòng điện chạy qua đèn càng lớn và đèn càng sáng. Bây giờ chúng ta cần tìm hiểu xem cường độ dòng điện chạy đẫn dây dẫn điện có tỉ lệ với hiệu điện thế đặt vào hai đầu dây dẫn đó hay không?
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
*Hoạt động 1: Ôn lại kiến thức Điện học lớp 7 (10’)
Phương pháp dạy học: Vấn đáp.
Hình thức dạy học: cá nhân
-GV:Ôn lại những kiến thức có liên quan đến bài học.
+Hỏi:Để đo I và U cần những dụng cụ gì?
-GV:Nêu nguyên tắc sử dụng những dụng cụ đó? 
Nếu trường hợp HS không trả lời được, GV có thể gợi ý.
-HS ôn tập về phần điện đã học ở lớp 7
+ Đo I dùng ampe kế.
+ Đo U dùng vôn kế.
-Mắc nối tiếp ampe kế vào đoạn mạch sao cho chốt dương của ampe kế được mắc về phía cực dương của nguồn điện
-Mắc 2 chốt của vôn kế trực tiếp vào hai điểm của mạch để đo hiệu điện thế giữa 2 điểm đó, sao cho chốt dương của nó được nối về phía cực dương của nguồn điện.
*Hoạt động 2: Tìm hiểu sự phụ thuộc của cường độ dòng điện vào hiệu điện thế giữa 2 đầu dây dẫn (15’)
Phương pháp dạy học: Thực nghiệm.
Hình thức dạy học: cá nhân và nhóm
-GV: yêu cầu học sinh quan sát sơ đồ mạch điện và trả lời các câu hỏi a, b ở mục 1 SGK.
-GV: Sau khi tìm hiểu xong mạch điện. GV nêu yêu cầu thí nghiệm: Tìm hiểu mối quan hệ giữa I với U. GV nêu tên các dụng cụ thí nghiệm. GV hướng dẫn học sinh tiến hành thí nghiệm theo hướng dẫn SGK.
-GV:Theo dõi, kiểm tra, giúp đỡ các nhóm mắc mạch điện thí nghiệm.
-GV chú ý cho HS: Dòng điện chạy qua vôn kế có cường độ rất nhỏ nên có thể bỏ qua, vì thế ampe kế đo được cường độ dòng điện chạy qua đoạn dây dẫn đang xét.
-GV:Yêu cầu đại diện các nhóm trả lời câu hỏi C1.
-HS: tìm hiểu sơ đồ mạch điện.
a.
+ ampe kế mắc nối tiếp với dây dẫn, dùng đề đo cường độ dòng điện chạy qua mạch.
+ vôn kế được mắc song song với dây dẫn đang xét để đo hiệu điện thế giữa 2 dầu dây dẫn đó.
+ Khóa K: đóng- ngắt mạch điện
b. Các chốt (+) của các dụng cụ điện được mắc về phía A.
-HS: làm việc theo nhóm phân công.
-HS:Tiến hành thí nghiệm theo hướng dẫn của giáo viên và ghi kết quả thí nghiệm vào bảng 1.
-HS:Thảo luận nhóm. Đại diện các nhóm trả lời:
C1: Từ kết quả thí nghiệm, ta thấy: Khi tăng hiệu điện thế giữa 2 đầu dây dẫn bao nhiêu lần thì cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn đó cũng tăng bấy nhiêu lần.
*Hoạt động 3: Vẽ và sử dụng đồ thị để rút ra kết luận (10’)
Phương pháp dạy học: Nêu và giải quyết vấn đề.
Hình thức dạy học: cá nhân.
-GV:Yêu cầu học sinh đọc mục 1, quan sát hình 1.2 SGK.
-Hỏi: Đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc của I vào U có đặc điểm gì?
-GV:Hướng dẫn học sinh làm câu C2. 
+ GV yêu cầu HS xác định các điểm biểu diễn sự phụ thuộc của I vào U theo đúng số liệu thu được từ thí nghiệm.
+ Hướng dẫn cho HS vẽ 1 đường thẳng đi qua gốc tọa độ, đồng thời đi qua những điểm biểu diễn gần nhất.
-GV yêu cầu 1 HS đọc kết luận và nhấn mạnh cho HS ý chính. Sau đó cho HS ghi vở.
-HS quan sát hình vẽ và trả lời: Đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc của cường độ dòng điện vào hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn là một đường thẳng đi qua gốc toạ độ.
-HS: C2: Đồ thị là đường thẳng đi qua gốc tọa độ.
-1 HS đọc kết luận. Toàn bộ HS ghi kết luận vào vở.
Hiệu điện thế giữa 2 đầu dây dẫn tăng (hoặc giảm) bao nhiêu lần thì cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn đó cũng tăng (hoặc giảm) bấy nhiêu lần.
*Hoạt động 4: Vận dụng (7’)
Phương pháp dạy học: Nêu và giải quyết vấn đề.
Hình thức dạy học: cá nhân.
-GV:Yêu cầu học sinh lên bảng làm câu C3.
-GV:Hướng dẫn học sinh làm câu C4.
-GV:Yêu cầu học sinh trả lời câu hỏi nêu ra đầu bài C5?
-HS:Làm theo yêu cầu của giáo viên, thảo luận.
C3: Từ đồ thị 1.2 SGK, trên trục hoành xác định điểm có U=2,5V (điểm U1).Từ U1 kẻ đường thẳng song song với trục tung, cắt đồ thị tại K. Từ K kẻ đường thẳng song song với trục hoành, cắt trục tung tại I1. Đọc trên trục tung ta có: I1 = 0,5A.
-Tương tự, U2 = 3,5V thì I2=0,7A.
-Lấy 1 điểm M bất kì trên đồ thị. Từ M kẻ đường thẳng song song với trục hoành có I3 =1,1A. Từ M kẻ đường thẳng song song với trục tung có U3=5,5V.
-C4: giá trị còn thiếu: 0,125A; 4V; 5V; 0,3A.
-C5: Cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn điện tỉ lệ thuận với hiệu điện thế đặt vào hai đầu dây dẫn đó.
IV.TỔNG KẾT VÀ HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ
4.1.Tổng kết (1’).
- Biết được mối quan hệ giữa cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn với hiệu điện thế đặt vào hai đầu dây dẫn đó.
 -Vẽ được đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc của I vào U.
4.2.Hướng dẫn về nhà.
-Làm các bài tập trong SBT.
-Đọc qua phần: Có thể em chưa biết.
-Đọc trước bài mới.
Ngày soạn: 20/08/2015
Ngày dạy: 28/08/2015
Tiết 2: ĐIỆN TRỞ CỦA DÂY DẪN. ĐỊNH LUẬT ÔM
Chủ đề: Điện trở của dây dẫn. Định luật Ôm
I.MỤC TIÊU.
1.Kiến thức
-Biết được công thức tính và đơn vị của điện trở,hiểu được ý nghĩa của điện trở.
-Phát biểu và viết được hệ thức của định luật ôm.
-Vận dụng được định luật ôm để giải được một số dạng bài tập cơ bản.
2. Kĩ năng: Tính toán và trình bày bài tập
3. Thái độ: -Giáo dục tính cẩn thận, tỉ mỉ.
4.Định hướng phát triển năng lực:
- Năng lực sử dụng ngôn ngữ.
- Năng lực tính toán: Làm bài tập. Đổi đơn vị các đại lượng. 
- Năng lực sáng tạo: Làm bài tập theo các cách giải khác nhau.
II.CHUẨN BỊ.
1. Chuẩn bị của GV: 
-Giáo án, sách giáo khoa, sách giáo viên
2.Chuẩn bị của HS:
-Sách giáo khoa, vở ghi, dụng cụ học tập.
3.Nội dung ghi bảng.
Tiết 2: Điện trở của dây dẫn – Định luật Ôm
Điện trở của dây dẫn.
Xác định thương số U/I đối với mỗi dây dẫn.
C1:
C2: giá trị của thương số U/I đối với mỗi dây dẫn là không đổi. Giá trị của thương số U/I đối với 2 dây dẫn khác nhau là khác nhau.
Điện trở
-Trị số không đổi đối với mỗi dây dẫn và được gọi là điện trở của dây dẫn đó.
-Kí hiệu của điện trở trong sơ đồ mạch điện.
 -Đơn vị: ôm (Ω)
•	Ý nghĩa của điện trở.
Điện trở là đại lượng đặc trưng cho mức độ cản trở dòng điện nhiều hay ít của dây dẫn.
Định luật Ôm.
Hệ thức: 
Phát biểu định luật.
Cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn tỉ lệ thuận với hiệu điện thế đặt vào hai đầu dây dẫn và tỉ lệ nghịch với điện trở của dây dẫn.
Vận dụng.
C3: Hiệu điện thế của bóng đèn khi đó:
U = I.R = 12.0,5 =6V.
C4:
Ta có: I1 = U/R1; I2 = U/R2
Mặt khác: R2 = 3R1
Suy ra: I1 = 3I2
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC .
1.Ổn định: Kiểm tra sĩ số.
2.Kiểm tra bài cũ (7’): 
HS1:
+ Nêu mối quan hệ giữa I và U?
+ Đồ thị biểu diễn mối quan hệ giữa U và I có đặc điểm gì?
+ Làm bài tập 1.1;1.2 SBT
3.Bài mới.
Đặt vấn đề (3’): Trong thí nghiệm hình 1.1, nếu sử dụng cùng một hiệu điện thế đặt vào hai đầu các dây dẫn khác nhau thì cường độ dòng điện qua chúng có như nhau không? Để trả lời được câu hỏi này, trước hết chúng ta cùng nghiên cứu sang bài mới: Điện trở của dây dẫn - Định luật Ôm.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
*Hoạt động 1: Xác định thương số U/I đối với mỗi dây dẫn (10’)
Phương pháp dạy học: Vấn đáp.
Hình thức dạy học: cá nhân
-GV:Treo bảng ghi giá trị của thương số đối với mỗi dây dẫn lên bảng.Yêu cầu học sinh dựa vào kết quả thí nghiệm ở bảng 1;2 ở bài trước ,tính thương số đối với mỗi dây dẫn.
-GV:Gọi học sinh lên bảng ghi kết quả vào bảng phụ.
-GV:Yêu cầu học sinh dựa vào kết quả tính được để trả lời câu C2.
-HS:
-HS lần lượt đi tính thương số U/I đối với mỗi dây dẫn.
-HS lên bảng.
-HS nhìn số liệu trả lời.
C2: giá trị của thương số U/I đối với mỗi dây dẫn là không đổi. Giá trị của thương số U/I đối với 2 dây dẫn khác nhau là khác nhau.
*Hoạt động 2: Tìm hiểu khái niệm điện trở (10’)
Phương pháp dạy học: Thuyết trình.
Hình thức dạy học: cá nhân 
-GV:Từ nhận xét công thức tính R
-GV:Thông báo cho học sinh biết kí hiệu của điện trở, đơn vị.
-GV: Yêu cầu học sinh từ công thức .
+Hỏi:Nếu U không đổi khi R tăng thì I như thế nào? ý nghĩa của điện trở.
-HS lắng nghe và ghi vở.
-Nếu U không đổi khi R tăng thì I giảm.
*Hoạt động 3: Phát biểu và viết hệ thức định luật Ôm (5’)
Phương pháp dạy học: Thuyết trình.
Hình thức dạy học: cá nhân.
-GV:Từ công thức 
+Hỏi:Nếu U không đổi , khi R tăng hoặc giảm 3lần...thì I như thế nào?
-HS:
+Hỏi:Vậy giữa I và R cố mối quan hệ như thế nào?Nội dung của định luật ôm.
-GV yêu cầu 1 vài HS phát biểu định luật Ôm trước lớp
-Nếu U không đổi , khi R tăng hoặc giảm 3lần thì I cũng giảm hoặc tăng 3 lần. 
-Từng HS viết hệ thức của định luật Ôm vào vở và phát biểu:
-Phát biểu: Cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn tỉ lệ thuận với hiệu điện thế đặt vào hai đầu dây dẫn và tỉ lệ nghịch với điện trở của dây dẫn.
*Hoạt động 4: Vận dụng (10’)
Phương pháp dạy học: Nêu và giải quyết vấn đề.
Hình thức dạy học: cá nhân.
-GV:Gọi 2 học sinh lên bảng làm câu C3; C4, các học sinh khác làm vào vở.
-GV: Yêu cầu học sinh nhận xét bài làm của bạn trên bảng.
-GV: Bổ sung, hoàn chỉnh bài làm của học sinh nếu cần.
-HS:Làm theo yêu cầu của giáo viên, thảo luận.
C3: Hiệu điện thế của bóng đèn khi đó:
U = I.R = 12.0,5 =6V.
C4:
Ta có: I1 = U/R1; I2 = U/R2
Mặt khác: R2 = 3R1
Suy ra: I1 = 3I2
IV.TỔNG KẾT VÀ HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ
1.Tổng kết (1’).
-Công thức : dùng để làm gì?
-Từ công thức hãy cho biết nếu U tăng lên 3lần thì R tăng lên mấy lần?
-Phát biểu nội dung định luật ôm?
2.Hướng dẫn về nhà.
-Đọc phần có thể em chưa biết.
-Làm các bài tập trong SBT.
-Hướng dẫn học sinh chuẩn bị mẫu báo cáo thực hành.
	Ngày 24 tháng 08 năm 2015
 BGH, kí duyệt

Tài liệu đính kèm:

  • docBai_1_Su_phu_thuoc_cua_cuong_do_dong_dien_vao_hieu_dien_the_giua_hai_dau_day_dan.doc