Tài liệu bổ sung sách giáo viên hoạt động giáo dục hướng nghiệp lớp 10, 11 và 12

Giáo dục hƣớng nghiệp là một trong những hoạt động giáo dục của Chƣơng trình giáo dục

phổ thông đƣợc ban hành theo Quyết định số 16/2006/QĐ- GDĐT ngày 5 tháng 5 năm 2006

của Bộ trƣởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, nhằm: “ Giúp học sinh có kiến thức về nghề nghiệp

và có khả năng lựa chọn nghề nghiệp trên cơ sở kết hợp nguyện vọng, sở trường của cá

nhân với nhu cầu sử dụng lao động của xã hội”1. Công tác tổ chức thực hiện giáo dục hƣớng

nghiệp ở hầu hết các cơ sở giáo dục trong thời gian qua gặp rất nhiều khó khăn bởi nhiều

nguyên nhân, trong đó nguyên nhân chủ yếu nhất là do ở nƣớc ta chƣa có đội ngũ giáo viên

đƣợc đào tạo về hƣớng nghiệp và thiếu nguồn tài liệu. Hiện tại, các hoạt động giáo dục

hƣớng nghiệp cho các lớp 10, 11 và 12 (cấp trung học phổ thông) đƣợc tổ chức chủ yếu

dựa vào chƣơng trình và nội dung sách giáo viên hoạt động giáo dục hƣớng nghiệp2 do Bộ

Giáo dục và Đào tạo ban hành năm 2006 (lớp 10 và 11) và năm 2007 (lớp 12). “Sách giáo

viên hoạt động giáo dục hƣớng nghiệp lớp 10, 11 và 12” hiện hành đƣợc biên soạn theo

chƣơng trình 27 tiết/ lớp/ năm học gồm 9 chủ đề cho lớp 10 và 8 chủ đề cho mỗi lớp 11 và

12. Đối với lớp 10 và 11, nội dung chủ yếu tập trung vào tìm hiểu một số ngành nghề cụ thể

làm tiền đề cho lớp 12, khi học sinh đi vào các vấn đề cần thiết để chọn trƣờng để học nghề.

Trong khi đó, kể từ năm học 2008 - 2009, theo Công văn hƣớng dẫn thực hiện nhiệm vụ

GDTrH năm học 2008 - 2009 số 7475/BGDĐT-GDTrH, điều chỉnh thời lƣợng dành cho hoạt

động giáo dục hƣớng nghiệp thành 9 tiết/năm học3. Mặt khác, nội dung chƣơng trình và

sách giáo viên hoạt động giáo dục hƣớng nghiệp có liên quan chặt chẽ với sự phát triển kinh

tế - xã hội, sự thay đổi của hệ thống và các xu hƣớng giáo dục - đào tạo, tình hình và xu

hƣớng phát triển của thị trƣờng tuyển dụng lao động v.v. Điều này đòi hỏi công tác hƣớng

nghiệp cần có những đổi mới, cập nhật về nội dung, phƣơng pháp và các thông tin liên quan

đến hƣớng nghiệp.

Với mục đích hỗ trợ nâng cao hiệu quả công tác hƣớng nghiệp, năm 2012 tổ chức Hợp tác

phát triển và Hỗ trợ kĩ thuật vùng Flamăng, Bỉ (VVOB) đã tiến hành nghiên cứu và tham vấn

với các lãnh đạo và các giáo viên ngành giáo dục của hai tỉnh Quảng Nam và Nghệ An về

“sách giáo viên hoat động giáo dục hƣớng nghiệp lớp 10, 11 và 12” hiện có. Kết quả nghiên

cứu và tham vấn đã chỉ ra rằng, ngoài những thông tin hữu ích và phù hợp trong sách giáo

viên hiện hành, cần phải bổ sung các thông tin cập nhật liên quan tới công tác hƣớng nghiệp

và có các hƣớng dẫn cụ thể để giúp giáo viên không đƣợc đào tạo chuyên ngành về hƣớng

nghiệp có thể tổ chức thực hiện tốt các giờ hoạt động giáo dục hƣớng nghiệp theo hƣớng

dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo, đồng thời thực hiện đƣợc các mục tiêu trong “Tầm nhìn

hƣớng nghiệp” cho cấp trung học của tỉnh.

pdf 166 trang Người đăng minhkhang45 Lượt xem 1037Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Tài liệu bổ sung sách giáo viên hoạt động giáo dục hướng nghiệp lớp 10, 11 và 12", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
h và máy chiếu): Lí thuyết cây nghề nghiệp; Mô hình chìa 
khóa xây dựng kế hoạch nghề nghiệp; Mô hình lí thuyết hệ thống; 
- Sơ đồ hình lục giác mật mã Holland và bảng: Sáu nhóm tính cách theo lí thuyết mật mã 
Holland; 
- Bộ công cụ tìm hiểu cá tính MBTI: Mỗi phạm trù của bộ công cụ tìm hiểu cá tính đƣợc in 
ra tờ giấy khổ A1 hoặc A2; 
- Các bài tập thực hành cho các nội dung trong chuyên đề; 
- Máy tính và máy chiếu. 
III. TIẾN TRÌNH 
Giáo viên giới thiệu và nêu mục tiêu của chuyên đề 1 
1. Nội dung 1. Tìm hiểu khả năng, sở thích và cá tính của bản thân 
1.1 Mục tiêu 
- Phân biệt và bảo vệ đƣợc quan điểm của mình về bản thân: Khả năng, sở thích, và cá 
tính; 
- Nêu đƣợc ƣớc mơ nghề nghiệp của bản thân trên cơ sở đánh giá đƣợc mối tƣơng quan 
giữa bản thân với các hƣớng đi sau khi tốt nghiệp THPT và ƣớc mơ nghề nghiệp. 
1.2 Cách tiến hành 
1.2.1 Hoạt động 1.1. Giới thiệu (hoặc nhắc lại) lí thuyết cây nghề nghiệp 
Giáo viên nghiên cứu nội dung 1 và nội dung 2, chuyên đề 1- lớp 10 trong tài liệu này để 
tổ chức hoạt động 1.1 theo trình tự sau: 
Giáo viên treo tranh hoặc trình chiếu Hình 1.1 “Cây nghề nghiệp” (phụ lục I, chuyên đề 1, 
lớp 10) và đặt câu hỏi: 
- Em hãy mô tả “cây nghề nghiệp” mà em quan sát được ở trong bức tranh? 
- Em hiểu như thế nào về “cây nghề nghiệp”? 
Tổ chức cho học sinh thảo luận nhóm đôi 2 câu hỏi trên. Sau đó gọi một vài học sinh chia sẻ 
hiểu biết của mình về “lí thuyết cây nghề nghiệp”. Giáo viên khái quát lại và nêu tóm tắt nội 
dung “lí thuyết cây nghề nghiệp”: các khái niệm và ví dụ về khả năng, sở thích, cá tính, và 
81 
giá trị nghề nghiệp để dẫn dắt tới tầm quan trọng của việc chọn nghề theo “rễ”24 cây nghề 
nghiệp. 
1.2.2 Hoạt động 1.2. Ôn lại kiến thức về sở thích và khả năng theo lí thuyết Mật mã Holland 
đã được học ở lớp 10 
Giáo viên nghiên cứu lí thuyết mật mã Holland ở nội dung 2, chuyên đề 1, lớp 10 trong tài 
liệu này để tổ chức hoạt động 1.2 này theo trình tự sau: 
Giáo viên giới thiệu (hoặc nhắc lại) lí thuyết mật mã Holland bằng cách treo hoặc trình chiếu 
bảng: Sáu nhóm tính cách theo lí thuyết mật mã Holland và sơ đồ 1.2. Sơ đồ hình lục 
giác mật mã Holland (phụ lục II, chuyên đề 1, lớp 10). Nếu có các bảng in riêng biệt từng 
nhóm tính cách, có thể đính lên tƣờng quanh lớp để học sinh đến tự đọc. Giáo viên giải 
thích (hoặc nhắc lại) các nội dung trong bảng và sơ đồ. 
Tổ chức cho học sinh thực hành xác định sở thích và khả năng của bản thân thông qua 
làm bài tập 1.2. Xác định nhóm sở thích và khả năng của bản thân (phụ lục XI, chuyên 
đề 1, lớp 11) trong 20 phút theo 3 bƣớc: 
- Bước 1. Làm việc cá nhân: Học sinh đối chiếu sở thích, và khả năng của bản thân với 
các đặc điểm đƣợc ghi ở từng nhóm tính cách để xác định mình thuộc nhóm tính cách 
nào. Đánh dấu và ghi vào sơ đồ đã vẽ nhóm tính cách của mình. 
- Bước 2. Làm việc theo nhóm: Học sinh chia sẻ và trao đổi kết quả bài tập trong nhóm 4 
- 5 ngƣời. Các thành viên trong nhóm có thể đƣa ra ý kiến phản biện lẫn nhau và bảo vệ 
quan điểm của mình. 
- Bước 3. Nhận xét: Học sinh tự nhận xét kết quả làm bài tập, sau đó giáo viên đƣa nhận 
xét chung. 
1.2.3 Hoạt động 1.3. Giới thiệu “lí thuyết về cá tính” 
Vai trò của cá tính trong hƣớng nghiệp: Qua “lí thuyết cây nghề nghiệp” các em đã biết, 
cá tính là một yếu tố quan trọng mà các em cần hiểu rõ khi đƣa ra quyết định chọn ngành 
học và nghề nghiệp tƣơng lai. Nếu chọn cho mình ngành nghề không phù hợp với cá tính sẽ 
dễ gây ảnh hƣởng không tốt tới tinh thần của bản thân và hiệu quả công việc. 
Ví dụ, những ngƣời có cá tính hƣớng nội, thích suy ngẫm và làm việc một mình, cần thời 
gian suy nghĩ trƣớc khi phát biểu ý kiến hay ra quyết định, sẽ cảm thấy khó khăn nếu làm 
một công việc đòi hỏi phải xã giao hàng ngày hoặc cần dành phần lớn thời gian làm việc để 
trao đổi và nói chuyện với ngƣời lạ. 
Lưu ý: Trong thực tế, có những ngƣời làm công việc không phù hợp với cá tính nhƣng họ 
vẫn có thể hoàn thành tốt công việc do tính chất công việc phù hợp với khả năng của họ. 
Tuy nhiên, về lâu dài, sự phát triển công việc không thể tốt bằng khi họ đƣợc làm công việc 
phù hợp với cá tính thiên bẩm. 
Giáo viên nêu ví dụ thực tế để làm rõ ý trên. Có thể tham khảo ví dụ sau: 
24
 Giáo viên đọc các khái niệm, ví dụ về sở thích, khả năng, cá tính, và giá trị nghề nghiệp và tầm quan trọng của 
việc chọn nghề theo “ rễ” trong tài liệu ở chuyền đề 1, lớp 10. 
82 
Ví dụ: Hà là ngƣời có cá tính hƣớng ngoại, thích gặp gỡ và làm việc với ngƣời khác, rất 
thích hoạt động, không thích ngồi một chỗ, nhƣng lại làm công việc kế toán - một công việc 
đòi hỏi phải dành phần lớn thời gian ngồi lì trƣớc máy tính và làm việc với giấy tờ, con số. 
Thời gian đầu, Hà vẫn hoàn thành tốt việc đƣợc giao do khả năng của Hà phù hợp với công 
việc. Nhƣng dần dần, Hà bắt đầu cảm thấy chán, mất hứng thú trong công việc, không có 
động lực để phát triển chuyên môn. Rất may là sau một thời gian, Hà đƣợc chuyển sang làm 
công việc huấn luyện các nhân viên mới vào - một vị trí đòi hỏi phải thƣờng xuyên tiếp xúc, 
hƣớng dẫn những ngƣời trẻ tuổi hơn. Công việc này không phải ngồi một chỗ nhiều nhƣ 
trƣớc đã khiến Hà cảm thấy thoải mái, vui vẻ hơn. Hà trở nên hăng hái làm việc và nghĩ ra 
nhiều ý tƣởng mới cho công việc. 
Giáo viên nêu vấn đề: Làm cách nào để xác định được cá tính của bản thân? 
Giới thiệu công cụ tìm hiểu cá tính MBTI: Hiện nay, trên thế giới có rất nhiều trắc nghiệm 
khác nhau để tìm hiểu cá tính. Riêng trong hƣớng nghiệp, rất cần có những trắc nghiệm 
chuyên biệt để giúp những ngƣời muốn tìm hiểu cá tính của bản thân và muốn biết với cá 
tính của mình thì nên làm việc trong môi trƣờng nào là phù hợp, phát triển tốt. Sau đây thầy/ 
cô sẽ giới thiệu và hƣớng dẫn các em sử dụng công cụ tìm hiểu cá tính MBTI25. 
Giáo viên giới thiệu nội dung của từng cặp phạm trù trong bộ công cụ tìm hiểu cá tính 
MBTI (phụ lục XI, chuyên đề 1, lớp 11). Sau đó nhấn mạnh: Ý nghĩa cốt lõi của công cụ cá 
tính MBTI là không có đặc điểm/xu hƣớng nào tốt, cũng không có đặc điểm/ xu hƣớng nào 
xấu. Tất cả đều có điểm mạnh và điểm yếu của riêng của nó. Điều quan trọng là mỗi ngƣời 
trong chúng ta nhận ra xu hƣớng của mình, hiểu rõ mình, chấp nhận mình. Từ đó, sống nhẹ 
nhàng hơn, khoan dung với mình và với mọi ngƣời hơn, và có những quyết định nghề 
nghiệp phù hợp với mình hơn. 
1.2.4 Hoạt động 1.4. Thực hành áp dụng tìm hiểu cá tính MBTI 
Giáo viên dán các tờ giấy có in sẵn nội dung của mỗi phạm trù trong trắc nghiệm MBTI vào 
tờ giấy khổ A1 lên tƣờng trong lớp học và nêu mục đích, yêu cầu, cách tiến hành nhƣ sau: 
- Mục đích: Học sinh tự xác định đƣợc cá tính của bản thân để làm cơ sở cho việc chọn 
nghề. 
- Yêu cầu: Mỗi học sinh tự xác định 4 xu hướng cá tính của bản thân trong 4 cặp phạm trù. 
- Cách tiến hành: 
Bước 1. Làm việc cá nhân: Mỗi em hãy đến những vị trí có dán tờ giấy in các cặp phạm trù 
cá tính, đọc kĩ nội dung đƣợc ghi trên giấy. Với mỗi cặp phạm trù, mỗi em đƣợc quyết định 
chọn một “cái” cho mình, hoặc bên trái hoặc bên phải. Các em chú ý, không được chọn hết 
25
 MBTI đƣợc viết tắt của từ Myers-Briggs Type Indicator, tạm dịch là công cụ tìm hiểu cá tính. Chúng tôi chọn 
MBTI vì những lí do sau: 1/ MBTI là công cụ đƣợc tin tƣởng và sử dụng bởi hơn hai triệu ngƣời mỗi năm ở 70 
quốc gia trên thế giới và phần lớn các công ty trong danh sách 100 công ty trong báo US Fortune, rất nhiều công 
ty lớn tại Úc, và một số công ty đa quốc gia tại Việt Nam. 2/ MBTI là một công cụ có bề dày nghiên cứu, và vẫn 
đang đƣợc tiếp tục nghiên cứu để phát triển. 3/ MBTI đã đựơc dịch và sử dụng ở những quốc gia có nền văn hóa 
tƣơng tự Việt Nam. 4/ Tuy MBTI là một công cụ mà ngƣời sử dụng phải trả tiền, nhƣng chúng ta có thể hiểu và 
dùng những khái nịêm chính (miễn phí) để giúp học sinh hiểu thêm về cá tính mà không cần mất tiền. 5/ Chúng 
tôi đã đựơc phép của công ty CPP, là công ty giữ bản quyền của công cụ MBTI, cho phép dịch và sử dụng một 
phần của công cụ MBTI ra tiếng Việt với điều kiện dùng trong giáo dục và không đƣợc kinh doanh. 
83 
cả hai, cũng không được không chọn cái nào. Khi quyết định chọn, mỗi em hãy để ý đến 
phần hƣớng dẫn “70%”, có nghĩa là bên nào các em thấy giống mình nhiều hơn thì chọn bên 
đó, dù rằng cả hai bên đều có phần của mình. Học sinh ghi vào giấy 4 phạm trù phù hợp với 
bản thân và một vài nét chính trong phạm trù đó. 
Bước 2. Học sinh làm việc theo nhóm 2 hoặc nhóm 4 để chia sẻ, trao đổi trong nhóm về kết 
quả xác định xu hƣớng cá tính. Giáo viên khuyến khích các em đƣa ra ý kiến phản biện và ý 
kiến bảo vệ quan điểm của mình. 
Thời gian thực hành là 15 phút. Trong thời gian học sinh thực hành, giáo viên có thể đến gần 
và hỏi một số học sinh về kết quả xác định cá tính của các em. 
Chú ý: Nếu giáo viên và học sinh nào muốn tìm hiểu thêm về công cụ khác có thể tham 
khảo tài liệu tiếng Anh ở địa chỉ  hoặc tài liệu tiếng Việt ở địa chỉ 
 Xin lưu ý rằng, trang dẫn của tài liệu 
tiếng Việt, cho đến lúc này (theo hiểu biết của tác giả) chưa được phép của công ty bản 
quyền trong việc dịch, do đó chỉ nên dùng để tham khảo. 
Kết luận nội dung 1: Sở thích, khả năng và cá tính là những yếu tố quan trọng mà mỗi 
ngƣời cần tìm hiểu kĩ càng trƣớc khi chọn nghề. Chỉ khi mỗi ngƣời trong chúng ta tự trả lời 
một cách đầy đủ, chính xác câu hỏi “Mình là ai?”, khi đó chúng ta mới có đủ căn cứ khoa 
học để chọn nghề theo “rễ”. Có nhiều cách tìm hiểu bản thân, nhƣng tốt nhất là tự mình tìm 
hiểu bản thân bằng cách làm các trắc nghiệm về sở thích, khả năng, cá tính 
Nội dung cần ghi nhớ: Sở thích nghề nghiệp, khả năng và cá tính của bản thân là những yếu 
tố chủ quan có ảnh hƣởng mang tính quyết định tới việc chọn nghề phù hợp. 
2. Nội dung 2. Các hƣớng đi sau khi tốt nghiệp THPT 
2.1 Mục tiêu 
Học sinh biết đƣợc các hƣớng đi sau khi tốt nghiệp THPT, từ đó, có sự lựa chọn hƣớng đi 
phù hợp trên cơ sở đối chiếu khả năng, sở thích và cá tính của bản thân với các hƣớng đi 
sau khi tốt nghiệp THPT. 
2.2 Cách tiến hành 
2.2.1 Hoạt động 2.1. Giới thiệu lí thuyết xây dựng kế hoạch nghề nghiệp 
Giáo viên treo tranh hoặc trình chiếu Mô hình chìa khóa xây dựng kế hoạch nghề nghiệp 
(phụ lục IX, chuyên đề 3, lớp 10) và chỉ vào từng phần trong hình để giới thiệu các nội dung: 
Em là ai? 
Ở phần đầu, chúng ta đã cùng nhau tìm hiểu bản thân để xác định và trả lời đƣợc câu hỏi 
“Em là ai?” trong các lĩnh vực: Sở thích, khả năng và cá tính. Đây là phần chính trong “Mô 
hình chìa khóa xây dựng kế hoạch nghề nghiệp”. 
Em sẽ đi về đâu? 
Cuối năm lớp 12, học sinh sẽ gặp một trong các trƣờng hợp: Thi đỗ tốt nghiệp hoặc không 
đỗ tốt nghiệp THPT; Thi đỗ Đại học hoặc không đỗ Đại học. 
Với những học sinh đỗ tốt nghiệp, các em có những lựa chọn sau: 
 Học nghề tại cơ sở (TTDN, học nghề tại gia đình hoặc học nghề truyền thống tại làng 
nghề); 
84 
 Thi vào trƣờng nghề; 
 Thi vào trƣờng Cao đẳng; 
 Thi vào Đại học; 
 Làm kinh tế gia đình hoặc tham gia lao động sản xuất tại địa phƣơng; 
 Đi làm ở nơi khác. 
Với những học sinh không đỗ tốt nghiệp, sẽ có những chọn lựa sau: 
 Học lại lớp 12 để năm tới thi lấy bằng tốt nghiệp THPT; 
 Nghỉ học và học nghề tại cơ sở; 
 Nghỉ học và làm kinh tế gia đình hoặc tham gia lao động sản xuất tại địa phƣơng; 
 Nghỉ học và đi làm ở nơi khác. 
Với những học sinh không thi đỗ Đại học sẽ có những lựa chọn sau: 
 Xin học nghề tại cơ sở (TTDN, học nghề tại gia đình hoặc học nghề truyền thống tại làng 
nghề); 
 Đăng kí vào trƣờng nghề; 
 Thi hoặc đăng kí vào trƣờng Cao đẳng nghề; 
 Ôn thi lại để năm tới tiếp tục thi vào Đại học; 
 Làm kinh tế gia đình hoặc tham gia lao động sản xuất tại địa phƣơng; 
 Đi làm ở nơi khác. 
Giáo viên nhấn mạnh, vì rất nhiều lí do khác nhau, các em sẽ chọn lựa các hƣớng đi khác 
nhau. Điều quan trọng nhất trong việc xác định hƣớng đi sau khi thi tốt nghiệp THPT là các 
em phải hiểu rõ về bản thân, đặc biệt là sở thích nghề nghiệp và khả năng (bao gồm cả năng 
khiếu và kĩ năng) và hoàn cảnh gia đình. Sau đó là sự am hiểu hoàn cảnh kinh tế nơi mình 
sống. Khi các em hiểu rõ mình muốn gì và vì sao mình muốn vậy, các em sẽ ít bị môi trƣờng 
xung quanh ảnh hƣởng đến quyết định của mình và sẽ vững vàng đi trên con đƣờng mình 
đã lựa chọn. Bên cạnh đó, các em nên nhớ rằng, chọn hƣớng đi sau khi tốt nghiệp THPT, 
trong đó có lựa chọn nghề nghiệp tƣơng lai là một cuộc hành trình. Trong cuộc hành trình 
này, các em có thể thay đổi nhiều lần sự lựa chọn của mình sao cho phù hợp với bản thân 
và nhu cầu của xã hội, tùy theo từng giai đoạn trong cuộc sống. 
Làm sao để đi đến nơi em muốn đến? 
Giáo viên treo tranh hoặc trình chiếu hình 2.2. Mô hình lập kế hoạch nghề(phụ lục XII, 
chuyên đề 1, lớp 11) và giải thích (hoặc ôn lại) lí thuyết “mô hình lập kế hoạch nghề” mà học 
sinh đã tìm hiểu ở lớp 926 để giúp cho học sinh hình dung rõ hơn những bƣớc cần làm trong 
tƣơng lai. Theo mô hình, trƣớc tiên các em phải thực hiện 3 bƣớc tìm hiểu: 1/ Tìm hiểu bản 
thân trong 4 lĩnh vực: sở thích, khả năng (bao gồm cả năng khiếu, khả năng học văn hóa, và 
những kĩ năng khác), cá tính, và giá trị nghề nghiệp cũng như tình trạng sức khỏe; 2/ Tìm 
hiểu TTrTDLĐ để biết những công việc đang cần nguồn nhân lực ở thị trường trong vùng và 
quốc gia; Những nghề đang được xem là có tiềm năng trong tương lai và những kĩ năng thiết 
yếu mà người lao động cần phải có; 3/ Tìm hiểu những ảnh hưởng từ hoàn cảnh gia đình và 
hoàn cảnh KTXH đến việc chọn hướng học, chọn nghề của bản thân. 
Sau khi hoàn tất 3 bƣớc tìm hiểu, các em cần tiến hành 4 bƣớc hành động: 
26
 Nội dung này đƣợc giới thiệu trong tài liệu bổ sung sách giáo viên giáo dục hƣớng nghiệp lớp 9. 
85 
 Xác định mục tiêu nghề nghiệp; 
 Ra quyết định cho việc chọn lựa nghề nghiệp của mình; 
 Thực hiện quyết định đã chọn lựa; 
 Từ từ đánh giá xem quyết định ấy có thực sự phù hợp với bản thân hay không. 
Lưu ý với học sinh: Các em nên nhớ rằng, cha mẹ luôn đóng vai trò rất quan trọng trong cả 
quá trình lựa chọn hƣớng học, chọn nghề, từ các bƣớc tìm hiểu đến khi ra quyết định nghề 
nghiệp. Vì vậy, các em càng chia sẻ với cha mẹ nhiều, thì quyết định của các em sẽ càng 
phù hợp với bản thân và gia đình. 
Giáo viên nêu một số ví dụ để học sinh hiểu rõ hơn về các hƣớng đi sau khi thi tốt nghiệp 
THPT theo lí thuyết “mô hình lập kế hoạch nghề”. Có thể nêu hoặc tham khảo một số ví dụ 
sau để nêu ví dụ khác cho phù hợp với đối tƣợng học sinh và điều kiện thực tế: 
Ví dụ 1: Học sinh đỗ tốt nghiệp THPT, sau đó thi vào đại học 
Trong thời gian trƣớc khi thi tốt nghiệp THPT, Hòa đã tìm hiểu kĩ về bản thân, và phát hiện 
ra sở thích và khả năng của mình rất phù hợp với công việc phóng viên báo, đặc biệt trong 
lĩnh vực giải trí và tiếp thị. Em đã quyết định nộp đơn thi vào Ngành Báo chí của trƣờng Đại 
học Xã hội – Nhân văn tại Thành phố Hồ Chí Minh. Sau khi đỗ tốt nghiệp THPT, Hòa đã tích 
cực ôn thi để thi vào trƣờng Đại học đã nộp đơn đăng kí. 
Ví dụ 2: Học sinh đỗ tốt nghiệp THPT – thi vào trƣờng Cao đẳng gần nhà 
Trong thời gian trƣớc khi thi Đại học, Cao đẳng, Mai đã tìm hiểu kĩ về bản thân, và phát hiện 
ra sở thích và khả năng của mình rất phù hợp với công việc kế toán - tài chính. Em có 
nguyện vọng thi vào trƣờng Đại học Ngoại thƣơng Hà Nội, chuyên ngành Kế toán. Nhƣng 
không may, mẹ em bệnh nặng, em lại là con gái lớn trong gia đình. Nếu em đi học xa nhà thì 
không ai chăm sóc mẹ và làm công việc gia đình. Do đó, sau khi trò chuyện cùng gia đình, 
Mai đã quyết định thi vào ngành kế toán ở trƣờng Cao đẳng gần nhà. 
Ví dụ 3: Học sinh không đỗ tốt nghiệp THPT – học thi lại tốt nghiệp THPT, rồi học nghề 
Tâm thi tốt nghiệp THPT nhƣng không đỗ. Em rất buồn. Sau khi trò chuyện cùng thầy cô, 
Tâm phát hiện nguyên nhân chính là do bản thân không tha thiết với việc học văn hóa. Tâm 
rất khéo léo, thích làm việc với dụng cụ và đồ gỗ. Sau giờ học, em rất thích đến xƣởng mộc 
gần nhà để nhìn các chú cƣa, bào, tạo ra những sản phẩm nội thất bằng gỗ. Gia đình thuyết 
phục Tâm rằng, tấm bằng tốt nghiệp THPT rất quan trọng cho tƣơng lai, và cũng cho phép 
em học nghề thợ mộc. Vì vậy, Tâm quyết định xin học lại để thi lấy bằng tốt nghiệp THPT. 
Sau đó, em xin đƣợc học nghề ở xƣởng mộc gần nhà. 
Ví dụ 4: Giáo viên có thể nêu thêm ví dụ trong bài báo: Câu chuyện làm giàu trên đất quê 
hƣơng (phụ lục XIV, chuyên đề 2, lớp 11). 
2.2.2 Hoạt động 2.2. Suy ngẫm 
Giáo viên tổ chức cho học sinh làm bài tập 2.2. Lựa chọn hƣớng đi tiếp theo sau khi thi 
tốt nghiệp THPT (phụ lục XII, chuyên đề 1, lớp 11) theo 2 bƣớc: 
- Bước 1. Làm việc cá nhân: Mỗi em hãy suy nghĩ và khoanh vào chữ cái ở đầu câu trả 
lời phù hợp với hƣớng đi mà em sẽ chọn cho mình sau khi thi tốt nghiệp THPT; 
86 
- Bước 2. Làm việc nhóm: Trao đổi, chia sẻ trong nhóm về hƣớng đi mà bản thân đã lựa 
chọn. Giáo viên khuyến khích học sinh đƣa ra ý kiến phản biện và ý kiến bảo vệ quan 
điểm của mình. 
2.2.3 Hoạt động 2.3. Xác định tương quan giữa khả năng, sở thích, cá tính của bản thân với 
các hướng đi sau khi tốt nghiệp THPT và chọn nghề 
Giáo viên nêu, vừa rồi, chúng ta đã tìm hiểu và xác định đƣợc sở thích, khả năng và cá tính 
của bản thân theo các LTHN. Đây là những căn cứ rất quan trọng để các em xác định 
hƣớng đi tiếp theo cũng nhƣ đƣa ra quyết định lựa chọn ngành học, nghề nghiệp tƣơng lai 
phù hợp sau khi tốt nghiệp THPT. Làm đƣợc điều này sẽ tạo tiền đề vững chắc cho sự 
thành công trong hoạt động nghề nghiệp sau này. 
Giáo viên nêu ví dụ minh họa cho vấn đề vừa nêu. Có thể sử dụng ví dụ sau hoặc đưa ra ví 
dụ khác phù hợp với học sinh và điều kiện thực tế hơn: 
* Ví dụ 1: Thành là một học sinh có sở thích sử dụng máy vi tính làm nhiều thứ, khám phá 
nhiều thứ. Thành ao ƣớc sau này ra trƣờng sẽ làm một công việc gì đó có liên quan đến 
máy tính nhƣng không đơn thuần là Công nghệ thông tin. Đặc biệt, Thành rất say mê theo 
dõi các chƣơng trình thi Robotcom giới thiệu trên truyền hình. Thành còn có sở thích 
nghiên cứu những thành tựu khoa học, các phát minh khoa học ở Việt Nam và thế giới. 
Khả năng: Thành tiếp thu các kiến thức về tin học rất nhanh và có kĩ năng ứng dụng công 
nghệ thông tin vào các lĩnh vực có liên quan đến việc học của em nhƣ tạo một trang web 
riêng cho mình, chia sẻ các nguồn tài liệu trên mạng cho các bạn có cùng đam mê với 
mình... Thành có sức học khá, đặc biệt là các môn tự nhiên nhƣ Toán, Lí, Hóa. 
Cá tính: Thành là ngƣời thích làm việc độc lập. Đôi lúc Thành cũng thích làm việc với một 
nhóm nhỏ. Thành thuộc nhóm ngƣời có khí chất ưu tư. 
Điều kiện sức khỏe của Thành đạt mức trung bình, mắt em tốt và có khả năng đáp ứng 
công việc ngồi một chỗ làm việc với máy vi tính nhiều giờ trong một ngày. 
Với những đặc điểm trên cho thấy, Thành có sở thích thuộc nhóm Kĩ thuật và khả năng 
thuộc nhóm Nghiên cứu. Kết hợp các yếu tố: Sở thích, khả năng, cá tính, sức khỏe và kết 
quả học tập ở phổ thông cho thấy, Thành nên chọn các ngành nghề có ứng dụng công 
nghệ thông tin vào sản xuất, đặc biệt là các nghề có liên quan đến Robot. 
Nhƣ vậy, ngành học thích hợp nhất với Thành là ngành Tự động hóa, ngành thích hợp 
thứ hai là Công Nghệ thông tin và chuyên ngành Thiết kế phần mềm 
Nếu chọn vào ngành Tự động hóa thì công việc phù hợp đối với Thành là ứng dụng công 
nghệ thông tin để lập quy trình sản xuất tự động nhƣ tay máy, ngƣời máy. Nếu chọn vào 
ngành thiết kế phần mềm thì công việc phù hợp với Thành là thiết kế phần mềm ứng dụng 
cho đơn vị sản xuất nhƣ điều hành dây chuyền sản xuất, lắp ráp sửa chữa linh kiện thông 
qua mạng 
Hiện nay các trƣờng có đào tạo ngành Tự động hóa và Ứng dụng Công nghệ thông tin là 
các trƣờng ĐHBK, Đại học Khoa học Tự nhiên (ĐHKHTN), ĐHSP Kĩ thuật và một số 
ngành Công nghệ thông tin của các trƣờng Cao đẳng, Đại học dân lập trên toàn quốc. 
* Ví dụ 2: 
Lan là học sinh có sở thích ca hát, múa và diễn kịch. 
87 
Lan có năng khiếu là hát rất hay và có khả năng thuộc bài hát, điệu múa rất nhanh. Lan 
thích xem ca múa nhạc trong các chƣơng trình truyền hình, băng đĩa và bắt chƣớc họ 
diễn lại gần nhƣ đạt 70%. Lan có sức học trung bình khá và kết quả môn văn của em 
cũng đạt loại khá.Cá tính: Lan hay mơ mộng, thích nói chuyện tình cảm nhẹ nhàng, lãng 
mạn. Khí chất thuộc nhóm sôi nổi. Lan thích làm đẹp và biết tự làm đẹp. 
Kinh tế gia đình thuộc diện gia đình cận nghèo. 
Qua các đặc điểm nêu trên cho thấy, Lan có sở thích thuộc nhóm Nghệ thuật và có năng 
khiếu cũng thuộc nhóm Nghệ thuật. Vì vậy, các ngành nghề thích hợp với Lan là các 
ngành thuộc về nghệ thuật. 
Để thỏa mãn ƣớc mơ, đồng thời phù hợp với kết quả học tập và hoàn cảnh kinh tế gia 
đình, Lan nên thi vào trƣờng Trung cấp Văn hóa - Nghệ thuật tại địa phƣơng. Nếu có điều 
kiện kinh tế và bản thân nỗ lực phấn đấu học tập thì Lan có thể thi vào trƣờng Cao đẳng 
Văn hóa - Nghệ thuật. Tại các trƣờng này, Lan sẽ thi môn Văn và các môn năng khiếu. 
Với môn năng khiếu thì Lan sẽ dễ dàng vƣợt qua. Đối với môn văn, em cũng có khả năng 
thi đỗ cao do sức học khá . Mặc khác, học Trung cấp Văn hóa - Nghệ thuật hay Cao đẳng 
Văn hóa - Nghệ thuật tại địa phƣơng thì thời gian học của em chỉ từ 18 tháng đến 2 năm 
rƣỡi. Nhƣ vậy, em sẽ kết thúc học tập sớm, ra trƣờng sớm và tìm việc làm tại Nhà văn 
hóa địa phƣơng hoặc các câu lạc bộ ca nhạc hoặc các đoàn văn công của tỉnh nhà để tự 
nuôi sống mình. Học gần nhà, Lan sẽ tiết kiệm đƣợc chi phí đi lại và ngày nghỉ vẫn có 
thể về phụ giúp gia đình. Chọn một nghề phù hợp với năng khiếu, sở thích, kết quả học 
tập, cá tính, và hoàn cảnh kinh tế gia đình thì chắc chắn Lan sẽ đạt đƣợc thành công. 
Thực hành áp dụng: Giáo viên hƣớng dẫn học sinh làm bài tập 2.3 (phụ lục XII, chuyên đề 
1, lớp 11) và giao cho học sinh hoàn thành bài tập ở nhà, coi nhƣ đây là bài tập đánh giá 
cuối chuyên đề. 
Kết luận nội dung 2. Sau khi thi tốt nghiệp THPT, có nhiều hƣớng đi tiếp cho các em. Hãy 
dựa vào sở thích, khả năng và cá tính của bản thân để

Tài liệu đính kèm:

  • pdfTai lieu bo sung_lop 10,11,12.pdf