PHẦN THỨ NHẤT
YÊU CẦU CẦN ĐẠT TRONG VIỆC DẠY KỸ NĂNG NGHE CHƯƠNG TRÌNH TIẾNG ANH THCS
Như chúng ta đã biết, nghe là một trong bốn kỹ năng quan trọng của việc dạy và học ngoại ngữ. Trước đây, mục tiêu chủ yếu của việc dạy và học ngoại ngữ là đọc hiểu để phục vụ nghiên cứu văn học, khoa học kỹ thuật. Ngày nay, nhằm phục vụ chính sách mở cửa, đổi mới, hòa nhập với khu vực và thế giới, mục tiêu của việc dạy và học ngoại ngữ là giao tiếp. Vì vậy, giáo viên phải dạy ngoại ngữ theo phương pháp giao tiếp bằng ngôn ngữ: listening – speaking.
Có lẽ hầu hết giáo viên dạy ngoại ngữ đều đồng ý rằng kỹ năng nghe hiểu là kỹ năng khó nhất đối với cả người dạy và người học. Tại sao học nghe lại là việc khó khăn? Vì khi học nghe, học sinh thường phải đối mặt với một số vấn đề sau:
- Lời nói trong băng quá nhanh.
- Giọng nói, ngữ âm và trọng âm trong băng quá lạ, khác xa với giọng nói thầy, cô mà các em nghe hằng ngày.
- Bài nghe có quá nhiều từ mới.
- Kiến thức nền các em có về các vấn đề được đề cập đến trong tapescripts không đủ để các em nắm được nội dung toàn bài, dẫn đến khó khăn trong lựa chọn đáp án đúng.
o guide thier listening. - Let students listen and fill in the rest in note form (letters, numbers...). - Ask students to exchanges their table and compare the answers. - Let them listen again until they have agreements on theirs answers. - Call on students fill in the table on the board. - Feedback from the whole class. 2.5 Comprehension questions: This is the most common “while – listening” technique. - Give students a set of questions: True/ false statements, multiple choice, “Wh” or “Yes - No” questions... - Run through the questions, explain difficult words or phrases, help students to realize cases of paraphrases used between the questions and the text. - Have them listen and answer. - Call on students to report their answers. - Play the tape again and pause at wanted information, then provide corrective feedback. Notes: Sometimes these comprehension questions have two parts, the first part helps students focus on the main ideas of the listening. Multiple choice or True/ False statements are often used for this. The second part forcus on the details: facts, figures, etc. “Wh” type questions are often used for this. 2.6. Skim or scan. *Skim: Write the statements that summarize ideas of the whole passage or paragraph, and ask students to choose the best/most appropriate one. For example: + Write headings then ask students to match to paragraphs. +Write several titles for a reading passage and ask students to choose the best one. *Scan: (This is similar to comprehension questions) Write questions that focus on different details and ask the students to answer the questions. 2.7. Prediction. * Get the students to close their books. - Read the story aloud to the class or let them listen to the tape, but stop at approriate moments and ask the students questions what was said or what might happen next. - Continue and see if they are right.This can be done as a game with groups of students checking each other’s answer. - Repeat the procedure 3-6 times. 3. Post- listening: 3.1. Roleplay: In this technique, students dramatise the listening text, taking the role of the characters in the story they have just heard. This is particularly good for students who haven’t studied the past tense but have just heard a story in the past tense. Have students call out characters in the story. Divide students into groups (each group presents a character). Get the groups of the same roles together, eliciting and then letting them practise what they will say. Cross – group to help students have chance to use what they have practised in role - playing; or they can have chance to be one of other characters. . Recall the story. After listening, teacher can ask students retell the story in the listening text in their own words. Teacher should help them by doing a mini drill first, usually using the same pictures or simplified statements that were used for “predicting” or “ordering” or “true/ false statements” in the while – listening tasks. Students practise speaking in pairs or groups. Call on students to retell the story in front of the class. The retelling with a picture can also be done as a chain story. 3.3. Write it up: Teacher can have students write up the information that they have in their listening instructions. They reconstruct the text in their own words using the notes in “grid” or drawings in the “listen and draw” exercises as cues. Students practise writing in groups, pairs or individually. Further practice: The teacher chooses a topic related to the listening topic, usually a topic personalised to the students, and designs a prodution activity for the students to do. For example, after doing the “grids” they will describe other classmates, or students can recount similar stories to the listening text – things that have happened to them personally. PHẦN THỨ HAI HƯỚNG DẪN CÀI ĐẶT VÀ SỬ DỤNG PHẦN MỀM AUDACITY 1.3 ĐỂ CẮT GHÉP FILE MP3 I. Tính năng chính: - Chuyển đổi các bản thu âm và băng từ sang dạng số hoặc CD. - Chỉnh sửa các tập tin âm thanh Ogg Vorbis, MP3, WAV, AIFF. - Cắt, sao chép, ghép nối hoặc trộn các âm thanh lại với nhau. - Thu lại âm thanh trực tiếp, thay đổi tốc độ, độ cao bản thu âm. - Xem danh sách đầy đủ các tính năng II. Hướng dẫn tải chương trình - Tải chương trình Audacity Tại đây ( - Trong file tải về gồm 3 file: 1. plug-in LAME MP3.exe (Để xuất ra tập tin định dạng MP3) 2. Ffmpeg.exe (Để nhập và xuất định dạng âm thanh khác như: AC3, AMR(NB), M4A và WMA, và nhập âm thanh từ tập tin video.) 3. Setup Audacity (File cài đặt chương trình) III. Hướng dẫn Cài đặt 1. Chạy file plug-in LAME MP3.exe 2. Chạy file Ffmpeg.exe -Trong hộp thoại Audacity First Run xuất hiện sau khi khởi động lần đầu, nhấp vào hộp bên phải trường Choose Language for Audacity to use, cuộn chuột xuống cuối danh sách và chọn Vietnamese để chọn giao diện tiếng Việt. Nếu thấy hộp thoại Confirm hiện ra sau đó, bấm Yes để xác nhận, bấm tiếp nút OK trên hộp thoại chào mừng để đến với giao diện Audacity - Để chuyển từ tiếng Anh sang tiếng Việt, bạn vào menu Edit (Chỉnh Sửa) > Preferences, chọn thẻ Giao diện trong hộp thoại mở ra, nhấp vào hộp Language ở khung bên phải và chọn Vietnamese thay cho Tiếng Anh, bấm OK để thay đổi. Lưu ý: - Trong khi Sony SoundForge hiển thị các file nhạc chọn mở cùng lúc trên từng thẻ trong một cửa sổ duy nhất, Audacity đưa các file nhạc mở cùng lúc vào từng cửa sổ riêng biệt. - Một khiếm khuyết của Audacity: không hỗ trợ chọn nhanh các lệnh thông qua menu chuột phải, mà phải chọn từ các menu lệnh nằm phía trên hoặc dùng tổ hợp phím nóng. - Khi thực hiện thao tác gì trong Audacity không như ý, bạn nhấn Ctrl + Z để hồi lại. IV. Hướng dẫn sử dụng Audacity 1. Mở tệp âm thanh và nghe nhạc Nháy File® Open hoặc nhấn tổ hợp phím Ctrl+O, một hộp thoại xuất hiện cho phép chọn tệp nhạc để nghe. Cửa sổ sau (h. 1) xuất hiện cho biết việc mở tệp âm thanh đã hoàn thành: Hình 1 Để bắt đầu nghe bản nhạc, ta nháy nút . Hình 2. ý nghĩa các nút trên thanh công cụ 2. Chỉnh sửa, ghép nối âm thanh Với phần mềm Audacity em có thể thực hiện được những công việc điều chỉnh, xử lí âm thanh đơn giản nhất như xoá một đoạn, dịch chuyển một đoạn từ vị trí này sang vị trí khác, ghép nối các đoạn âm thanh lại với nhau. Muốn thực hiện các thao tác với một đoạn âm thanh, việc đầu tiên cần làm là chọn một đoạn âm thanh. Thao tác thực hiện như sau: Nháy chuột chọn công cụ đánh dấu trên thanh công cụ của phần mềm. Kéo thả chuột từ vị trí bắt đầu đến vị trí kết thúc (h. 3). Hình 3. Một đoạn âm thanh đã được chọn Chú ý: Để huỷ chọn em chỉ cần nháy chuột tại một vị trí bất kì. a) Xóa đoạn âm thanh đã chọn Chọn đoạn âm thanh muốn xoá. Nhấn phím Delete hay thực hiện lệnh Edit ® Delete. b) Di chuyển đoạn õm thanh Để di chuyển đoạn âm thanh, em chọn đoạn âm thanh muốn di chuyển và nhấn tổ hợp phím Ctrl+X. Sau đó nháy chuột tại vị trí muốn chuyển đến và nhấn tổ hợp phím Ctrl+V. c) Ghộp nối hai bản nhạc hoặc hai đoạn nhạc Giả sử chúng ta muốn ghép nối hai đoạn âm thanh (trong hai tệp âm thanh) với nhau. Các thao tác thực hiện như sau: Cách 1 : Mở tệp âm thanh thứ nhất. Sau đó nháy Project ® Import Audio để mở thêm một tệp âm thanh. Khung âm thanh của tệp thứ hai xuất hiện phía dưới khung âm thanh của tệp thứ nhất như hình 4 dưới đây. Hình 4 Nếu muốn ghép một đoạn âm thanh của tệp thứ hai vào cuối của tệp âm thanh thứ nhất, ta chọn tệp âm thanh thứ hai và chọn đoạn âm thanh muốn ghép nối vào tệp thứ nhất rồi nhấn tổ hợp phím Ctrl+C. Nháy chuột vào vị trí cuối của tệp thứ hai và nhấn tổ hợp phím Ctrl+V để ghép nối. Hình 5 Kết quả thể hiện như hình 6 dưới đây. Hình 6 Hình 7 Sau khi thực hiện xong công việc ghép nối thì có thể xoá toàn bộ tệp âm thanh thứ hai từ màn hình phần mềm. Thực hiện công việc này bằng cách nháy chuột vào vị trí nút có dấu X tại góc trái phía trên của khung âm thanh này. Cách 2: Đầu tiên, tìm chọn cùng lúc những file nhạc muốn nối, tiếp đó chuyển qua cửa sổ hiển thị file nhạc thứ hai, nhấn Ctrl + C (hoặc vào menu Edit (Chỉnh Sửa) và chọn lệnh Copy (Chép)) để sao chép nội dung. Tiếp theo, bạn chuyển sang cửa sổ chứa file nhạc thứ nhất, nhấp chuột vào vùng sóng âm phía sau file nhạc này, rồi nhấn Ctrl + V (hoặc vào menu Edit (Chỉnh Sửa) và chọn lệnh Paste (Dán)) để dán file nhạc thứ hai vào. Tương tự, chuyển sang cửa sổ chứa file nhạc thứ ba và nhấn Ctrl + C để sao chép nội dung, rối chuyển sang cửa sổ chứa file nhạc thứ nhất, nhấp chuột vào vùng sóng âm phía sau file nhạc thứ hai và nhấn Ctrl + V để dán tiếp file nhạc thứ ba vào. Sau cùng, vào menu Tập tin và chọn lệnh Xuất, chọn định dạng, thiết lập lại thông số âm thanh và chọn thư mục file nhạc "liên khúc". Sau cùng, vào menu Tập tin và chọn lệnh Xuất để lưu lại file nhạc "liên khúc". d. Lưu âm thanh - Sau đó, vào menu File (Tập tin) và chọn lệnh Export (Xuất). Trong hộp thoại Xuất tập tin mở ra, bạn nhấp vào hộp Save as type phía dưới và chọn định dạng cho file nhạc vừa bị cắt, bấm nút Tùy chọn nếu muốn thiết lập lại thông số âm thanh (chế độ bit, chất lượng, kênh âm thanh), sau đó chọn thư mục lưu nhạc và bấm Save. Hình 8 - Sau khi xác định và đánh dấu đoạn nhạc muốn tách như trên, vào menu File (Tập tin) và chọn lệnh Export selection (Xuất phần chọn). Trong hộp thoại Xuất tập tin mở ra, chọn định dạng, thiết lập lại âm số âm thanh (nếu muốn) và chọn thư mục lưu đoạn nhạc vừa chọn. * Thay đổi dữ liệu: - Ở hộp thoại Sửa dữ liệu đặc tả hiện ra kế đó, bạn có thể chỉnh sửa thông tin meta như tên nghệ sĩ, tên bài hát, tên album, thể loại nhạc,... rồi bấm OK để xuất nhạc. - Trên menu Effect (Hiệu ứng) của Audacity khoảng 36 bộc lọc và hiệu ứng đặc biệt để áp dụng cho bản nhạc của mình, đáng chú ý: bộ cân bằng tần, bộ nén tiếng, chuẩn hóa, cân bằng âm lượng, cắt bỏ khoảng lặng, dịch pha, khếch đại, lặp lại, thay đổi nhịp điệu, thay đổi tốc độ phát, thay đổi độ cao, tiếng vọng, tăng âm trầm, xóa nhiễu, âm lượng giảm dần, âm lượng tăng dần, đảo ngược âm thanh, Vocal Remover (loại bỏ giọng ca sĩ, song hiệu quả mang lại chỉ ở mức tương đối)... Lưu ý: trong giao diện hầu hết bộ lọc và hiệu ứng đều có sẵn nút Xem trước để duyệt qua bản nhạc vừa được hiệu chỉnh trước khi bấm OK để áp dụng. Hình 9 PHẦN THỨ BA HƯỚNG DẪN CÀI ĐẶT VÀ SỬ DỤNG PHẦN MỀM WAVEPAD ĐỂ THU ÂM, CẮT, GHÉP FILE MP3 1. Cách Cài Đặt Wavepad Link tải phần mềm: https://onedrive.live.com/redir?resid=39A18F2802D3CB10!5701&authkey=!ALda3BA0zDjoOgw&ithint=file%2crar Cài WavePad vào máy tính bằng cách nhấn chuột 2 lần (nhấn đúp) vào chương trình này (wpsetup.exe). Lưu Ý: Nếu chương trình Convert còn ở dạng zip, phải bung ra dùng chương trình winzip chẳng hạn trước khi cài đặt. Chọn I agree with these terms, khi màn License Agreement hiện lên. Hình 1 – Màn License Agreement Nhấn vào Accept => để tiếp tục cài nhu liệu này vào máy. Và đợi quá trình cài đặt hoàn thành. 2. Hướng dẫn chỉnh sửa file âm thanh WavePad Sound Editor (WPSE) là phần mềm chỉ chiếm vài MB trên đĩa cứng, chạy rất nhanh, mang nhiều phong cách của một phần mềm và cho hiệu quả cực cao. Một điều nữa làm mình ấn tượng đó là “phần mềm này rất dễ dùng”. Đầu tiên chọn file âm thanh để chỉnh sửa. Chọn Open file (Hình 2) Hình 2: Màn hình chính của Wavepad WPSE hiển thị tệp Audio muốn chỉnh sửa dưới dạng sóng âm. Cho phép người dùng kéo chọn, bôi đen, rồi xử lý đoạn đã chọn, chép, cắt, xóa, giống như soạn thảo văn bản. Hình 3: Giải âm thanh cần chỉnh sửa WPSE cho phép mở nhiều cửa sổ con bên trong, mỗi cửa sổ để chỉnh sửa 1 file. Bạn có thể copy 1 đoạn từ file này, rồi paste sang file kia (Hình 4) Hình 4: Trộn âm thanh WPSE có nhiều hiệu ứng (đa số các hiệu ứng hay dùng trong các phần mềm chuyên nghiệp). Cho bạn thoải mái tinh chỉnh tệp âm thanh của bạn. Và nó hỗ trợ nhiều định dạng để chỉnh sửa, các định dạng thường sử dụng đa số đều nằm ở trong này hết. - Để lưu file định dạng MP3, bạn phải cài thêm chương trình encoder. 3. Cách ghi âm Cách Kết Nối Dây Cáp Để Thu Âm Để thu âm vào máy tính cần phải có các thiết bị như sau: 1. Máy tính có lắp một cạc âm thanh (sound card) 2. Đầu máy cassette loại thường (tape deck) hoặc loại bỏ túi (portable) cũng được. 3. Dây cáp để nối từ đầy máy cassette đến máy tinh. 4. Micro nếu bạn thu âm trực tiếp. Đầu3.5 mm Dây cáp loại 1 Dành cho đầu máy thường Dây cáp loại 2 Dành cho loại cassette bỏ túi (portable) Cách nối dây cáp rất giản dị: chỉ gắn một đầu của dây cáp vào sound card trong máy tínhvà gắn đầu kia vào đầu máy cassette. Chỉ dùng một dây cáp mà thôi. 1. Máy cassette thường: Khi dùng máy này, phải nối bằng loại dây cáp 1 theo hình trên. a. Nối đầu 3.5mm vào chấu có tên LINE IN trên sound card nằm ở phía sau máy tính. b. Nối đầu dây cáp có hai chấu vào LINE OUT của đầu máy cassette. Nối sao cho hai màu của hai chấu trên dây cáp tiệp với hai màu của hai trụ LINE OUT trên máy cassette. 2. Máy cassette loại bỏ túi: Loại máy này có đầu cắm giống như đầu cắm của sound card nên dùng loại cáp 2. Nối đầu nào vào chấu nào cũng giống nhau. 3. Lưu Ý: a. Đôi khi dây cáp loại 1 có hai màu không tiệp với 2 màu trên máy cassette, thông thường màu đỏ dành cho channel PHẢI (R) và màu trắng dành cho channel TRÁI (L) b. Chấu LINE IN trên sound card đôi khi không ghi tên rõ ràng mà chỉ khắc dấu hiệu hoặc vẽ hình một mũi tên chỉ vào tâm một vòng tròn. LINE OUT ngược lại có hình mũi tên từ tâm vòng tròn đi ra, chấu này dùng để nối vào loa . c. Nếu dùng cassette loại bỏ túi (hay các máy chơi nhạc MP3) có chấu cắm 2.5 mm, dây cáp loại 2 không dùng trong trường hợp này được. Muốn dùng loại máy này cần có một adapter để đổi chấu 3.5 mm sang 2.5 mm. d. Đừng bao giờ nối dây cáp vào chấu microphone trên sound card. Chấu này chỉ dùng cho máy vi âm (microphone) mà thôi. e. Đừng dùng chấu ống loa (Speaker Out) trên máy cassette để nối vào sound card. Ngỏ ra của loa có công suất cực mạnh có thể làm hư sound card. Nếu không có LINE OUT từ máy cassette, có thể dùng HEADPHONE OUT nhưng nhớ vặn VOLUME xuống thật nhỏ, sau đó từ từ vặn lớn thêm trong lúc thu âm để tránh làm hư hại sound card. f. Nếu muốn thu âm từ các máy MP3 vào máy tính cũng theo cách thức trong bài này. Cuối cùng là chức năng không thể thiếu của một phần mềm chỉnh sửa âm thanh, đó là ghi âm. Cách khởi động WavePad: Khởi động Wavepad bằng cách nhấn đúp vào biểu tượng Wavepad trên desktop. Wavepad hiện ra như Hình 6. Hình 6. Wavepad đang hoạt động Cách mở file Mở một file mới bằng cách nhấn vào biểu tượng New File (Hình 6) Khung hình New File xuất hiện. (Hình 7) Chọn Sample Rate : 22050 (cho bài giảng). Chọn 44100 cho âm nhạc. Chọn Channels: Mono (cho bài giảng hoặc Stereo cho âm nhạc) OK để đóng. Lưu Ý: Nếu muốn mở một file đã lưu trong máy nhấn vào biểu tượng Open File nằm kế bên biểu tượng New File. Một cửa sổ mới (Untitled 1) sẽ hiện ra, nằm trong khung hình WavePad (Hình 7). Cửa sổ này sẽ là cửa sổ chính gọi là Cửa Sổ Sóng (Wave Windows) dùng làm nơi chứa sóng âm thu được để edit. Hình 7. Nhấn vào nút RECORD để bắt đầu thu âm Cách sắp xếp trước khi thu Khi đã sẳn sàng, nhấn vào nút RECORD, WavePad sẽ khởi động việc thu âm. Khi mới thu âm lần đầu, cần kiểm soát lại cách sắp xếp theo mặc định (default) của chương trình WavePad. Động tác này chỉ làm một lần hoặc chỉ làm khi nào cần thiết mà thôi. Trong phần này đừng bật máy cassette lên vội nhưng nếu muốn bỏ qua phần nay thì bật cassette lên là máy tính sẽ thu vào ngay. Cần phải sắp đặt hoặc kiểm chứng các điều kiện sau đây: - Chọn nguồn phát âm để máy tính biết âm thu từ đâu vào. - Các điều kiện mặc nhiên do WavePad tạo ra khi cài đặt. Hình 8. Màn Record Control b. Phần sắp xếp cao cấp Dùng Hình 9 để theo phần chỉ dẫn sau. Nhấn vào Advanced Record Settings. Chọn lựa các mục sau tùy theo sở thích của người sử dụng (Hình 12). Chọn bằng cách nhấn vào các ô trống bên trái. - Thu tự động (Auto Start Recording) - Cắt bỏ tự động (Auto Trim Recording) - Phát hiện âm tự động (Voice Activated Recording) Hình 9. Cách sắp xếp Wavepad khi thu tự động Công dụng của các mục trên được tóm tắt như sau: - Thu tự động: Việc thu thanh chỉ thực sự bắt đầu khi âm thanh được phát hiện. Nếu chưa bật cassette lên hoặc đã bật lên mà chỉ là băng trống (không có tiếng) thu âm cũng chưa bắt đầu. - Cắt bỏ động: Auto Trim Recording sẽ tự động xóa đi phần không có tiếng ở đoạn đầu cũng như đoạn cuối của âm đã ghi vào. - Phát hiện âm tự động: Âm chỉ được ghi vào khi nào mức độ đưa vào cao hơn là mức được chỉ định ở trong ô Threshold. BẮT ĐẦU THU ÂM Cách thu âm Lưu Ý: Lúc này WavePad có thể đang thu âm (RECORD), tùy theo cách sắp xếp ở giai đoạn trên (Advanced Record Settings). Nếu nút RECORD bị đè xuống WavePad đang trong giai đoạn thu âm. Lưu Ý: Trong lúc thu âm phải để ý đừng cho âm thanh vượt quá mức độ nếu không âm thanh thu được bị xén làm mất chất lượng và âm sẽ khó nghe. Điều chỉnh âm lượng (Volume) (như đề cập ở trên, Hình 11) để âm thanh thu vào vừa đủ, mực thu biểu diễn bằng các thanh màu xanh luôn luôn hiện ra và ít thanh màu đỏ hiện ra nhiều lần liên tiếp. Điều chỉnh âm thanh vào máy bằng 2 cách: 1. Điều chỉnh âm lượng từ nguồn phát âm để thu. 2. Điều chỉnh âm lượng dùng nút Volume ở ngõ Line In Cách ngừng thu Khi ngừng thu, tín hiệu sóng sẽ chuyển vào khung cửa sổ như (Hình 14). Xin chú ý đến một hàng số chỉ thời lượng thu âm ở phía dưới bên phải màn hình: đó là tổng số thời gian mà âm thanh đã được thu vào máy tính.Ngừng thu Thời lượng có định dạng như sau: GIỜ: PHÚT: GIÂY. % của một giây Cách đọc các con số biểu diễn thời lượng thu âm như sau: Thí dụ: 0:01:26.79 0 -> 0 giờ 0 -> 01 phút 26 -> 26 giây 79 -> 79 phần trăm của 1 giây Cách nghe thử âm mới thu Âm vừa mới thu có thể phát lại để nghe thử, kết quả có thể lưu vào đĩa hoặc xóa và thu lại file khác. Nhấn vào Go to Start (Home) để quay lại từ đầu và nhấn Play. Điều chỉnh âm thanh để vừa đủ nghe dùng Volume trong Hình 14. Nút điều chỉnh này không ảnh hưởng gì đến âm thu nó chỉ ảnh hưởng đến ampli và loa của máy tính mà thôi. Khi đã vừa ý, đóng khung này bằng cách nhấn vào ô có dấu X ở góc phải. (Hình 14) Lưu Ý: Muốn thu âm lại cũng phải đóng khung này và bắt đầu từ đầu. Sau khi đóng khung Record Control, tín hiệu sóng thu vào sẽ chuyển qua Cửa Sổ Sóng (Wave Window) như Hình 15 sau đây. Hình 10. Màn WavePad sau khi đóng Record Control Đến đây tín hiệu sóng có thể nghe lại, edit theo ý muốn như xóa đi phần thừa hoặc nhập thêm file đã thu từ trước, hoặc tác động các hiệu ứng (effects) của chương trình WavePad lên file này để lọc các nhiễu âm hay làm âm được hoàn hảo hơn. Cách lưu trữ file mới thu Nếu muốn lưu trữ file này, nhấn vào File > Save File As (Hình 15) Gõ theo chỉ dẫn ở Hình 16 (Save Audio File As) Save In: Chọn folder, thí dụ My Music. File Name: Chọn tên cho file vừa mới thu, thí dụ Bai Giang1. Save as type : Chọn thể loại, MP3 (MPEG Layer-3) Lưu ý: Có thể chọn thể loại khác như wav hoặc mp3 chẳng hạn. Nhấn vào Save File (hoặc Ctrl + S). Hình 11. Cách lưu trữ file Cách xếp đặt MP3 Nếu chọn thể loại file là MP3 cần xác định các mục sau đây: Chọn Constant Bitrate (CBR) Bitrate (kbps): Chọn 128 kbps Channels: Chọn Mono (Stereo dành cho âm nhạc). Click OK. File sẽ được lưu vào folder đã chọn ở trên. Đến đây là kết thúc phần thu âm và lưu file thu vào máy. PHẦN THỨ TƯ HƯỚNG DẪN CÀI ĐẶT VÀ SỬ DỤNG NERO 7 ĐỂ GHI ĐĨA CD 1. Cách cài đặt Nero Tải phần mềm tại đây ( Trong file tải về có 3 file: 1. Key (Dùng để đăng ký sử dụng phần mềm) 2. Huong dan su dung.doc 3. File cài đặt Chọn file cài đặt => chọn Next Chấp nhận các điều kiện sử dụng của Nero bằng cách đánh dấu vào ô I accept the term in the license agreement và nhấn Next. Nhập thông tin của người sử dụng vào User name và Organization hoặc sửa lại nếu đã có. Nhập mã số của chương trình vào Serial Number (mở file key trong phần tải về để lấy key). Nhấn Next để tiếp tục. Chọn kiểu Typical để cài đặt hết các chức năng của Nero hoặc chọn Custom nếu muốn lựa chọn cài một vài chức năng cần thiết. Nếu là lần đầu sử dụng thì nên chọn Typical để tìm hiểu thêm các chức năng của Nero. Sau khi chọn xong nhấn Next để tiếp tục và nhấn Install để tiến hành cài đặt. Chương trình sẽ tiến hành cài đặt, khi xuất hiện màn hình cho phép chọn các loại tập tin hình ảnh, phim, âm thanh và định dạng của chúng để mở bằng các chức năng của Nero. Chọn Seclect All nếu muốn mở tất cả bằng Nero hoặc chọn Remove All để mở bằng các chương trình đã có sẵn. Thẻ Options cho phép tạo các biểu tượng của Nero trên màn hình Desktop. Sau khi chọn xong nhấnNext và cuối cùng nhấn Finish để hoàn tất việc cài đặt. Nhấn Exit để thoát khỏi chương trình cài đặt, nếu xuất hiện thông báo yêu cầu khởi động lại hệ thống thì nhấn Yes để đồng ý. 2. Sử dụng Nero để ghi dĩa CD (Trong phần này mình chỉ hướng dẫn các bạn cách để thực hiện ghi một dĩa CD) Đầu tiên các bạn mở Nero Burning ROM trên màn hình lên, chọn Audio -> Make Audio CD để bắt đầu chức năng ghi đĩa Audio CD. Tiếp đến chọn mục Nero Express phía dưới góc trái. Một bảng lựa chọn xuất hiện, bạn chọn mục Music tiếp theo chọn Audio CD Tiếp theo là chọn các file nhạc có sẵn trên máy tính. Bấm nút Add để mở cửa sổ chọn file, trong cửa sổ chọn file tìm đến thư mục chứa file và bôi đen các file cần chọn. Khi chọn cần chú ý vạch thời gian phía dưới, bạn không được chọn quá 90 phút (thời lượng tối đa cho phép của 1 đĩa Audio CD). Cuối cùng, sau khi chọn xong bấm Finish để kết thúc và bấm Next để tới bước tiếp theo. Đây là bước cuối cùng trước khi ghi đĩa. Ở bước này bạn cần chú ý: Current Recorer: là ổ đĩa sẽ được sử dụng để ghi, ở đây lúc nào cũng có một thiết bị tên là Image Recorder, bạn KHÔNG CHỌN CÁI NÀY NHÉ (Nếu chọn vào đây thì Nero sẽ không ghi ra đĩa thật mà ghi ra một file ảnh của đĩa) Title: Là tên của đĩa Artist: Tên nghệ sĩ, ca sĩ thể hiện Writing Speed: Là tốc độ ghi. Thông thường các ổ đĩa có thể ghi đĩa với tốc độ từ 1x đến 52x. Tốc độ càng cao thì ghi càng nhanh nhưng chất lượng đĩa lại giảm và ngược l
Tài liệu đính kèm: