Tài liệu dạy và học Ngữ Văn 7 - Năm học: 2011 - 2012

I - MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT

- Nắm được khái niệm tục ngữ.

- Thấy được giá trị nội dung, đặc điểm hình thức tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất.

- Biết tích lũy thêm kiến thức về thiên nhiên và lao động sản xuất qua các câu tục ngữ.

II - TRỌNG TÂM KIẾN THỨC

1. Kiến thức

- Khái niệm tục ngữ.

- Nội dugn tư tưởng, ý nghĩa triết lý và hình thức nghệ thuật của những câu tục ngữ trong bài học.

2. Kĩ năng

- Đọc - hiểu, phân tích các lớp nghĩa của tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất.

- Vận dụng được ở mức độ nhất định một số câu tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất vào đời sống.

III – TIẾN TRÌNH LÊN LỚP

1. Ổn định lớp:

2. Kiểm tra bài cũ:

3. Bài mới: Giới thiệu bài: Ở HKI các em đã được học về ca dao. Đó là những câu văn biểu hiện thế giới nội tâm của con người (tức thiên về trữ tình). Hôm nay, chúng ta sẽ tìm hiểu thêm một thể loại của VHDG: tục ngữ. Nó được ví là kho báu của kinh nghiệm và trí tuệ dân gian, là túi khôn dân gian vô tận, tục ngữ là thể loại triết lí nhưng đồng thời cũng là “cây đời xanh đời”. Tục ngữ có nhiều chủ đề. Tiết học này giới thiệu tám câu tục ngữ có chủ đề về thiên nhiên và lao động sản xuất.

 

doc 199 trang Người đăng minhkhang45 Lượt xem 787Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Tài liệu dạy và học Ngữ Văn 7 - Năm học: 2011 - 2012", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
và nghị luận xã hội.
- Nhận diện và phân tích được luận điểm, phương pháp lập luận trong các văn bản đã học.
- Trình bày, lập luận có lí, có tình.
 3. Thái độ: Có ý thức naém vöõng ñöôïc ñaëc tröng cuûa vaên nghò luaän qua vieäc ñoái saùch vôùi caùc theå vaên töï söï, mieâu taû, tröõ tình.
II. CHUẨN BỊ:
1. Phương pháp: đàm thoại, gợi mở, phân tích, thảo luận,...
2. Phương tiện:
-GV: Bảng phụ, SGK, giáo án, SGV. 
-HS:Bài soạn,SGK,...
III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
1. Ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ:
	- Thu bài viết đoạn văn của H
	- Kiểm tra việc chuẩn bị bài ôn tập của H.
3. Bài mới:
Giới thiệu bài: Qua các văn bản nghị luận đã học các em đã được làm quen với cụm văn bản nghị luận, trong đó có các bài thuộc kiểu bài nghị luận chứng minh, giải thích, có kết hợp bình luận. Hôm nay, chúng ta sẽ cùng nhau ôn tập lại văn nghị luận để nắm vững đặc điểm của nó.
Tiến trình tổ chức các hoạt động :
Hoạt động 1: Tóm tắt về nội dung và đặc điểm nghệ thuật của các bài văn nghị luận đã học.
G chiếu bảng hệ thống câm lên màn hình (nếu có) hoặc bảng phụ.
Gọi H trình bày phần chuẩn bị của mình cho câu 1, 2 sgk/66-67. Có thể gọi mỗi H trả lời 1 bài, H khác nhận xét, bổ sung. G sửa và ghi lên bảng.
1-Hệ thống các văn bản nghị luận đã học ở lớp 7 (câu 1,2):
Tên bài-Tác giả- Đề tài nghị luận- Kiểu bài
Luận điểm chính
Nghệ thuật
-Tinh thần yêu nước của nhân dân ta
-Hồ Chí Minh
-Tinh thần yêu nước của dân tộc Việt Nam
-Chứng minh
-Dân ta có 1 lòng nồng nàn yêu nước. Đó là 1 truyền thống quí báu của ta.
-Lịch sử chống ngoại xâm.
-Kháng chiến chống Pháp.
-Bố cục chặt chẽ, mạch lạc.
-Dẫn chứng toàn diện, chọn lọc tiêu biểu và sắp xếp theo trình tự thời gian LS, khoa học, hợp lí; hình ảnh so sánh đặc sắc.
-Sự giàu đẹp của tiếng Việt
-Đặng Thai Mai
-Sự giàu đẹp của tiếng Việt
-Chứng minh + Giải thích
-TV có những đặc sắc của một thứ tiếng đẹp, một thứ tiếng hay.
-Bố cục mạch lạc, kết hợp CM với giải thích ngắn gọn.
-Luận cứ xác đáng, toàn diện, chặt chẽ.
-Đức tính giản dị của Bác Hồ
-Phạm Văn Đồng
-Đức tính giản dị của Bác Hồ
-Chứng minh + giải thích +bình luận
-Sự giản dị thể hiện trong mọi phương diện của đời sống: Bữa ăn, đồ dùng, căn nhà, lối sống, trong quan hệ với mọi người, trong lời ăn tiếng nói, bài viết.
-Thể hiện đời sống tư tưởng phong phú.
-Kết hợp CM với giải thích và bình luận ngắn gọn.
-Dẫn chứng cụ thể, toàn diện, đầy sức thuyết phục.
-Lời văn giản dị, tràn đầy nhiệt huyết, cảm xúc.
- Ý nghĩa văn chương
-Hoài Thanh
- Văn chương và ý nghĩa của nó đối với con người.
-Chứng minh + bình luận
-Nguồn gốc cốt yếu của văn chương là lòng thương người, thương cả muôn vật, muôn loài.
-Văn chương hình dung ra sự sống và sáng tạo ra sự sống.
-Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có, luyện những tình cảm ta sẵn có.
-Kết hợp CM với giải thích và bình luận ngắn gọn.
-Trình bày những vấn đề phức tạp 1 cách ngắn gọn, giản dị, dễ hiểu.
-Lời văn giàu hình ảnh và cảm xúc.
- Nghị luận là gì?
- Các phương pháp lập luận thường gặp là những phương pháp nào?
- HS trả lời
- HS trả lời
- Nghị luận là hình thức hoạt động ngôn ngữ phổ biến trong đời sống và giao tiếp của con người để nêu ý kiến đánh giá, nhận xét, bàn luận về các hiện tượng , sự vật, vấn đề xã hội, tác phẩm nghệ thuật
- Các phương pháp lập luận chính thường gặp là: chứng minh, giải thích.
3-a.Bảng hệ thống, so sánh đối chiếu các yếu tố giữa văn tự sự, văn nghị luận và văn trữ tình (câu 3a):
Thể loại
Yếu tố
Tên bài
Truyện kí 
-Cốt truyện
-Nhân vật
-Nhân vật kể chuyện
-Bài học đường đời đầu tiên.
-Buổi học cuối cùng.
-Cây tre Việt Nam.
Trữ tình 
-Tâm trạng, cảm xúc
-Hình ảnh,vần, nhịp,nhân vật trữ tình
-Ca dao-dân ca.
-Mưa, Lượm, Đêm nay Bác không ngủ.
-Nam quốc..., Nguyên tiêu, Tĩnh dạ tứ.
Nghị luận
-Luận đề, luận điểm, luận cứ
-Tinh thần yêu nước..., Sự giàu đẹp..., Đức tính giản dị của BH, ý nghĩa văn chương.
G chốt: Như các em biết những yếu tố nêu trong câu hỏi này chỉ là một phần trong những yếu tố đặc trưng của mỗi thể loại. Mặt khác, trong thực tế mỗi văn bản có thể không chứa đựng đầy đủ các yếu tố chung của thể loại. Các thể loại cũng có sự xâm nhập lẫn nhau, thậm chí có những thể ở ranh giới giữa 2 thể loại (chẳng hạn: truyện-thơ , truyện-kí, tuỳ bút-thơ, chân dung văn học, bút kí-chính luận - Lòng yêu nước, tuỳ bút-chính luận - Cây tre VN ). Sự phân biệt các loại hình tự sự, trữ tình, nghị luận cũng không thể là tuyệt đối, mà chỉ là tương đối. Trong các thể tự sự cũng không hiếm các yếu tố trữ tình và cả nghị luận nữa. Ngược lại, trong văn nghị luận cũng thường thấy có sử dụng phương thức biểu cảm và có khi cả miêu tả, kể chuyện. Xác định một văn bản thuộc loại hình nào là dựa vào phương thức được sử dụng chủ yếu trong đó.
Cho H trình bày phần chuẩn bị mục 3b sgk/67. Gọi H khác nhận xét, G nhận xét, bổ sung.
(?)Nêu đặc trưng đầy đủ của từng thể loại?
- Các thể loại tự sự như: truyện, kí chủ yếu dùng phương thức miêu tả và kể nhằm tái hiện sự vật, hiện tượng, con người, câu chuyện.
- Các thể loại trữ tình như: thơ trữ tình, tuỳ bút chủ yếu dùng phương thức biểu cảm để biểu hiện tình cảm, cảm xúc qua các hình ảnh, nhịp điệu, vần điệu.
Nhìn chung 2 thể loại này đều tập trung xậy dựng các hình tượng nghệ thuật với nhiều dạng thức khác nhau như: nhân vật, hình tượng thiên nhiên, đồ vật 
- Văn nghị luận chủ yếu dùng phương thức lập luận bằng lí lẽ, dẫn chứng để trình bày ý kiến, tư tưởng nhằm thuyết phục người đọc, người nghe về mặt nhận thức. Văn nghị luận cũng có hình ảnh, cảm xúc nhưng điều cốt yếu là lập luận với hệ thống các luận điểm, luận cứ chặt chẽ, xác đáng.
(?)Các câu tục ngữ trong bài 17, 18 có thể coi là loại văn bản nghị luận đặc biệt được không? Vì sao?
- Xét một cách chặt chẽ thì không được. Nhưng nếu xét một cách đặc biệt, dựa vào những đặc điểm chủ yếu của văn bản nghị luận thì cũng có thể coi mỗi câu tục ngữ là một văn bản nghị luận rất khái quát, ngắn gọn. Vì mỗi câu tục ngữ là một luận điểm súc tích, khái quát một chân lí được đúc kết bởi kinh nghiệm bao đời của nhân dân. Có những câu tục ngữ còn gợi mở các luận điểm. Trên mức độ nào đó, có thể nói: Mỗi câu tục ngữ là một luận đề - hình ảnh chưa được chứng minh, chưa tường minh trước mắt người đọc, người nghe. Tục ngữ là lối nói bằng hình ảnh nên vấn đề mang tính lí trí - trí tuệ lại được thể hiện bằng hình thức cụ thể, đầy khêu gợi và hấp dẫn.
- Chẳng hạn: “Đường đi hay tối, nói dối hay cùng.” đã hàm chứa: luận đề (hậu quả của nói dối), luận đề trên lại bao gồm 2 luận điểm chính (đường đi hay tối, nói dối hay cùng). Cấu trúc câu C hay V, C hay V đã bao chứa sự lập luận, tranh biện giữa nguyên nhân và kết quả, giữa hành động, hoạt động, việc làm, thực tiễn và lời nói, ngôn ngữ, ứng xử. Quả thật rõ ràng, đó là một trong những văn bản nghị luận dân gian ngắn gọn nhất, sâu sắc nhất.
Hoạt động 3: Hướng dẫn luyện tập 
G đưa ra một vài bài luyện tập để củng cố hiểu biết của H về văn nghị luận.
*) Bài 1: Đánh dấu (+) vào ô trống câu trả lời mà em cho là chính xác và dấu (-) vào ô trống ở câu trả lời mà em cho là chưa chính xác.
Câu 1: Một bài thơ trữ tình là tác phẩm văn chương, tong đó có:
Không có cốt truyện và nhân vật.
Không có cốt truyện nhưng có thể có nhân vật.
Chỉ biểu hiện trực tiếp tình cảm, cảm xúc, tâm trạng của tác giả.
Có thể biểu hiện trực tiếp cũng có thể biểu hiện gián tiếp tình cảm, cảm xúc, tâm trạng của tác giả và của nhân vật qua hình ảnh thiên nhiên, con người và sự việc.
Câu 2: Một tác phẩm nghị luận là:
Tác phẩm văn chương 
Tác phẩm chính luận
Tác phẩm nhật dụng
Không có cốt truyện và nhân vật
Không có yếu tố miêu tả, tự sự
Không sử dụng phương thức biểu cảm
Không biểu hiện tình cảm, cảm xúc
Câu 3: Tục ngữ hay ca dao - dân ca được coi là: 
Một tác phẩm nghị luận 
Không phải là văn bản nghị luận 
Văn bản nghị luận đặc biệt ngắn gọn. Mỗi câu tục ngữ là một luận đề chưa được chứng minh 
Câu 4: Bài “Đêm nay Bác không ngủ” của Minh Huệ (đã học ở lớp 6) là tác phẩm:
Thơ trữ tình: vì thể hiện tâm trạng của các nhân vật trữ tình (Bác Hồ, anh đội viên), lại có vần, nhịp
Tự sự bằng văn vần: vì có cốt truyện, có nhân vật, có chi tiết, có hành động
Thơ tự sự: Vì có sự kết hợp các yếu tố của 2 thể loại nhưng yếu tố trữ tình vẫn đậm hơn, vẫn là chủ yếu.
Tự sự - trữ tình.
*) Bài 2: Với cách suy luận tương tự em có thể nói như thế nào về thể loại các bài “Mưa” (biểu cảm) “Lượm” (biểu cảm) “Cây tre VN” (bút kí-thuyết minh) “Lòng yêu nước” (bút kí-chính luận) “Bức thư của thủ lĩnh da đỏ” (nghị luận–thư từ-chính luận-trữ tình) đã học ở chương trình Ngữ văn 6?
*) Bài 3: Em có đồng ý với ý kiến cho rằng: 
“Nam quốc sơn hà” là một bài thơ-nghị luận chính trị, xã hội, gọi tắt là thơ chính luận.
“Đại cáo bình Ngô” là một bài văn chính luận.
Hoạt động 4: Hướng dẫn tổng kết, ghi nhớ
 Gọi H đọc lại ghi nhớ sgk/67. G nhấn mạnh lại rõ ràng, mạch lạc nội dung ghi nhớ 1 lần nữa.
Yêu cầu H hệ thống lại kiến thức đã học về văn nghị luận bằng bảng
BẢNG HỆ THỐNG KIẾN THỨC VĂN NGHỊ LUẬN
STT
CÁC PHƯƠNG DIỆN
NỘI DUNG
1
Bản chất là gì?
Là hình thức hoạt động ngôn ngữ phổ biến trong đời sống và giao tiếp của con người; là kiểu văn bản, kiểu bài tập làm văn trong nhà trường. 
2
Mục đích
Nêu ý kiến đánh giá, nhận xét, bàn luận về các hiện tượng, sự vật, vấn đề xã hội, văn học nghệ thuật hay về ý kiến của người đọc.
3
Đặc trưng chủ yếu
Dùng lí lẽ và dẫn chứng cùng với cách lập luận đề thuyết phục nhận thức của người đọc. 
4
Các khái niệm công cụ chủ yếu
Luận đề, luận điểm, luận cứ, lập luận, lí lẽ, dẫn chứng, nêu vấn đề, giải quyết vấn đề, lập luận quy nạp, lập luận diễn dịch, lập luận tổng-phân-hợp, lập luận đòn bẩy, lập luận phản chứng
5
Các kiểu bài nghị luận thường gặp trong nhà trường
Nghị luận xã hội, nghị luận văn học, chứng minh, giải thích, bình luận.
Với mỗi loại lại có thể phân loại nhỏ hơn nữa.
4. Củng cố: - Em hiểu thế nào là văn nghị luận? Tầm quan trọng của nghị luận trong giao tiếp, trong đời sống con người? Mục đích của nghị luận là gì?
 - Văn nghị luận phân biệt với các thể loại thể loại tự sự, trữ tình chủ yếu ở những điểm nào?
 - Các kiểu văn bản nghị luận thường gặp trong nhà trường là gì?
5. Dặn dò: - Học thuộc ghi nhớ sgk/67 và các bảng thống kê. 
 - Soạn bài “Dùng cụm chủ vị để mở rộng câu” theo hướng dẫn sgk/68. 
B. DÙNG CỤM CHỦ VỊ ĐỂ MỞ RỘNG CÂU 
I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức:
- Mục đích của việc dùng cụm chủ - vị để mở rộng câu.
- Các trường hợp dùng cụm chủ - vị để mở rộng câu.
2. Kĩ năng:
-Nhận biết các cụm chủ - vị làm thành phần câu.
- Nhận biết các cụm chủ - vị làm thành phần của cụm từ.
 * Kĩ năng sống: 
- Lựa chọn cách sử dụng các loại câu mở rộng theo những mục đích giao tiếp cụ thể của bản thân.
- Trình bày suy nghĩ, ý tưởng, trao đổi về cách mở rộng câu.
3. Thái độ: Giáo dục ý thức hs biết cách dùng cụm chủ - vị để mở rộng câu trong nói, viết.
II. CHUẨN BỊ:
1. Phương pháp: đàm thoại, gợi mở, phân tích mẫu,...
2. Phương tiện:
-GV: Bảng phụ, SGK, giáo án, SGV. 
-HS:Bài soạn,SGK,...
III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
1. Ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ: Thế nào là văn nghị luận? Phân biệt văn nghị luận với các thể loại tự sự,trữ tình.
3. Bài mới: Giới thiệu bài: Trong khi nói và viết người ta có thể dùng các kết cấu có hình thức giống câu để mở rộng các thành phần như: chủ ngữ, vị ngữ, định ngữ  Tiết học hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu thế nào là “Dùng cụm chủ vị để mở rộng câu”. 
Tiến trình tổ chức các hoạt động
Ghi bảng
Hoạt động 1: Tìm hiểu cách dùng cụm chủ vị để mở rộng câu
Cho H đọc vd sgk/68
(?)Xác định nồng cốt câu trong vd trên? (C_V)
(?)Tìm những cụm danh từ có trong câu trên?
(?)Em hãy phân tích cấu tạo của những cụm danh từ vừa tìm được?
- những: định ngữ chỉ lượng đứng trước danh từ trung tâm.
- tình cảm: danh từ trung tâm
- ta không có, ta sẵn có: định ngữ đứng sau danh từ trung tâm (phụ sau)
(?)Vậy những định ngữ đứng sau danh từ trung tâm có cấu tạo như thế nào? (Là một kết cấu chủ vị (ta/ không có; ta/ sẵn có)
Þ Cho nên ta gọi câu trên là câu có cụm chủ vị làm định ngữ.
(?)Những kết cấu có hình thức giống câu ta gọi là gì? (Kết cấu C – V)
G chốt: Cách dùng như vậy ta gọi là dùng cụm chủ vị để mở rộng câu. Vậy em hiểu dùng cụm chủ vị để mở rộng câu là như thế nào? 
Cho H đọc lại ghi nhớ sgk/68 
*) Bài tập nhanh: Xác định cụm chủ vị làm định ngữ trong các câu sau:
- Căn phòng tôi ở rất đơn sơ.
- Nam đọc quyển sách tôi cho mượn.
Hoạt động 2: Tìm hiểu các trường hợp dùng cụm chủ vị để mở rộng câu
Cho H đọc vd sgk/68
(?)Xác định các cụm chủ vị làm thành phần câu hoặc thành phần của cụm từ trong câu?
Nếu H khó xác định, G có thể gợi ý bằng cách đặt các câu hỏi sau:
- Điều gì khiến người nói (tôi) rất vui mừng và vững tâm? ® chị Ba đến
- Khi bắt đầu kháng chiến, nhân dân ta thế nào? ® tinh thần rất hăng hái
- Chúng ta có thể nói gì? ® trời sinh lá sen để bao bọc cốm, cũng như trời sinh cốm nằm ủ trong lá sen
- Nói cho đúng thì phẩm chất của tiếng Việt chỉ mới thực sự được xác định và đảm bảo từ ngày nào? ® từ ngày Cách mạng tháng Tám thành công
(?)Gọi tên các thành phần câu hoặc thành phần cụm từ có kết cấu chủ vị? (cụm C - V đóng vai trò gì?)
(?)Vậy theo em các thành phần nào được cấu tạo bằng một cụm chủ vị? (H kể tên theo các vd)
Cho H đọc ghi nhớ sgk/69
Hoạt động 3: Hướng dẫn luyện tập 
Gọi H đọc bài tập (sgk/69).Cho H xác định yêu cầu. 
Cho H lên bảng làm. Gọi H khác nhận xét. G sửa 
G treo bảng phụ lên bảng. Nếu hết thời gian cho H về nhà làm. Có thể yêu cầu thêm H vẽ sơ đồ.
*) Gợi ý: 
a) mẹ về (làm C); cả nhà đều vui, ai cũng mong (làm bổ ngữ)
b) tôi nhìn qua khe cửa (làm C); em tôi đang vẽ (làm bổ ngữ); cha tôi đã hướng dẫn (làm định ngữ)
I. Thế nào là dùng cụm chủ vị để mở rộng câu?
Vd: (sgk/68)
Văn chương /gây cho ta những tình cảm ta không có,
 C V
luyện những tình cảm ta sẵn có.
® dùng cụm chủ vị để mở rộng câu
*) Ghi nhớ: (sgk/68)
II. Các trường hợp dùng cụm chủ vị để mở rộng câu:
vd (sgk/68)
a) Chị Ba / đến 
 C V ® làm C 
b) tinh thần / rất hăng hái
 C V ® làm V
c) trời / sinh ra lá sen để bao bọc cốm, cũng như 
 C V 
trời/ sinh cốm nằm ủ trong lá sen
 C V ® làm bổ ngữ cho động từ “nói”
d) Cách mạng tháng Tám / thành công
 C V ® làm định ngữ cho “từ ngày”
*) Ghi nhớ: (sgk/69)
III. Luyện tập:
Tìm cụm C - V làm thành phần câu (cụm từ). Gọi tên
a)(chỉ riêng) những người chuyên môn / mới định 
 C V 
được
® làm phụ ngữ trong cụm danh từ (định ngữ)
b)khuôn mặt / đầy đặn
 C V
® làm V
c) (Khi) các cô gái / vòng đỗ gánh
 C V
® làm phụ ngữ trong cụm dang từ (định ngữ)
 (thấy hiện ra trong) từng lá cốm, / sạch sẽ và tinh 
 C V 
khiết, không có mảy may chút bụi nào
® làm phụ ngữ trong cụm động từ (bổ ngữ)
d) một bàn tay / đập vào vai hắn / giật mình
 C V C V
® làm chủ ngữ; làm phụ ngữ trong cụm động từ (bổ ngữ)
*) Bài tập thêm: Xác định và gọi tên các cụm chủ vị làm thành phần câu:
a) Mẹ về khiến cả nhà đều vui vì ai cũng mong.
b) Tôi nhìn qua khe cửa thấy em tôi đang vẽ những bức tranh mà cha tôi đã hướng dẫn .
4. Củng cố: Gọi H đọc lại 2 ghi nhớ trong sgk/68-69.
5. Dặn dò: - Học bài và làm bài tập 
	 - Đọc lại các bài kiểm tra đã phát tìm lỗi sai, định hướng cách sửa để chuẩn bị cho tiết trả bài sắp tới.
TRẢ BÀI KIỂM TRA
 ( BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 5; BÀI KIỂM TRA 
TIẾNG VIỆT; BÀI KIỂM TRA VĂN) 
I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT:
 1. Kiến thức:
 Củng cố lại những k.thức và k.năng đã học về văn bản lập luận chứng minh, về công việc tạo lập văn bản nghị luận và về cách sử dụng từ ngữ, đặt câu.
 2. Kĩ năng:
 Đánh giá được chất lượng bài làm của mình, trình độ làm văn của bản thân mình, nhờ đó có được những kinh nghiệm và quan tâm cần thiết để làm tốt hơn nữa những bài sau.
 3. Thái độ: Có ý thức khi sửa bài, rút kinh nghiệm cho những bài làm sau.
II. CHUẨN BỊ: 
 - GV: Bài làm của HS đã chấm.Những điều cần lưu ý: Không nên coi nhiệm vụ của tiết trả bài TLV chỉ là đánh giá ưu, khuyết điểm của 1 bài làm cụ thể, mà người GV cần giúp HS rút ra những bài học chung về cách làm bài.
 -HS:Bài soạn,SGK,...
 III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
1. Ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ:
	- Dùng cụm chủ vị để mở rộng câu là gì? Cho ví dụ.
	- Viết đoạn văn sử dụng câu có cụm chủ vị để mở rộng câu.
3. Bài mới: Giới thiệu bài: Sau khi đã làm 3 bài kiểm tra 1 tiết (Văn, TV, TLV) hôm nay chúng ta sẽ tiến hành trae và sửa những lỗi sai đã mắc phải trong các làm đó, nhằm giúp các em rút ra kinh nghiệm để vận dụng tốt hơn vào các bài tập sau này.
Tiến trình tổ chức các hoạt động
Ghi bảng
Hoạt động 1: Nhận xét chung bài làm của H
G nhận xét chung: Nhìn chung các bài làm đều đạt chỉ tiêu trên trung bình tuy nhiên không có bài xuất sắc
Hoạt động 2: Trả bài TV
G nhận xét chung về bài làm của H : ưu, khuyết điểm
G sửa bài theo đáp án của bài kiểm tra. H tự sửa bài vào vở của mình .
Hoạt động 3: Trả bài kiểm tra Văn
G nhận xét chung về bài làm của H
Bài sửa theo đáp án.
Hoạt động 4: Trả bài Tập làm văn
G ghi lại đề TLV
G nhận xét chung bài làm của H
G hướng dẫn H sửa bài cụ thể
G hướng dẫn tìm hiểu lại đề
(?)Xác định thể loại? Nội dung cần chứng minh? Và giới hạn của đề?
(?)Từ việc tìm hiểu đề em hãy xây dựng lại dàn bài cho đề trên?
Yêu cầu H về nhà viết lại theo dàn bài vừa xây dựng
Hoạt động 5: Đọc bình giá
G chọn đọc 1 số bài hoàn chỉnh, đạt yêu cầu. Giao cho chính H đọc bài của mình.
Nói lời bình ngắn gọn của H, G
Hoạt động 6: Hướng dẫn làm việc ở nhà
- Tiếp tục sửa cho hết các lỗi ở cả 3 bài kiểm tra.
- Đối với phần kiểm tra tự luận có thể viết thành đoạn, bài mới.
I.Trả bài TV:
1. Nhận xét chung:
H hiểu bài, vận dụng kiến thức đã học vào làm bài tốt.
Một số ít chưa nắm được kiến thức, làm bài chưa đạt yêu cầu.
2. Bài sửa:
II. Trả bài kiểm tra Văn:
1. Nhận xét chung:
- Đa số H nắm được yêu cầu của đề, có học và hiểu bài ® làm bài tốt
- Một số ít còn lười học, làm bài chưa đạt yêu cầu.
2. Sửa bài:
III.Trả bài TLV:
Đề: Chứng minh rằng nhân dân VN từ xưa đến nay luôn luôn sống theo đạo lí “ăn quả nhớ kẻ trồng cây” “uống nước nhớ nguồn”.
1. Nhận xét chung:
- Ưu điểm: Nắm được yêu cầu của đề, nắm vững thể loại, làm bài được.
- Nhược: 
+ Một số bài chưa nắm được yêu cầu thể loại, làm bài lộn xộn, sơ sài.
+ Một số bài chưa biết nêu dẫn chứng,nếu có thì dẫn chứng quá vụn vặt, không thuyết phục, chưa tiêu biểu, chưa phân tích được.
+ Một số bài sa vào liệt kê dẫn chứng .
+ Chưa liên kết được các đoạn với nhau.
+ Bố cục chưa rõ ràng, cân đối.
2. Sửa bài:
a) Tìm hiểu đề:
Thể loại: Nghị luận chứng minh 
Nội dung: Đạo lí “ăn quả nhớ kẻ trồng cây” “uống nước nhớ nguồn”
Giới hạn: Từ xưa đến nay
b) Lập dàn bài:
(theo đáp án)
c) Viết bài:
d) Sửa chính tả, ngữ pháp:
4. Củng cố: Nhắc lại yêu cầu của bài văn chứng minh.
5. Dặn dò:
	- Hoàn thành bài sửa như đã hướng dẫn .
	- Soạn bài “Tìm hiểu chung về phép lập luận giải thích” theo hướng dẫn (sgk/69-71).
 Văn bản:
C. TÌM HIỂU CHUNG 
VỀ PHÉP LẬP LUẬN GIẢI THÍCH 
I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT: Hiểu mục đích, tính chất và các yếu tố của phép lập luận giải thích.
1. Kiến thức:
 - Đặc điểm của một bài văn nghị luận giải thích và yêu cầu cơ bản của phép lập luận giải thích.
2. Kĩ năng:
 - Nhận diện và phân tích một văn bản nghị luận giải thích để hiểu đặc điểm của kiểu văn bản này.
 - Biết so sánh để phân biệt lập luận giải thích với lập luận chứng minh.
 3. Thái độ: Giáo dục HS kĩ năng làm văn giải thích.
II. CHUẨN BỊ:
1. Phương pháp: đàm thoại, gợi mở, phân tích mẫu,...
2. Phương tiện:
-GV: Bảng phụ, SGK, giáo án, SGV. 
-HS:Bài soạn,SGK,...
III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
1. Ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ: G kiểm tra vở phần bài sửa của H.
3. Bài mới: Giới thiệu bài: Trong cuộc sống có nhiều điều mới lạ mà ta cần hiểu biết. Chẳng hạn: Ngoài hệ mặt trời còn có hệ nào trong vũ trụ? Trong lòng Trái đất có những khoáng chất gì? Vì sao loài rùa lại có thể sống rất lâu, hơn hẳn loài người?Tất cả những câu hỏi, những vấn đề đó đều cần phải được giải thích một cách tường minh. Từ đó xuất hiện nhu cầu cần giải thích, đó là một nhu cầu rất phổ biến trong cuộc sống xã hội. Có hiểu biết tốt, nhận thức tốt thì con người mới có hành động sáng suốt, phù hợp. Như vậy, mục đích của giải thích là để nhận thức, hiểu rõ sự vật hiện tượng làm cho người nghe sáng tỏ, đồng tình và bị thuyết phục. Trong nhà trường, giải thích là một kiểu bài nghị luận quan trọng. Vậy nghị luận giải thích là gì? Nó có liên quan gì với kiểu bài nghị luận chứng minh hay không? Tiết học hôm nay các em sẽ được tìm hiểu.
Tiến trình tổ chức các hoạt động
Ghi bảng
Hoạt động 1: Tìm hiểu nhu cầu giải thích trong đời sống
(?)Trong đời sống những khi nào con người cần được giải thích?
(?)Hãy nêu một số câu hỏi về nhu cầu giải thích hằng ngày?
G gợi ý vào các loại câu hỏi: Vì sao? Để làm gì? Là gì? Có ý nghĩa gì?
(?)Muốn trả lời, tức là giải thích được các vấn đề nêu trên thì phải làm như thế nào?
Hoạt động 2: Tìm hiểu phép lập luận giải thích 
Cho H đọc văn bản “Lòng khiêm tốn” sgk/70-71
(?)Bài văn giải thích vấn đề gì và giải thích như thế nào?
(?)Em hãy chọn và ghi ra vở những câu định nghĩa như: Lòng khiêm tốn có thể coi là một bản tính,Đó có phải là một cách giải thích không? Vì sao? (Vì có trả lời câu hỏi khiêm tốn là gì?)
(?)Theo em cách liệt kê các biểu hiện của khiêm tốn, cách đối lập giữa người khiêm tốn và kẻ không khiêm tốn có phải là cách giải thích không? Vì sao? (Các biểu hiện đối lập với khiêm tốn: kiêu căng, tự phụ, tự mãn, kiêu ngạo, khinh người, mục hạ vô nhân (dưới mắt mình, trong thiên hạ không có ai)cũng được coi là một trong những cách giải thích, vì đó là thủ pháp đối lập.)
(?)Việc chỉ ra cái lợi của khiêm tốn, cái hại của không khiêm tốn và nguyên nhân của thói không khiêm tốn có phải là cách giải thích không? Vì sao? (Vì nó làm cho người đọc hiểu khiêm tốn là gì?)
(?)Qua những điểm trên em hiểu thế nào là lập luận giải thích?
H rút ra kết luận. Cho H đọc ghi nhớ (sgk/71) 
Hoạt động 3: Hướng dẫn luyện tập 
Cho H đọc văn bản và yêu cầu trong sgk/72
G hướng dẫn H cách làm, trả lời miệng
(?)Vấn đề được giải thích trong văn bản trên là gì? 
(?)Văn bản giải thích theo cách nào trong các 

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an hoc ki 2_12248595.doc