Tài liệu hướng dẫn hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp cấp trung học cơ sở

CHỦ ĐIỂM THÁNG 9

TRUYỀN THỐNG NHÀ TRƯỜNG

A- HOẠT ĐỘNG NGOÀI GIỜ LÊN LỚP

I- Mục tiêu chủ điểm:

- HS hiểu rõ hơn về truyền thống của trường của lớp;

- Biết đoàn kết giúp nhau phát huy truyền thống của trường của lớp;

- Tự hào và trân trọng truyền thống các tốt đẹp đó.

II-Nội dung hoạt động:

- Phát huy truyền thống của lớp, của trường.

- Khám phá vẻ đẹp: Mái trường mến yêu.

 

doc 71 trang Người đăng minhkhang45 Lượt xem 738Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Tài liệu hướng dẫn hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp cấp trung học cơ sở", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
I TƯƠNG LAI
(1 tiết)
I. Mục tiêu:
- Học sinh có hiểu biết về truyền thống cách mạng của dân tộc và ý nghĩa của truyền thống đối với sự phát triển của đất nước và bản thân.
- Tự hào, biết ơn các thế hệ cha anh đã hi sinh xương máu để bảo vệ và xây dựng quê hương.
- Tự giác học tập và rèn luyện, tích cực tham gia các hoạt động đền ơn đáp nghĩa, góp phần bảo vệ và phát huy truyền thống cách mạng của dân tộc.
II. Qui mô: Lớp.
III. Nội dung:
- Lịch sử cách mạng Việt Nam thời kì kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ.
- Các ca khúc cách mạng Việt Nam.
IV. Hình thức:
- Văn nghệ.
- Thi tìm hiểu.
Chuẩn bị:
1. Giáo viên:
- Nêu chủ đề tiết hoạt động và hướng dẫn học sinh tìm hiểu: kiến thức lịch sử, các ca khúc cách mạng ( thời kì chống Pháp và chống Mĩ)...
- Phân công người dẫn chương trình, nhóm biên tập kịch bản.
- Chuẩn bị máy chiếu, đài, đĩa nhạc...
2. Học sinh:
- Tìm hiểu kiến thức lịch sử qua nhiều kênh thông tin.
- Phân công chuẩn bị bài thuyết trình theo chủ đề giáo viên đưa ra.
- Chuẩn bị một số tiết mục văn nghệ chào mừng.
- Bầu ra Ban giám khảo và ban thư kí.
VI.Tiến trình tổ chức: 
Khởi động: Văn nghệ chào mừng
Thi tìm hiểu kiến thức về lịch sử cách mạng hào hùng của dân tộc:	
* Gv chia lớp thành 4 đội chơi, đặt tên cho mỗi đội mang tên các anh hùng dân tộc.
a) Phần 1: Xem tranh và đoán nhân vật lịch sử (giới hạn trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ).
- Người điều khiển chương trình sẽ đưa lần lượt các bức tranh có hình ảnh các nhân vật trong lịch sử cách mạng của dân tộc. Các đội suy nghĩ và tìm đáp án. Nếu không tìm được thì cổ động viên được quyền trả lời và lấy phần thưởng.
b) Phần 2: Nghe nhạc và gọi tên các ca khúc cách mạng.
- Lần lượt phát các đoạn nhạc cách mạng và yêu cầu 4 đội chơi trong thời gian 1 phút phải gọi được tên ca khúc.
c )Phần 3: Trả lời các câu hỏi liên quan đến kiến thức lịch sử:
Một số câu hỏi tham khảo:
- Nơi đầu tiên liên quân Pháp – Tây Ban Nha nổ súng xâm lược nước ta là?
(Đà Nẵng)
- Vị quan nhà Nguyễn được cử làm Tổng chỉ huy mặt trận Quảng Nam chống Pháp là ai? ( Nguyễn Tri Phương)
- “Bình Tây Đại nguyên soái” là cách gọi nhân dân dành cho ai? ( Trương Định)
- “ Bao giờ người Tây nhổ hết cỏ nước Nam thì mới hết người Nam đánh Tây”. Đây là câu nói của ai? ( Nguyễn Trung Trực)
- Trận đánh nổi tiếng của nghĩa quân Nguyễn Trung Trực là trận đốt tàu Hy vọng (Espérance) của Pháp trên sông Nhật Tảo. Trận đán này diễn ra vào ngày tháng năm nào? (10/12/1861)
- Người treo cổ tuẫn tiết trong vườn Võ Miếu để khỏi rơi vào tay giặc Pháp trong lần chúng đánh thành Hà Nội lần thứ hai là ai? (Hoàng Diệu)
- Sau khi bị trục xuất khỏi Nhật Bản (3/1909), Phan Bội Châu sang Trung Quốc và tiếp tục các hoạt động cách mạng. Ở Trung Quốc, ông đã lập ra tổ chức nào? (Việt Nam Quang phục hội).
- Trong chiến dịch nào, chiến sĩ La Văn Cầu đã chặt đứt cánh tay bị thương để tiếp tục làm nhiệm vụ? (Chiến dịch biên giới). 
- Anh Cù Chính Lan hi sinh trong trường hợp nào? (Trong một trận đánh đồn năm 1951).
- Phong trào thi đua tiêu biểu nhất của tuổi trẻ hai miền Nam Bắc trong kháng chiến chống Mỹ những năm 60 là gì? (Ba sẵn sàng, Năm xung phong).
- Nhằm huy động thanh niên nam – nữ lên đường và phục vụ chiến đấu, tháng 6/1965 Thủ tướng Chính phủ ra nghị định phát động phong trào gì? (Phong trào Thanh niên xung phong chống Mỹ cứu nước)
- Đường Quyết thắng – con đường do lực lượng Thanh niên xung phong và bộ đội công binh mở nhằm “chọc thủng Trường Sơn”, tăng cường sức mạnh từ hậu phương lớn cho miền Nam đánh Mỹ, còn có tên là gì? (Đường mòn Hồ Chí Minh).
- Quân đội nhân dân Việt Nam thành lập vào ngày, tháng, năm nào? (22/12/1944)
- Ai là Tổng bí thư đầu tiên của Đảng cộng sản Việt Nam? (Anh hùng dân tộc Trần Phú (1904 - 1931) Quê xã Đức Sơn, huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh)
- Một thiếu niên dũng cảm, dân tộc Tày, quê ở Cao Bằng? (Anh hùng Kim Đồng – tên thật là Nông Văn Dền (1929-1943)
- Bác Hồ đọc bản Tuyên ngôn độc lập vào thời gian nào? Ở đâu? (Ngày 2-9-1945; tại quảng trường Ba Đình)
d)Phần 4: Thuyết trình trong 3 phút:
Ngày nay, nhiều bạn trẻ thiếu hiểu biết về lịch sử dân tộc. Kì thi Đại học, có những điểm 1 trong bộ môn lịch sử. Nếu được phát biểu trong một diễn đàn về giáo dục, em sẽ nói gì để các bạn không quay lưng lại với quá khứ của dân tộc?
Tổng kết: 
- Người dẫn chương trình công bố kết quả, giáo viên trao phần thưởng, đánh giá tiết hoạt động.
B- HOẠT ĐỘNG ĐOÀN-ĐỘI
I-Tên hoạt động: Nghe nói chuyện về ngày truyền thống Quân đội nhân dân Việt nam
 II-Mục tiêu:
- Hiểu được ý nghĩa thành lập QĐND Việt Nam cũng như vẻ đẹp của anh bộ đội cụ Hồ qua các giai đoạn lịch sử.
Giáo dục HS lòng biết ơn các thế hệ cha anh đã anh dũng chiến đấu, hi sinh vì quê hương đất nước.
Biết giữ gìn và bảo vệ các truyền thống tốt đẹp của quê hương học tập và rèn luyện theo gương thế hệ các anh.
 III-Nội dung hoạt động
Tuyên bố lí do, giới thiệu đại biểu.
Giới thiệu báo cáo viên nói chuyện (có thể dùng những hình ảnh tư liệu trình chiếu để thu hút HS )
HS có thể tham gia câu hỏi trong chương trình, trao đổi về kiến thức lịch sử....
Văn nghệ xen kẽ hoặc các tiểu phẩm về chiến dịch lịch sử
IV-Phương thức hoạt động
Hoạt động giáo dục truyền thống: Tổ chức buổi nghe nói chuyện cấp Liên đội
Văn nghệ xen kẽ
C- TRÒ CHƠI
THEO LỆNH TÔI 
I. Mục đích:
	Rèn luyện trí nhớ, ý thức và tác phong kỉ luật và chấp hành theo lệnh của người chỉ huy. 
II. Chuẩn bị:
	Tập hợp lớp thành 2 – 4 hàng ngang. Khoảng cách giữa các em trong hàng là một sải tay GV đứng cách hàng đầu khoảng 3m. Nếu tổ chức chơi theo vòng tròn thì GV đứng ở tâm vòng tròn.
III. Cách chơi:
	- Khi GV nói “Theo lênh tôihai tay đưa ra trước !” tất cả HS thực hiện theo GV ai không đưa hai tay ra trước là không đúng. Khi GV hô tiếp “Đưa hai tay đưa dang ngang ” nhưng trước câu đó không có “Theo lênh tôi”, ai đưa dang ngang là không đúng, trò chơi cứ tiếp tục như vậy. Những HS thực hiện không đúng phải chạy hoặc lò cò một vòng quanh các bạn của lớp mình rồi về đứng ở vị trí cũ. 
GÁC BAN ĐÊM 
I. Mục đích:
	Rèn luyện sự tập trung chú ý, phản ứng nhanh, khả năng phán đoán tác phong kỉ luật và chấp hành theo lệnh của người chỉ huy. 
II. Chuẩn bị:
	- Hai khăn bịt mắt và 1 – 2 còi có dây đeo dài
	- Tập hợp lớp thành một vòng tròn, mặt quay vào tâm, GV chỉ định 1 – 2 HS làm người gác đêm. Những em này đứng trong vòng tròn, bịt mắt và mỗi em đeo 1 còi trước bụng, hai em đứng cố định quay lưng vào nhau cách nhau khoảng 3m làm bộ đội gác doanh trại ban đêm.
 III. Cách chơi:
	- GV chọn 2 – 3 HS giả làm “trinh sát”, khi có lệnh, những em này đi hết sức nhẹ nhàng đến người gác đêm và khéo léo thổi được còi của “người gác” , nếu để người gác đêm phát hiện và bắt được là thua, trò chơi cứ tiếp tục như vậy, có thể thay thế người gác , hoặc thay thế “trinh sát” 
BÁO ĐỘNG 
I. Mục đích:
	Rèn luyện phản ứng nhanh, tinh thần tập thể 
II. Chuẩn bị:
	Tập hợp lớp thành 2 – 4 hàng dọc hoặc một vòng tròn, mặt quay theo chiều vòng tròn HS, em nọ cách em kia 1m – 1,5m 
III. Cách chơi:
	- Khi có lệnh, các em đi bình thường hoặc chạy nhẹ nhàng (theo hàng dọc hoặc vòng tròn, khi GV thổi một hồi còi báo động, HS nhanh chóng ẩn nấp bằng cách ngồi, cúi đầu, hoặc nằm chống hai tay không động đậy . GV đếm 1,2,3,4,5. Sau khi hô xong số 5 HS nào còn động đậy thì coi như địch đã phát hiện, bị loại khỏi cuộc chơi sau 30 – 60 giây, GV thổi hồi còi thứ hai để kết thúc báo động, trò chơi lại tiếp tục từ đầu. 
D. TỔ CHỨC VĂN NGHỆ
 Tháng 12 là tháng kỉ niệm ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam 22-12. Các hoạt động đều hướng đến chủ đề Uống nước nhớ nguồn với các hình thức phong phú và đa dạng. Chương trình văn nghệ cần có những bài hát về quân đội, ca ngợi anh bộ đội Việt Nam. 
I. Mục tiêu 
 Tổ chức các hoạt động văn nghệ chào mừng ngày thành lập Quân đội 22-12.
II. Qui mô
Qui mô tổ chức theo lớp.
III. Nội dung
 - Xây dựng chương trình văn nghệ chào mừng ngày thành lập Quân đội 22-12.
 - Tập một số bài hát mới có nội dung viết anh bộ đội cụ Hồ.
IV. Hình thức tổ chức: Thực hành
V. Chuẩn bị
1. Giáo viên
 - Chuẩn bị các dự kiến hoạt động văn nghệ của tháng.
 - Lên chương trình văn nghệ chào mừng ngày 22-12.
 - Chuẩn bị một số bài hát mới theo chủ đề ngày 22-12 cho học sinh tập.
2. Học sinh
 -Tham gia thảo luận, đóng góp ý kiến.
 - Tập các bài hát mới về ngày 22-12
 VI. Tiến trình tổ chức
 - Giáo viên ổn định tổ chức lớp, giới thiệu kế hoạch của tháng 12. 
 - Nhận xét về hoạt động văn nghệ của lớp, của Câu lạc bộ trong thời gian qua.
 - Cho học sinh tập một số bài hát theo chủ điểm: Chúng em noi gương anh bộ đội (Sáng tác: La Thăng), Trồng hoa trên đài liệt sĩ (Sáng tác: Thế Song).
CHỦ ĐIỂM THÁNG 1+2:
MỪNG ĐẢNG, MỪNG XUÂN
A- HOẠT ĐỘNG NGOÀI GIỜ LÊN LỚP
I-Mục tiêu chủ điểm:
- Học sinh phấn khởi chào đón mùa xuân đồng thời nhận thức rõ vai trò và công ơn của Đảng đối với đất nước, dân tộc.
- Có ý thức giữ gìn kế thừa và phát huy bản sắc văn hóa của dân tộc. 
II-Nội dung hoạt động:
- Lễ hội mùa xuân.
- Mừng xuân mới – Mừng Đảng quang vinh.
III-Gợi ý tổ chức hoạt động:
Hoạt động 1:
LỄ HỘI MÙA XUÂN
(1 tiết)
 I. Mục tiêu:
- Tạo niềm vui và không khí phấn khởi đón chào Xuân mới bằng những hoạt động cụ thể.
- Tăng thêm vốn hiểu biết, sự năng động sáng tạo và tự hào về những truyền thống tốt đẹp của dân tộc.
 II. Quy mô: khối.
 III. Nội dung:
- Các món ăn truyền thống, vật phẩm lưu niệm...
- Các trò chơi dân gian truyền thống trong dịp Tết đến Xuân về.
 IV. Hình thức tổ chức:
- Trưng bày gian hàng (thiệp xuân, câu đối, đồ chơi bằng giấy, các món ăn truyền thống ngày Tết... )
- Thuyết trình
- Trò chơi dân gian.
 V. Chuẩn bị:
 1. Giáo viên:
- Phân công, hướng dẫn, kiểm tra học sinh các lớp chuẩn bị gian hàng, món ăn và các mặt hàng lưu niệm.
- Xây dựng kịch bản, chuẩn bị trò chơi kéo co, tâng cầu.. (dây thừng hoặc cầu...)
- Phân công học sinh trang trí, mua phần thưởng.
 2. Học sinh:
- Phân công chuẩn bị các sản phẩm lưu niệm, món ăn truyền thống.
- Chuẩn bị nội dung thuyết trình về gian hàng lưu niệm và món ăn truyền thống. 
- Đăng kí tham dự thi trò chơi dân gian.
 VI. Tiến trình thực hiện: 
1. Khởi động:
* Một tiết mục văn nghệ.
* Người dẫn chương trình giới thiệu:
- Nội dung, ý nghĩa của cuộc thi.
- Nội dung từng phần thi và thứ tự chấm điểm các lớp.
1. Thi gian hàng lưu niệm, các món ăn truyền thống:
 * Các lớp dựng gian hàng: trưng bày sản phẩm lưu niệm và món ăn truyền thống đã được chuẩn bị từ trước tại vị trí gian hàng được phân công.
- Gian hàng lưu niệm: thiệp xuân, câu đối, đồ chơi bằng giấy...
- Khu ẩm thực Lang Liêu: các món ăn truyền thống ngày Tết.
 * Ban giám khảo:
- Lần lượt chấm điểm trưng bày của các lớp theo tiêu chí: đảm bảo thời gian, hình thức – số lượng – chất lượng sản phẩm, tính sáng tạo, độc đáo,...đặc biệt đánh giá cao những sản phẩm kết hợp hài hòa giữa tính truyền thống và tính hiện đại.
- Công bố điểm sau khi nhận xét, đánh giá.
2. Thuyết trình về sản phẩm lưu niệm và món ăn truyền thống:
- Yêu cầu: trình bày rõ ràng, ngắn gọn, súc tích (khuyến khích những ý tưởng mới, độc đáo)
 - Đại diện học sinh các lớp trình bày ý tưởng về sản phẩm lưu niệm và món ăn trưng bày của lớp mình.
 * Ban giám khảo nhận xét và cho điểm.
3. Thi trò chơi dân gian: thi tâng cầu hoặc kéo co...
4. Tổng kết:
- Ban giám khảo tổng kết thắng thua và trao phần thưởng cho các lớp đạt giải. 
Hoạt động 2
MỪNG XUÂN MỚI – MỪNG ĐẢNG QUANG VINH
 (1 tiết)
I. Mục tiêu: 
- Học sinh hiểu biết về truyền thống của dân tộc, biết thêm nhiều bài hát ca ngợi Đảng và mùa xuân của dân tộc.
- Thêm yêu Đảng, yêu quê hương đất nước.
II. Quy mô: lớp
III. Nội dung:
- Phong tục ngày Tết: bày mâm ngũ quả.
- Kiến thức về Đảng, phong tục tập quán ngày Tết của 54 dân tộc.
- Các bài hát về Đảng, mùa xuân.
 IV. Hình thức:
- Thi bày mâm ngũ quả giữa các tổ.
- Thi đố vui “Hái lộc đầu xuân”.
 V. Chuẩn bị:
1. Giáo viên:
- Phân công, hướng dẫn học sinh chuẩn bị mâm ngũ quả, trang trí cây đào để tổ chức trò chơi.
- Yêu cầu học sinh chuẩn bị bài thuyết trình về sản phẩm.
- Hướng dẫn HS xây dựng kịch bản, sưu tầm tài liệu về Đảng và những phong tục đón Tết độc đáo của các dân tộc.
2. Học sinh:
- Chuẩn bị mâm ngũ quả, viết bài thuyết trình và phân công đại diện trình bày.
- Tìm hiểu tài liệu về Đảng, phong tục đón Tết qua nhiều kênh thông tin.
- Phân công trang trí lớp, trang trí cây đào.
VI.Tiến trình hoạt động:
1. Khởi động: Một tiết mục văn nghệ.
2. Tổ chức cuộc thi Bày mâm ngũ quả ngày Tết. 
* Người dẫn chương trình nêu ý nghĩa của cuộc thi và thể lệ; đưa ra tiêu chí để đánh giá và chấm điểm: mâm ngũ quả cần đảm bảo đủ số quả, màu sắc hài hòa, bày trí đẹp mắt, thể hiện được ý nghĩa văn hóa ngày Tết cổ truyền của dân tộc.
* Học sinh các tổ tiến hành bày mâm ngũ quả.
- Trưng bày sản phẩm. 
- Đại diện học sinh lần lượt lên trình bày bài thuyết trình về sản phẩm của tổ. BGK đánh giá cao những bài có nội dung ngắn gọn, sâu sắc; cách trình bày diễn cảm, thể hiện được tình cảm thái độ trân trọng gìn giữ một nét văn hóa truyền thống của dân tộc trong ngày Tết.
* Giáo viên và BGK lần lượt đánh giá và cho điểm. Sau đó công bố điểm.
 3`. Tổ chức trò chơi HÁI LỘC ĐẦU XUÂN.
* Dẫn chương trình thông báo nội dung – luật chơi:
- Mỗi đội chơi cử đại diện lên hái lộc là những chiếc phong bao lì xì treo trên cây đào. Trong mỗi chiếc phong bao lì xì có lời chúc, tiền lì xì và câu hỏi liên quan đến kiến thức về Đảng, về phong tục ngày Tết của một số dân tộc.
- Trả lời đúng sẽ nhận được tiền lì xì và ghi điểm cho đội mình. Trả lời sai hoặc không trả lời được thì chỉ nhận tiền lì xì, còn số điểm sẽ chia đều cho các đội còn lại.
* Một số câu hỏi tham khảo:
- Ai là Tổng bí thư đầu tiên của Đảng? ( Đồng chí Trần Phú)
- Đảng ta đã phát động phong trào gì để ủng hộ nhân lực cho Nam Bộ kháng chiến chống Pháp từ ngày 23/9/1945? ( Phong trào Nam tiến)
- Đảng ta đã lựa chọn giải pháp gì trong mối quan hệ với thực dân Pháp sau ngày Pháp và Tưởng ký hiệp ước Trùng Khánh (28-2-1946)? 
(Thương lượng và hoà hoãn với Pháp)
- Ban Thường vụ TƯ Đảng đã ra chỉ thị phát động phong trào thi đua ái quốc vào thời gian nào?(27/3/1948) 
- Thời gian và địa điểm diễn ra Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ II? 
(Tháng 2-1951, tại Chiêm Hoá, Tuyên Quang) 
- Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II, Đảng quyết định đổi tên là? (Đảng Lao Động Việt Nam)
- Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ II của Đảng Lao Động Việt Nam đã thông qua một văn kiện mang tính chất cương lĩnh. Đó là văn kiện nào? 
(Chính cương của Đảng Lao động Việt Nam)
- Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ II đã bầu ai làm Tổng Bí thư đảng Lao Động Việt Nam? ( Đồng chí Trường Chinh)
- Ai đã được cử làm Tư lệnh kiêm Bí thư Đảng uỷ chiến dịch Điện Biên Phủ? 
( Đồng chí Võ Nguyên Giáp) 
- Đại hội Đảng lần thứ IX có chủ đề gì? (Trí tuệ, dân chủ, đoàn kết, đổi mới.)
- Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ mấy của Đảng CSVN quyết định đường lối đổi mới của đất nước ta? (Đại hội VI - tháng 12/1986)
- Lá cờ đỏ sao vàng xuất hiện lần đầu tiên vào thời gian nào? (Trong cuộc khởi nghĩa Nam Kỳ chống thực dân Pháp ngày 23/11/1940).
- Hình ảnh lá cờ đỏ sao vàng có ý nghĩa biểu tượng như thế nào? (Tác giả sáng tạo ra lá cờ nền đỏ, ở giữa có ngôi sao vàng năm cánh này là đồng chí Nguyễn Hữu Tiến (1901-1941) quê ở Hà Nam. Tâm huyết của tác giả khi sáng tạo ra lá cờ được khắc họa rõ nét trong thơ của ông:
Hỡi những ai máu đỏ da vàng
Hãy chiến đấu dưới cờ thiêng Tổ quốc
Nền cờ thắm máu đào vì nước
Sao vàng tươi, da của giống nòi
Đứng mau lên, hồn nước gọi ta rồi
Hỡi sỹ nông công thương binh
Đoàn kết lại như sao vàng năm cánh
Lá cờ đỏ sao vàng là biểu tượng của hồn nước, lòng dân Việt Nam. Nền đỏ tượng trưng cho màu nhiệt huyết cách mạng, màu chiến đấu và chiến thắng; màu vàng của ngôi sao tượng trưng cho sự sáng ngời của linh hồn dân tộc và sức mạnh đoàn kết của các tầng lớp nhân dân Việt Nam)
4. Tổng kết:
- Người dẫn chương trình công bố kết quả, 
- Giáo viên trao phần thưởng, đánh giá tiết hoạt động.
B- HOẠT ĐỘNG ĐOÀN-ĐỘI
 I- Tên hoạt động: Mừng Đảng, mừng xuân
II-Mục tiêu
Phát huy khả năng văn nghệ của lớp, củng cố niềm tin của đội viên trước Đảng, niểm tự hào về quê hương, đất nước.
III- Nôi dung hoạt động
Chuẩn bị các tiết mục văn nghệ đúng chủ đề.
Mỗi phân đội chuản bị từ 1 – 2 tiết mục.
Có thể huy động những HS trong lớp có khả năng chơi nhạc cụ cho thay đổi không khí.
Có thể cho thi đôi khiêu vũ, khiêu vũ tập thể, nhóm nhảy hip hop phù hợp với thị hiếu của tuổi HS.
IV- Phương thức hoạt động
Thi văn nghệ tại chi đội.
C- TRÒ CHƠI
ĐẨY GẬY
I. Mục đích
	Nhằm rèn luyện sức mạnh tay ngực, sự cố gắng và sự hiệp đồng tập thể. 
II. Chuẩn bị
	- Một cây gậy bằng gỗ hoặc tre, hóp đá dài 2m - 4m.
	- Tuỳ theo độ dài của gậy kẻ một vòng tròn có đường kính dài hơn độ dài của gậy 1m -2m.
III. Cách chơi
	Tuỳ theo độ dài của gậy để chơi theo nhóm 2, 4, 6, 8 hay 10 người. Mỗi nhóm chia ra làm 2 đội, mỗi đội cầm một nửa cây sào (gậy), người cầm ngoài cùng không được để đầu cuối của gậy chĩa vào bụng hay ngực mà chĩa ra ngoài cơ thể. Có thể để gậy ở tư thế nằm ngang so với tư thế đứng của hai đội, tay đặt xen nhau cho công bằng. Cả hai đội đứng trong vòng tròn, khoảng giữa của gậy tương đương với tâm của vòng tròn. Khi có lệnh cho cuộc chơi bắt đầu, hai đội dùng sức đẩy vào gậy để đẩy đội đối phương ra khỏi vòng tròn. Khi nào người trong cùng của đội bạn bị đẩy ra khỏi vòng tròn là thắng cuộc. 
	Trò chơi có thể thi đấu 1 - 3 lần, mỗi lần thắng được 1 điểm. Đội nào hơn điểm, đội đó thắng cuộc. 
TUNG BÓNG VÀO RỔ
I. Mục đích
	Rèn luyện sự khéo léo chính xác của tay, khả năng ước lượng khoảng cách và tập trung chú ý, tính cẩn thận.
II. Chuẩn bị
	- Chuẩn bị 2 - 4 chiếc rổ hoặc xô đựng nước hay hộp các tông làm đích và 10 - 20 quả bóng cao su nhỏ hoặc bóng nhựa làm vật ném đích.
	- Kẻ hai vạch chuẩn bị và giới hạn cách nhau tối thiểu 1,5m cách vạch giới hạn 3 - 7m đặt vật đích. 
	- Tập hợp HS thành 2 - 4 hàng dọc sau vạch chuẩn bị thẳng hướng với đích, hàng nọ cách hàng kia tối thiểu 2m. Mỗi hàng là một đội thi đấu nên các đội cần bằng nhau về số lượng và tỉ lệ giới tính. Những em số 1 của mỗi đội cầm bóng (3 - 5 quả) tiến vào sát vạch giới hạn và thực hiện tư thế sẵn sàng ném bóng vào đích. 
III. Cách chơi
	Khi có lệnh, số 1 lần lượt ném bóng (3 - 5 quả theo quy định) vào đích, sau đó chạy lên nhặt bóng về trao cho số 2, đi thường về tập hợp ở cuối hàng. Khi số 1 lên nhặt bóng, số 2 tự động tiến vào sát vạch giới hạn để chuẩn bị đón bóng do số 1 mang về. Sau khi nhận bóng, lần lượt ném bóng vào đích, rồi lên nhặt bóng về trao cho số 3. Số 3 tiếp tục thực hiện động tác như số 2, trò chơi tiến hành lần lượt như vậy cho đến hết, đội nào có nhiều bóng trúng đích (vào rổ) và xong trước, đội đó thắng. 
GIÀNH CỜ
I. Mục đích:
	Rèn luyện kỹ năng chạy, sự nhanh nhẹn, thông minh, khéo léo.
II. Chuẩn bị:
	Kẻ 2 vạch giới hạn cách nhau 20m, giữa sân kẻ một vòng tròn có đường kính 1m và cắm ở tâm một lá cờ nhỏ. Tuỳ theo số HS trong lớp nhiều hay ít để tổ chức đội hình chơi, mỗi lần chơi chỉ tổ chức cho 2 tổ, do đó nếu lớp có 4 tổ có thể tổ chức 2 sân chơi, hoặc 2 tổ chơi thì 2 tổ đứng xem sau đó đổi chỗ cho nhau. Hai tổ tham gia chơi là hai đội thi với nhau, cần có số người và tỷ lệ nam, nữ bằng nhau. Từng đội tập hợp thành một hàng ngang ở 2 bên đường giới hạn, mặt quay về phía cờ và điểm số để từng em nhận biết số của mình.
III. Cách chơi:
	Người điều khiển gọi tên đến số nào, ví dụ “số 3” thì 2 em số 3 của hai đội nhanh chóng chạy lên giành lấy cờ mang về cho đội mình. Khi người của đội bạn đã cầm cờ, người cùng số phải chạy đuổi theo để giành lại cờ bằng cách vỗ nhẹ vào người bạn, nếu vỗ được, người cầm cờ bị thua, nếu để người cầm cờ chạy qua vạch giới hạn thì người cầm cờ thắng cuộc. Sau đó lại để cờ vào vòng tròn và trò chơi tiếp tục lại từ đầu.
	Ghi chú: Người điều khiển có thể gọi 2 - 3 số liên tiếp nhau.
ĐẨY GẬY
I. Mục đích
	Nhằm rèn luyện sức mạnh tay ngực, sự cố gắng và sự hiệp đồng tập thể. 
II. Chuẩn bị
	- Một cây gậy bằng gỗ hoặc tre, hóp đá dài 2m - 4m.
	- Tuỳ theo độ dài của gậy kẻ một vòng tròn có đường kính dài hơn độ dài của gậy 1m -2m.
III. Cách chơi
	Tuỳ theo độ dài của gậy để chơi theo nhóm 2, 4, 6, 8 hay 10 người. Mỗi nhóm chia ra làm 2 đội, mỗi đội cầm một nửa cây sào (gậy), người cầm ngoài cùng không được để đầu cuối của gậy chĩa vào bụng hay ngực mà chĩa ra ngoài cơ thể. Có thể để gậy ở tư thế nằm ngang so với tư thế đứng của hai đội, tay đặt xen nhau cho công bằng. Cả hai đội đứng trong vòng tròn, khoảng giữa của gậy tương đương với tâm của vòng tròn. Khi có lệnh cho cuộc chơi bắt đầu, hai đội dùng sức đẩy vào gậy để đẩy đội đối phương ra khỏi vòng tròn. Khi nào người trong cùng của đội bạn bị đẩy ra khỏi vòng tròn là thắng cuộc. 
	Trò chơi có thể thi đấu 1 - 3 lần, mỗi lần thắng được 1 điểm. Đội nào hơn điểm, đội đó thắng cuộc. 
NÉM CÒN 
I. Mục đích
	Nhằm rèn luyện kĩ năng tung bắt, phát triển sự khéo léo, chính xác.
I. Chuẩn bị
	- Chuẩn bị 5 - 10 quả còn. Quả còn làm bằng một túi vải trong đựng giẻ hoặc cát nặng 100gam - 150gam. Quả còn được nối với một dây dài khoảng 0,4m - 0,8m. Quả còn và dây được trang trí bằng cách đính nhiều dải lụa hay vải màu sặc sỡ, tạo thành những tua trông rất đẹp mắt nhưng lại không gây cản trở khi ném và bắt. 
	- Nếu có điều kiện có thể chuẩn bị một cây tre hoặc cột cao 4m - 8m, trên cao có đính một vòng tre (hoặc mây) có đường kính 0,3m - 0,5m. Vòng tre cũng được trang trí bằng cách dán các giấy màu theo đường viền của vòng và giấy hoặc vải màu làm các tua. Có nơi còn dán cả bề mặt vòng tre bằng giấy màu đỏ hoặc trắng nên trông vòng tre như một mặt trời. Vòng tre được đính vuông góc với mặt đất để hai bên đứng ném đều nhìn thấy toàn bộ vòng tròn.
	- Tuỳ theo số lượng HS trong lớp, có thể tập hợp các em thành 2 - 4 hàng ngang (tương đương mỗi tổ là một đơn vị tham gia cuộc chơi) và tuỳ theo số quả còn đã chuẩn bị để cho lần lượt từng 2 nhóm vào chơi một lần (một nhóm cầm còn, nhóm kia đứng ở phía bên kia để đón bắt còn), khoảng cách giữa hai nhóm

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an ca nam_12241544.doc