Tập huấn một số kỹ thuật sau Dạy học tích cực

DHTC là gì?

Đặc điểm của DHTC

Vì sao hiện nay cần tập trung vào kỹ thuật DHTC (để làm tốt dạy học theo CT và SGK hiện hành và chuẩn bị cho CT và SGK mới)

Kỹ thuật dạy học là những biện pháp, cách thức hành động của của giáo viên và học sinh trong các tình huống hành động nhỏ nhằm thực hiện và điều khiển quá trình dạy học. Các kỹ thuật dạy học là những đơn vị nhỏ nhất của phương pháp dạy học. Có những kỹ thuật dạy học chung, có những kỹ thuật đặc thù của từng phương pháp dạy học, ví dụ kỹ thuật đặt câu hỏi trong đàm thoại. Ngày nay người ta chú trọng phát triển và sử dụng các kỹ thuật dạy học phát huy tính tích cực, sáng tạo của người học như “động não”, “tia chớp”, “bể cá”, XYZ, Bản đồ tư duy.

Các kỹ thuật dạy học tích cực là những kỹ thuật dạy học có ý nghĩa đặc biệt trong việc phát huy sự tham gia tích cực của HS vào quá trình dạy học, kích thích tư duy, sự sáng tạo và sự cộng tác làm việc của HS.

 Một số kỹ thuật dạy học tích cực (KTDHTC) được trình bày sau đây có thể được áp dụng thuận lợi trong làm việc nhóm. Tuy nhiên chúng cũng có thể được kết hợp thực hiện trong các hình thức dạy học toàn lớp.

 

doc 8 trang Người đăng hanhnguyen.nt Lượt xem 1053Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Tập huấn một số kỹ thuật sau Dạy học tích cực", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tập huấn một số kỹ thuật sau Dạy học tích cực
(Hạnh - 12/2017)
DHTC là gì?
Đặc điểm của DHTC
Vì sao hiện nay cần tập trung vào kỹ thuật DHTC (để làm tốt dạy học theo CT và SGK hiện hành và chuẩn bị cho CT và SGK mới)
Kỹ thuật dạy học là những biện pháp, cách thức hành động của của giáo viên và học sinh trong các tình huống hành động nhỏ nhằm thực hiện và điều khiển quá trình dạy học. Các kỹ thuật dạy học là những đơn vị nhỏ nhất của phương pháp dạy học. Có những kỹ thuật dạy học chung, có những kỹ thuật đặc thù của từng phương pháp dạy học, ví dụ kỹ thuật đặt câu hỏi trong đàm thoại. Ngày nay người ta chú trọng phát triển và sử dụng các kỹ thuật dạy học phát huy tính tích cực, sáng tạo của người học như “động não”, “tia chớp”, “bể cá”, XYZ, Bản đồ tư duy...
Các kỹ thuật dạy học tích cực là những kỹ thuật dạy học có ý nghĩa đặc biệt trong việc phát huy sự tham gia tích cực của HS vào quá trình dạy học, kích thích tư duy, sự sáng tạo và sự cộng tác làm việc của HS.
	Một số kỹ thuật dạy học tích cực (KTDHTC) được trình bày sau đây có thể được áp dụng thuận lợi trong làm việc nhóm. Tuy nhiên chúng cũng có thể được kết hợp thực hiện trong các hình thức dạy học toàn lớp.
1. Kỹ thuật đặt câu hỏi
	Kỹ thuật này dùng trong hầu hết các môn học.
Việc đặt câu hỏi cần đảm bảo những nguyên tắc sau :
	- CH phải liên kết logic với bài học
	- Ngôn ngữ trình bày câu hỏi rõ vấn đề hỏi (từ nghi vấn phù hợp )
	- Phù hợp với trình độ tư duy của lứa tuổi HS
	- Kích thích HS suy nghĩ (hạn chế câu hỏi nhắc lại thuần túy)
	- Đặt câu hỏi đúng lúc và đúng chỗ (đúng lúc HS đang suy nghĩ, đúng chỗ có vấn đề trong bài học)
	- Mỗi CH chỉ hỏi 1 vấn đề
	- Dùng từng CH một, không dùng nhiều CH để hỏi cùng lúc
2. Kỹ thuật chia nhóm 
	Kỹ thuật này dùng để dạy HS học tập hợp tác. Nó có thể được dùng trong nhiều đoạn của bài học (chia sẻ những trải nghiệm, khám phá kiến thức / kỹ năng mới, Luyện tập thực hành, Vận dụng)
	Có nhiều cách chia nhóm. Chia theo cách nào là tùy thuộc vào nhiệm vụ GV giao cho HS thực hiện. Có những cách chia nhóm sau :
	- Theo sở thích
	- Theo trình độ
	- Hỗn hợp trình độ
	- Ngẫu nhiên
3. Kỹ thuật KWL – KWLH (K : kiến thức / hiểu biết HS đã có; W : những điều HS muốn biết; L : những điều HS tự giải đáp / trả lời ; H : cách thức để HS tìm tòi nghiên cứu mở rộng thêm về chủ đề học)
KWL do Donna Ogle giới thiệu năm 1986, vốn là một hình thức tổ chức dạy học hoạt động đọc hiểu. Học sinh bắt đầu bằng việc động não tất cả những gì các em đã biết về chủ đề bài đọc. Thông tin này sẽ được ghi nhận vào cột K của biểu đồ. Sau đó học sinh nêu lên danh sách các câu hỏi về những điều các em muốn biết thêm trong chủ đề này. Những câu hỏi đó sẽ được ghi nhận vào cột W của biểu đồ. Trong quá trình đọc hoặc sau khi đọc xong, các em sẽ tự trả lời cho các câu hỏi ở cột W. Những thông tin này sẽ được ghi nhận vào cột L. Ogle, D.M. (1986). K-W-L: A teaching model that develops active reading of expository text. Reading Teacher, 39, 564-570
Kỹ thuật dùng biểu đồ KWL phục vụ cho các mục đích sau:
- Tìm hiểu kiến thức có sẵn của học sinh về bài đọc
- Đặt ra mục tiêu cho hoạt động đọc
- Giúp học sinh tự giám sát quá trình đọc hiểu của các em
- Cho phép học sinh đánh giá quá trình đọc hiểu của các em.
- Tạo cơ hội cho học sinh diễn tả ý tưởng của các em vượt ra ngoài khuôn khổ bài đọc.
Cách thực hiện : 
1. Chọn bài đọc. Phương pháp này đặc biệt có hiệu quả với các bài đọc mang ý nghĩa gợi mở, tìm hiểu, giải thích
2. Tạo bảng KWL. Giáo viên vẽ một bảng lên bảng, ngoài ra, mỗi học sinh cũng có một mẫu bảng của các em. Có thể sử dụng mẫu sau :
K
W
L
3. Đề nghị học sinh động não nhanh và nêu ra các từ, cụm từ có liên quan đến chủ đề. GV có thể chuẩn bị những câu hỏi để giúp học sinh động não : “Hãy nói những gì các em đã biết về...” Khuyến khích học sinh giải thích về điều em nói. Cả GV và HS cùng ghi kết quả vào cột K. GV cho HS thảo luận về những gì các em đã ghi.
4. Hỏi học sinh xem các em muốn biết thêm điều gì về chủ đề. Cả giáo viên và học sinh ghi nhận câu hỏi vào cột W. Đôi khi học sinh trả lời đơn giản “không biết”, vì các em chưa có ý tưởng, GV cần dùng một số câu hỏi gợi ý sau : “Em nghĩ mình sẽ biết thêm được điều gì sau khi em đọc chủ đề này?”. GV có thể chọn một ý tưởng từ cột K và hỏi : “Em có muốn tìm hiểu thêm điều gì có liên quan đến ý tưởng này không?” (Trong cột W chỉ gồm những câu hỏi).
5. Yêu cầu học sinh đọc và tự điền câu trả lời cho những câu hỏi ở cột W mà các em tìm được vào cột L. Học sinh có thể điền vào cột L trong khi đọc hoặc sau khi đã đọc xong bài đọc. GV khuyến khích học sinh ghi vào cột L những điều các em cảm thấy thích. Để phân biệt, có thể đề nghị các em đánh dấu * vào những ý tưởng của các em. 
6. Thảo luận những thông tin được học sinh ghi nhận ở cột L
7. Khuyến khích học sinh nghiên cứu thêm về những câu hỏi mà các em đã nêu ở cột W nhưng chưa tìm được câu trả lời từ bài đọc.
	Phát triển kỹ thuật KWL thành KWLH
	Cột H được thêm vào biểu đồ KWL là để khuyến khích học sinh tiếp tục tìm tòi, nghiên cứu. Sau khi học sinh đã hoàn tất nội dung ở cột L, các em có thể muốn tìm hiểu thêm về một thông tin. Các em sẽ nêu biện pháp để tìm thông tin mở rộng. Những biện pháp này sẽ được ghi nhận ở cột H.
	Một ví dụ về dùng kỹ thuật KWLH :
	Chủ đề bài đọc : Trò chơi – Tên bài đọc : Chú Đất Nung (Tiếng Việt 4 tập Một). GV dùng kỹ thuật này để giao nhiệm vụ cho HS chuản bị bài trước khi học.
K
W
L
H
- Những đồ chơi nặn bằng đất : con chó, con cá, cái nồi, búp bê
- Trẻ em ở quê ngày xưa chơi đồ chơi nặn bằng đất có sơn màu xanh, đỏ, vàng
- Đồ chơi làm bằng đất nặn khi gặp nước có bị hỏng không?
- Làm thế nào để đồ chơi bằng đất chơi được lâu và không giây bẩn?
- Bây giờ người ta còn làm đồ chơi bằng đất nung không? Ở đâu làm những thứ đó?
- Đồ chơi làm bằng đất nặn mà gặp nước thì bị nhão ra và hỏng
- Để đồ chơi bằng đất chơi được lâu, bền thì phải nung nó bằng lửa
- Tham quan làng nghề gốm để biết đồ dùng, đồ chơi bằng đất nặn được nung thế nào.
- Tìm hiểu trên mạng để biết được có những đồ chơi nào làm bằng đất nung? Bây giờ có những người nào dùng thứ đồ chơi đó?
- Xin bố mẹ mua cho một vài đồ chơi bằng đất nung
4. Kỹ thuật Đọc tích cực
Kĩ thuật này nhằm giúp HS tăng cường khả năng tự học và giúp GV tiết kiệm thời gian đối với những bài học / phần đọc có nhiều nội dung nhưng không quá khó đối với HS. Kỹ thuật được áp dụng với những bài học được trình bày thành bài đọc tương đối dài (Ví dụ : Lịch sử, Địa lý, Khoa học)
Cách tiến hành như sau:
- GV nêu câu hỏi/yêu cầu định hướng HS đọc bài/phần đọc.
- HS làm việc cá nhân:
+ Đoán trước khi đọc: Để làm việc này, HS cần đọc lướt qua bài đọc/phần đọc để tìm ra những gợi ý từ hình ảnh, tựa đề, từ/cụm từ quan trọng.
+ Đọc và đoán nội dung : HS đọc bài/phần đọc và biết liên tưởng tới những gì mình đã biết và đoán nội dung khi đọc những từ hay khái niệm mà các em phải tìm ra.
+ Tìm ý chính: HS tìm ra ý chính của bài/phần đọc qua việc tập trung vào các ý quan trọng theo cách hiểu của mình.
+ Tóm tắt bài dựa trên ý chính, đề mục.
+ HS chia sẻ kết quả đọc của mình theo nhóm 2, hoặc 4 và giải thích cho nhau thắc mắc (nếu có), thống nhất với nhau ý chính của bài/phần đọc đọc.
+ HS nêu câu hỏi để GV giải đáp (nếu có).
Lưu ý: Một số câu hỏi GV thường dùng để giúp HS tóm tắt ý chính:
Em có chú ý gì khi đọc nội dung A ?
Em nghĩ gì về đọc nội dung B ?
Em so sánh A và B như thế nào?
A và B giống và khác nhau như thế nào?
5. Kỹ thuật “Viết tích cực”
Kĩ thuật này có thể sử dụng sau tiết học để tóm tắt nội dung đã học, để HS phản hồi cho GV về việc nắm kiến thức của các em và những chỗ các em còn hiểu sai.
Cách thực hiên : 
- GV đặt câu hỏi và dành thời gian cho HS tự do viết câu trả lời. GV cũng có thể yêu cầu HS liệt kê ngắn gọn những gì các em biết về chủ đề đang học trong khoảng thời gian nhất định.
- GV yêu cầu một vài HS chia sẻ nội dung mà các em đã viết trước lớp.
6. Kỹ thuật / Phương pháp Đóng vai
	Đóng vai là kỹ thuật HS làm thử một một công việc hoặc thực hiện một ứng xử trong tình huống giả định. Kỹ thuật này giúp HS suy nghĩ về một vấn đề bằng cách tập trung vào một sự việc cụ thể mà các em quan sát được hoặc chính mình trải nghiệm. Đóng vai không chỉ bao gồm việc diễn mà quan trọng hơn là cuộc trao đổi sau việc diễn. Kỹ thuật này thường dùng trong những phần học về Kể chuyện, Đạo đức, phần học ứng dụng của các môn học.
	Cách thực hiện :
	- Bước 1 : GV giao nhiệm vụ cho HS : yêu cầu đóng vai cho nhóm, thời gian cho việc chuẩn bị đóng vai
	- Bước 2 : Các nhóm chuẩn bị đóng vai : phần lời của từng vai cần nhớ, phần diễn của từng vai, phối hợp diễn thử các vai
	- Bước 3 : Từng nhóm trình bày đóng vai (diễn)
	- Bước 4 : Nhận xét / thảo luận về việc đóng vai theo các tiêu chí về lời và hành động diễn có thể hiện đúng nội dung chính của bài và gây cảm xúc tích cực cho người xem không.
	- Bước 5 : Kết luận được rút ra từ nhiệm vụ đóng vai tập trung vào hiểu, vận dụng kiến thức kỹ năng mới của bài và thực tiễn. 
7. Kỹ thuật Trình bày một phút
	Kỹ thuật này dùng trong quá trình HS học bài trên lớp vào cuối mỗi bài.
	Cách thực hiên :
	- GV đặt câu hỏi : Bài này các em đã học được cái gì mới? Có điều quan trọng gì các em muốn giải đáp thêm?
	- HS suy nghĩ, viết ra giấy ý kiến của cá nhân
	- Mỗi HS được trình bày ý kiến của mình trong 1 phút
8. Kỹ thuật Chúng em biết 3
	Kỹ thuật này dùng trong thảo luận nhóm nhằm tập hợp những thông tin được chọn lọc từ thảo luận. Kỹ thuật này tạo cơ hội cho những HS có trình độ khá hỗ trợ HS có trình độ thấp hơn.
	Cách thực hiện :
	- GV nêu chủ đề thảo luận (có thể bằng câu kể hoặc câu hỏi, Ví dụ : Học sinh đi đường an toàn / Học sinh đi đường thế nào để đảm bảo an toàn?)
	- Mỗi nhóm 3 (có thể hơn 3) HS sẽ chia sẻ những điều các em biết rồi chọn ra 3 điều quan trọng nhất
	- Đại diện mỗi nhóm trình bày 3 điều nhóm đã chọn
Tài liệu tham khảo chính
1. Trần Bá Hoành, Dạy học lấy người học làm trung tâm, Thông tin khoa học giáo dục số 96, 2003
2.Bộ Giáo dục và Đào tao, Phương pháp dạy học các môn học ở tiểu học, NXB Gáo dục, 2007
3. Bộ Giáo dục và Đào tạo, tài liệu Phương pháp và kĩ thuật tổ chức hoạt động học theo nhóm và hướng dẫn học sinh tự học, 2016 (Vụ Giáo dục Trung học)
4. Nguyễn Văn Cường, Một số vấn đề chung về đổi mới PPDH ở trường THPT - dự án phát triển GDTHPT. 
5. Tài liệu Hướng dẫn học Toán, Tiếng Việt, Tự nhiên và xã hội lớp 2, 3, 4, 5, NXB Giáo dục, 2014 (tài liệu dạy học theo Mô hình trường tiểu học mưới Việt Nam - VNEN)
 6. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Phương pháp bàn tay nặn bột, Tài liệu nội bộ, 2015.

Tài liệu đính kèm:

  • docPHUONG PHAP DAY HOC TICH CUC BO GD DT_12263906.doc