Thuật ngữ Lịch sử 8

1. Chế độ quân chủ chuyên chế

là một thể chế chính trị do vua đứng đầu nhà nước và nắm mọi quyền hành.Thể chế này tồn tại chủ yếu ở thời kì phong kiến.

2. Quân chủ lập hiến

Là một hình thức tổ chức nhà nước mà trong đó tồn tại vua nhưng đa phần không nắm thực quyền, quyền lực thường nằm trong tay quốc hội do thủ tướng của đảng chiếm đa số ghế đứng đầu.

3.Cách mạng tư sản

là cuộc cách mạng do giai cấp tư sản lãnh đạo, nhằm lật đổ chế độ phong kiến, mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển. hoặc là cuộc cách mạng do giai cấp tư sản lãnh đạo nhằm xóa bỏ quan hệ sản xuất phong kiến lỗi thời, tạo điều kiện cho quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa phát triển.

 

docx 5 trang Người đăng hanhnguyen.nt Lượt xem 1228Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Thuật ngữ Lịch sử 8", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
THUẬT NGỮ LỊCH SỬ 8
1. Chế độ quân chủ chuyên chế
là một thể chế chính trị do vua đứng đầu nhà nước và nắm mọi quyền hành.Thể chế này tồn tại chủ yếu ở thời kì phong kiến.
2. Quân chủ lập hiến
Là một hình thức tổ chức nhà nước mà trong đó tồn tại vua nhưng đa phần không nắm thực quyền, quyền lực thường nằm trong tay quốc hội do thủ tướng của đảng chiếm đa số ghế đứng đầu.
3.Cách mạng tư sản
là cuộc cách  mạng do giai cấp tư sản lãnh đạo, nhằm lật đổ chế độ phong kiến, mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển. hoặc là cuộc cách mạng do giai cấp tư sản lãnh đạo nhằm xóa bỏ quan hệ sản xuất phong kiến lỗi thời, tạo điều kiện cho quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa phát triển.
4. Quan hệ sản xuất
Là quan hệ giữa người với người trong quá trình sản xuất ( trong sản xuất, tư liệu sản xuất thuộc về ai? Ai là người quản lí? Phân phối sản phẩm như thế nào?)
5. Chế độ phong kiến (CĐPK)
Đặc điểm chung của CĐPK là trong xã hội có 2 giai cấp cơ bản mâu thuẫn đối kháng nhau là địa chủ và nông dân. Trong đó địa chủ sở hữu ruộng đất và giao cho nông dân cày cấy và bóc lột bằng các họ bằng các loại tô thuế. Cơ sở kinh tế chủ yếu là nông nghiệp dựa trên sản xuất nhỏ của nông dân.
 6. Chế độ tư bản chủ nghĩa (TBCN)
Là chế độ nhà nước do giai cấp tư sản nắm quyền. Trong xã hội TBCN, 2 giai cấp cơ bản mâu thuẫn đối kháng nhau là tư sản và vô sản. Trong đó giai cấp tư sản bóc lột sức lao động của giai cấp vô sản (công nhân).
7. Chủ nghĩa tư bản
"Chủ nghĩa tư bản" là một hệ thống các quan điểm, các định nghĩa được đưa ra để xác định một chế độ xã hội trong đó có sự sở hữu tư nhân về tư liệu sản xuất gắn với nền công nghiệp có năng suất lao động cao làm bộc lộ bản chất "bóc lột" lao động làm thuê của các "nhà tư bản".
8.Bãi công
 Việc tạm ngừng một bộ phận hay toàn bộ côn việc sản xuất mang tính chất tập thể của công nhân, viên chức chống các chủ nhà máy, hầm mỏ, đồn điền nhằm đòi hỏi hoặc phản đối một việc gì. Bãi công là một hình thức đấu tranh của công nhân chống giai cấp tư sản về mặt kinh tế và tiến tới đấu tranh chính trị.
9.Bạo lực cách mạng
        Sức mạnh của quần chúng cách mạng dùng để đánh đổ chính quyền của bọn thống trị, giành chính quyền về tay nhân dân, trấn áp bọn phản cách mạng: Bạo lực cách mạng là sức mạnh tổng hợp (chính trị, quân sự) rất to lớn. Đó là công cụ để đập tan một chế độ xã hội đã lỗi thời, thúc đẩy sự phát triển, chuyển biến cách mạng. Dùng bạo lực cách mạng chống bạo lực phản cách mạng
10.Cách mạng dân chủ tư sản
        Cách mạng dân chủ tư sản do giai cấp tư sản lãnh đạo, quần chúng nhân dân là động lực chính, nhằm đánh đổ chế độ phong kiến đã lỗi thời, giành dân chủ .Sau khi cách mạng thành công ,giai cấp tư sản lập chế độ cộng hòa, nắm quyền thống trị thay cho giai cấp phong kiến. Cách mạng đã mở đường cho chủ nghĩa tư bản giành độc lập và phát triển. Trong cách mạng dân chủ tư sản, đồng bào quần chúng nhân dân (công nhân, nông dân) đưa ra những yêu sách về kinh tế, chính trị của mình, gây ảnh hưởng đến sự phát triển của cách mạng tư sản; một số yêu sách vượt khỏi giới hạn mà giai cấp tư sản đặt ra cho mình.
11. Cách mạng dân chủ tư sản kiểu mới
        Cách mạng làm nhiệm vụ cách mạng dân chủ tư sản do giai cấp vô sản lãnh đạo, sau khi thắng lợi sẽ chuyển lên cách mạng xã hội chủ nghĩa: Cách mạng 1905 ở Nga là một cuộc cách mạng dân chủ tư sản kiểu mới.
12. cách mạng dân tộc dân chủ
         Cách mạng ở các nước thuộc địa và phụ thuộc, thực hiện hai nhiệm vụ cơ bản là chống đế quốc xâm lược và phong kiến tay sai, giành độc lập dân tộc và dân chủ cho nhân dân.
13 ,cách mạng vô sản
        Cách mạng do giai cấp vô sản lãnh đạo, nhằm dùng bạo lực cách mạng lật đổ ách thống trị của giai cấp tư sản, thành lập chính quyền, nhà nước vô sản, lập nên chế độ xã hội chủ nghĩa. Cách mạng 18–3-1871 ở Pari là một cuộc cách mạng vô sản đầu tiên trên thế giới.
14.căn cứ địa cách mạng
        Khu vực lãnh thổ có đầy đủ các yếu tố “địa lợi nhân hòa”, “tiến khả dĩ công thoái khả dĩ thủ”, có cơ sở vững chắc về chính trị và quân sự, được dùng làm nơi xây dựng lực lượng cách mạng (bao gồm lực lượng chính trị và vũ trang) để từ đó phát triển rộng ra các nơi khác là nơi cung cấp về sức mạnh vật chất, quân sự, nguồn cổ vũ tinh thần, chính trị cách mạng và kháng chiến. Xây dựng căn cứ địa cách mạng phải bắt đầu từ xây dựng cơ sở chính trị, xây dựng chính quyền cách mạng, từng bước xây dựng kinh tế, xã hội để đáp ứng yêu cầu phát triển cách mạng.
15. Chủ nghĩa Mác –Lê Nin
        Chủ nghĩa Mác – Lênin tiếp thu và phát triển trong thời đại đế quốc chủ nghĩa. Chủ nghĩa Mác – Lênin bao gồm lí luận khoa học về đấu tranh cách mạng của giai cấp vô sản và quần chúng lao động bị áp bức bóc lột, chống chủ nghĩa tư bản, đế quốc, xây dựng chế độ xã hội chủ nghĩa, tiến lên cộng sản chủ nghĩa. Chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh là nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam hành động của Đảng Cộng sản Việt Nam.
16.Chủ nghiã xã hội
 Giai đoạn đầu của chủ nghĩa cộng sản trong sự phát triển của lịch sử nhân loại, trong đó chế độ sở hữu công cộng về tư liệu sản xuất được xác lập: quan hệ xã hội giữa giai cấp công nhân và giai cấp nông dân với trí thức là đoàn kết, liên minh, hợp tác trên tình đồng chí thương yêu giúp đỡ lẫn nhau, xây dựng xã hội mới tốt đẹp, không còn chế độ người bóc lột người, nhân dân lao động được ấm no, tự do, hạnh phúc.
17.Dân chủ tư sản
Nền dân chủ do giai cấp tư sản thực hiện nhằm bảo đảm quyền lợi của tư sản là chủ yếu.
18. Nhà nước kiểu mới
Bộ máy tổ chức chính trị do cách mạng vô sản thành lập nhằm bảo vệ và phát triển thành quả cách mạng, bảo vệ quyền lợi của nhân dân lao động, khác với Nhà nước trước đó, vì nó không phải là công cụ áp bức, bóc lột của giai cấp thống trị. Nhà nước kiểu mới đầu tiên trong lịch sử là công xã Pari 1871.
19.Phát xít (chủ nghĩa)
Hình thức chuyên chính của bon tư sản, đế quốc phản động nhất, hiếu chiến nhất, chủ trương thủ tiêu mọi quyền tự do cơ bản của con người, khủng bố tàn bạo nhân dân, gây chiến tranh xâm lược tiêu diệt các nước khác để xác lập địa vị thống trị tối cao của chúng. Chủ nghĩa phát xít xuất hiện trước hết ở Italia, Đức, Nhật, Bị phá sản qua chiến tranh thế giới thứ hai. Ngày nay, ở phương Tây, một số người vẫn mưu toan thực hiện chủ nghĩa phát xít mới.
20.Thuộc địa nửa phong kiến
Xã hội thuộc địa nửa phong kiến thực chất là nước thuộc địa nhưng chế đọ phong kiến vẫn được duy trì để làm tay sai cho thực dân trong việc đàn áp, bóc lột nhân dân. 
21.chủ nghĩa đế quốc
Chủ nghĩa đế quốc còn gọi là chủ nghĩa tư bản lũng đoạn, là hình thái phát triển cao của chủ nghĩa tư bản  .Chúng là một hình thái kinh tế, chính trị, quân sự mở đầu là sự hiện diện của các trùm tư bản độc quyền, của sự xâm chiếm các quốc gia khác làm thuộc địa, là gây chiến với các quốc gia khác nhằm tranh chấp quyền lợi (về thuộc địa, về kinh tế, về ảnh hưởng đến các quốc gia khác...). 
22.chủ nghĩa thực dân
-Thực dân kiểu cũ là chế độ thực dân xâm chiếm bằng vũ lực,quân sự.Nước thực dân trực tiếp cai trị nướcthuộcđịa
-Thực dân kiểu mới là chế độ thực dân mà nước thực dân cai trị nước thuộc địa thông qua chính quyền tay sai do nước thực dân dựng lên,xâm chiếm nước khác bằng các hoạt động chính trị,kinh tế nhằm chi phối và khống chế nền kinh tế của các nước đó
23.Cách mạng công nghiệp
Cách mạng công nghiệp là cuộc cách mạng trong lĩnh vực sản xuất; là sự thay đổi cơ bản các điều kiện kinh tế-xã hội, văn hóa và kỹ thuật, xuất phát từ nước Anh sau đó lan tỏa ra toàn thế giới. Trong thời kỳ này, nền kinh tế giản đơn, quy mô nhỏ, dựa trên lao động chân tay được thay thế bằng công nghiệp và chế tạo máy móc quy mô lớn.
24.Tổ chức độc quyền.
Tổ chức độc quyền: là liên minh giữa các nhà TB lớn để tập trung vào trong tay phần lớn việc SX và tiêu thụ một số loại hàng hoá nào đó, nhằm mục đích kiểm soát thị trường, nguồn nguyên liệu để thu lợi nhuận độc quyền cao.

Tài liệu đính kèm:

  • docxThuat ngu lich su lop 8_12234821.docx