I. Mục tiêu.
- Giúp học sinh từ việc tìm hiểu mô hình, vật thật, hiểu được cấu tạo và nguyên lí làm việc của một bộ truyền chuyển động.
- Biết cách tháo lắp và kiểm tra tỉ số truyền trên các mô hình của các bộ truyền chuyển động.
- Biết cách bảo dưỡng và có ý thức bảo dưỡng các bộ truyền chuyển động thường dùng trong gia đình.
II. Chuẩn bị.
1. Giáo viên: Giáo án, bảng phụ, đồ dùng dạy học.
2. Học sinh: Sgk, vở ghi, dụng cụ học tập.
12 04 12 01 Ngày soạn: / /2006 Ngày dạy: : / /2006 Tiết 27: Thực hành: Truyền chuyển động A. Phần chuẩn bị. I. Mục tiêu. Giúp học sinh từ việc tìm hiểu mô hình, vật thật, hiểu được cấu tạo và nguyên lí làm việc của một bộ truyền chuyển động. Biết cách tháo lắp và kiểm tra tỉ số truyền trên các mô hình của các bộ truyền chuyển động. Biết cách bảo dưỡng và có ý thức bảo dưỡng các bộ truyền chuyển động thường dùng trong gia đình. II. Chuẩn bị. 1. Giáo viên: Giáo án, bảng phụ, đồ dùng dạy học. 2. Học sinh: Sgk, vở ghi, dụng cụ học tập. B. Các hoạt động dạy học trên lớp. I. Kiểm tra bài cũ. (Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh) II. Dạy bài mới. (2’) Trong cơ cấu truyền chuyển động truyền từ vật này sang vật khác. trong hai vật nối với nhau bằng khớp động người ta gọi vật truyền chuyển động là vật dẫn còn vật nhận chuyển động là vật bị dẫn. Tuỳ theo yêu cầu kĩ thuật chuyển động của vật dẫn và vật bị dẫn có thể giống và khác chuyển động của vật dẫn, nếu chúng cùng một dạng gọi là cơ cấu truyền chuyển động. Để hiểu được cấu tạo và nguyên lí làm việc, biết cách tháo lắp và kiểm tra tỉ số truyền của các bộ chuyển động chúng ta cùng làm bài thực hành hôm nay. Giới thiệu nội dung và trình tự thực hành(5’) G: Gọi học sinh đọc nội dung và trình tự tiến hành bài thực hành. + Đo đường kính bánh đai, đếm số răng của bánh răng và đĩa xích. + Lắp ráp các bộ truyền chuyển động và kiểm tra tỉ số truyền. + Tìm hiểu cấu tạo và nguyên lí làm việc của mô hình động cơ 4 thì. Tìm hiểu cấu tạo các bộ truyền chuyển động (5’) G: Giới thiệu các bộ truyền động. Quan sát cấu tạo các bộ truyền. Hướng dẫn học sinh quy trình tháo và qui trình lắp. G: Hướng dẫn học sinh cách đo đường kính các bánh đai bằng thước lá hoặch thước cặp. Hướng dẫn cách điều chỉnh các bộ truyền chuyển động sao cho chúng hoạt động bình thường. Tổ chức cho học sinh thực hành.(30’) Phân các nhóm về vị trí thực hành, phân cho các nhóm dụng cụ và thiết bị thực hành. Các nhóm thao tác theo mô hình. Đo các đường kính của bánh đai, đếm số răng của đĩa xích và cặp bánh răng, kết quả đo và đếm ghi vào báo cáo thực hành. G: Quan sát và hướng dẫn học sinh. Hướng dẫn đo. Hướng dẫn tháo lắp, tính toán tỉ số truyền trên lí thuyết và thực tế ghi vào báo cáo thực hành. Tổng kết bài học.(4’) Giáo viên hướng dẫn học sinh tự đánh giá bài học thực hành dựa theo mục tiêu bài học. Yêu cầu học sinh kết thúc thực hành thu dọn và nộp mô hình và báo cáo. Giáo viên nhận xét về sự chuẩn bị, thực hiện và kết quả thực hành của học sinh. III. Hướng dẫn học ở nhà.(3’) Xem lại quá trình làm bài thực hành. Ôn tập lại các phần đã học trong phần cơ khí. Trả lời các câu hỏi trong phần ôn tập.
Tài liệu đính kèm: