Tích hợp kiến thức các bộ môn Lịch sử, Địa lý vào bài 3 tiết 10 môn Âm nhạc lớp 7 phần Âm nhạc thường thức: Nhạc sĩ Đỗ Nhuận và bài hát Hành quân xa

PHIẾU MÔ TẢ DỰ ÁN CỦA GIÁO VIÊN

1.Tên dự án dạy học:

 TÍCH HỢP KIẾN THỨC CÁC BỘ MÔN LỊCH SỬ, ĐỊA LÝ VÀO

 BÀI 3 TIẾT 10 MÔN ÂM NHẠC LỚP 7 PHẦN ÂM NHẠC THƯỜNG THỨC:

 NHẠC SĨ ĐỖ NHUẬN VÀ BÀI HÁT HÀNH QUÂN XA

2. Mục tiêu dạy học:

 - Vận dụng kiến thức liên môn Lịch sử, Địa lý vào bài 3 tiết 10 môn âm nhạc 7 đển giúp học sinh cảm thụ sâu sắc hơn nội dung bài hát “Hành quan xa” của nhạc sĩ Đố nhuận đối với chiến thắng Điện Biên Phủ lịch sử năm 1954.

 - Tích hợp kiến thức môn Lịch sử: Học sinh nắm được diễn biến cuộc chiến tranh anh dũng của quân và dân ta đánh thắng Thực dân Pháp trong chiến dịch Điện Biên Phủ lịch sử năm 1954.

 Qua nội dung bài hát "Hành quân xa" mô tả lại những hình ảnh bộ đội ta cùng nhạc sĩ Đỗ Nhuận là người trực tiếp tham gia thấy được sự vất vả ngày đêm Hành quân qua những chặng đường gian khổ, đèo dốc. Bài hát "Hành quân xa" đã góp phần rất lớn trong việc động viên, khích lệ tinh thần các anh bộ đội là những chiến sĩ bộ binh vượt qua mọi gian khổ trên những chặng đường hành quân tiến về địa danh Trần Đình, đó là tên gọi bí mật Điên Biên Phủ, góp phần dành thắng lợi vẻ vang trong chiến dịch Điện Biên Phủ làm "chấn động địa cầu".

 

doc 12 trang Người đăng hanhnguyen.nt Lượt xem 1543Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Tích hợp kiến thức các bộ môn Lịch sử, Địa lý vào bài 3 tiết 10 môn Âm nhạc lớp 7 phần Âm nhạc thường thức: Nhạc sĩ Đỗ Nhuận và bài hát Hành quân xa", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HUYỆN LANG CHÁNH
TRƯỜNG THCS TAM VĂN
BÀI VIẾT DỰ THI TÍCH HỢP KIẾN THỨC LIÊN MÔN
 Họ và tên: Hà Văn Khuyến
Đơn vị: Trường THCS Tam Văn
 Trình độ chuyên môn: CĐSP Âm nhạc
Phiếu thông tin về giáo viên (hoặc nhóm giáo viên) dự thi
(Kèm theo công văn số 1539 / SGDĐT-GDTrH ngày 19 tháng 8 năm 2015 của Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo)
	- Sở giáo dục và đào tạo tỉnh/ thành phố: Thanh Hóa
	- Phòng giáo dục và đào tạo: huyện Lang Chánh
	- Trường THCS Tam Văn
	- Địa chỉ: Bản Lọng xã Tam Văn
	Điện thoại: 0378 890411; Email: thcstamvan.lc@thanhhoa.edu.vn
	- Thông tin về giáo viên (hoặc nhóm không quá 02 giáo viên):
	1. Họ và tên: Hà Văn Khuyến
	Ngày sinh: 13/04/1983	Môn : Âm nhạc
Điện thoại: 0968003668 	
Email: khuyenhavan@gmai.com
PHIẾU MÔ TẢ DỰ ÁN CỦA GIÁO VIÊN
1.Tên dự án dạy học: 
 TÍCH HỢP KIẾN THỨC CÁC BỘ MÔN LỊCH SỬ, ĐỊA LÝ VÀO
 BÀI 3 TIẾT 10 MÔN ÂM NHẠC LỚP 7 PHẦN ÂM NHẠC THƯỜNG THỨC:
 NHẠC SĨ ĐỖ NHUẬN VÀ BÀI HÁT HÀNH QUÂN XA
2. Mục tiêu dạy học:
 - Vận dụng kiến thức liên môn Lịch sử, Địa lý vào bài 3 tiết 10 môn âm nhạc 7 đển giúp học sinh cảm thụ sâu sắc hơn nội dung bài hát “Hành quan xa” của nhạc sĩ Đố nhuận đối với chiến thắng Điện Biên Phủ lịch sử năm 1954. 
 - Tích hợp kiến thức môn Lịch sử: Học sinh nắm được diễn biến cuộc chiến tranh anh dũng của quân và dân ta đánh thắng Thực dân Pháp trong chiến dịch Điện Biên Phủ lịch sử năm 1954.
 Qua nội dung bài hát "Hành quân xa" mô tả lại những hình ảnh bộ đội ta cùng nhạc sĩ Đỗ Nhuận là người trực tiếp tham gia thấy được sự vất vả ngày đêm Hành quân qua những chặng đường gian khổ, đèo dốc. Bài hát "Hành quân xa" đã góp phần rất lớn trong việc động viên, khích lệ tinh thần các anh bộ đội là những chiến sĩ bộ binh vượt qua mọi gian khổ trên những chặng đường hành quân tiến về địa danh Trần Đình, đó là tên gọi bí mật Điên Biên Phủ, góp phần dành thắng lợi vẻ vang trong chiến dịch Điện Biên Phủ làm "chấn động địa cầu". 
 - Tích hợp kiến thức môn Địa lý: Học sinh nắm được vị trí địa lý, địa hình Tây Bắc và căn cứ Điện Biên Phủ, một căn cứ mà thực Dân Pháp đã dày công xây dựng với sự tài trợ của Mỹ, Chúng cho rằng đây là một căn cứ qui mô lớn nhất, bất khả xâm phạm tại Đông dương.
3. Đối tượng dạy học của dự án:
 - Học sinh lớp 7, trường THCS Tam Văn, Lang Chánh, Thanh Hoá.
Stt
Lớp
Sĩ số
1
7A
27
2
7B
28
4. Ý nghĩa của dự án:
 - Việc tích hợp kiến thức liên môn Âm nhạc, Địa lí, Lịch sử trong bài dạy nhằm giúp học sinh có kỹ năng cảm nhận sâu sắc bài hát "Hành quân xa" của nhạc sĩ Đỗ nhuận và những đóng góp của nhạc sĩ trong công cuộc kháng chiến chống Thực dân Pháp xâm lược.
 - Bài hát ra đời đã kịp thời động viên, khích lệ tinh thần, ý chí quyết tâm vượt qua mọi gian khổ, thử thách, của các chiến sĩ bộ binh trên chiến trận và tin tưởng vào sự lãnh đạo của cấp trên, góp phần không nhỏ làm nên chiến thắng Điện Biên Phủ lịch sử vang dội khắp địa cầu, chấm dứt hoàn toàn chế độ Thực dân trên đất nước Việt Nam.
5. Thiết bị dạy học, học liệu:
 - Giáo án.
 - Nhạc cụ (Đàn phím điện tử)
 - Tài liệu lịch sử chiến dịch Điện Biên Phủ 1954.
 - Tài liệu địa lý, bản đồ căn cứ, cứ điểm Điện Biên Phủ.
 - Hình ảnh tư liệu
 - Máy chiếu.
6. Hoạt động dạy học và tiến trình dạy học:
 - Tìm hiểu xuất xứ Bài hát "Hành quân xa": Sử dụng kiến thức môn lịch sử giúp
học sinh hiểu về chiến dịch Điện Biên Phủ. Việc trực tiếp tham gia chiến dịch đã giúp cho nhạc sĩ Đỗ nhuận cảm kích sự chiến đấu, hi sinh dũng cảm vì độc lập tự do, vì Tổ quốc của các chiến sĩ bộ binh ngoài mặt trận. Bài hát ra đời đã kịp thời động viên khích lệ tinh thần đoàn kết, thống nhất ý chí chiến đấu quật cường của các chiến sĩ, giúp quân đội ta chiến thắng lẫy lừng , chấm dứt một thế kỷ xâm lược của Thực
dân Pháp, Chấm dứt hoàn toàn chế độ Phong kiến độc tài và nô lệ của nhân dân ta. Lịch sử Việt Nam đã bước sang trang mới, xứng đáng là một dân tộc anh hùng.
 Một vài hình ảnh về Sư doand 308 và chiến dịch Điện Biên Phủ
 Sư đoàn 308 Thành lập ngày 28/8/1949 Bộ binh hành quân xa
 tại thị trấn Đồn Đu, huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên
 Đoàn dân công hỏa tuyến. Chiến sĩ Trương Văn Soi vác thùng đạn nặng 100kg.
 Đại tướng Võ Nguyên Giáp quyết định Lá cờ Quyết chiến, quyết thắng bay trên
 thay đổi phương án tác chiến nóc hầm chỉ huy của tướng De Castries.
 - Tìm hiểu nội dung bài hát "Hành quân xa": Sử dụng kiến thức môn Địa lý về vị trí địa lý căn cứ Điện Biên Phủ giúp học sinh thấy được mặc dù Thực dân Pháp đã chọn vùng địa lý có nhiều núi non hiểm trở bao quanh, các đường vận chuyển tiếp tế chủ yếu là đường hàng không, trong khi quân đội ta chủ yếu là bộ binh và pháo binh. Tuy gặp nhiều khó khăn trở ngại như vậy nhưng Bộ chỉ huy quân sự của ta đã táo bạo đưa ra những phương án bất ngờ: là dùng Bộ binh đào hầm xuyên qua núi ... Mọi khó khăn gian khổ cũng không ngăn trở sức mạnh đoàn kết và lòng căm thù của các chiến sĩ quân đội ta trước hoàn cảnh đất nước bị xâm lăng, nhân dân lầm than, điêu đứng. Những người lính bình dị, thầm lặng vượt qua những chặng đường gian khổ trên vai vắc nặng súng, đạn, lương thực giữa màn đêm sương đục với tinh thần quyết chiến quyết thắng “Đời chúng ta đâu có giặc là ta cứ đi” sẵn sàng hi sinh vì độc lập tự do của dân tộc.
 Một vài lược đồ căn cứ Diện Biên Phủ 1954.
 Bản đồ Việt Nam. Các can cứ quân sự Pháp trên Điện Biên Phủ
 - Học hát: Học sinh nắm được giai điệu bài hát "Hành quân xa" có tính chất mạnh mẽ, khỏe khoắn, hùng tráng. Nội dung bài hát "Hành quân xa" mô tả lại những hình ảnh các chiến sĩ bộ binh Hành quân dấu có nhiều gian khổ, vai vác nặng, chân có mỏi nhưng vẫn tiến bước về phía trước, kìa đồng bào đang mắt đỏ chờ ta, Đời chúng ta đâu có giặc là ta cứ đi.
Bài hát. "Hành quân xa" ra đời đã vang lên trên những chặng đường hành quân của các chiến sĩ bộ binh giữa núi rừng tây bắc.
Bài hát đã góp phần rất lớn trong việc động viên, khích lệ tinh thần các chiến sĩ bộ binh vượt qua mọi gian khổ dành thắng lợi vẻ vang trong chiến dịch Điện Biên Phủ làm "chấn động địa cầu". Đó là bài ca xanh mãi cùng năm tháng. Ngoài những đóng góp cho nền âm nhạc cách mạng, nhạc sĩ Đỗ Nhuận còn có nhiều đóng góp rất quí báu cho nền âm nhạc Thiếu nhi ... Với những cống hiến đó, nhạc sĩ Đỗ Nhuận đã được nhà nước truy tặng giải thưởng Hồ Chí Minh cao quí về Văn học Nghệ thuật. 
 - Qua bài học giúp cho học sinh nhận ra tầm quan trọng của âm nhạc đối với con người trong mọi lĩnh vực của cuộc sống nói chung, và những đóng góp không nhỏ của nhạc sĩ Đỗ Nhuận và bài hát "Hành quân xa" vào sự thắng lợi vẻ vang của chiến dịch Điện Biên Phủ. Giúp học sinh thấy rõ được truyền thống yêu quê hương, đất nước và những cống hiến, hi sinh của cha ông chúng ta trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ Quốc.
Toàn cảnh Điện Biên Phủ ngày nay
 Cảng hàng không Nà Sản
 Một số hình ảnh chuến đi thực tế tại Điên Biên Phủ
Hầm chỉ huy kiên cố nhất cứ điểm đồi A1
Đường phản kích của quân pháp từ trung tâm Mường Thanh
Lô cốt đồi A1 của quân Pháp
GIÁO ÁN
 BÀI 3: TIẾT 10: Ôn tập bài hát: Chúng em cần hoà bình.
 Ôn Tập đọc nhạc: Bài TĐN số 4
Âm nhạc thường thức: Nhạc sĩ Đỗ Nhuận và bài hát “Hành quân xa”
A. Mục tiêu:
1/ Kiến thức: 
 + Hát đúng giai điệu tình cảm của bài hát “Chúng em cần hòa bính”
 + Đọc đúng giai điệu, tình cảm, sắc thái bài TĐN số 4: Mùa xuân về
 + Hiểu biết thêm về nhạc sĩ Đỗ Nhuận và xuất xứ bài hát "Hành quân xa".
 + Qua bài học, học sinh hiểu biết thêm về sức mạnh đoàn kết của quân đội ta đã vượt qua núi non hiểm trở, nỗi vất vả và làm nên chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ năm 1954.
2/ Kỹ năng: 
 + Biết thể hiện các ký hiệu âm nhạc trong bài TĐN số 4.
 + Nghe và nhận xét bài hát: Hành quân xa.
3/ Thái độ: Giúp học sinh hiểu được truyền thống yêu nước, lòng tự hào dân tộc và những đóng góp to lớn của "Hành quân xa" trong chiến thắng Điện Biên Phủ lịch sử 1954
B. Chuẩn bị:
1/ Giáo viên: Tài liệu, giáo án
2/ Học sinh: SGK, vở ghi bài, đồ dùng học tập.
3/ Các phương tiện, thiết bị dạy học: Máy chiếu, Đàn phím điện tử.
C. Các hoạt động trong tiết học:
1. Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh: 
- Trình bày bài hát Chúng em cần hòa bình? (Kiểm tra sau khi ôn)
- Trình bày bài TĐN số 4 ? (Kiểm tra sau khi ôn)
2. Hoạt động nêu nhiệm vụ tiết học: 
 - Ôn bài hát: Chúng em cần hòa bình
 - Ôn tập: TĐN số 4 – Mùa xuân về
 - ÂNTT: Nhạc sĩ Đỗ Nhuận và bài hát Hành quân xa 
3.Tổ chức các hoạt động học tập:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Hoạt động 1: Ôn bài hát:
- Khởi động giọng: GV đàn và điều khiển cho HS luyện giọng khởi động.
- GV trình bày bài hát Chúng em cần hòa bình theo nhạc đệm cho HS nghe.
- GV dạo đàn cho HS hát (chú ý sửa sai)
- GV chia HS theo nhóm thực hiện
- GV cho HS luyện tập cá nhân. 
- Khi đã ôn xong bài hát, GV gọi nhóm HS lên kiểm tra.
 Em hãy trình bày bài hát Chúng em cần hòa bình ?
Hoạt động 2: Ôn TĐN số 4.
- GV đàn giai điệu bài TĐN số 4 cho cả lớp nghe 1 - 2 lần.
- Cho cả lớp đọc bài, GV chú ý sửa sai 
cho HS.
- Cho HS đọc theo nhóm, GV sửa sai cho những HS đọc chưa đúng nhạc.
- Gọi HS đọc bài.
- Kiểm tra bài 1 vài HS, nhận xét và cho điểm.
Hoạt động 3: Âm nhạc thường thức.
a/ Nhạc sĩ Đỗ Nhuận.
- GV gọi 1 HS đọc bài giới thiệu về nhạc sĩ Đỗ Nhuận.
- GV hỏi nơi sinh và nơi lớn lên của nhạc sĩ Đỗ Nhuận?
- GV: Nhạc sĩ Đỗ Nhuận sinh tại Hải Dương nhưng lớn lên ở thành phố Hải Phòng. Ông tham gia cách mạng từ khi còn trẻ và đã có rất nhiều đóng góp cho nền âm nhạc Việt Nam hiện đại. Nhạc sĩ là tác giả của những bài hát nổi tiếng như: Nhớ chiến khu, Áo mùa đông, , Du kích ca, Du kích sông thao,, Chiến thắng Điện Biên, Vui mở đường, Việt Nam quê hương tôi.... và nhiều thể loại âm nhạc khác. Nhạc kịch Cô sao của Đỗ Nhuận là nhạc vở nhạc kịch đầu tiên của nền âm nhạc Việt Nam hiện đại. Ông đã được nhà nước truy tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học - Nghệ thuật.
- GV mở trích đoạn 1 số bài hát được giới thiệu trong SGK.
b/ Bài hát Hành quân xa:
- Xuất xứ của bài hát “ Hành quân xa” ?
- Vị trí địa lý, địa hình và căn cứ Điện Biên Phủ: 
- GV Khái quát tình hình, diễn biết chiến dịch Điện biên phủ: Mặc dù Thực dân Pháp đã chọn vùng địa lý có nhiều núi non hiểm trở bao quanh, các đường vận chuyển tiếp tế chủ yếu là đường hàng không, trong khi quân đội ta chủ yếu là bộ binh và pháo binh. Tuy gặp nhiều khó khăn trở ngại như vậy nhưng Bộ chỉ huy quân sự của ta đã táo bạo đưa ra những phương án bất ngờ: là dùng Bộ binh đào hầm xuyên qua núi ... Mọi khó khăn gian khổ cũng không ngăn trở sức mạnh đoàn kết và lòng căm thù của các chiến sĩ quân đội ta trước hoàn cảnh đất nước bị xâm lăng, nhân dân lầm than, điêu đứng. Những người lính bình dị, thầm lặng vượt qua những chặng đường gian khổ trên vai vắc nặng súng, đạn, lương thực giữa màn đêm sương đục với tinh thần quyết chiến quyết thắng “Đời chúng ta đâu có giặc là ta cứ đi” sẵn sàng hi sinh vì độc lập tự do của dân tộc.
- GV chiếu phim tài liệu chiến dịch Điện biên phủ.
- Diễn biến chiến dịch Điện Biên Phủ ?
- Tác dụng của bài hát Hành quân xa đối với chiến dịch ĐBP? 
Hoạt động 4: Củng cố bài.
- Gọi HS nhắc lại nội dung kiến thức trọng tâm trong bài học.
- Nêu ý nghĩa của bài hát Hành quân xa đối với chiến dịch ĐBP?
Hoạt động 5: Giao bài tập.
- Học bài cũ và làm bài tập trong SGK.
- Chuẩn bị bài mới tiết 11 trước khi đến lớp.
- HS đọc thang âm theo đàn.
- HS chú ý nghe GV hướng dẫn và hát theo.
- Cả lớp cùng hát.
- Từng nhóm HS tập hát theo yêu cầu của GV.
- Nhóm HS được chỉ định hát.
- HS được gọi tên lên bảng trình bày bài hát.
- HS nghe giai điệu qua đàn.
- Cả lớp đọc bài TĐN số 4.
- HS thực hiện theo hướng dẫn của GV.
- Từng nhóm HS đọc bài, các nhóm còn lại nghe và nhận xét.
- HS được gọi tên đọc bài.
- HS trả lời
- Nghe GV giảng bài.
- HS lắng nghe và cảm nhận 
- HS trả lời
- Học sinh quan sát lược đồ trên máy chiếu
- HS lắng nghe và tiếp thu
- TL: Bài hát viết năm 1953 chẩn bị cho chiến dịch Điện Biên Phủ 1954.
- Học sinh xem phim tài liệu.
- HS trả lời .
- HS được gọi tên trả lời.
- HS trả lời.
- Làm bài tập và chuẩn bị bài mới.
7. Kiểm tra đánh giá kết quả học tập:
 - Những hiểu biết của học sinh về chiến thắng Điện Biên Phủ 1954.
 - Cảm nhận về bài hát Hành quân xa.
 - Cảm nhận về nỗi vất vả và sự hi sinh của các anh bộ đội. 
 - Nêu những khó khăn hiểm trở của núi rừng Điện Biên Phủ.
8. Những kiến thức cần đạt sau khi thực hiện dự án:
 - Việc tích hợp các kiến thức liên môn Lịch sử, Địa lý vào bài 3 tiết 10 môn Âm nhạc 7 giúp cho học sinh có kỹ năng cảm thụ đầy đủ ý nghĩa về một tác phẩm âm nhạc mang đậm dấu ấn lịch sử vẻ vang của quân đội nhân dân Việt Nam. Từ đó các em cảm nhận được giá trị sự lao động sáng tạo nghệ thuật của nhạc sĩ Đỗ Nhuận cho nền âm nhạc cách mạng Việt Nam hiện đại.
 - Việc tích hợp kiến thức liên môn tạo điều kiện cho học sinh chủ động, tích cực, sáng tạo, giáo dục các em thêm những hiểu biết về tình yêu quê hương, đất nước, về truyền thống cách mạng của quân và dân ta, giúp học sinh ý thức hơn việc học phải đi đôi với hành, rèn luyện các kĩ năng giải quyết tình huống trong cuộc sống, vươn tới những mục đích tươi đẹp trong tương lai.
 - Qua việc cảm nhận bài hát Hành Quân xa, học sinh biết được tác dụng lan tỏa của bài hát đối với chiến dịch Điện Biên Phủ, với cuộc sống hiện tại và lòng biết ơn sâu sắc các lớp lớp cha anh chúng ta đã không quản khó khăn, gian khổ, sẵn sàng hi sinh xương máu để bảo vệ tổ quốc, giành độc lập cho dân tộc.
 Tam Văn, ngày 10 tháng 11 năm 2017
 NGƯỜI THỰC HIỆN
 Hà Văn Khuyến

Tài liệu đính kèm:

  • docBai du thi Tich hop lien mon Lich su Dia li vao day Am nhac thuong thuc Nhac si Do Nhuan va bai hat.doc