Tích hợp phần mềm Luyện gõ phím Mario và phần mềm giả lập lắp ráp máy tính trong dạy nghề Tin học

Trong chương trình Nghề THVP cấp THPT việc luyện gõ phím cho học sinh thường chỉ được nhắc tới rất ít, chủ yếu là hướng dẫn cách ngồi làm việc trên máy tính, cách thiết lập các kiểu gõ, cách chọn phông chữ. Việc luyện gõ được mặc nhiên xem như học sinh đã được học ở cấp THCS hoặc ở lớp 10. Tuy nhiên, do phần lớn học sinh không quan tâm đến việc gõ phím, đồng thời các em cũng không có máy tính để luyện tập đúng và đủ cách gõ phím nên dù đã được học, các em vẫn chưa gõ tốt, thậm chí có em hầu như quên hết cách gõ phím bằng hai tay khi lên đến cấp THPT.

Đối với các thiết bị (linh kiện) bên trong thùng máy tính thì các em lại càng không có điều kiện tiếp xúc nhiều, vì vậy nên việc hình dung hoặc nhận dạng các thiết bị như CPU, Ram, đĩa cứng, nguồn điện máy tính, các card gắn trong chủ yếu chỉ qua hình ảnh đơn giản kết hợp với trí tưởng tượng.

 

doc 8 trang Người đăng phammen30 Lượt xem 768Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Tích hợp phần mềm Luyện gõ phím Mario và phần mềm giả lập lắp ráp máy tính trong dạy nghề Tin học", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
MÔ TẢ SÁNG KIẾN
Mã số (do Thường trực HĐ ghi): 
1. Tên sáng kiến:
Tích hợp phần mềm Luyện gõ phím Mario và phần mềm giả lập lắp ráp máy tính trong dạy nghề Tin học
2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến:
Dạy nghề THVP cấp THPT
3. Mô tả bản chất của sáng kiến:
3.1. Tình trạng giải pháp đã biết:
a) Tình trạng giải pháp đã biết:
Trong chương trình Nghề THVP cấp THPT việc luyện gõ phím cho học sinh thường chỉ được nhắc tới rất ít, chủ yếu là hướng dẫn cách ngồi làm việc trên máy tính, cách thiết lập các kiểu gõ, cách chọn phông chữ. Việc luyện gõ được mặc nhiên xem như học sinh đã được học ở cấp THCS hoặc ở lớp 10. Tuy nhiên, do phần lớn học sinh không quan tâm đến việc gõ phím, đồng thời các em cũng không có máy tính để luyện tập đúng và đủ cách gõ phím nên dù đã được học, các em vẫn chưa gõ tốt, thậm chí có em hầu như quên hết cách gõ phím bằng hai tay khi lên đến cấp THPT. 
Đối với các thiết bị (linh kiện) bên trong thùng máy tính thì các em lại càng không có điều kiện tiếp xúc nhiều, vì vậy nên việc hình dung hoặc nhận dạng các thiết bị như CPU, Ram, đĩa cứng, nguồn điện máy tính, các card gắn trong chủ yếu chỉ qua hình ảnh đơn giản kết hợp với trí tưởng tượng.
b) Ưu điểm của kiến thức đề xuất:
Tôi thực hiện lồng ghép nội dung luyện gõ phím bằng phần mềm Mario vào quá trình giảng dạy để giúp các em cũng cố cách gõ phím bằng hai tay.
Sử dụng chương trình giả lập lắp ráp một máy tính ảo (IT ESSENTIALS VIRTUAL DESKTOP) giúp các em có cảm giác thật, gần gũi hơn đối với các linh kiện của máy tính, giúp các em nhớ kĩ hơn các thiết bị máy tính mà em đã được học.
3.2. Nội dung giải pháp đề nghị công nhận là sáng kiến: 
A. Mục đích của giải pháp:
- Nhằm giải quyết 2 vấn đề:
	Ÿ Củng cố và luyện kỹ năng gõ phím bằng hai tay kết hợp với rèn luyện bằng phần mềm luyện gõ phím Mario.
	Ÿ Nhận diện các thiết bị, linh kiện máy tính. Lắp ráp một máy tính ảo bằng phần mềm giả lập để nhớ kỹ hơn kiến thức phần cứng máy tính. 
B. Nội dung giải pháp:
	B.1. Ưu điểm của giải pháp:
- Học sinh được học những mẹo, kỹ năng để nhớ các phím trên bàn phím chữ. Được rèn luyện kỹ năng gõ phím bằng phần mềm luyện gõ phím vui vẻ, dễ tiếp cận, tuy luyện gõ phím mà như xem phím hoạt hình.
- Học sinh được quan sát rõ hình ảnh ba chiều của linh kiện máy tính, thực hiện lắp ráp một máy tính ảo bằng phần mềm giả lập.
B.2. Phương pháp thực hiện:
B.2.1. Luyện cách nhớ phím, luyện kỹ năng gõ phím bằng cách thực hành sử dụng phần mềm luyện gõ phím Mario:
a) Luyện cách nhớ phím:
- Học sinh thường hay bỏ qua bước này khi luyện gõ phím vì các em cảm thấy rằng để nhớ phím thì khó và lâu, các phím lại sắp xếp lộn xộn không theo cách trong bảng chữ cái đã được học; bên cạnh đó còn có các phím có hai kí tự làm cho vấn đề nhớ phím càng thêm phức tạp. Vì vậy, việc đầu tiên để luyện gõ phím, GVBM cần phải chỉ các em bí quyết nhớ phím như sau:
* Bước 1: mở mắt học phím:
	- GVBM hướng dẫn học sinh cách để tay trên bàn phím xong, yêu cầu HS để tay trên hàng phím cơ sở, lưu ý HS hai phím đặc biệt sờ vào có gai tròn là F và J; 
- Sau đó yêu cầu HS bắt đầu học phím ứng với một bàn tay, đó là: nâng nhẹ các đầu ngón tay, quan sát trước bốn phím, rồi đọc to tên phím từ trái qua phải nhiều lần cho đến khi cảm thấy thuộc phím. 
- GVBM sẽ yêu cầu học sinh tiếp tục luyện phản xạ theo cách: GV hỏi ngón tay tương ứng thì HS phải nêu tên phím, nếu lỡ quên thì nâng nhẹ ngón đó lên để xem lại phím. Cứ luyện tập nhiều lần một bàn tay, sau khi thuần thục lại luyện hai bàn tay. 
- Ví dụ: 
* GVBM hỏi theo thứ tự: ngón trỏ trái đang đặt trên phím gì? – HS trả lời: phím J
* GVBM hỏi theo thứ tự: ngón giữa trái đang đặt trên phím gì? – HS trả lời: phím D
* GVBM hỏi theo thứ tự: ngón danh trái đang đặt trên phím gì? – HS trả lời: phím S
* GVBM hỏi theo thứ tự: ngón út trái đang đặt trên phím gì? – HS trả lời: phím A
(GVBM hỏi tuần tự ngược lại từ ngón út trái đến ngón trỏ trái, sau vài lần GVBM sẽ hỏi bất kì ngón nào trên bàn tay trái. Lặp lại như vậy với tay phải. GVBM hướng dẫn HS chơi với bạn trong cặp cùng sử dụng chung máy)
* Bước 2: nhắm mắt học phím: bước này rất quan trọng, vì đây là bước giúp HS đem việc nhớ phím vào trong tiềm thức, luyện kỹ năng phản xạ nhanh mà không cần suy nghĩ, nhớ.
	- Cách làm tương tự Bước 1 nhưng nhắm mắt và tưởng tượng hình ảnh của phím hiện lên trước mắt.
* Bước 3: hỏi ngược lại: bây giờ sẽ hỏi ngược lại theo cách là người hỏi hỏi phím, người trả lời sẽ nêu ngón tay tương ứng sẽ gõ phím được hỏi.
* Bước 4: Tự mình đố mình kết hợp với việc tạo phản xạ của ngón tay: người luyện phím sẽ tự hỏi mình, đồng thời, khi tra lời phải cố gắng nâng nhẹ ngón tay tương ứng với phím.
b) Luyện kỹ năng gõ phím bằng cách thực hành sử dụng phần mềm luyện gõ phím Mario: 
- Vì kiến thức này đã được học ở cấp THCS, nên GVBM chỉ cần giới thiệu lại một lần giao diện cũng như công dụng của phầm mềm này trước khi cho HS thực hành gõ phím. Tuy nhiên có hai vấn đề cần lưu ý:
	* Trong giai đoạn luyện gõ với mục tiêu giúp các em nhớ phím thì GVBM phải yêu cầu các em gõ thật chậm, luyện từ bài (lession) đầu – Home Row Only, cố gắng hạn chế sai sót, đảm bảo mục tiêu nhớ phím là yêu cầu quan trọng hàng đầu, tốt độ và số lượng không được khuyến khích, đôi khi nên phê bình các em gõ nhanh và gõ nhiều vì dễ dẫn tới sai sót, lười biếng luyện gõ mười ngón.
	* GVBM tạo ra môi trường thi đua cạnh tranh giữa các em và phải dành thời gian mỗi tiết học khoảng 5 phút cho các em luyện tập, đồng thời động viên các em về nhà tự rèn luyện thêm. Có thể thêm giải thưởng cho người gõ tốt nhất để kích thích các em.
B.2.2. Lắp ráp máy tính ảo bằng phần mềm IT ESSENTIALS VIRTUAL DESKTOP
a) Giới thiệu sơ lược phần mềm IT ESSENTIALS VIRTUAL DESKTOP:
- Virtual Desktop PC & Laptop là một trong số ít các sản phẩm hướng dẫn lắp ráp máy tính qua từng đoạn video rất chi tiết kết hợp thực hành tương tác trực tiếp trên đối tượng.
b) Làm việc với phần mềm IT ESSENTIALS VIRTUAL DESKTOP:
- Có 3 mục chính: LEARN (học công dụng bằng Tiếng Anh và phim ngắn mô phỏng thiết bị ở góc nhìn toàn diện 3600); TEST (giúp người học thực hành lắp ráp các thiết bị ảo vào vị trí phù hợp); EXPLORE (Thiết bị trên máy ảo đã được lắp ráp thành bộ phận hoàn chỉnh và được chia thành nhiều linh kiện, người học có thể dùng chuột kích vào từng linh kiện đã được lắp ráp để tìm hiểu nó).
b.1. LEARN: 
	- Nội dung này giáo viên chiếu cho HS quan sát, đồng thời giới thiệu, giải thích sơ lược chức năng cũng như hoạt động của thiết bị.
b.2. TEST: giáo viên cho HS thực hành trên phần mềm mô phỏng, các em có thể xoay thiết bị, đổi hướng và quan sát cấu trúc ở góc nhìn gần để các em có thể lắp ráp vào kết cấu tương ứng vào mô hình, tạo hứng thú cho HS, giúp các em có cảm giác được lắp ráp một máy tính thật hơn mà không sợ hỏng thiết bị, có thể sửa sai cách tháo ráp ngay lập tức, sai sót được phản hồi ngay lập tức.
	- Khi HS tiến hành kéo thả linh kiện vào bảng mạch chính trên cửa sổ TEST sẽ thấy mô phỏng thao tác lắp ráp hiện ra. Dưới đây là hình minh họa ráp CPU vào socket của Mainboard
	b.3. EXPLORE: thiết bị đang được thể hiện ở mô hình lắp ráp hoàn chỉnh, khi HS nháy vào từng vị trí thiết bị thì HS sẽ được xem đoạn phim ngắn quay rõ các góc nhìn về thiết bị đó.
	- Hình chụp phim mô phỏng thiết bị được chọn ( quạt tản nhiệt CPU)
3.3. Khả năng áp dụng của giải pháp: 
- Nội dung này có thể giảng dạy ở phần kiến thức Tin học khối 10 trong chương 1, bài 3 và bài thực hành số 2.
- Nội dùng này nên được giảng dạy trong chương trình Nghề THVP cấp THPT vì nó sẽ giúp các em dễ dàng tiếp cận những kiến thức (phần cứng máy tính) và kỹ năng (lyện gõ phím) cơ bản quan trọng cần phải có.
- Ngoài ra, kiến thức này cũng có thể vận dụng vào các Trung tâm và cơ sở đào tạo nghề kỹ thuật viên Tin học trong phần kiến thức có liên quan.
- Phần mềm có thể tìm kiếm và tải miễn phí theo đường dẫn từ trang tìm kiếm Google
3.4. Hiệu quả, lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng giải pháp 
- Hiệu quả đạt được là trong hai năm liên tục bản thân tôi và nhóm Tin học áp dụng đã đạt kết quả thi Nghề của Trường THPT Phan Liêm là không có học sinh rớt nghề, điểm thi thực hành năm sau cao hơn năm trước, nhất kỹ năng gõ phím của học sinh rất tốt; kiến thức lý thuyết nghề ở nội dung các câu trăc nghiệm có liên quan với phần cứng học sinh làm rất tốt, đạt điểm cao.
3.5. Tài liệu kèm theo gồm: không có.
 Bến Tre, ngày 16 tháng 03 năm 2015

Tài liệu đính kèm:

  • docBai_3_Gioi_thieu_ve_may_tinhSang_kien_kinh_nghiem.doc