Tiết 1, Bài 1: Dân số

 I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:

 HS cần hiểu và nắm vững về :

 1. Kiến thức:

 - Dân số, mật độ dân số, tháp tuổi. Nguồn lao động của một địa phương

 - Hiểu nguyên nhân của gia tăng dân số và sự bùng nổ dân số.

 - Hậu quả của bùng nổ dân số đối với các nước đang phát triển và cách giải quyết.

 2. Kĩ năng:

 - Qua biểu đồ dân số hiểu và nhận biết được gia tăng dân số và bùng nổ dân số.

 - Rèn kĩ năng đọc và khai thác thông tin từ các biểu đồ dân số và tháp tuổi.

 3.Thái độ: Giáo dục học sinh ý thức về vấn đề dân số

 II. TRỌNG TÂM: Dân số và nguồn lao động , sự bùng nổ dân số.

 III. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH:

 - Giáo viên: Biểu đồ gia tăng dân số thế giới H1.2SGK.

 Hai tháp tuổi H1.1 SGK.Bảng số liệu, tư liệu sự phát triển dân số.

 - Học sinh: Biểu đồ gia tăng dân số địa phương.

 

doc 3 trang Người đăng giaoan Lượt xem 2043Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Tiết 1, Bài 1: Dân số", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phần một
Thành phần nhân văn của môi trường
Ngày soạn: 10 tháng 08 năm 2011
Ngày dạy : tháng 08 năm 2011
Tiết 01 Bài 01 
 Dân số
 I. Mục tiêu bài học:
 HS cần hiểu và nắm vững về :
 1. Kiến thức:
 - Dân số, mật độ dân số, tháp tuổi. Nguồn lao động của một địa phương
 - Hiểu nguyên nhân của gia tăng dân số và sự bùng nổ dân số.
 - Hậu quả của bùng nổ dân số đối với các nước đang phát triển và cách giải quyết.
 2. Kĩ năng:
 - Qua biểu đồ dân số hiểu và nhận biết được gia tăng dân số và bùng nổ dân số.
 - Rèn kĩ năng đọc và khai thác thông tin từ các biểu đồ dân số và tháp tuổi.
 3.Thái độ: Giáo dục học sinh ý thức về vấn đề dân số
 II. trọng tâm: Dân số và nguồn lao động , sự bùng nổ dân số. 
 III. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:
 - Giáo viên: Biểu đồ gia tăng dân số thế giới H1.2SGK. 
 Hai tháp tuổi H1.1 SGK.Bảng số liệu, tư liệu sự phát triển dân số.
 - Học sinh: Biểu đồ gia tăng dân số địa phương.
 IV. hoạt động dạy học:
 1. ổn định tổ chức:
 2. Kiểm tra bài cũ: (Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh).(2’)
 3. Bài mới: (37’)
Giới thiệu: (1’) Số người trên Trái Đất không ngừng tăng lên và tăng nhanh trong thế kỉ XX, trong khi đó diện tích của Trái Đất thì không ngừng bị thu hẹp. Vì thế đây là một trong những vấn đề toàn cầu của xã hội loài người. Vậy ngay bây giờ chúng ta phải làm gì? để hiểu rõ hơn về hiện trạng và thách thức của dân số đối với xã hội loài người chúng ta sẽ tìm hiểu ở tiết 1, bài 1: Dân số
 Bài mới: 36’
Tg
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung
14’
10’
12’
 Hoạt động1: 
GV yêu cầu HS đọc thuật ngữ “ dân số”( tr 186)
 GV giới thiệu về một vài số liệu nói về dân số,
“Tính đến ngày 31/12/97, thủ đô Hà Nội có 2.490.000 dân” hoặc đến năm 1999 nước ta có 76,3 triệu người hoặc “ Nước ta có nguồn lao động rất dồi dào”
 Vậy làm thế nào để biết được số dân, nguồn lao động ở một thành phố, một quốc gia. Đó là công việc của người điều tra dân số.
? Vậy trong các cuộc điều tra dân số người ta cần tìm hiểu những gì?
Gv: Cho đến nay, tại Việt Nam đã thực hiện 4 đợt tổng điều tra dân số vào tháng 4 các năm 1979, 1989, 1999, và 2009.
- Theo kết quả cuộc tổng điều tra dân số vừa qua, nước ta có 85.789.573 người, là nước đông dân thứ 3 trong khu vực Đông Nam á và đứng thứ 13 trên thế giới.
?Em hiểu thế nào về “tuổi lao động”?
 GV giới thiệu sơ lược H1.1 SGK cấu tạo, màu sắc biểu hiện trên tháp tuổi( 3 nhóm tuổi) 
 - Màu xanh lá cây biểu thị số người chưa đến tuổi lao động.
 - Màu xanh biển biểu thị số người trong độ tuổi lao động.
 - Màu vàng sẫm biểu thị số người hết độ tuổi lao động.
GV: cho HS quan sát H1.1 và phân tích:
- Tỷ lệ Nam- Nữ ở mỗi độ tuổi
- So sánh các độ tuổi ở hai tháp tuổi
- Nhận xét hình dạng hai tháp tuổi.
 Kết luận:
- Tháp tuổi có hình dạng: đáy rộng, thân hẹp (H1) có số người trong độ tuổi lao động ít hơn tháp tuổi có hình dạng đáy hẹp, thân rộng(H2)
- Hình đáy tháp 1 cho biết dân số trẻ
- Hình đáy tháp 2 cho biết dân số già.
? Căn cứ vào tháp tuổi cho biết những đặc điểm nào của dân số? 
GV mở rộng:
 - Các dạng tháp tuổi
 - Tiêu chí đánh giá dân số trẻ, già( tùy từng nước, từng thời điểm)
Hoạt động2: 
 Yêu cầu hs quan sát kênh chữ sgk và trả lời các khái niệm: 
- Tỉ lệ sinh, tỉ lệ tử ( trang 188 sgk)
- Gia tăng dân số tự nhiên, gia tăng dân số cơ giới.
Gv: Hướng dẫn đọc biểu đồ H1.3; H1.4 SGK, tìm hiểu khái niệm gia tăng dân số.
? Nhận xét của em về sự gia tăng dân số thế giới từ công nguyên đầu thế kỷ XIX?
? Quan sát Hình 1.2 SGK cho biết dân số thế giới bắt đầu tăng :
 + Tăng nhanh từ năm nào?
 + Tăng vọt từ năm nào?
 + Giải thích nguyên nhân hiện tượng trên ?
GV giải thích:
 - Tỷ lệ gia tăng dân số là khoảng cách giữa tỷ lệ sinh và tỷ lệ tử.
 - Khoảng cách thu hẹp lại thì dân số tăng chậm ( năm 2003 ở H1.3)
 - Khoảng cách mở rộng là dân số tăng nhanh (năm 2000 H1.4)
Hoạt động3: 
? Quan sát 2 biểu đồ H1.3, H1.4 cho biết:
 - Tỷ lệ sinh, tử của hai nhóm nước phát triển và đang phát triển ?
 - So sánh sự gia tăng dân số của 2 nhóm nước trên?
GV: Cho hoạt động nhóm:
- Mỗi nhóm nhận xét, so sánh đánh giá một nhóm nước 
- Điền kết quả thảo luận vào bảng phụ
Gv: Nhận xét và giảng giải. Tỷ lệ sinh của các nước đang phát triển đã giảm nhưng còn khá cao. Tỷ lệ tử giảm mạnh, điều này đẩy các nước trên vào tình trạng bùng nổ dân số.
 ? Em hiểu và giải thích: “ Bùng nổ dân số”?
? Hậu quả do bùng nổ dân số gây ra cho các nước đang phát triển như thế nào ?
? Việt Nam thuộc nhóm nước nào?
?Nêu những biện pháp tích cực để khắc phục tình trạng bùng nổ dân số.
 Gv: tổng kết các chính sách làm giảm tỷ lệ sinh ở nhiều nước .
1. Dân số, nguồn lao động
a. Dân số: Tổng số dân sinh sống trên một lãnh thổ nhất định, được tính ở một thời điểm cụ thể.
b. Điều tra dân số và độ tuổi lao động:
- Các cuộc điều tra dân số cho biết tình hình dân số, nguồn lao động của một địa phương, một quốc gia.
- Cho biết dân số, số người trong độ tuổi lao động;cơ cấu dân số theo giới tính, độ tuổi
- Là lứa tuổi có khả năng lao động do Nhà nước quy định được thống kê để tính ra nguồn lao động.
c. Tháp tuổi:
- Là biểu hiện cụ thể kết cấu dân số của một đất nước, một địa phương.
+ Kết cấu dân số theo độ tuổi và giới tính.
+ Nguồn lao động hiện tại và dự đoán được nguồn lao động bổ sung trong tương lai.
+ Tình trạng dân số của địa phương già hay trẻ.
2. Dân số thế giới tăng nhanh trong thế kỷ XIX và XX
- Gia tăng dân số là quá trình phát triển dân số trên một lãnh thổ, một quốc gia hoặc toàn thế giới trong một khoảng thời gian nhất định
a. Trước thế kỷ XIX
- Trong nhiều thế kỷ, dân số thế giới tăng chậm chạp.
- Nguyên nhân: Do điều kiện sống, bệnh dịch, đói kém, chiến tranh
b. Từ đầu thế kỷ XIX đến nay
- Từ đầu TK XIX đến nay, dân số thế giới tăng nhanh
- Nguyên nhân: Do có những tiến bộ vượt bậc về kinh tế-xã hội, y tế, khoa học, giáo dục....
=> Hiện nay, các nước trên thế giới đều có chính sách giảm sự gia tăng dân số (CS kế hoạch hóa GĐ)
3. Sự bùng nổ dân số.
- Sự gia tăng dân số không đều trên thế giới.
- Dân số ở các nước phát triển đang giảm. Bùng nổ dân số ở các nước đang phát triển.
- Nhiều nước có chính sách dân số và phát triển kinh tế xã hội tích cực để khắc phục tình trạng bùng nổ dân số.
- bùng nổ dân số: là tỉ lệ gia tăng bình quân hàng năm của dân số thế giới lên trên mức 210/00 (2,1%) => Mức bùng nổ dân số.
* Hậu quả:
- Dân số tăng nhanh và đột biến dẫn đến sự bùng nổ ở nhiều nước châu á, châu phi, châu Mĩ Latinh.
- Nền kinh tế-xã hội bị kìm hãm, nảy sinh nhiều vấn đề cần được giải quyết: chỗ ở, việc làm, lương thực thực phẩm, y tế, giáo dục, môi trường, tệ nạn xã hội...
* Khắc phục:
+ Giảm tỷ lệ sinh
+ Kế hoạnh hoá gia đình
- Các chính sách dân số và phát triển kinh tế-xã hội đã góp phần hạ thấp tỉ lệ gia tăng dân số ở nhiều nước.
4. Củng cố: 4’ Điền cụm từ thích hợp vào chỗ trống trong các câu sau:
Điều tra dân số cho biết.....của một địa phương, một nước.
Tháp tuổi cho biếtcủa dân số qua.của địa phương.
Trong hai thế kỉ gần đây dân số thế giớiđó là 
5. Dặn dò- về nhà: 2’
 - Tìm hiểu sự phân bố dân cư ở nước ta. Tranh ảnh các chủng tộc người trên trái đất .
 - Đọc trước bài 2 – Sự phân bố dân cư các chủng tộc trên thế giới .

Tài liệu đính kèm:

  • docBài 1. Dân số (2).doc