Tiết 1, Bài 1: Học hát: Bài Mái trường mến yêu - Bài đọc thêm: Âm nhạc ở quanh ta - Vũ Thị Điểm

* Tìm hiểu bài hát:

GV? 1. Bài hát được viết ở nhịp mấy?

 2. Bài hát được chia làm mấy đoạn?

HS: Trả lời.

GV: Tổng hợp ý, ghi bảng.

HS: Ghi bài.

*Nghe hát mẫu:

GV : Mở đĩa giai điệu hoàn chỉnh bài hát. (1 lần)

 Đàn giai điệu (1 lần).

HS: Nghe, phát biểu cảm nhận về nội dung và giai điệu bài hát.

* Luyện thanh (khởi động giọng).

GV: Đệm đàn.

HS: Luyện theo mẫu (mi ma ) 1-2 phút.

 

doc 28 trang Người đăng giaoan Lượt xem 7052Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Tiết 1, Bài 1: Học hát: Bài Mái trường mến yêu - Bài đọc thêm: Âm nhạc ở quanh ta - Vũ Thị Điểm", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ø noi theo bước đàn anh, tương lai đang đón chờ tay em đi xây dựng nước nhà.
3. Bài đọc thêm: Cây đàn bầu
 - Đàn bầu là một trong những nhạc cụ độc đáo và lâu đời của Việt Nam.
 - Tên gọi khác: Độc huyền cầm.
 - Chất liệu: Gỗ, tre, vỏ quả bầu già, gáo dừa, kim loại..
 - Cấu tạo: gồm 1 ống bương, 1 dây, 1 cần, 1 quả bầu 
 - Âm sắc đàn bầu quyến rũ, ngọt ngào, sâu thẳm, thường được dùng khi độc tấu, ngâm thơ, tham gia trong các dàn nhạc dân tộc
4.4 Câu hỏi, bài tập và củng cố:
 - GV: Đàn, bắt nhịp
 - HS: Đọc nhạc, ghép lời ca kết hợp gõ phách bài TĐN Số 1 (1-2 lần).
 - GV: Nhận xét chung.
4.5 Hướng dẫn HS tự học ở nhà:
 - Ôn lại bài hát: Mái trường mến yêu,học thuộc lời ca TĐN SoÁ 1. Chép TĐN Số 1 vào tập.
 - Đọc trước bài : + Đọc trước bài: NS Hoàng Việt và bài hát Nhạc rừng.
5. Rút kinh nghiệm:
Nội dung :	
Phương pháp:
Sử dung đồ dùng ,thiết bị dạy học : 	
 Ôn tập bài hát: Mái trường mến yêu
Ôn tập tập đọc nhạc: TĐN Số 1 – Ca ngợi tổ quốc
Â.NTT: Nhạc sĩ Hoàng Việt và bài hát “Nhạc rừng”
Bài: 1 - Tiết: 3 
 Tuần : 3 
1. Mục tiêu:
1.1Kiến thức:
 - HS hát thuộc bài Mái trường mến yêu và thể hiện được đúng tốc độ, sắc thái, tình cảm khác nhau ở hai đoạn a và b của bài hát .
 - HS đọc đúng giai điệu, ghép lời ca kết hợp gõ phách theo tiết tấu bài TĐN số 1: Ca ngợi tổ quốc.
 - Biết vài nét về nhạc sĩ Hoàng Việt và một vài sáng tác của ông. Nêu cảm nhận sau khi nghe bài Nhạc rừng .
 1.2 Kĩ năng:	
 - Hát (đọc nhạc- ghép lời ca TĐN) kết hợp với gõ đệm phách. Trình bày bài hát theo hình thức đơn ca, song ca, tốp ca, hát hoà giọng cùng tập thể. 
1.3 Thái độ:
 - HS có thái độ trân trọng và biết ơn tới những nhạc sĩ đã có nhiều đóng góp cho sự nghiệp âm nhạc của đất nước.
2.Trọng tâm:
 - Âm nhạc thường thức: Nhạc sĩ Hoàng Việt và bài hát Nhạc rừng.
3. Chuẩn bị:
3.1 Giáo viên:
 - Đàn Organ, đĩa nhạc, bảng phụ chép bài TĐN Số 1.
 - Tìm hiểu và sưu tầm một số tác phẩm tiêu biểu của nhạc sĩ Hoàng Việt.
3.2 Học sinh:
 - Thanh phách.
 - Học thuộc lời bài hát Mái trường mến yêu, lời bài TĐN số 1.
 - Đọc trước bài âm nhạc thường thức, sưu tầm thêm một số bài hát của nhạc sĩ Hoàng Việt.
4. Tiến trình:
4.1 Ổn định tổ chức và kiểm diện:
 - GV: Ổn định trật tự, kiểm tra sĩ số .
 - HS: Ổn định chỗ ngồi, báo cáo sĩ số.
 7a1: 7a2: 7a3:
4.2 Kiểm tra bài cũ: “Mái trường mến yêu, TĐN Số 1 ” ( Thực hiện trong quá trình ôn tập).
 - Hát ( đọc nhạc- ghép lời ca) đúng giai điệu, thuộc lời ca, to, rõ, có vận động theo bài hát. Nêu đúng tên bài, tác giả, vở ghi đầy đủ, rõ ràng, sạch đẹp ( 9đ).
 - Kể tên một số bài hát của nhạc sĩ Hoàng Việt? (1đ).
 * GV đánh giá xếp loại căn cứ vào số điểm HS đạt được : G ( 9-10đ); K( 7-8đ); Tb ( 5-6đ); Y( 3-4đ); Kém( 1-2đ).
4.3 Giảng bài mới:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung bài học
HĐ1: Vào bài:
 Ở tiết trước, chúng ta đã được học bài hát Mái trường mến yêu và bài TĐN số 1- Ca ngợi tổ quốc. Hôm nay, chúng ta sẽ cùng ôn lại để hát và đọc nhạc thuần thục hơn và tìm hiểu thêm về Nhạc sĩ Hoàng Việt và bài hát Nhạc rừng.
GV ghi nội dung.
HĐ2: Ôn tập bài hát: Mái trường mến yêu
 *Luyện thanh.
GV: Đệm đàn
HS: Luyện theo mẫu (mima) 1-2 phút.
 * Ôn tập:
GV : Mở đĩa giai điệu hoàn chỉnh bài hát. 
GV: Đàn giai điệu
HS: Hát hoà giọng 1-2 lần kết hợp nhún theo nhịp.
GV: Nhận xét, sửa sai. (Hát và đàn giai điệu nhiều lần những chỗ sai cho HS sửa).
GV: Lưu ý HS hát thể hiện sắc thái, tình cảm bài hát cho đúng.
 Yêu cầu từng dãy trình bày tại chỗ kết hợp gõ phách.
GV chỉ định 1-2 HS trình bày bài hát trước lớp.
HS: Nghe, nhận xét
GV: Nhận xét, xếp loại.
 * Trò chơi âm nhạc:
 Trò chơi: “Thử tài ca sĩ”
GV: Đàn giai điệu 1 câu bất kì trong bài, HS nhận biết và trình bày câu hát, yêu cầu hát đúng về cao độ, lời ca, tiết tấu và diễn cảm.
HS: Nghe, cảm nhận và xung phong trả lời.
GV: Nhận xét, tuyên dương hoặc xếp loại..
 * Chuyển ý: Các em vừa được ôn tập bài hát “Mái trường mến yêu” và tiếp theo chúng ta cùng ôn lại bài TĐN số 1_ Ca ngợi tổ quốc.
HĐ3: Ôn tập đọc nhạc: TĐN số 1: Ca ngợi tổ quốc
GV : Đàn giai điệu bài 1-2 lần.
 Đàn, bắt nhịp .
HS: Đọc nhạc, hát lời kết hợp gõ đệm phách
( 1-2 lần)
GV: Nhận xét, sửa sai.
 Đàn, gọi 1-2 tổ thực hiện.
HS: Nghe, nhận xét.
GV: Nhận xét, sửa sai.
 Gọi 1-2 HS lấy tinh thần xung phong lên đọc nhạc và ghép lời ca kết hợp gõ phách.
HS: Nghe, nhận xét.
GV: Nhận xét, xếp loại.
 * Chuyển ý: 
GV: Hát trích đoạn bài “ Lá xanh”.
HS: Nghe cảm nhận, đoán tên bài hát, tên tác giả.
GV: Và bây giờ chúng ta cùng nhau tìm hiểu đôi nét sơ lược về tác giả của bài hát này nhé.
HĐ4: Âm nhạc thường thức: Nhạc sĩ Hoàng Việt và bài hát Nhạc rừng.
 * Nhạc sĩ Hoàng Việt:
GV: Gọi 1 HS đọc bài.
HS: theo dõi
GV: Đưa ra câu hỏi: 
 1. Em hãy trình bày tóm tắc những hiểu biết về nhạc Sĩ Hoàng Việt?
 2. Em hãy kể tên một số sáng tác của nhạc sĩ?
HS: Nghe,suy nghĩ trả lời. 
GV: Tổng hợp ý
HS: Ghi những nét cơ bản.
GV: Giới thiệu và trình bày trích đoạn một số sáng tác của nhạc sĩ Hoàng Việt: bài Tình ca, Lên ngàn
HS: Nghe, phát biểu cảm nhận về giai điệu bài hát.
 * Bài hát: Nhạc rừng.
GV: Đưa ra câu hỏi:
Bài viết ở nhịp mấy? Sáng tác năm nào? 
Hãy nêu xuất xứ của bài hát?
HS: Trả lời.
GV: Tổng hợp ý, giới thiệu cấu trúc bài hát.
 Trình bày bài hát 1-2 lần
HS: Nghe, phát biểu cảm nhận về giai điệu và nội dung bài hát.
GV: Tổng hợp ý và đưa ra nội dung giáo dục của bài.
1. Ôn tập bài hát:
 Mái trường mến yêu 
*Chơi trò chơi:
Trò chơi: “Thử tài ca sĩ”
2.Ôn tập đọc nhạc: TĐN số 1
 Ca ngợi tổ quốc
3. Âm nhạc thường thức: Nhạc sĩ Hoàng Việt và bài hát Nhạc rừng.
 * Nhạc sĩ Hoàng Việt:
 - NS Hoàng Việt tên thât là Lê Chí Trực (1928-1967), quê ở tỉnh Tiền Giang.
 - Một số tác phẩm tiêu biểu: Lá xanh, Tình ca, Lên ngàn
 - Đặc biệt ông sáng tác bản giao hưởng đầu tiên của Việt Nam có tên“ Quê Hương”
 - Ông được nhà nước truy tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học- Nghệ thuật.
 * Bài hát: Nhạc rừng.
 - Ra đời năm 1953 tại Nam Bộ. 
 - Nội dung: Nói về hình ảnh anh bộ độ cụ Hồ mặc dù kháng chiến còn dài và đầy khó khăn, gian khổ nhưng luôn lạc quan, yêu đời với cảnh thiên nhiên thơ mộng. 
4.4 Câu hỏi, bài tập và củng cố : 
 - GV: Đàn, bắt nhịp
 - HS: Đọc nhạc, ghép lời ca kết hợp gõ phách bài TĐN Số 1(1-2 lần).
 - GV: Nhận xét chung.
4.5 Hướng dẫn HS tự học ở nhà:
 - Ôn lại bài hát:+ Mái trường mến yêu, TĐN SoÁ 1.
 + Xem lại nội dung Â.NTT: NS Hoàng Việt và một số sáng tác của nhạc sĩ.
 - Đọc trước lời ca bài: Lý Cây đa và cho biết xuất xứ của bài.
 - Kể tên một số bài dân ca mà em biết.
5.Rút kinh nghiệm:
Nội dung :	
Phương pháp:
Sử dung đồ dùng, thiết bị dạy học : 	
 Học hát: Lí cây đa
 Bài đọc thêm: Hội Lim 
Bài: 2 - Tiết: 4 
 Tuần : 4 
1. Mục tiêu:
 1.1 Kiến thức:
- HS biết bài hát Lí cây đa là một bài dân ca quan họ Bắc Ninh.
- HS hát đúng giai điệu và lời ca của bài hát và thể hiện đúng những tiếng có luyến trong bài.
- Kể tên một vài bài dân ca quan họ Bắc Ninh.
 1.2 Kĩ năng: 
- Hát đơn ca, song ca tốp ca, hát hoà giọng cùng tập thể, hát lĩnh xướng, hát kết hợp với gõ phách.
 1.3 Thái độ:
 - Qua nội dung bài học giúp các em thêm yêu quý những làn điệu dân ca, tự hào với nền văn hóa của dân tộc, đồng thời hướng các em có ý thức tìm hiểu và hát những bài hát dân ca.
2. Trọng tâm:
- Học hát bài Lí cây đa
3. Chuẩn bị:
 3.1 Giáo viên:
- Đàn Organ, Đĩa bài hát Lí cây đa.
- Đàn và hát thuần thục bài hát Lí cây đa.
 3.2 Học sinh:
- Thanh phách. Sưu tầm một số bài dân ca quan họ Bắc Ninh.
- Đọc trước bài Lí cây đa. Tìm hiểu về xuất xứ bài hát.
4. Tiến trình:
 4.1 Ổn định tổ chức và kiểm diện:
- GV: Ổn định trật tự, kiểm tra sĩ số .
- HS: Ổn định chỗ ngồi, báo cáo sĩ số.
 7a1 7a2 7a3
 4.2 Kiểm tra bài cũ: TĐN Số 1 + GV đặt câu hỏi, HS trả lời:
- GV: Gọi 1-2 HS lên đọc nhạc và ghép lời ca TĐN Số 1 và trả lời 1 trong 2 câu hỏi sau:
 1. Cho biết tên tác phẩm và tác giả của bản giao hưởng nhiều chương đầu tiên của nền âm nhạc Việt Nam hiện đại ?( Tác phẩm Quê hương của nhạc sĩ Hoàng Việt). (1đ)
 2. Kể tên một số tác phẩm tiểu biểu của nhạc sĩ Hoàng Việt ?( 1đ)
- Đọc nhạc và ghép lời ca đúng, thuần thục, to, rõ, diễn cảm, nêu đúng tên bài, tác giả( 9đ).
 * GV đánh giá xếp loại căn cứ vào số điểm HS đạt được : G ( 9-10đ); K( 7-8đ); Tb ( 5-6đ); Y( 3-4đ); Kém( 1-2đ).
 4.3 Giảng bài mới:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung bài học
HĐ1: Vào bài:
GV: Hát bài Trống cơm.
 ? Bài hát “Trống cơm” do ai sáng tác?
HS: Trả lời.( Là bài hát dân ca - do nhân dân sáng tác). 
GV: Đúng vậy đây là bài hát Dân ca quan họ Bắc Ninh rất hay và được nhiều người biết đến. Và tiêát học hôm nay chúng ta sẽ được biêát thêm một bài hát cũng rất hay thuộc dân ca quan họ Bắc Ninh. Đó là bài hát Lí cây đa.
GV: Ghi bảng.
HS: Ghi bài.
GV: Trước khi vào học hát chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu về bài hát cũng như xuất xứ của bài này nhé.
HĐ2: Học hát : bài Lí cây đa.
* Tìm hiểu bài, xuất xứ bài hát:
GV: ? 1/ Em biết gì về tỉnh Bắc Ninh?( SGK Tr 14).
 2/ Hãy kể tên một số bài hát dân ca quan họ Bắc Ninh mà em biết ?( Trống cơm, Người ơi người ở đừng về, còn duyên).
GV: Tổng hợp ý
 ? Bạn nào nêu xuất xứ của bài Lí cây đa?
GV: Tổng hợp ý, ghi bảng.
HS: Ghi bài.
GV?: 1/ Bài hát viết ở nhịp mấy?( 2 ).
 4
 2/ Trong bài có sử dụng những kí hiệu gì? 
( dấu luyến, tiết tấu móc giật).
 3/ Bài hát được chia mấy câu ?( 4 câu).
HS: Trả lời.
 Gv: Tổng hợp ý, ghi bảng.
 Giải thích thêm từ “ i a” là những từ thường được sử dụng đệm trong các bài hát dân ca.
*Nghe hát mẫu:
GV : Mở đĩa giai điệu hoàn chỉnh bài hát. (1 lần)
 Đàn giai điệu (1 lần).
HS: Nghe, phát biểu cảm nhận về nội dung và giai điệu bài hát.
* Luyện thanh (khởi động giọng).
GV: Đệm đàn (Dịch giọng –5).
HS: Luyện theo mẫu (mima) 1-2 phút.
* Học hát:
Tập câu 1: 
GV: Hát mẫu 1-2 lần.
Đàn giai điệu 2-3 lần.
HS: Nghe, nhẩm theo.
GV: Đàn, bắt nhịp.
HS: Hát hoà giọng 1-2 lần.
GV: Nhận xét, sửa sai.(Hát và đàn giai điệu nhiều lần những chỗ sai cho HS sửa).
 Lưu ý HS: Hát luyến 3 nốt cho chính xác.
 Yêu cầu từng dãy hát kết hợp với gõ phách.
HS: Nghe, nhận xét
GV: Nhận xét, sửa sai, tuyên dương.
GV: Gọi 1 HS trình bày lại 
GV: Nhận xét, sửa sai.
Tập các câu còn lại: GV hướng dẫn HS tập tương tự câu 1 sau đó ghép câu ( tập theo lối móc xích).
* Hát cả bài:
GV: Đàn giai điệu hoàn chỉnh cả bài hát. (1 lần)
 Đàn giai điệu, bắt nhịp.
HS: Hát hoà giọng 1-2 lần kết hợp gõ phách.
GV: Nhận xét, sửa sai.
 Gọi 1-2 tổ thực hiện.
HS: Chia nhóm luyện tập.
GV: Gọi 2-3 HS trình bày.
 Yêu cầu 1-2 nhóm trình bày.
 HS: Nghe, nhận xét
GV: Nhận xét, sửa sai, tuyên dương. (Ghi điểm khuyến khích nhóm, cá nhân hát tốt).
* Chuyển ý: Các em vừa được học bài dân ca rất hay của Bắc Ninh. Bắc Ninh còn rất nhiều bài hát hay nữa và còn được diễn trong lễ hội hằng năm nữa đấy. Để hiểu rõ hơn chúng ta cùng tìm hiểu qua bài đọc thêm nhé.
HĐ3: Bài đọc thêm: Hội Lim
GV: Gọi 1 HS đọc bài.
 ? 1/ Hội Lim có ở đâu ?
 2/ Hội Lim diễn ra vào thời gian nào?
HS: Suy ngĩ, trả lời.
GV: Tổng hợp ý.
 Đưa ra nội dung giáo dục của bài.
1. Học hát: Bài Lí cây đa.
 Dân ca Quan họ Bắc ninh
- Bắc Ninh là một tỉnh nằm ở phía ba( Miền Bắc).
- Có trên 200 làn điệu dân ca.
- Dân ca Quan họ Bắc ninh được UNESSCO công nhận là di sản văn hoá phi vật thể của nhân loại.
* Xuất xứ Bài hát Lí cây đa: ( được phổ từ bốn câu thơ ):
 “ Trèo lên quán dốc
 Ngồi gốc cây đa
Cho đôi mình gặp
 Xem hội đên rằm”.
2. Bài đọc thêm: Hội Lim
- Hội Lim: Được tổ chức vào ngày 13 tháng giêng hằng năm tại Chùa làng Lim- xã Nội Duệ- Tiên Du- Bắc Ninh. 
- Quan họ là lối hát đối đáp nam, nữ đạt trình độ cao về âm nhạc. 
- Cho đến nay, người ta đã sưu tầm được trên 200 làn điệu quan họ
4.4 Câu hỏi, bài tập và củng cố:
- GV: Đệm đàn.
- HS: Hát hoà giọng kết hợp gõ phách (1-2 lần).
- GV: Nhận xét, sửa sai.
 ? Bài Lí cây đa các em vừa học do ai sáng tác? ( Dân ca Quan họ Bắc ninh).
- HS: Trả lời.
- GV: Tổng hợp ý.
 4.5 Hướng dẫn HS tự học:
 - Học thuộc lời bài hát Lí cây đa. 
- Chuẩn bị bài cho tiết sau: + Đọc trước phần nhạc lí- Nhịp 4.
 4
 + Đọc tên nốt bài TĐN số 2, nhận xét bài TĐN.
5. Rút kinh nghiệm:
Nội dung: 	
Phương pháp:	
Sử dụng ĐD, thiết bị dạy học :	
 Ôn tập bài hát: Lí cây đa
 Nhạc lí: Nhịp 4 ( C)
Tập đọc nhạc: Tập đọc nhạc số 2
Bài: 2 - Tiết: 5 
 Tuần : 5 
1. Mục tiêu:
 1.1Kiến thức:
 - HS hát thuộc bài Lí cây đa và thể hiện tính chất mềm mại, nhẹ nhàng của bài hát.
 - HS biết khái niệm, tính chất của nhịp C và cách đánh nhịp C. 
 - Biết bài TĐN số 2 viết ở nhịp C. Đọc đúng giai điệu, ghép lời bài TĐN số 2, kết hợp đánh nhịp. Tìm một vài bài hát viết ở nhịp C.
 1.2 Kĩ năng:	
 - Hát (đọc nhạc- ghép lời ca TĐN) kết hợp với gõ đệm phách. Trình bày bài hát theo hình thức đơn ca, song ca, tốp ca, hát hoà giọng cùng tập thể. 
 1.3 Thái độ:
 - Qua nội dung bài học nhằm hướng các em thêm yêu quê hương, đất nước, yêu những làn điệu dân ca của quê hương đất nước mình. 
2.Trọng tâm:
 - Tập đọc nhạc : TĐN số 2 .
3. Chuẩn bị:
 3.1 Giáo viên:
 - Đàn Organ, đĩa nhạc.
 - Bảng phụ chép bài TĐN Số 2.
 3.2 Học sinh:
 - Thanh phách.
 - Đọc trước phần nhạc lí và đọc tên nốt nhạc TĐN Số 2.
4. Tiến trình:
 4.1 Ổn định tổ chức và kiểm diện:
 - GV: Ổn định trật tự, kiểm tra sĩ số .
 - HS: Ổn định chỗ ngồi, báo cáo sĩ số.
 7a1: 7a2: 7a3:
 4.2 Kiểm tra bài cũ: “Lí cây đa ” ( Thực hiện trong quá trình ôn tập).
 - Hát đúng giai điệu, thuộc lời ca, to, rõ, có vận động theo bài hát (9đ).
 - Nêu đúng tên bài, tác giả, vở ghi đầy đủ, rõ ràng, sạch đẹp (1đ)
 - Nhịp 4 là nhịp như thế nào?
 * GV đánh giá xếp loại căn cứ vào số điểm HS đạt được : G ( 9-10đ); K( 7-8đ); Tb ( 5-6đ); Y( 3-4đ); Kém( 1-2đ).
 4.3 Giảng bài mới:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung bài học
HĐ1: Vào bà i:
 Ở tiết trước, chúng ta đã được học bài hát Lí cây đa và Hôm nay, chúng ta sẽ cùng ôn lại để hát bài hát được hay hơn và tìm hiểu thêm về Nhạc lí Nhịp 4 và bài TĐN Số 2.
GV ghi nội dung.
HĐ2: Ôn tập bài hát: Lí cây đa
*Luyện thanh.
GV: Đệm đàn
HS: Luyện theo mẫu (mima) 1-2 phút.
 * Ôn tập:
GV : Mở đĩa giai điệu hoàn chỉnh bài hát. 
GV: Đàn giai điệu
HS: Hát hoà giọng 1-2 lần kết hợp nhún theo nhịp.
GV: Nhận xét, sửa sai. (Hát và đàn giai điệu nhiều lần những chỗ sai cho HS sửa).
GV: Lưu ý HS hát thể hiện sắc thái, tình cảm nhẹ nhàng, mềm mại theo tính chất dân ca của bài hát cho đúng.
 Yêu cầu 1-2 tổ trình bày kết hợp gõ phách.
GV: Gọi chỉ định 1-2 HS trình bày trước lớp.
HS: Nghe, nhận xét
GV: Nhận xét, xếp loại.
 * Chuyển ý: Các em vừa được ôn tập bài hát “ Lí cây đa ” . Vậy bạn nào cho cô biết bài “Lí cây đa” được viết ở nhịp mấy? 
HS: Trả lời. ( 2 ).
 4
GV: Tổng hợp ý.
Và bây giờ cô sẽ giới thiệu một loại nhịp nữa đó là nhịp 4.
 HĐ3: Nhạc lí: Nhịp 4 _ Cách đánh nhịp 4
 4 4 
GV: ?1. Nhịp 4 có kí hiệu gì khác? 
 4
 2. Nhịp ( C) là nhịp như thế nào?
HS: Suy nghĩ, trả lời.
GV: Tổng hợp ý và đưa ra kết luận.
HS: Nghe, ghi chép.
GV: Kẻ và viết một khuông nhạc.
HS: Lên đánh dấu phách mạnh, nhẹ.
GV: Nhận xét.
 Vẽ sơ đồ đánh nhịp ( C).
 Làm mẫu từng tay (tay phải, tay trái, hai tay cùng lúc
 Yêu cầu HS đứng dậy và thực hiện theo hướng dẫn.
 Nhận xét, sửa sai.
 ? Nêu ứng dụng của nhịp 4 ?
 Kể tên một số bài hát được viết ở nhịp 4 ?
HS: Suy nghĩ, trả lời.
 * Chuyển ý: Vừa rồi các em đã được tìm hiểu về nhịp 4 và bây giờ chúng ta sẽ học bài TĐN được viết ở nhịp 4 nhé.
GV: Ghi bảng.
HĐ4: Tập đọc nhạc: TĐN số 2 - Ánh trăng
* Tìm hiểu bài:
GV: Treo bảng phụ. 
 Giới thiệu tên bài, tác giả.
GV ?: Bài được viết ở nhịp mấy?
 Trong bài có sử dụng những nốt gì (cao độ)? Trường độ?
HS: Quan sát, trả lời.
GV: Ghi bảng.
GV?: Bài còn sử dụng kí hiệu gì? (dấu nhắc lại).
HS: Trả lời.
GV: Chỉ bảng, gõ phách.
HS: Đọc tên nốt kèm theo hình nốt. (đô đen, đô đen, đô đen) kết hợp gõ phách.
GV: Yêu cầu HS viết cao độ bài từ thấp lên cao.
GV: Đàn cho HS đọc cao độ.
* Tập đọc nhạc.
GV: Đàn giai điệu cả bài trên đàn 1-2 lần.
HS: Nghe, cảm nhận.
Tập đọc câu 1:
GV: Đàn giai điệu 2-3 lần.
HS: Nghe, nhẩm theo.
GV: Đàn, bắt nhịp.
HS: Đọc hoà giọng kết hợp gõ phách 1-2 lần.
GV: Nhận xét, sửa sai.
GV: Chỉ định 1-2 HS đọc nhạc.
HS: Nghe, nhận xét.
GV: Nhận xét, sửa sai.
* Tập câu còn lại: GV hướng dẫn tương tự câu 1 sau đó ghép câu theo lối móc xích.
* Ghép cả bài và ghép lời ca:
GV: Đàn giai điệu 1 lần.
HS: Nghe, nhẩm theo.
GV: Đàn, bắt nhịp.
HS: Đọc hoà giọng kết hợp gõ phách 1-2 lần.
GV: Nhận xét, sửa sai.
GV: Yêu cầu từng dãy thực hiện.
 Gọi 1-2 cặp đứng dậy đọc.
HS: Nghe, nhận xét.
GV: Nhận xét, sửa sai.
GV: Chia lớp thành hai dãy, 1 dãy đọc nhạc, 1 dãy ghép lời ca và ngược lại.
HS: Nghe, nhận xét.
GV: Nhận xét, sửa sai, tuyên dương.
 Hướng dẫn HS hát lời ca kết hợp đánh nhịp.
HS: Thực hiện hát lời ca kết hợp đánh nhịp.
GV: Nhận xét, sửa sai.
 Gọi 1-2 tổ thực hiện
HS: Nghe, nhận xét.
GV: Gọi 1-2 HS thực hiện.
GV: Nhận xét, sửa sai, tuyên dương, khuyến khích.
1. Ôn tập bài hát:
 Lí cây đa
2. Nhạc lí: Nhịp 4_ Cách đánh nhịp 4
 4 4
 - Nhịp 4 còn có kí hiệu là chữ ( C ).
 4
 - Nhịp C là nhịp có 4 phách trong mỗi nhịp, trường độ mỗi phách bằng 1 nốt đen, trong đó phách 1 –mạnh, phách 2- nhẹ, phách 3- mạnh vừa, phách 4 nhẹ.
* Sơ đồ đánh nhịp C
 - Nhịp 4 được dùng trong các bài hát hành khúc, bài hát mang tính chất trang nghiêm hoặc trữ tình. 
 - Bài Quốc ca, Lên đàng, Đất nước tươi đẹp sao
3. Tập đọc nhạc: TĐN số 2 
 Ánh trăng 
 Nhạc Pháp
 Lời việt: Lê Minh Châu
 - Nhịp C
 - Cao độ: son, la, si, đô, rê, mi.
 - Trường độ: Nốt đen, nốt trắng, nốt tròn.
 - KH: Dấu nhắc lại.
 * Lời ca: Nhìn bầu trời trăng sáng soi, cùng chúng em vui đùa, đèn rợp trời như ánh sao hoà ánh trăng đêm rằm, trăng trung thu trăng hoà bình, sáng lung linh ánh vàng, tùng tùng tùng tiếng trống vang, nhịp múa ca tưng bừng.
 4.4 Câu hỏi bài tập và củng cố: 
 - GV: Đàn, bắt nhịp
 - HS: Đọc nhạc, ghép lời ca kết hợp gõ phách bài TĐN Số 2 (1-2 lần).
 - GV: Nhận xét chung.
 4.5 Hướng dẫn HS tự học ở nhà:
 - Ôn lại bài hát: Lí cây đa, TĐN SoÁ 2 kết hợp đánh nhịp 4, học thuộc lời ca.
 - Đọc trước bài :+ Nhịp lấy đà. Sơ lược về một vài nhạc cụ phương tây. 
 + Đọc tên nốt nhạc bài TĐN Số 3.
5. Rút kinh nghiệm:
Nội dung :	
Phương pháp:
Sử dung đồ dùng ,thiết bị dạy học : 	
 Nhạc lí: Nhịp lấy đà
 Tập đọc nhạc: Tập đọc nhạc số 
Â.NTT: Sơ lược về một vài nhạc cụ phương Tây
Bài: 2 - Tiết: 6 
 Tuần : 6 
1. Mục tiêu:
 1.1Kiến thức:
 - HS nhận biết được nhịp lấy đà. Tìm một vài ví dụ về nhịp lấy đà trong các bài đã học.
 - Đọc đúng giai điệu, ghép lời bài TĐN số 3, nhận biết được nhịp lấy đà trong bài TĐN.
 - HS nhận biết được hình dáng một vài nhạc cụ phương Tây.
 1.2 Kĩ năng:	
 - Đọc nhạc- ghép lời ca kết hợp với gõ đệm phách. Nhận biết được hình dáng các loại nhạc cụ.
 1.3 Thái độ:
 - Qua nội dung bài học nhằm hướng các em thêm yêu quê hương, đất nước, tích cực ra sức học tập để ngày mai xây dựng đất nước giàu, đẹp hơn. 
2.Trọng tâm:
 - Tập đọc nhạc : TĐN số 3.
 - Âm nhạc thường thức: Sơ lược về một vài nhạc cụ phương tây.
3. Chuẩn bị:
 3.1 Giáo viên:
 - Đàn Organ.
 - Bảng phụ chép bài TĐN Số 3.
 3.2 Học sinh:
 - Thanh phách.
 - Đọc trước phần nhạc lí và đọc tên nốt nhạc TĐN Số 3.
4. Tiến trình:
 4.1 Ổn định tổ c

Tài liệu đính kèm:

  • docTiết 1. Học hát - Bài Mái trường mến yêu - Vũ Thị Điểm.doc