A- Mục tiêu bài học:
1. Kiến thức: Giúp học sinh hiểu thế nào là sống giản dị và không giản dị, tại sao cần phải sông giản dị.
2. Kỷ năng : Học sinh biết tự dánh giá hành vi bản thân và của người khác về lối sống giản dị ở mọi khía cạnh: Lời nói, cử chỉ, tác phong, cách ăn mặc, thái độ giao tiếp.
Biết xây dựng kế hoạch rèn luyện và học tập nhũng tấm gương sống giản dị của mọi người để trở thành người biết sống giản dị.
3. Thái độ: Hộc sinh biết quý trọng sự giản dị, xa lánh lối sống xa hoa, hình thức.
B- Phương pháp:
- Thảo luận nhóm
- Kích thích tư duy
- Giải quyết vấn đề
- Sắm vai.
TIẾT 1: Bài 1: SỐNG GIẢN DỊ Ngày soạn 21/8 A- Mục tiêu bài học: 1. Kiến thức: Giúp học sinh hiểu thế nào là sống giản dị và không giản dị, tại sao cần phải sông giản dị. 2. Kỷ năng : Học sinh biết tự dánh giá hành vi bản thân và của người khác về lối sống giản dị ở mọi khía cạnh: Lời nói, cử chỉ, tác phong, cách ăn mặc, thái độ giao tiếp. Biết xây dựng kế hoạch rèn luyện và học tập nhũng tấm gương sống giản dị của mọi người để trở thành người biết sống giản dị. 3. Thái độ: Hộc sinh biết quý trọng sự giản dị, xa lánh lối sống xa hoa, hình thức. B- Phương pháp: Thảo luận nhóm Kích thích tư duy Giải quyết vấn đề Sắm vai. C- Chuẩn bị của giáo viên và học sinh: 1. Giáo viên : tranh, ảnh, tình huống, giấy khổ lớn. 2. Học sinh: Xem trước nội dung bài học D- Tiến trình lên lớp: I- Ổn định ( 2 phút) II- Kiểm tra bài củ: (5 phút) kiểm tra sách, vở của học sinh III- Bài mới: 1. Đặt vấn đề:( 3 phút) Cho HS quan sát tranh ở bài tập 1 SGK sau đó giáo viên hỏi: trong các bức tranh trên em thấy búc tranh nào thể hiện đúng tác phong, trang phục của một HS khi đến trường? GV dần dắt vào bài. 2. Triển khai bài: Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung kiến thức * HĐ1:(10 phút)Tìm hiểu truyện đọc sgk - GV: Gọi HS đọc truyện sgk - GV: Trang phục, tác phong và lời nói của Bác Hồ trong truyện, được thể hiện như thế nào? (Trang phục: quần áo ka-ki, đội mủ vải ngả màu và di dép cao su. + Tác phong: - Cười đôn hậu - Vẩy tay chào mọi người * Thân mật như người cha đối với con + Lời nói: đơn giản “tôi nói đồng bào nghe rỏ không?”) - GV: Em có nhận xét gì về cách ăn mặc, tác phong và lời nói của Bác? (+ Ăn mặc đơn giản, không cầu kỳ: phù hợp với hoàn cảnh đất nước lúc đó. + Thái độ: chân tình, cởi mở, không hình thức, lể nghi_ xua tan tất cả những gì còn xa cách trong vị chủ tịch nước và nhân dân. + Lời nói: dể hiểu, gần gủi, thân thương với mọi người) - GV: Hảy tìm những ví dụ nói về sự giản dị của Bác Hồ? - GV: Hảy nêu những tấm gương sống giản dị ở lớp, trường và ngoài xã hội mà em biết? - GV: Theo em thế nào là sống giản dị? - GV: Tính giản dị biểu hiện ở những khía cạnh nào trong cuộc sống? (lời nói, cử chỉ, tác phong, cách ăn mặc, thái độ giao tiếp đối với mọi người) - GV: Trái với giản dị là gì? * HĐ2:(10 phút) Thảo luận nhóm – Ý nghĩa của việc sống giản dị. - GV: Chia HS thành 4 nhóm: mỗi nhóm tìm 3 ví dụ về lối sống giản dị và 3 ví dụ về lối sống không giản dị? - GV: Sống giản dị có tác dụng gì trong cuộc sống? HĐ3:( 11 phút) Luyện tập: - GV: - Yêu cầu HS giải thích CD, TN sgk. - Làm bài tập a, b, c, d, e sgk / 6 - Làm bài tập 1, 2 sách bài tập tình huống 1. Sống giản dị: Là sống phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh của bản thân, gia đình và xã hội. Biểu hiện : không xa hoa, lảng phí, không chạy theo những nhu cầu vật chất và hình thức bề ngoài, thẳng thắn, chân thạt trong cư xử, gần gủi và hoà hợp với mọi người. Trái với giản dị : - Xa hoa, lảng phí, cầu kỳ, qua loa, tuỳ tiện, nói năng bộc lốc, tróng không... (Nhóm 1, nhóm 2 : giản dị Nhóm 3. nhóm 4 : không giản dị) 2. Ý nghĩa : - Giản dị là phẩm chất đạo đức cần có ở mỗi người. - sống giản dị sẻ được mọi người yêu mến, cảm thông và giúp đở . 3. Cách rèn luyện : HS tự nêu IV- Củng cố bài :(2 phút) Thế nào là sống giản dị ? lấy ví dụ minh hoạ ? V- Dặn dò : ( 2 phút)- Hoạ bài + làm bài tập c SGK/6 - Xem trước nội dung bài 2.
Tài liệu đính kèm: