I.Mục tiêu bài học:
1. Kiến thức:
- Giúp học sinh hiểu thế nào là tôn trọng lẽ phải? Những biểu hiện của tôn trọng lẽ phải.
- Học sinh nhận thức được vì sao trong cuộc sống mọi người phải tôn trọng lẽ phải?
2. Thái độ:
- Biết tôn trọng lẽ phải, học tập những gương tốt trong xã hội.
- Biết phê phán hành vi không tôn trọng lẽ phải.`
3. Kĩ năng:
- Biết phân biệt hành vi thể hiện sự tôn trọng lẽ phải và không tôn trọng lẽ phải trong cuộc sống.
- Rèn luyện và giúp đỡ mọi người biết tôn trọng lẽ phải.
- Rèn luyện thói quen tự kiểm tra hành vi của mình để trở thành người biết tôn trọng lẽ phải.
Ngày soạn: . Tuần 1 - Tiết 1. Bài 1: TÔN TRỌNG LẼ PHẢI. I.Mục tiêu bài học: 1. Kiến thức: - Giúp học sinh hiểu thế nào là tôn trọng lẽ phải? Những biểu hiện của tôn trọng lẽ phải. - Học sinh nhận thức được vì sao trong cuộc sống mọi người phải tôn trọng lẽ phải? 2. Thái độ: - Biết tôn trọng lẽ phải, học tập những gương tốt trong xã hội. - Biết phê phán hành vi không tôn trọng lẽ phải.` 3. Kĩ năng: - Biết phân biệt hành vi thể hiện sự tôn trọng lẽ phải và không tôn trọng lẽ phải trong cuộc sống. - Rèn luyện và giúp đỡ mọi người biết tôn trọng lẽ phải. - Rèn luyện thói quen tự kiểm tra hành vi của mình để trở thành người biết tôn trọng lẽ phải. II. Tài liệu và phương tiện: SGK, SGv, phiếu học tập, tục ngữ, ca dao III. Hoạt động dạy và học: 1. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra sách vở, dụng cụ học tập của học sinh. 2. Bài mới: Thời gian Hoạt động dạy Hoạt động học Ghi bảng 3 phút 7 phút 10 phút 12 phút 5 phút 6 phút Hoạt động 1: Giới thiệu bài mới: GV: Chuẩn bị 1 tiểu phẩm để học sinh đóng vai. Sau đó từ tiểu phẩm GV dẫn vào bài mới. Hoạt động 2: Thảo luận phần đặt vấn đề. GV: Gọi 1 học sinh đọc truyện SGK. ? Nêu những việc làm của Tri huyện Thanh Ba với tên nhà giàu và người nông dân nghèo? ? Hình bộ Thượng thư anh ruột của Tri huyện Thanh Ba đã có hành động gì? ? Nhận xét về việc làm của quan Tuần phủ Nguyễn Quang Bích? ? Việc làm của quan Tuần phủ thể hiện đức tính gì? Hoạt động 3: Liên hệ với nội dung đặt vấn đề. GV chia nhóm cho học sinh thảo luận. GV: Đưa tình huống. - Tình huống: (Nhóm1,2,3) Trong các cuộc tranh luận, có bạn đưa ra ý kiến nhưng bị đa số các bạn khác phản đối. Nếu thấy ý kiến đó đúng thì em xử sự thế nào? - Tình huống:(Nhóm4,5,6) Nếu biết bạn mình quay cóp trong giờ kiểm tra, em sẽ làm gì? - Tình huống:(Nhóm7,8,9) Theo em trong các trường hợp TH1, TH2 hành đọng thế nào được coi là phù hợp, đúng đắn? Hoạt động 4: Tìm hiểu bài học. ? Thế nào là lẽ phải? ? Thế nào là tôn trọng lẽ phải? ? Như thế nào là biểu hiện của tôn trọng lẽ phải? ? Ý nghĩa của tôn trọng lẽ phải trong cuộc sống? Hoạt động 5: Liên hệ hành vi biểu hiện tôn trọng lẽ phải. GV: Phát phiếu học tập cho học sinh. ? Tìm những biểu hiện của hành vi không tôn trọng lẽ phải và tôn trọng lẽ phải. GV: Cho 2 học sinh lên bảng làm. GV: Cho học sinh nhận xét. GV kết luận. Hoạt động 6: Luyện tập, củng cố. GV: Yêu cầu làm 1 số bài tập và cho đọc nhanh những câu ca dao, tục ngữ nói về tôn trọng lẽ phải. - Giải thích câu: Gió chiều nào theo chiều ấy. - Theo dõi bạn đọc. - Ăn hối lộ của tên nhà giàu, ức hiếp dân nghèo, xử án không công minh, đổi trắng thay đen. - Xin tha bổng cho Tri huyện. - Dũng cảm, trung thực, dám đấu tranh với những sai trái ( nêu biểu hiện ). - Bảo vệ chân lí, tin tưởng lẽ phải. - Học sinh thảo luận cử đại diện trình bày. - Nhóm 1, 2, 3: Trong trường hợp trên nếu thấy ý kiến đó đúng em cần ủng hộ bạn và bảo vệ ý kiến của bạn bằng cách phân tích cho các bạn thấy nhưĩng điểm mà em cho là đúng, hợp lí. - Nhóm 4, 5, 6: Trong trường hợp này em cần tỏ thái đọ không đồng tình với bạn và phân tích cho bạn thấy tác hại của việc làm sai trái và khuyên bạn không làm như vậy. - Nhóm 7, 8, 9:Đẻ có cách xử lí phù hợp, đúng đắn cần phải có hành vi xử sự tôn trọng sự thật, bảo vệ lẽ phải và phê phán những việc làm sai trái. - Học sinh nhận phiếu học tập chuẩn bị trong 2 phút. - Học sinh tranh luận và bày tỏ ý kiến cá nhân. I.Tìm hiểu vấn đề: II Nội dung bài học: 1. Định nghĩa: - Lẽ phải là những điều được coi là đúng đắn, phù hợp với đạo lí và lợi ích chung của xã hội. - Tôn trọng lẽ phải là công nhận, ủng hộ, tuân theo và bảo vệ những điều đúng đắn. - Biểu hiện: Thái độ, lời nói cử chỉ và hành động; ủng hộ bảo vệ những điều đúng đắn của con người. 2. Ý nghĩa: Giúp con người cá cách ứng xử phù hợp, làm lành mạnh mối quan hệ xã hội, góp phần thúc đẩy xã hội ổn định và phát triển. .3. Dặn dò: Học bài cũ, làm bài tập 4, 5 SGK. Soạn bài mới- bài 2. * Rút kinh nghiệm: .
Tài liệu đính kèm: