Tiết 1, Bài 1: Vai trò của bản vẽ kĩ thuật trong sản xuất và đời sống - Mai Thúy Hòa

 I. MỤC TIÊU:

 1. Kiến thức: Biết được vai trò của bản vẽ kĩ thuật đối với đời sống và sản xuất

 2. Kĩ năng: Có nhận thức đúng đối với việc học tập môn vẽ kĩ thuật

 3. Thái độ: Có thái độ nghiêm túc đối với môn học

 II. CHUẨN BỊ :

 + Đối với giáo viên:

- Tranh ảnh hình 1.1, 1.2, 1.3 SGK

- Một số mô hình các sản phẩm cơ khí, các công trình kiến trúc xây dựng

- Bảng phụ

- Phiếu học tập

 + Đối với học sinh:

- Mỗi tổ chuẩn bị một sản phẩm cơ khí

- Đọc trước bài 1 SGK

 III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY

1. ổn định tổ chức lớp:

2. Kiểm tra bài cũ: (2) Kiểm tra sự chuẩn bị đầu năm.

3.Bài mới: * HOẠT ĐỘNG 1 (2):

 ĐVĐ:Xung quanh chúng ta có biết bao nhiêu là sản phẩm do bàn tay và khối óc của con người sáng

 tạo ra, từ chiếc đinh vít đến chiếc ô tô hay con tàu vũ trụ, từ ngôi nhà đến các công trình kiến trúc, Xd

 

doc 47 trang Người đăng giaoan Lượt xem 1431Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Tiết 1, Bài 1: Vai trò của bản vẽ kĩ thuật trong sản xuất và đời sống - Mai Thúy Hòa", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
c lớp để nhận xét kết quả.
5. Hướng dẫn học bài và làm bài ở nhà : ( 1’ )
GV dặn HS đọc trước bài 8 SGK.
Chuẩn bị vật mẫu.
Ngày soạn : 
 Ngày thực hiện
Chương: II- Bản vẽ kĩ thuật
Tiết 7
Bài 8: Khái niệm về bản vẽ kỹ thuật - Hình cắt.
Bài 9: Bản vẽ chi tiết
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: 
- HS biết được một số khái niệm về bản vẽ kĩ thuật 
- Từ mô hình và hình vẽ của ống lót, hiểu được hình cắt vẽ như thế nào và hình cắt dùng để làm gì ? 
- Biết được khái niệm và công dụng của hình cắt 
- Biết được nội dung của bản vẽ chi tiết
- Biết cách đọc bản vẽ chi tiết đơn giản
2. Kĩ năng: 
- Phát huy trí tưởng tượng không gian của học sinh.
3. Thái độ:
- Có ý thức tìm hiểu trong thực tế .
II. Chuẩn bị :
+ Đối với giáo viên:
+ Nội dung: Nghiên cứu Sgk, Sgv, tài liệu tham khảo. 
+ Đồ dùng: Sơ đồ H9.2 Sgk, vật mẫu.
+ Đối với học sinh:
+ Nội dung: Nghiên cứu kỹ Sgk, chuẩn bị p.án trả lời các câu hỏi ở Sgk.
+ Đồ dùng: ống lồ ô dài 05 cm (đã chẻ đôi).
III. Các hoạt động dạy cụ thể:
1. ổn định tổ chức lớp: (01 phút)
- Kiểm tra số lượng học sinh tham gia.
- Kiểm tra công tác vệ sinh.
- Nhận xét, khuyến khích học sinh. 
2. Kiểm tra bài cũ(3’):
 - Hoàn thành bảng 7.1 Sgk.
- Hoàn thành bảng 7.2 Sgk.
- Thế nào là bản vẽ kỹ thuật?
- Thế nào là hình cắt, tác dụng của hình cắt?
3. Bài mới: * Hoạtđộng 1(1’):
- Bản vẽ kỹ thuật là tài liệu kỹ thuật chủ yếu của sản phẩm. Nó được lập ra trong giai đoạn thiết kế, được dùng trong tất cả quá trình sản xuất, từ chế tạo, lắp ráp, thi công đến vận hành, sửa chữa. Một số khái niệm về bản vẽ kỹ thuật, khái niệm và công dụng của hình cắt.
Bản vẽ kỹ thuật là tài liệu kỹ thuật quan trọng dùng trong thiết kế cũng như trong sản xuất. Muốn làm ra một cỗ máy phải tạo ra từng chi tiết, sau đó, sau đó lắp ráp chi tiết đó lại thành cỗ máy. Bản vẽ chi tiết là tài liệu kỹ thuật gồm hình biểu diễn và các số liệu cần thiết để kiểm tra.
 Để tìm hiểu những vấn đề trên chúng ta cùng nghiên cứu bài 8, bài 9.
ĐVĐ: 
Hoạt động GV
Hoạt động HS
Nội dung ghi bảng
Tìm hiểu kháI niệm bản vẽ kỹ thuật. 
- Hãy cho biết vai trò của bản vẽ kỹ thuật?
- Yêu cầu nhận xét.
- Tổng hợp, phân tích rỏ nội dung của bản vẽ kỹ thuật mà người thiết kế phảI thể hiện được như hình dạng, kết cấu, kích thước và những yêu cầu khác, kết luận.
- Phân tích các loại bản vẽ kỹ thuật, công cụ thể hiện, lĩnh vực kỹ thuật.
Tìm hiểu khái niệm về hình cắt 
- Khi học về thực vật, động vật ... muốn thấy rỏ cấu tạo bên trong người ta làm thế nào?
- ý kiến khác?
- Gv tổng hợp, nhận xét
- Phân tích rõ để diễn tả các kết cấu bên trong lỗ, rãnh của chi tiết máy, trên bản vẽ kỹ thuật cần phảI dùng phương pháp cắt.
- Hãy quan sát H8.2 Sgk và cho biết hình cắt của ống lót được vẽ như thế nào? Tại sao lại làm như vậy?
- ý kiến khác?
- Gv tổng hợp, nhận xét , đánh giá, kết luận.
 Tìm hiểu nội dung của bản vẽ chi tiết 
- Nêu rõ: trong sản xuất, để làm ra một chiếc máy bay cần phảI chế tạo từng chi tiết của chiêc máy bay đó sau đó ghép các chi tiết đó lại để tạo thành chiếc máy bay.
- Y/c hs nghiên cứu kỹ bản vẽ ống lót về các vấn đề sau: Tại sao gọi là bản vẽ chi tiết; bao gồm những nội dung gì?
- ý kiến khác?
- Gv tổng hợp, nhận xét
kết luận chung.
- Y/c hs phân tích bản vẽ ống lót theo các nội dung đã nêu.
- ý kiến khác?
- Tổng hợp, phân tích trên bản vẽ dựa trên sơ đồ H9.2.
- Y/c hs vẽ sơ đồ vào vở BT.
 Tìm hiểu cách đọc bản vẽ chi tiết
- Nêu rõ khi đọc bản vẽ người ta thường độc theo trình tự như bảng 9.1 Sgk. Tuy nhiên chúng ta phảI nắm rõ nội dung trình bày trên bản vẽ.
- Nêu rõ từng câu hỏi ở cột 2 bảng 9.1 để học sinh tìm hiểu từng vấn đề và trả lời đúng trọng tâm.
- Kết luận theo nội dung ở cột 3 bảng 9.1 theo từng nội dung và từng câu hỏi.
* Hoạtđộng 3 (10’):
- Ôn lại kiến thức bài 1.
- Cá nhân trả lời.
- ý kiến khác.
* Hoạtđộng 4 (25’):
- Nghiên cứu độc lập.
- Trả lời câu hỏi.
- Nghiên cứu độc lập.
- Thảo luận chung.
- Trả lời câu hỏi.
- ý kiến khác.
- Tập trung nghe G trình bày, tự liện hệ thực tế.
- Nghiên cứu độc lập.
- Thảo luận theo nhóm.
- Đại diện trả lời.
- Nhận xét, bổ sung.
- Thảo luận theo nhóm.
- Đại diện trả lời.
- ý kiến nhóm khác.
- Nhận xét, bổ sung.
- So sánh đối chiếu với Sgk.
- Vẽ sơ đồ.
- Nghiên cứu độc lập, kỹ càng bảng 9.1 Sgk để trả lời.
- Trả lời theo đúng trình tự từng nội dung và từng câu hỏi.
I. Khái niệm về bản vẽ kỹ thuật.
Bản vẽ kỹ thuật là tàI liệu kỹ thuật chủ yếu của sản phẩm. Nó trình bày đầy đủ các thông tin kỹ thuật của sản phẩm dưới dạng các hình vẽ và các ký hiệu theo qui tắc thống nhất và thường vẽ theo tỷ lệ.
II. Khái niệm về hình cắt.
Hình cắt là hình biểu diễn phần vật thể ở sau mặt phẳng cắt, dùng để biểu diễn rỏ hơn hình dạng bên trong của vật thể. Phần vật thể bị mp cắt cắt qua được kẻ gạch gạch..
III. 
Nội dung của bản vẽ chi tiết.
Gồm 04 nội dung:
Hình biểu diễn.
Kích thước.
Yêu cầu kỹ thuật.
Khung tên.
II. Đọc bản vẽ chi tiết.
4. Tổng kết đánh giá bài thực hành(4’)
 - Y/c 01 hs đọc phần ghi nhớ.
- Gv phân tích lại khái niệm hình cắt và tác dụng của hình cắt.
- Hướng dẫn học bài ở nhà:
	+ Học thuộcphần ghi nhớ.
	+ Trả lời các câu hỏi ở Sgk.
- Giao nhiệm vụ chuẩn bị bài mới:
	+ Nghiên cứu kỹ bài mới.
	+ Căn cứ vào nội dung để chuẩn bị nội dung lẫn đồ dùng phù hợp.
- Nhận xét, đánh giá giờ học.
5. Hướng dẫn học bài và làm bài ở nhà : ( 1’ )
- Vẽ hình 3 chiều hoặc làm mô hình vòng đai.
- Ng/cứu bài 11.
Ngày soạn : 
 Ngày thực hiện
Tiết 8
Bài 11: Biểu diễn ren
I. Mục tiêu: Sau khi học xong bài này học sinh phải:
1. Kiến thức: 
- Nhận dạng được ren trên bản vẽ chi tiết. Biết được các quy ước khi vẽ ren
2. Kĩ năng: 
- Rèn luyện kĩ năng đọc bản vẽ chi tiết có ren .
3. Thái độ:
- Có ý thức tìm hiểu trong thực tế .
II. Chuẩn bị :
+ Đối với giáo viên
- Nội dung: Nghiên cứu Sgk, Sgv, tài liệu tham khảo.
- Đồ dùng: Tranh vẽ các hình bài 11 Sgk, vật mẫu, mô hình các loại ren.
+ Đối với học sinh: 
- Nội dung: Nghiên cứu kỹ Sgk, chuẩn bị ph.án trả lời các câu hỏi ở Sgk.-- Đồ dùng: Sưu tầm các loại ren.
III. Các hoạt động dạy cụ thể:
1. ổn định tổ chức lớp: (01 phút)
- Kiểm tra số lượng học sinh tham gia.
- Kiểm tra công tác vệ sinh.
- Nhận xét, khuyến khích học sinh. 
2. Kiểm tra bài cũ(4’):
- Bản vẽ chi tiết có những nội dung gì, trình tự đọc các nội dung đó?
- Vẽ sơ đồ biễu diễn nội dung bản vẽ chi tiết theo trình tự đọc (từ trái sang phải).
3. Bài mới: * Hoạt động 1(2’):
ĐVĐ: Ren dùng để lắp ghép các chi tiết hay dùng để truyền lực. Ren được hình thành trên mặt ngoài của trục gọi là ren ngoài ( ren trục) hoặc được hình thành ở mặt trong của lỗ gọi là ren trong ( ren lỗ). Vậy các ren này được biểu diễn như thế nào trên bản vẽ chi tiết? Đó là nội dung bài học hôm nay.
Hoạt động GV
Hoạt động HS
Nội dung ghi bảng
Tìm hiểu chi tiết có ren 
- Y/c hs hãy cho biết một số chi tiết có ren.
- Y/c hs khác bổ sung.
- Công dụng của ren?
- ý kiến khác?
- Gv tổng hợp, nhận xét
kết luận.
Tìm hiểu qui ước ren 
- Nêu lý do ren được vẽ theo qui ước. (Do ren có kết cấu phức tạp).
- Y/c quan sát mẫu, H11.2.
- Y/c chỉ rõ đường chân ren, đỉnh ren, giới hạn ren, đường kính ngoàI, đường kính trong 
- Y/c nhóm khác cho ý kiến.
- Tổng hợp, kết luận.
- Y/c quan sát mẫu, H11.4.
- Y/c chỉ rõ đường chân ren, đỉnh ren, giới hạn ren, đường kính ngoàI, đường kính trong 
- Y/c nhóm khác cho ý kiến
- Tổng hợp, kết luận. 
- Y/c quan sát mẫu, H11.6.
- Y/c chỉ rõ đường chân ren, đỉnh ren, giới hạn ren, đường kính ngoàI, đường kính trong 
- Y/c nhóm khác cho ý kiến
- Tổng hợp, kết luận.
* Hoạtđộng 2 (13’):
* Hoạtđộng 3 (20’):
- Quan sát H11.1, liên hệ thực tế.
- Trả lời.
- Bổ sung.
- Nghiên cứu độc lập.
- Trả lời.
- Nhận xét, bổ sung.
- Quan sát.
- So sánh, đối chiếu H11.2, 11.3 với mẫu.
- Nghiên cứu độc lập.
- Đưa ra ý kiến thảo luận ở nhóm.
- Cử đại diện trả lời.
- ý kiến khác.
- Quan sát.
- So sánh, đối chiếu H11.4, 11.5 với mẫu.
- Nghiên cứu độc lập.
- Đưa ra ý kiến thảo luận ở nhóm.
- Cử đại diện trả lời.
- ý kiến khác.
- Quan sát.
- So sánh, đối chiếu H11.6 với mẫu.
- Nghiên cứu độc lập.
- Đưa ra ý kiến thảo luận ở nhóm.
- Cử đại diện trả lời.
- ý kiến khác.
I. Chi tiết có ren.
Ren có công dụng: Nối ghép các chi tiết.
II. Qui ước vẽ ren.
1. Ren ngoài.
- Đường đỉnh ren vẽ bằng nét liền đậm.
- Đường chân ren vẽ bằng nét liền mảnh.
- Đường giới hạn ren vẽ bằng nét liền đậm.
- Vòng đỉnh ren vẽ đóng kín bằng nét liền đậm.
- Vòng chân ren vẽ hở bằng nét liền mảnh.
2. Ren lỗ.
- Đường đỉnh ren vẽ bằng nét liền đậm.
- Đường chân ren vẽ bằng nét liền mảnh.
- Đường giới hạn ren vẽ bằng nét liền đậm.
- Vòng đỉnh ren vẽ đóng kín bằng nét liền đậm.
- Vòng chân ren vẽ hở bằng nét liền mảnh.
3. Ren bị che khuất.
Ren trục, ren lỗ bị che khuất thì các đường đỉnh, chân, giới hạn ren  đều được vẽ bằng nét đứt.
4. Tổng kết đánh giá bài thực hành(’)
 - Y/c 01 hs đọc phần ghi nhớ.
- Nêu câu hỏi kiểm tra nhận thức.
- Hướng dẫn học bài ở nhà:
	+ Học thuộcphần ghi nhớ.
	+ Trả lời các câu hỏi ở Sgk.
- Giao nhiệm vụ chuẩn bị bài mới:
	+ Nghiên cứu kỹ bài mới.
	+ Căn cứ vào nội dung để chuẩn bị nội dung lẫn đồ dùng phù hợp (Gv gợi ý, hướng dẫn cho sát với đặc đIểm địa phương).
- Nhận xét, đánh giá giờ học.
5. Hướng dẫn học bài và làm bài ở nhà : ( 1’ )
- Làm bài tập và trả lời các câu hỏi trong sgk
- Chuẩn bị bài 10, bài 12.
 Ngày soạn : 
Ngày thực hiện
Tiết 9
 Bài 10: Bài tập thực hành: Đọc bản vẽ chi tiết đơn giản có hình cắt.
 Bài 12: Bài tập thực hành: Đọc bản vẽ chi tiết đơn giản có ren.
I. Mục tiêu: Sau bài học này hs phải	
1. Kiến thức - Đọc được bản vẽ chi tiết đơn giản có hình cắt.
 - Đọc được bản vẽ chi tiết đơn giản có ren.
2. Kĩ năng: . – Có kĩ năng đọc bản vẽ.
3.Thái độ: - Hăng say hoạt động, tác phong làm việc theo qui trình.
II. Chuẩn bị :
- Đối với giáo viên:
+ Nội dung: Nghiên cứu Sgk, Sgv, tài liệu tham khảo.
+ Đồ dùng: Bản vẽ H10.1. Vật mẫu: côn có ren.
- Đối với học sinh:
 + Nội dung: Nghiên cứu kỹ Sgk đặc biệt cần đọc phần “Có thể em chưa biết” ở bài 2 Sgk, chuẩn bị phương án trả lời các câu hỏi ở Sgk.	 
+ Đồ dùng: Thước, Eke, Com pa, giấy A4, bút chì các loại, tẩy, giấy nháp 
III. Các hoạt động dạy cụ thể:
1. ổn định tổ chức lớp: (01 phút)
- Kiểm tra số lượng học sinh tham gia.
- Kiểm tra công tác vệ sinh.
- Nhận xét, khuyến khích học sinh. 
2. Kiểm tra bài cũ(2’):
 - Thế nào là bản vẽ chi tiết, tác dụng của bản vẽ chi tiết?
- Hãy cho biết các nội dung của bản vẽ chi tiết, cách đọc bản vẽ chi tiết?
- Ren dùng để làm gì? Qui ước ren trục và ren lỗ khác nhau như thế nào?
- Kiểm tra công tác học bàI, làm bàI tập của một số học sinh.
3. Bài mới: * Hoạtđộng 1(2’):
ĐVĐ: Bản vẽ chi tiết bao gồm các hình biểu diễn, các kích thước và các thông tin cần thiết khác để xác định chi tiết máy. Để nâng cao kĩ năng đọc bản vẽ chi tiết có hình cắt và đọc được bản vẽ côn có ren, từ đó hình thành kĩ năng đọc bản vẽ chi tiết có ren, từ đó hình thành tác phong làm việc theo chuẩn mực của lao động kĩ thuật ( theo qui trình). chúng ta cùng làm bài thực hành Bài 10, 12.
Hoạt động GV
Hoạt động HS
Nội dung ghi bảng
Tìm tòi phát hiện kiến thức mới.
GV: Giới thiệu bài học.
GV: Nêu rõ mục tiêu cần đạt được của bài 10 trình bày nội dung, trình tự tiến hành
Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh.
- Chuẩn bị dụng cụ, vật liệu
Tìm hiểu cách trình bày .
GV: Cho học sinh đọc bản vẽ chi tiết vòng đai ( hình 10.1). và ghi nội dung cần hiểu vào mẫu như bảng 9.1.
GV: Nêu rõ mục tiêu của bài trình bày nội dung và trình tự tiến hành.
GV: Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh. 
GV: Hướng dẫn học sinh làm bài trên khổ giấy A4.
HS: Làm bài theo sự hướng dẫn của giáo viên
GV: Kẻ bảng trình bày như hình mẫu 9.1 của Bài 9.
Tổ chức thực hành.
HS: Làm bài theo sự hướng dẫn của giáo viên.
GV: Đọc qua một lần rồi gọi từng em lên đọc.
HS: Làm bản thu hoạch.
HS: Làm bài hoàn thành tại lớp.
Củng cố đánh giá bài thực hành.
- GV: Nhận xét tiết làm bài thực hành.
- GV: Thu bài về nhà chấm, tiết học sau trả bài, n/xét đánh giá kq
* Hoạtđộng 2 (5’):
- Nghiên cứu độc lập.
- Kẻ bảng theo y/c.
* Hoạtđộng 3 (30’):
- Chuẩn bị cho Gv kiểm tra.
- Về vị trí và thực hành.
Bài 10
I.Chuẩn bị.
- SGK
II.Nội dung.
 - SGK
III. Các bước tiến hành.
- Gồm 5 bước.
+ Đọc khung tên.
+ Đọc hình biểu diễn.
+ Đọc kích thước.
+ Đọc phần yêu cầu kỹ thuật.
+ Tổng hợp.
- Lắp ghép các chi tiết.
 Bài 12
I. Chuẩn bị
- ( SGK ).
II. Nội dung.
- ( SGK )
III. Các bước tiến hành.
+ Đọc bản vẽ chi tiết vòng đai (h.10.1) và ghi các nội dung cần hiểu như bảng 9.1 
Trình tự đọc
Nội dung cần hiểu
Bản vẽ vòng đai
Khung tên
Tên gọi chi tiết
Vật liệu
Tỉ lệ
Vòng đai
Thép 
1:1
Hình biểu diễn
Tên gọi hình chiếu
Vị trí hình cắt
Hình chiếu bằng
ở hình chiếu đứng
Kích thước
Kích thước chung của chi tiết.
Kích thước từng phần của chi tiết
140, 50, R39
Đường kính trong ặ50
Chiều dày 10
Đường kính lỗ ặ12
Khoảng cách 2 lỗ 110
Yêu cầu kĩ thuật
Làm sạch
Xử lí bề mặt
Làm tù cạnh sắc.
Mạ kẽm
Tổng hợp
Mô tả hình dạng và cấu tạo của chi tiết.
Công dụng của chi tiết
- Phần giữa chi tiết là nửa ống hình trụ hai bên khối hình hộp chữ nhật có lỗ tròn
- Ghép nối chi tiết hình trụ với các chi tiết khác.
+ Đọc bản vẽ côn có ren (h.12.1) và ghi các nội dung cần hiểu vào bảng 9.1 (ở bài 9) 
Trình tự đọc
Nội dung cần hiểu
Bản vẽ côn có ren
Khung tên
Tên gọi chi tiết
Vật liệu
tỉ lệ
Côn có ren
Thép 
1:1
Hình biểu diễn
Tên gọi hình chiếu
vị trí hình cắt
Hình chiếu cạnh
ở hình chiếu đứng
Kích thước
Kích thước chung của chi tiết.
Kích thước từng phàn của chi tiết
Rộng 18, dày 10.
Đầu lớn ặ18, đầu bé ặ14
kích thước ren M8x1 ren hệ mét.
đường kính d = 8, bước ren p = 1.
Yêu cầu kĩ thuật
Nhiệt luyện
Xử lí bề mặt
Tôi cứng.
Mạ kẽm
Tổng hợp
Mô tả hình dạng và cấu tạo của chi tiết.
Công dụng của chi tiết
Côn có hình nón cụt có lỗ ren ở giữa.
Dùng lắp với trục của cọc lái (Xe đạp)
4. Tổng kết đánh giá bài thực hành(4’)
- Gv hướng dẫn hs thu dọn dụng cụ, hướng dẫn hs tự đánh giá.
- Gv thu bài thực hành, nhận xét, đánh giá, khuyến khích về công tác chuẩn bị, thực hiện qui trình, thái độ học tập.
- Giao nhiệm vụ chuẩn bị bài mới:
	+ Nghiên cứu kỹ bài mới, chú trọng phần “Có thể em chưa biết” trang 38. T40.
	+ Căn cứ vào nội dung để chuẩn bị nội dung lẫn đồ dùng phù hợp (Gv gợi ý, hướng dẫn cho sát với đặc đIểm địa phương).
- Nhận xét chung, đánh giá giờ học.
5. Hướng dẫn học bài và làm bài ở nhà : ( 1’ )
- Làm bài tập và trả lời các câu hỏi trong sgk. Chuẩn bị bài 13.
Ngày soạn : 
Ngày thực hiện
Tiết 10
 Bài 13: Bản vẽ lắp.
I. Mục tiêu: Sau bài học này hs phải	
1. Kiến thức 
- Biết được nội dung và công dụng của bản vẽ lắp.
- Biết cách đọc bản vẽ lắp đơn giản.
2. Kĩ năng: . 
 - Rèn luyện cho học sinh kĩ năng lao động kĩ thuật.
- Quan sát, tìm hiểu và phân tích, ghi nhớ
3.Thái độ: 
- Có kỹ năng tìm hiểu phân tích và quan sát, say mê ham thích môn học.
- Say mê hứng thú ham thích môn học. Có tác phong công nghiệp làm việc theo qui trình đúng kế hoạch tuân thủ các nguyên tắc về an toàn lao động và đảm bảo về môi trường.
 II. Chuẩn bị :
- Đối với giáo viên:
 + Nội dung: Nghiên cứu Sgk, Sgv, tài liệu tham khảo.
 + Đồ dùng: Tranh vẽ các hình bài 13 Sgk, vật mẫu, bút chì màu.
- Đối với học sinh
+ Nội dung: Nghiên cứu kỹ Sgk, chuẩn bị p.án trả lời các câu hỏi ở Sgk.
+ Đồ dùng: Vật mẫu, bút chì màu, vẽ trước H13.3 nhưng chưa tô màu.
III. Các hoạt động dạy cụ thể:
1. ổn định tổ chức lớp: (1’)
2. Kiểm tra bài cũ(3’):
3. Bài mới: * Hoạtđộng 1(3’):
ĐVĐ: Trong quá trình sản xuất, người ta căn cứ vào bản vẽ chi tiết để chế tạo và kiểm tra chi tiết và căn cứ vào bản vẽ lắp để lắp ráp và kiểm tra đơn vị lắp (sản phẩm). Bản vẽ lắp được dùng trong thiết kế chế tạo và sử dụng. Để biết hết được nội dung và công dụng của bản vẽ lắp và biết được cách đọc bản vẽ lắp đơn giản chúng ta cùng nghiên cứu bài
 “Bản vẽ lắp”
Hoạt động GV
Hoạt động HS
Nội dung ghi bảng
Tìm hiểu nội dung của bản vẽ lắp Yêu cầu học sinh quan sát hình 13.1
- Cho hs quan sát vật mẫu.
- Bản vẽ lắp bộ vòng đai gồm những hình chiếu nào?
- ý kiến khác?
- Gv tổng hợp, nhận xét, kết luận.
- Mỗi hình chiếu diễn tả chi tiết nào, vị trí tương đối giưa các chi tiết?
- ý kiến khác?
- Gv tổng hợp, nhận xét, kết luận.
- Các kích thước ghi trên bản vẽ có ý nghĩa gì?
- ý kiến khác?
- Gv tổng hợp, nhận xét, kết luận.
- Bảng kê gồm những nội dung gì, nội dung khung tên?
- ý kiến khác?
- Gv tổng hợp, nhận xét, kết luận.
Chú ý: Tổng hợp, kết luận và thể hiện theo sơ đồ trang 42.Bản vẽ lắp
Bảng kê
Khung tên
Kích thước
Hình biểu diễn
* Hoạtđộng 2(13’):
HS: Quan sát hình 13.1
HS: Có thể trả lời
Hình biểu diễn
Kích thước
Khung tên
Bảng kê
HS: Thảo luận và trả lời.
HS: Kích thước chung và kích thước lắp giữa các chi tiết.
HS: Bao gồm:
 - Tên gọi chi tiết.
 - Số lượng 
HS: Ghi phần kết luận
I. Nội dung của bản vẽ lắp
* Bản vẽ lắp diễn tả hình dạng, kết cấu của một sản phẩm và vị trí tương quan giữa các chi tiết máy của sản phẩm.
- Hình chiếu bằng và hình chiếu đứng có cắt cục bộ. Diễn tả các chi tiết vòng đai, vòng đệm, đai ốc, bu lông.
- Đai ốc ở trên cùng, đến vòng đệm, vòng đai, bu lông M10 ở dưới cùng.
- Kích thước chung 140, 50, 78.
Kích thước lắp giữa các chi tiết M10. Kích thước xác định khoảng cách giữa các chi tiết 50, 110.
- Bảng kê: Số thứ tự, tên gọi chi tiết, số lượng.
- Khung tên ghi tên gọi của chi tiết, tỉ lệ của bản vẽ để người đọc có khái niệm sơ bộ về sản phẩm.
Hướng dẫn đọc bản vẽ lắp 
GV: Cho học sinh xem bản vẽ lắp bộ vòng đai ( Hình 13.1 SGK ) và nêu rõ yêu cầu của cách đọc bản vẽ lắp.
GV: Nêu trình tự đọc bản vẽ lắp bảng 13.1 SGK.
HS: Tập đọc
GV: Hướng dẫn học sinh dùng bút màu hoặc sáp màu để tô các chi tiết của bản vẽ.
HS: Thực hiện.
- Hướng dẫn hs nghiên cứu kỹ phần chú ý.
* Hoạtđộng 2(20’):
- Quan sát, so sánh, đối chiếu với Sgk.
- Nghiên cứu độc lập.
- Trả lời.
- ý kiến khác.
- Hoàn thành nội dung vào sơ đồ.
- Hoàn thành nội dung vào sơ đồ.
- Quan sát.
- Nghiên cứu, so sánh, đối chiếu.
- Đọc bản vẽ.
- Tô màu
II. Đọc bản vẽ lắp
- HS quan sát hình vẽ, thảo luận và trả lời các câu hỏi của giáo viên qua các nội dung:
a) Khung tên.
b) Bảng kê.
c) Hình biểu diễn.
d) Kích thước.
e) Phân tích chi tiết.
f) Tổng hợp.
4. Tổng kết đánh giá bài thực hành(4’)
Học sinh trả lời các câu hổi của giáo viên 
- HS lắng nghe
- So sánh nội dung bản vẽ lắp với bản vẽ chi tiết. Bản vẽ lắp dùng để làm gì?
- Giáo viên tổng kết lại những nội dung chính của bài học
- Yêu cầu học sinh đọc ghi nhớ, trả lời các câu hỏi cuối bài
- Căn dặn học sinh về nhà học bài củ và nghiên cứu trước nội dung bài 1 sgk 
5. Hướng dẫn học bài và làm bài ở nhà : ( 1’ )
- Về nhà học bài theo phần ghi nhớ và trả lời các câu hỏi trong SGK.
- Đọc và xem trước bài 14 SGK chuẩn bị dụng cụ vật liệu để giờ sau TH.
Ngày soạn : 
Ngày thực hiện
Tiết 11
 Bài 14: : Bài tập thực hành: Đọc bản vẽ lắp đơn giản.
I. Mục tiêu: Sau bài học này hs phải 
1. Kiến thức 
-Đọc được bản vẽ lắp bộ ròng rọc.
- Biết đọc được một số bản vẽ thông thường
2. Kĩ năng: . 
- Rèn luyện cho học sinh kĩ năng lao động kĩ thuật.
- Quan sát, tìm hiểu và phân tích, ghi nhớ
- Học sinh có kỹ năng làm việc theo quy trình.
3.Thái độ: 
- Có kỹ năng tìm hiểu phân tích và quan sát, say mê ham thích môn học.
- Say mê hứng thú ham thích môn học. Có tác phong công nghiệp làm việc theo qui trình đúng kế hoạch tuân thủ các nguyên tắc về an toàn lao động và đảm bảo về môi trường.
II. Chuẩn bị :
- Đối với giáo viên:
+ Nội dung: Nghiên cứu Sgk, Sgv, tài liệu tham khảo.
+ Đồ dùng: Bản vẽ lắp ròng rọc được phóng to.
- Đối với học sinh:
+ Nội dung: Nghiên cứu kỹ Sgk, chuẩn bị p.án trả lời các câu hỏi ở Sgk.	
+ Đồ dùng: Chuẩn bị bộ ròng rọc (nếu có), vẽ sẵn H14.1 những chưa tô màu.
III. Các hoạt động dạy cụ thể:
1. ổn định tổ chức lớp: (1’)
 - Kiểm tra số lượng học sinh tham gia.
- Kiểm tra công tác vệ sinh, nhận xét, khuyến khích học sinh.
2. Kiểm tra bài cũ(4’):
- So sánh nội dung bản vẽ lắp với bản vẽ chi tiết. Bản vẽ lắp dùng để làm gì?
- Nêu trình tự đọc bản vẽ lắp.
3. Bài mới: * Hoạtđộng 1(3’):
Đặt vấn đề:Trong quá trình học tập các môn kĩ thuật, học sinh phải thông qua các bản vẽ để hiểu rõ cấu tạo và cách vận hành các máy móc, thiết bị. Vì vậy, việc đọc bản vẽ lắp có tầm quan trọng rất lớn, để hình thành kĩ năng đọc bản vẽ lắp chúng ta cùng làm bài tập thực hành “Đọc Bản vẽ lắp”
Hoạt động GV
Hoạt động HS
Nội dung ghi bảng
Tìm tòi phát hiện kiến thức mới.
GV giới thiệu mục tiêu bài học 14 trình bày nội dung và trình tự tiến hành.
GV: Kiểm tra vật liệu và dụng cụ của từng học sinh.
Tìm hiểu cách trình bày bài làm
 ( Báo cáo thực hành ).
GV: Nêu nội dung bài thực hành
Tổ chức thực hành.
 - Chia nhóm học sinh. mỗi nhóm 4- 5 học sinh 
GV: Hướng dẫn học sinh thực hành đọc bản vẽ lắp bộ ròng rọc.
HS: Trả lời theo bảng mẫu 13.1 SGK.
- Đọc khung tên
- Đọc bảng kê.
- Hình biểu diễn
- Kích thước
- Phân tích chi tiết
- Tổng hợp
- Giáo viên nêu cách trình bày bài làm trên khổ giấy A4 hoặc trên vở bài tập:
+ Hướng dẫn học sinh cách vẽ khung tên, ghi nội dung khung tên
+ Cách vẽ các đường nét 
+ Cách bố trí phần trả lời câu hỏi và phần vẽ hình
- Theo dõi, uốn nắn những sai sót của học sinh trong quá trình thực hành
- Nhắc nhở học sinh về nội quy, an toàn và hướng dẫn nội dung trình tự thực hành
* Hoạtđộng 2(12’):
HS: Nêu mục tiêu bài thực hành. 
HS: Thảo luận về mục tiêu bài thực hành.
- Kẻ bảng theo y/c.
* Hoạtđộng 2(2’):
- Chuẩn bị cho Gv kiểm tra.
- Về vị trí và thực hành.
HS: Ngồi theo nhóm thực hành.
* Hoạtđộng 2(18’):
HS: Theo dõi giáo viên hướng dẫn cách trình bày
HS: Nhắc lại nội dung và cách thực hiện bài làm thực hành.
HS: Đọc nội dung bản vẽ hình 14.1 sgk và ghi nội dung vào báo cáo thực hành.
I. Chuẩn bị
- ( SGK ).
II. Nội dung.
- Đọc bản vẽ lắp bộ ròng rọc ( hình 14.1) và trả lời câu hỏi theo mẫu b của bảng 13.1
III. Các bước tiến hành.
 HS: Nhắc lại quy trình đọc bản vẽ lắp.
- Đọc bản v

Tài liệu đính kèm:

  • docBài 1. Vai trò của bản vẽ kĩ thuật trong sản xuất và đời sống - Mai Thúy Hòa - Trường THCS Lê Hồng P.doc