Tiết 10, Bài 10: Thường thức mĩ thuật Sơ lược về mĩ thuật Việt Nam giai đoạn 1954-1975 - Trịnh Thu Hường

I. Mục tiêu bài học:

- Giúp HS hiểu biết thêm về những cống hiến của giới văn nghệ sĩ nói chung, giới mĩ thuật nói riêng trong công cuộc xây dựng CNXH ở Miền Bắc và đấu tranh giải phóng Miền Nam.

- HS cảm nhận được vẻ đẹp của các chất liệu mà và vẻ đẹp của các tác phẩm phản ánh về đề tài chiến tranh Cách Mạng.

- Học sinh biết yêu quý, trân trọng những cống hiến nghệ thuật của các hoạ sĩ trong giai đoạn này.

II. Chuẩn bị:

1. Tài liệu tham khảo:

- Lược sử mĩ thuật - mĩ thuật học – NXB giáo dục.

2. Đồ dùng dạy – học:

* Giáo viên:

- Tài liệu sưu tầm về hoàn cảnh xã hội, các tác giả, tác phẩm sáng tác trong thời gian từ 1954 – 1975 ( Đặc biệt là các tác phẩm có nêu tên trong bài)

- Một số tranh phiên bản về các chất liệu : Sơn dầu, sơn mài, lụa, bột màu, tranh khắc, tượng, phù điêu

- Máy chiếu và các phương án sử dụng máy chiếu.

* Học sinh:

- Tư liệu sưu tầm về giai đoạn lịch sử 1954 – 1975, ( ảnh chụp, tranh phiên bản các tác phẩm của các họa sĩ giai đoạn này)

- Đồ dùng học tập bộ môn.

 

doc 7 trang Người đăng giaoan Lượt xem 6063Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Tiết 10, Bài 10: Thường thức mĩ thuật Sơ lược về mĩ thuật Việt Nam giai đoạn 1954-1975 - Trịnh Thu Hường", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:....................
Ngày giảng:......................
 Tiết 10 - Bài 10:
 Thường thức mĩ thuật : 
Sơ lược về mĩ thuật Việt Nam
Giai đoạn 1954 - 1975
I. Mục tiêu bài học:
- Giúp HS hiểu biết thêm về những cống hiến của giới văn nghệ sĩ nói chung, giới mĩ thuật nói riêng trong công cuộc xây dựng CNXH ở Miền Bắc và đấu tranh giải phóng Miền Nam.
- HS cảm nhận được vẻ đẹp của các chất liệu mà và vẻ đẹp của các tác phẩm phản ánh về đề tài chiến tranh Cách Mạng.
- Học sinh biết yêu quý, trân trọng những cống hiến nghệ thuật của các hoạ sĩ trong giai đoạn này.
II. Chuẩn bị:
1. Tài liệu tham khảo:
- Lược sử mĩ thuật - mĩ thuật học – NXB giáo dục.
2. Đồ dùng dạy – học:
* Giáo viên: 
- Tài liệu sưu tầm về hoàn cảnh xã hội, các tác giả, tác phẩm sáng tác trong thời gian từ 1954 – 1975 ( Đặc biệt là các tác phẩm có nêu tên trong bài)
- Một số tranh phiên bản về các chất liệu : Sơn dầu, sơn mài, lụa, bột màu, tranh khắc, tượng, phù điêu
- Máy chiếu và các phương án sử dụng máy chiếu.
* Học sinh:
- Tư liệu sưu tầm về giai đoạn lịch sử 1954 – 1975, ( ảnh chụp, tranh phiên bản các tác phẩm của các họa sĩ giai đoạn này)
- Đồ dùng học tập bộ môn.
3. Phương pháp dạy – học:
- Trực quan, quan sát . - Thuyết trình.
- Vấn đáp. – Làm việc nhóm.
- Thảo luận - Tổ chức trò chơi.
III. Tiến trình dạy học:
 A. ổn định tổ chức,kiểm tra sĩ số, Đ DHT, tư liệu sưu tầm
 B. Bài mới:
Giới thiệu bài:
 Qua những kiến thức lịch sử, chúng ta đã biết đến những trang sử vàng chói lọi của Cách Mạng Việt Nam. Nhưng hôm nay chúng ta lại có dịp mở lại những trang sách về mĩ thuật để biết thêm về những người “ Nghệ sĩ – Chiến sĩ”, những tác phẩm hội hoạ đã đánh dấu chặng đường gian khổ, vượt qua bao thử thách gian nguy của giai đoạn lịch sử từ năm 1954 được đánh dấu bằng chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ “ Nên vành hoa đỏ, nên thiên sử vàng” trong lịch sử dân tộc, đến năm 1975 được đánh dấu bằng chiến thắng ngày 30/4 – Giải phóng Miền Nam thống nhất đất nước.
 Mời các em mở SKG bài 10: Sơ lược về MT Việt Nam giai đoạn 1954 – 1975 “ để chúng ta cùng tìm hiểu thêm về điều này.
I. Hoạt động 1: ( 10”)
Vài nét về bối cảnh lịch sử giai đoạn 1954_ 1975
TG
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1/2'
- GV chia nhóm cho HS
- Nêu câu hỏi cho cả 3 nhóm bằng máy chiếu:
? Bằng kiến thức lịch sử và nghiên cứu nôị dung SGK em hãy trình bày về bối cảnh lịch sử nước ta giai đoạn 1954 – 1975. Bối cảnh lịch sử có tác động gì tới giới họa sĩ nước ta?
* Nhóm 1:
? Trình bày 1 số nét cơ bản về giai đoạn lịch sử của đất nước từ sau chiến thắng Điện Biện Phủ đến 1975.
- Gọi các nhóm khác bổ xung .
- GV bổ xung: 
+ Giai đoạn này Miền Bắc có nhiều phong trào thi đua hướng về miền Nam ruột thịt theo lời kêu gọi của HCT “ Vừa xây dựng miền Bắc, vừa đấu tranh giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước”.
? Em có biết đó là các phong trào thi đua nào không?
- GV chốt lại.
* Nhóm 2: 
? Những hoạt động nghệ thuật nổi bật của giới hoạ sĩ ở Miền Bắc?
- Gọi các nhóm bổ xung.
- HS đặt tên nhóm, chỉ định nhóm trưởng thư kí.
- HS thảo luận, ghi chép vào bảng nhóm và cử đại diện lên trình bày.
* Nhóm 1:
- Sau ngày 7/5/1945, đất nước bị chia cắt thành 2 miền Nam Bắc.
- Miền Bắc xây dựng CNXH.
- Miền Nam bị Mĩ – Nguỵ chiếm đóng.
- Giặc Mĩ leo thang phá hoại miền Bắc – Cả nước hướng về miền Nam ruột thịt.
- Giải phóng miền Nam.
- Đó là các phong trào:
+ Mỗi người làm việc bằng hai, vì miền Nam ruột thịt.
+ Thi đua 2 tốt trong giáo dục.
+ Chắc tay súng, vững tay cày.
+ Tiếng hát át tiếng bom
* Nhóm 2: 
- Các hoạ sĩ từ chiến khu Việt Bắc trở về lại lao vào cuộc chiến đấu mới, họ tích cực tham gia vào các mặt trận sản xuất và chiến đấu. 
- GV bổ xung:
+ Khi giặc Mĩ leo thang phá hoại miền Bắc, nhiều hoạ sĩ tới các tuyến lửa ác liệt như Quảng Bình, Vĩnh Linh, QNinh, HPhòng hoặc hăng hái vượt Trường Sơn vào Nam (Huỳnh Phương Đông, Thái Hà, Lê Lam)
+ Hoà chung với khí thế đấu tranh CM của các hoạ sĩ miền Bắc, các hoạ sĩ tiến bộ ở miền Nam cũng có thái độ tích cực phản đối chế độ nguỵ quyền thông qua các tác phẩm nghệ thuật. Các tác phẩm của các hoạ sĩ miền Nam đã gây được tiếng vang trong công chúng yêu nghệ thuật ở các đô thị miền Nam, nhiều họa sĩ đã bị bắt và cầm tù (Huỳnh Bá Thành, Dũng Tiến)- đến ngày toàn thắng giới MT đã có 50 họa sĩ hy sinh.
* Nhóm 3: 
? Kể tên một số tác giả, tác phẩm tiêu biểu của các hoạ sĩ giai đoạn này theo 3 mảng đề tài chính: Chiến tranh CM; sản xuất công, nông nghiệp; văn hóa văn nghệ?
- GV gọi các nhóm bổ xung.
- GV bổ xung:
Bên cạnh đó còn có rất nhiều tác phẩm nghệ thuật có giá trị khác, mời các em tham khảo thêm SGK.
- KL:
 Các hoạ sĩ đã thực hiện đúng lời dạy của Bác: “Người nghệ sĩ cũng là chiến sĩ” góp một vào công cuộc giải phóng đất nước. Họ đã thực sự là những Chiến sĩ trên mặt trận văn hoá văn nghệ, vừa tham gia sản xuất, vừa tham gia chiến đấu và vừa sáng tác.Các tác phẩm của họ là những thiên anh hùng ca bất hủ ca ngợi những con người mới XHCN trên mọi lĩnh vực sản xuất và chiến đấu.
- Các tác phẩm của họ phản ánh sinh động khí thế xây dựng và chiến dấu bảo vệ Tổ quốc của nhân dân ta.
* Nhóm 3:
- Mảng đề tài chiến tranh Cách Mạng:
+ Kết nạp Đảng ở ĐBP ( Nguyễn Sáng)
+ Nhớ một chiều Tây Bắc (Phan Kế An)
+ Nữ dân quân miền biển (Trần Văn Cẩn)
- Mảng đề tài sản xuất công , nông nghiệp:
+ Công nhân cơ khí 
( Nguyễn Đỗ Cung)
+ Bình minh trên nông trang ( Nguyễn Đức Nùng)
+ Tát nước đồng chiêm(Trần Văn Cẩn
- Mảng đề tài văn hóa, văn nghệ:
+ Vân dại(Lê Công Thành)
+Em hát anh nghe(Trần Huy Oánh)
2. Hoạt động II: (25’)
Một số thành tựu cơ bản của MTVN giai đoạn 1954 – 1975:
* Trong năm 1954 các hoạ sĩ đã mở 1 triển lãm MT thực sự mang tính toàn quốc, tuyển chọn sáng tác được gthiệu trong các triển lãm ở VBắc, NBộ, khu V trước đó + 1 số sáng tác mới. 
+ 1957: Hội MTVN được thành lập. 
+ 1956, 1959: Triển lãm ở nước ngoài.
+ 1958: Triển lãm MT toàn quốc.
+1973,1974: Triển lãm MT toàn quốc.
 Đây là thời kì nền MT VN hiện đại phát triển rực rỡ, để lại dấu ấn đánh dấu sự trưởng thành của giới hoạ sĩ trên mọi phương diện.
? Em hãy nêu 1 số thành tựu nổi bật của nền MTVN giai đoạn này?
- Có thể nói thành tựu cơ bản nổi bật nhất của MT thời kì này chính là sự thể hiện tìm tòi đa dạng về mặt chất liệu thể hiện của các hoạ sĩ và mảng đề tài mà họ phản ánh.
? Em hãy nêu chất liệu các hoạ sĩ đã sử dụng trong thời gian này?
* GV giới thiệu 6 loại chất liệu thật, cho HS quan sát và mời mỗi nhóm 1 em lên để thấy tận mắt các chất liệu
- (Vì thơì gian có hạn nên cô chỉ mời 1 bạn đại diện, cuối giờ học xin mời các em nán lại để quan sát thêm)
- Giao nhiệm vụ cho HS bằng máy chiếu . 
? Nêu đặc tính của các chất liệu và một số tác giả, tác phẩm tiêu biểu sử dụng các chất liệu đó.
* Nhóm 1:
- Tìm hiểu về đặc tính của chất liệu sơn mài và tranh lụa.
* Nhóm 2:
- Tìm hiểu về đặc tính của chất liệu tranh khắc và sơn dầu.
* Nhóm 3:
- Tìm hiểu về đặc tính của chất liệu màu bột và điêu khắc.
- Sau khi HS trả lời và bổ xung. GV sử dụng máy chiếu để chốt kiến thức.
- GV giới thiệu 1 số phiên bản tranh của các họa sĩ có nêu tên trong bài với các chất liệu thể hiện tiêu biểu :
Sơn mài, sơn dầu, lụa, tranh khắc, màu bột, điêu khắc → Giao nhiệm vụ nhận biết chất liệu qua tranh phiên bản ( để củng cố kiến thức) mỗi nhóm 2 chất liệu như trên.
 - GV nhận xét, biểu dương nhóm có nhận biết đúng nhất. ( Gợi ý cho HS tham khảo thêm minh họa SGK)
? Qua 1 số tác phẩm chúng ta vừa cùng tìm hiểu, em có cảm nhận gì về đề tài sáng tác, chất liệu, phong cách thể hiện của các họa sĩ trong giai đoạn 1954 – 1975? 
* Kết luận:
- Các tác phẩm của các họa sĩ giai đoạn này đã được dệt nên từ khói lửa của cuộc chiến tranh giữ nước của dân tộc VN, mỗi sắc màu mỗi ý tưởng đều được đánh đổi bằng mồ hôi, bằng nước mắt, và cả máu của các họa sĩ - những người chiến sĩ trên mặt trận văn hóa văn nghệ. 
- Các tác phẩm đã phản ánh tư tưởng, tình cảm, của người dân - những con người mới, những ạnh hùng liệt sĩ trong cuộc kháng chiến.
- Chúng ta cần trân trọng, yêu mến và biết ơn những họa sĩ đã không quản ngại khó khăn nguy hiểm để lại cho nền MT VN 1 khối lượng lớn các tác phẩm nghệ thuật có giá trị.
* Có nhiều thành tựu nổi bật:
- MT phát triển cả chiều rộng lẫn chiều sau, thu hút đông đảo hoạ sĩ tham gia.
- Các tác phẩm phong phú về nội dung, đề tài và chất liệu thể hiện.
* Các chất liệu thể hiện:
1. Sơn mài.
2. Sơn dầu.
3. Lụa.
4. Tranh khắc.
5. Màu bột.
6. Điêu khắc.
- Các nhóm nghiên cứu SKG , thảo luận và cử đại diện trả lời.
- HS thảo luận và nhận biết chất liệu thể hiện qua tranh phiên bản
- Mời 1 HS tham gia ghi tên chất liệu mà các nhóm nhận xét ở dưới bức tranh.
- Các hoạ sĩ đã tiếp thu nền nghệ thuật của phương Tây và các nước trong khu vực và sáng tạo phù hợp với phong cách và bản sắc văn hoá dân tộc VN. Đề tài phản ánh rất đa dạng, phong phú về mọi khía cạnh của cuộc sống, chiến đấu và lao động sản xuất của quân dân trên cả nước.
3. Hoạt động III:
Đánh giá kết quả học tập:
* Để một lần nữa hiểu thêm về MTVN giai đoạn 1954 – 1975 mời các em đến với 1 trò chơi thú vị , trò chơi giải ô chữ. Chúng ta hãy giành 1 tràng pháo tay để chào đón bạn người chủ của những ô chữ ngày hôm nay
* Luật chơi:
+ Từ chìa khoá gồm 12 chữ cái.
+ Mỗi nhóm được chọn lần lượt 2 lần ( 2 câu hỏi – 2 ô chữ)
+ Thời gian suy nghĩ 15giây, sau 15 giây không trả lời quyền trả lời sẽ giành cho nhóm khác.
+ Hết 1 lượt chọn của 3 đội mới được đọc từ chìa khoá.
+ Mỗi câu trả lời đúng sẽ được nhận 1 phần quà của trò chơi.
- Ô chữ:
1. Gồm 9 chữ cái: Đây là một chất liệu chịu nhiều ảnh hưởng của dòng tranh dân gian Đông Hồ và Hàng Trống.
Tranh khắC (Chữ cái A, H)
2. Gồm 13 chữ cái: Đây là tên 1 tác phẩm được thể hiện bằng chất liệu lụa của hoạ sĩ Trần Văn Cẩn.
Con đọc bầm nghe ( Chữ cái N, ọ, h)
3. Gồm 5 chữ cái: Đây là tên của họa sĩ đã vẽ tác phẩm “ Tiếng đàn bầu” bằng chất liệu sơn dầu.
S ĩ tốt ( Chữ cái ĩ )
4. Đây là nhiệm vụ mà các hoạ sĩ vẫn thường tham gia, ngoài việc sáng tác.
Chiến đấu ( Chữ cái H, ế )
5. Đây là tên 1 tác phẩm điêu khắc của hoạ sĩ Diệp Minh Châu – Người đã lấy máu của mình để vẽ 1 bức tranh về Hồ chủ tịch.
liệt sĩ võ thị sáu ( Chữ cái I, ĩ, S )
6. Đây là tên tác giả của bức tranh sơn mài “ Kết nạp Đảng ở Điện Biên Phủ”
nguyễn sáng ( Chữ cái n, S )
- Từ chìa khóa:
 Trên mặt trận văn hóa văn nghệ của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, các họa sĩ đã xứng đáng với tên gọi này.
Họa sĩ – Chiến sĩ
* Sau khi HS giải được từ chìa khóa, GV tuyên dương động viên và đề nghị cả lớp thưởng 1 tràng vỗ tay.
* Kết luận:
 Thành tựu của MTVN giai đoạn 1954 –1975 với sự phong phú về đề tài, nội dung và đa dạng về nghệ thuật thể hiện đã đánh dấu 1 bước trưởng thành mới của nghệ thuật Cách mạng Việt Nam; Ghi laị dấu ấn quan trọng trong sự phát triển của MTVN hiện đaị.
- Kết thúc bài.
 C_Hướng dẫn về nhà:
* Sưu tầm bài viết hoặc tranh in trên báo chí, lịchcủa các họa sĩ.
* Chuẩn bị cho bài sau:
- Sưu tầm 1 số bìa sách có hình ảnh và trang trí đẹp: Sách thiếu nhi, sách văn học
- Chuẩn bị tốt ĐDHT.
 D_RKN giờ dạy:
....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docBài 10. Thường thức mĩ thuật - Sơ lược về mĩ thuật Việt Nam giai đoạn 1954 - 1975 - Trịnh Thu Hường.doc