Tiết 10, Bài 7: Bài thực hành 2 - Sự lan tỏa của chất

I/. Mục tiêu:

 1. Kiến thức:

 - Nhận biết được phân tử là hạt hợp thành của hợp chất và đơn chất phi kim.

 2. Kỹ năng:

 - Rèn kỹ năng sử dụng 1 số dụng cụ, hoá chất trong phòng thí nghiệm.

 - Rèn tính quan sát, tỉ mỉ, cẩn thận trong phòng thí nghiệm.

II/. Phương pháp:

- Thực hành thí nghiệm, quan sát thí nghiệm.

III/. Phương tiện:

 - GV: . Dụng cụ: 1 ống nghiệm, 2 cốc thuỷ tinh, giá ống nghiệm, đũa thuỷ tinh, bình nước, bông gòn, nút cao su, tấm kính, ống nhỏ giọt.

 . Hoá chất: giấy quỳ, dd NH3, ddKMnO4.

 - HS: đọc trước bài.

 

doc 3 trang Người đăng giaoan Lượt xem 6526Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Tiết 10, Bài 7: Bài thực hành 2 - Sự lan tỏa của chất", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 5	 BÀI 7. BÀI THỰC HÀNH 2
Tiết 10 SỰ LAN TOẢ CỦA CHẤT
I/. Mục tiêu:
	1. Kiến thức:
	- Nhận biết được phân tử là hạt hợp thành của hợp chất và đơn chất phi kim.
	2. Kỹ năng:
	- Rèn kỹ năng sử dụng 1 số dụng cụ, hoá chất trong phòng thí nghiệm.
	- Rèn tính quan sát, tỉ mỉ, cẩn thận trong phòng thí nghiệm.
II/. Phương pháp:
Thực hành thí nghiệm, quan sát thí nghiệm.
III/. Phương tiện:
	- GV: 	. Dụng cụ: 1 ống nghiệm, 2 cốc thuỷ tinh, giá ống nghiệm, đũa thuỷ tinh, bình nước, bông gòn, nút cao su, tấm kính, ống nhỏ giọt.
	. Hoá chất: giấy quỳ, dd NH3, ddKMnO4.
	- HS: đọc trước bài.
IV/. Tiến trình bài giảng:
TG
Nội dung
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Ổn định: Kiểm tra sĩ số.
	-Kiểm tra bài cũ: 
2. Mở bài: 
Hoạt động 1:
+ Phân tử là gì?
- Mở 1 nắp lọ hoa mùi thơm lan toả vào không khí. Ta không nhìn thấy vì đây là các hạt phân tử chất thơm chuyển động. Tiến hành thí nghiệm về sự lan toả chất để biết được phân tử là hạt hợp thành của chất.
Học sinh: Lớp trưởng báo cáo sĩ số.
Học sinh lên trả bài, học sinh khác nhận xét.
Học sinh lắng nghe giáo viên giới thiệu bài mới
Hoạt động 2: Sự lan tỏa của NH3.
 Mục tiêu: - HS thấy được sự lan tỏa của NH3 :
15/
I/. Tiến hành thí nghiệm:
1. Thí nghiệm 1:
- Sự lan toả của amoniac.
- Amoniac làm giấy quỳ tím tẩm nước đổi sang màu xanh.
- Dùng bông tẩm dung dịch amoniac đậy ống nghiệm.
à Quan sát sự đổi màu của quỳ tím.
a). Tiến hành:
- GV yêu cầu HS đọc thí nghiệm 1 SGK trang 28.
- GV hướng dẫn HS tiến hành làm thí nghiệm.
+ Nhỏ dd NH3 vào giấy quỳ 
à nhận xét hiện tượng 
+ Đặt 1 mẫu giấy quỳ tẩm nước vào đáy ống nghiệm. Đặt 1 miếng bông tẩm dd NH3 ( đặt) ở miệng ống nghiệm.
+ Đậy nút ống nghiệm.
+ Quan sát mẫu giấy quỳ.
+ Rút ra kết luận và giải thích.
b). Tiểu kết:
Có sự lan tỏa NH3.
- HS đọc TN1.
- HS thực hiện theo hướng dẫn của GV.
- HS nhận xét.
+ Giấy quỳ chuyển sang xanh.
+ Khí NH3 khuyếch tán từ miếng bông ở miệng ống nghiệm sang đáy ống nghiệm.
Hoạt động 3: Sự lan tỏa của KMnO4 trong nước:
 Mục tiêu:- HS thấy được sự lan tỏa của KMnO4 trong nước.
10/
2. Thí nghiệm 2: 
Sự lan tỏa của kali pemanganat ( thuốc tím) trong nước 
- Cho thuốc tím vào cốc nước khuấy đều.
- Cho từ từ thuốc tím vào cốc 2, để yên.
à so sánh màu nước trong 2 cốc.
a). Tiến hành: 
- GV yêu cầu HS đọc TN2 SGK trang 28.
- GV hướng dẫn HS tiến hành làm TN:
+ Lấy 1 cốc nước.
+ Cho 1 ít thuốc tím vào cốc nước.
+ Khấy đều lên.
à Nhận xét hiện tượng.
+ Lấy 1 cốc nước khác.
+ Cho từ từ từng mảng thuốc tím .
+ Để cốc nước lặng yên.
à Nhận xét màu của nước ở 2 cốc ?
b). Tiểu kết:
- Có sự lan tỏa của KmnO4 trong nước.
- HS đọc TN2.
- HS thực hiện theo hướng dẫn của GV.
- HS nhận xét.
+ Màu của thuốc tóm lan tỏa nhanh.
+ Màu thuốc tím lan tỏa chậm.
Hoạt động 4 : Sự lan tỏa của Iot:
 Mục tiêu:HS thấy được sự lan tỏa của Iot.
8/
3. Thí nghiệm 3: Sự lan tỏa của Iot.
a). Tiến hành:
- GV hướng dẫn HS tiến hành làm TN.
+ Đặt 1 lượng nhỏ iot vào đáy ống nghiệm.
+ Đặt 1 miếng giấy tẩm tinh bột vào miệng ống, đậy chặt miệng ống nghiệm.
+ Đun nóng nhẹ ống nghiệm.
+ Quan sát miếng giấy tẩm tinh bột.
- Gv giải thích tinh thể Iot thăng hoa, chuyển từ thể rắn sang thể hơi. Phân tử Iot chuyển động, đi lên gặp tinh bột à màu xanh.
b). Tiểu kết:
Có sự lan tỏa của iot.
- HS thực hiện theo hướng dẫn GV.
- HS nhận xét.
+ Giấy tẩm tinh bột chuyển màu xanh.
3’
Củng cố – đánh giá:
- GV yêu cầu mỗi nhóm cử 2 HS rửa dụng cụ thí nghiệm.
-GV yêu cầu HS viết tường trình theo mẫu sau:
Tên TN
Dụng cụ
Hoá chất
HT quan sát
Kết luận
TN1
TN2
- Nhận xét tiết thực hành.
Học sinh thu dọn vệ sinh
Học sinh viết tường trình theo mẫu của giáo viên
1’
Dặn dò:
- Ôn lại lý thuyết từ bài 1 à 6.
- Làm BT 1,2,3,4,5 SGK trang 31, chuẩn bị tiết sau luyện tập.
Học sinh: Lắng nghe giáo viên yêu cầu công việc về nhà để thực hiện tốt cho giờ sau.

Tài liệu đính kèm:

  • docBài 7. Bài thực hành 2.doc