Tiết 10, Bài 8: Sống chan hòa với mọi người

II.Tài liệu và phương tiện:

1/ GV: Sách giáo khoa GDCD 6. Chuẩn kiến thức GDCD 6.Tranh bài 8 và các hoạt động truyền thống của trường. Liên hệ bản thân.

2/ HS: Đọc câu chuyện; trả lời các câu hỏi trong SGK; Tìm những biểu hiện sống chan hòa và chưa sống chan hòa với mọi người

 

doc 4 trang Người đăng giaoan Lượt xem 10864Lượt tải 3 Download
Bạn đang xem tài liệu "Tiết 10, Bài 8: Sống chan hòa với mọi người", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN : 10 Ngày soạn: 8/10/2014
TIẾT: 10 Ngày dạy : 15/10/2014
Bài 8 
SỐNG CHAN HÒA VỚI MỌI NGƯỜI
I/ Mục tiêu:
 1. Kiến thức:
 - Nêu được các biểu hiện cụ thể của sống chan hà với mọi người. 
 - Nêu được ý nghĩ của việc sống chan hà với mọi người.
 2. Kĩ năng:
	 Biết sống chan hòa với bạn bè và mọi người xung quanh và mong muốn xây dựng tập thể đoàn kết.
Các kĩ năng cơ bản được giáo dục
- Kĩ năng trình bày suy nghĩ, ý tưởng.
- Kĩ năng giáo tiếp, ứng sử chan hòa với mọi người.
- Kĩ năng phản hồi, lắng nghe tích cực.
- Kĩ năng thể hiện sự cảm thông với người khác.
 3. Thái độ :
 - Yêu thích lối sống vui vẽ, cưởi mở, chan hòa với mọi người.
 - Đánh giá bản thân và mọi người trong giao tiếp thể hiện lối sống chan hòa và chưa sống chan hòa.
II.Tài liệu và phương tiện: 
1/ GV: Sách giáo khoa GDCD 6. Chuẩn kiến thức GDCD 6.Tranh bài 8 và các hoạt động truyền thống của trường. Liên hệ bản thân.
2/ HS: Đọc câu chuyện; trả lời các câu hỏi trong SGK; Tìm những biểu hiện sống chan hòa và chưa sống chan hòa với mọi người
III.Các hoạt động dạy học:
 1. Ổn định: (1’)
 2. Kiếm tra bài cũ: Trả, nhận xét bài kiểm tra 1 tiết (5’)
 3. Bài mới: 
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
NỘI DUNG
HĐ1: Giới thiệu bài. (3’)
- Giới thiệu tranh về các hoạt động truyền thống của trường: Trò chơi kéo co, đỗ nước vào chai...
? Em có suy nghĩ gì khi xem tranh?
=> Chốt ý: Trên đây là những hoạt động chung, thể hiện sự tích cực tham gia hoạt động tập thể, cùng chung vui với mọi người, thể hiện lối sống hòa đồng, gần gũi với mọi ngươi.
- Chuyển ý vào bài.
HĐ1: Tham gia giới thiệu bài.
- Quan sát tranh.
-> Tham gia các hoạt động thể thao của trường rất vui, lễ khai giảng,
- Ghi tựa bài.
HĐ2: Hướng dẫn HS đọc và khai thác truyện “Bác hồ với mọi người”. (12’)
a.Mục tiêu: Giúp HS bước đầu hiểu thế nào là sống chan hòa với mọi người. * Tích hợp nợi dung học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.
b.Phương pháp: Đàm thoại. Kích thích tư duy.
c.Cách tiến hành:
- Tổ chức cho HS đọc truyện.
- Nêu gợi ý khai thác truyện và tóm lược ý, HS ghi bảng.
? Qua truyện trên em có suy nghĩ gì về Bác?
? Bác là người như thế nào?
- Bổ sung: Bác là chủ tịch nước nhưng sống gần gũi, quan tâm đến mọi người và nhiệt tình giúp đỡ.
? Những chi tiết nào trong truyện chứng tỏ bác quan tâm đến mọi người (Cử chỉ, lời nói)
=> Chốt ý: Bác vui vẽ, quan tâm đến mọi người, sẳn sàng cùng tham gia các hoạt động chung.
- Gợi ý xem trang trong SGK và gợi ý phân tích tranh.
? Theo em, sống chan hòa có những biểu hiện nào?
.=> Kl: Biểu hiện của sống chan hòa với mọi người: Luôn sống gần gũi, quan tâm đến với mọi ngườ, không xa lánh, không tạo sự tách biệt với mọi người 
- 
- 
1 em đọc, cả lớp theo dõi truyện trong SGK
- Ý kiến cá nhân.
-> Bác quan tâm mọi người, từ cụ già đến em nhỏ.
-> Bác sống hòa đồng với mọi người. 
-> Cử chỉ, lời nói của Bác quan tâm đến mọi người. 
+ Thăm hỏi đồng bào ở mọi nơi.
+ Cùng ăn, vui chơi TDTT với đồng chí.
+ Mời cụ già ngồi, hỏi thăm gia đình, bà con.
--> Bác sống chan hòa với mọi người.
- HS trả lời cá nhân
1. Biểu hiện của sống chan hòa với mọi người:
Luôn sống gần gũi, quan tâm đến với mọi người, không xa lánh, không tạo sự cách biệt với mọi người.
HĐ3: Tổ chức cho HS liên hệ tìm hành vi biểu hiện lối sống chan hòa với mọi người và không chan hòa. Ý nghĩa của sống chan hòa (16’)
a. Mục tiêu: HS phân biệt thái độ hành vi sống chan hòa và không chan hòa với mọi người và lựa chọn cách ứng xử phù hợp trong tình huống cụ thể. Ý nghĩa của sống chan hòa
b.Phương pháp: Đàm thoại. Kích thích tư duy. Trò chơi.
c.Cách tiến hành:
- Nêu câu hỏi đàm thoại:
? Kể một số hành vi thể hiện lối sống chan hòa với mọi người?
? Nêu các hành vi sống thiếu chan hòa với mọi người? 
=> Chốt lại các biểu hiện học sinh nêu và giáo dục HS về ý thức khắc phục các biểu hiện sống thiếu chan hòa với mọi người xung quanh.
- Nêu tình huống sau:
“Vào lớp 6 đã gần 3 tháng những chẳng mấy khi Lan nói chuyện với bạn bè và ít tham gia các hoạt động của lớp. Giờ ra chơi Lan thường đứng hành lang nhìn các bạn chơi hoặc ngồi trong lớp một mình”.
1. Em có nhận xét gì về bạn Lan?
2. Nếu là bạn cùng lớp em sẽ làm gì để giúp Lan?
=> KL: Lan sống thiếu cởi mở, tự cách biệt với mọi người, ít quan tâm tới hoạt động tập thể. Cần khéo tìm nguyên nhân và tạo cơ hội để Lan sống chan hòa với mọi người.
- Giới thệu tranh về các hoạt động phong trào của trường và yêu cầu HS nêu suy nghĩ cá nhân.
- Gợi ý rút ra ý nghĩa:
? Sống chan hòa với mọi người có ý nghĩa như thế nào?
=> Kết luận: Sống chan hòa sẽ tăng cường sự hiểu biết lẫn nhau, tiếp thu được kinh nghiệm, ý kiến của người khác, góp phần xây dựng quan hệ tập thể tốt đẹp, góp phần điều chỉnh hành vi bản thân phù hợp với yêu cầu xã hội.
- Chuẩn bị bài tập sau ở bảng phụ:
BT: Em đồng ý với ý kiến nào sau đây?
Để rèn luyện lối sống chan hòa:
Tạo cho mình tính vui vẽ, hòa hợp.
Ứng sử phù hợp.
Loại bỏ tính ích kỉ.
Quan tâm đến mọi người.
Tránh tham gia vào hoạt động chung.
- Gợi ý tìm biện pháp rèn luyện sống chan hòa.
? e ? Theo em rèn luyện sống chan hòa bằng cách nào?
=> Chốt ý: Tập rèn luyện bằng cách tham gia các hoạt động thường ngày trong học tập, giao tiếp.
- Trả lời.
-> Hành vi:
+ Tham gia lao động tích cực.
+ Tham gia tích cực phong trào học tốt.
+ Học tập tích cực.
+ Ý kiến xây dựng bài.
+ Vui vẽ, hòa nhã với bạn.
-> Hành vi sống thiếu chan hòa: 
+ Nói chuyện trong giờ học.
+ Không tham gia lao động.
+ Không tham gia hoạt động nhóm
- Chú ý tình huống.
- Suy nghĩ, kết hợp SGK, ý kiến cá nhân.
Trả lời cá nhân
- Đọc bài tập ở bảng phụ, trao đổi theo bàn, phát biểu.
-> Đồng ý với ý kiến câu a,b,c,d.
- Tìm biện pháp rèn luyện:
->+ Tích cực học tập.
 + Tham gia các hoạt động ở trường.
 + Vui vẽ với mọi người.
2. Ý nghĩa:
- Đối với bản thân: Sống chan hòa sẽ được mọi người yêu mến và giúp đỡ.
- Đối với xã hội: Góp phần vào việc xây dựng quan hệ tập thể, xã hội tốt đẹp.
HĐ 4: Hướng dẫn luyện tập: (5’)
a. Mục tiêu: Mở rộng, vận dụng, khắc sâu kiến thức đã học.
b.Cách tiến hành:
- Chuẩn bị bài tập a ở bảng phụ, gọi HS làm.
Bài tập a trang 25-SGK: Đánh dấu x vào ô tương ứng với lối sống chan hòa với mọi người:
Cởi mở, vui vẻ
Chia sẽ với mọi người khi 
Tham gia tch1 cực mọi 
Biết chia sẽ suy nghĩ với 
Không góp ý cho ai cả vì sợ mất lòng.
Thường xuyên quan tâm 
Khi chỉ định thì mới  bạn cười.
=> Nhận xét, đưa đáp án.
Bài tập b trang 25-SGK: Em hãy tìm hiểu tấm gương về sống chan hòa với mọi người.
 Kết luận:
= > chốt lại ý Hs nêu và giới thệu về tấm gương Trương Quế Chi.
- Đọc bài tập, làm vào vở.
- Một HS lên bảng làm.
-> Đánh dấu x vòa ô ờ ý 1,2,3,4,6.
- Nhận xét, ý kiến.
- Sưu tầm và giới thệu về tấm gương sống chan hòa.
 4. Củng cố: (2’)
 Hãy kể các biểu hiện của sống chan hòa với mọi người và lới ích của nó?
 5. Dặn dò: (2’)
 - Học bài học.
 - sưu tầm gương sống chan hòa với mọi người.
 - Chuẩn bị bài 9: Lịch sử, tế nhị.
 + Đọc truyện.
 + Soạn bài theo gợi ý trong SGK.
 + Tìm các hành vi thể hiện lịch sự, tế nhị và ngược lại.
 + Tại sao con người cần lịch sự, tế nhị với nhau?
Duyệt, Ngày 11/10/ 2014
 Cô Thành Phận

Tài liệu đính kèm:

  • docBài 8. Sống chan hòa với mọi người (3).doc