Tiết 10, Bài 9: Góp phần xây dựng nếp sống văn hóa ở cộng đồng dân cư - Lê Thị Hường

Câu hỏi 1: Theo em, những biểu hiện nào sau đây là xây dựng nếp sống văn hoá ở cộng đồng khu dân cư.

 a. Gia đình giúp nhau làm kinh tế xoá đói giảm nghèo.

 b. Học sinh tụ tập ở quán xá, la cà ngoài đường.

 c. Trẻ em đến tuổi đi học đều được đến trường.

 d. Tổ chức cưới xin, ma chay linh đình.

 e. Làm vệ sinh đường phố, làng xóm.

 g. Nghe và tuyên truyền tin đồn nhảm.

 h. Lấy chồng trước tuổi quy định của pháp luật.

Câu hỏi 2:Chính sách nào của đảng và nhà nước trong việc góp phần xây dựng nếp sống văn hóa ở cộng đồng khu dân cư.

a. Tuyên truyền tại các khu dân cư trong toàn tỉnh.

b. Đầu tư nguồn nhân lực và nguồn vốn.

c. Xây dựng và ban hành chính sách hỗ trợ trang thiết bị cho làng, bản văn hóa tiêu biểu.

d. Phát huy tính tích cực trong đồng bào để khắc phục tình ỷ lại, trông chờ vào Nhà nước

e. Góp phần nâng cao chất lượng đời sống nhân dân tại khu dân cư.

 

doc 9 trang Người đăng giaoan Lượt xem 15389Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Tiết 10, Bài 9: Góp phần xây dựng nếp sống văn hóa ở cộng đồng dân cư - Lê Thị Hường", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết thứ: 10
BÀI 9: GÓP PHẦN XÂY DỰNG NẾP SỐNG VĂN HÓA Ở CỘNG ĐỒNG DÂN CƯ
I/Mục tiêu :
1/Kiến thức: 
- Giúp HS hiểu nội dung, ý nghĩa những yêu cầu của việc góp phần xây dựng nếp sống văn hóa ở nơi dân cư.
2/Thái độ:
- Có tình cảm gắn bó với cộng đồng nơi mình ở, ham thích nhiệt tình tham gia góp phần xây dựng nếp sống văn hóa.
3/Kĩ năng:
- Phân biệt những biểu hiện đúng và không đúng.
- Vận dụng kiến thức môn Sinh vào để giải quyết các bài tập tình huống.
- Thường xuyên tham gia vận động mọi người cùng tích cực tham gia vào nếp sống văn hóa .
* Tích hợp bảo vệ môi trường
 Tích hợp vào mục 2(Thế nào là xây dựng nếp sống văn minh ở cộng đồng dân cư),và mục 4(Trách nhiệm của học sinh trong việc góp phần xây dựng nếp sống văn minh ở cộng đồng dân cư)
Tích hợp liên môn môn Sinh học,Công nghệ
II/Các kỹ năng sống cơ bản được giáo dục trong bài:
 - Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin. Kĩ năng tư duy sáng tạo
 - Kĩ năng tư duy phê phán. Kĩ năng giải quyết vấn đề
III/Các phương pháp,kỹ thuật dạy học tích cực:
	Thảo luận nhóm, Liên hệ và tự liên hệ,động não
IV/Phương tiện dạy học:
1.Học sinh: SGK, vở ghi, tài liệu
2.Giáo viên: SGK, SGV, Máy chiếu
V/Tiến trình dạy học:
1/Ổn định tổ chức:1p - Kiểm tra sĩ số 
2/Kiểm tra bài cũ:4p
? Thế nào là tôn trọng và học hỏi các dân tộc khác,em hãy nêu ý nghĩa 
- Tôn trọng chủ quyền, lợi ích, nền văn hóa của dân tộc khác.Tìm hiểu tiếp thu những điều tốt đẹp về văn hóa nghệ thuật.Thể hiện lòng tự hào dân tộc.Tạo điều kiện để kinh tế phát triển
- Góp phần cùng các nước trên thế giới xây dựng nền văn hóa chung của nhân loại
3/Bài mới:
a)/Khám phá( 4p)
GV tổ chức trò chơi “Ai nhanh hơn’’
HS quan sát trên máy chiếu,GV chiếu Slide 1 
Câu hỏi: Sắp xếp các đơn vị hành chính sau theo 2 khu vực lãnh thổ (nông thôn ; thành thị ) - sao cho có một điểm chung:
Thôn, Làng, Xã,Huyện, Thị xã, Thị trấn, Bản, Phố,Ngõ,Mường,Tổ,Phường.
HS trả lời cá nhân
Đáp án:
 - Ở nông thôn: + Thôn, làng, xã, huyện
 + Bản, mường
- Thành thị: Ngõ, phố, tổ, phường, thị trấn.
Cộng đồng dân cư
b)/Kết nối:1p
 *GV dẫn dắt vào bài học mới: Việc xây dựng nếp sống văn hóa ở khu dân cư được thực hiện ra sao-> Chúng ta cùng tìm hiểu bài học – Gv chiếu Slide 2 
Hoạt động thầy và trò
TG
Nội dung
 Hoạt động 1: HD HS tìm hiểu phần ĐVĐ
 Gọi học sinh đọc nội dung 1
Hỏi :Nêu những hiện tượng tiêu cực, lạc hậu ở mục 1?
 HS hoạt động cá nhân:Tìm kiếm chi tiết
 Tục lệ lạc hậu:
Tảo hôn
Mời thầy mo, thầy cúng
Trẻ em không được đi học
Ma chay linh đình
 - Tụ tập ăn uống, chơi cờ bạc
GV trình chiếu hình ảnh minh họa - Phân tích nếp sống cách nghĩ còn lạc hậu của người dân qua Slide 3-4(Ma chay,cưới hỏi,mê tín dị đoan,trẻ em thất học,còn có nếp sống chưa văn hóa như phơi phân gần khu dân cư – để vật liệu ngay vỉa hè làm ô nhiễm môi trường,đổ rác không đúng nơi quy định,vi phạm tệ nạn xã hội)
Hỏi : Ảnh hưởng của nó đến đời sống người dân? 
ảnh hưởng đến đời sống văn hóa - gây ra đói nghèo dịch bệnh kinh tế lạc hậu
 Gọi học sinh đọc nội dung 2
Hỏi: Vì sao làng Hinh được công nhận là làng văn hóa?
 *Làng Hinh – làng văn hóa:
Vệ sinh sạch sẽ
Dùng nước sạch
Không có dịch bệnh
Ốm đến trạm xá,trẻ em được đi học
An ninh trật tự được đảm bảo,xóa bỏ phong tục lạc hậu..
Hỏi:Những thay đổi ở làng Hinh có ảnh hưởng như thế nào tới cuộc sống của người dân và cả cộng đồng?
 - Nhân dân yên tâm sản xuất,hạnh phúc ấm no
Như vậy xây dựng nếp sống văn hoá ở cộng đồng dân cư là việc làm cần thiết và có ý nghĩa quan trọng đối với đời sống của người dân và sự phát triển, giữ vững bản sắc văn hoá của dân tộc 
8
I/ Đặt vấn đề :
Tục lệ lạc hậu:Nguyên nhân sinh ra đói nghèo,bệnh tật
Nếp sống văn hóa: Đời sống nhân dân ấm no,văn hóa tinh thần được nâng cao
Hoạt động 2: HD tìm hiểu nội dung bài học
Qua tìm hiểu các kiến thức phần I
Hỏi:Em hãy cho biết thế nào là cộng đồng dân cư ?
 HS khái quát
 Gv cung cấp KN qua (Slide5)
Gv yêu cầu một HS đọc.
- Là toàn thể những người cùng sống trên một khu vực lãnh thổ hoặc một đơn vị hành chúnh
- Có sự liên kết chặt chẽ cùng thực hiện lợi ích chung(Kinh tế,văn hóa,hoạt động )
 Gv nêu vấn đề:
 Chiếu câu hỏi TLN (Slide 6 )
 HS liên hệ trả lời
Hỏi: Hãy nêu những việc làm đúng và chưa đúng của bản thân, gia đình và cộng đồng nơi gia đình em sinh sống trong việc xây dựng nếp sống văn hóa ở khu dân cư?
 HS tư duy giải quyết vấn đề:
 Đại diện nhóm trả lời
Gv trình chiếu bổ sung kết quả thảo luận qua - Slide 6 
Hỏi.Đề xuất biện pháp khắc phục những biểu hiện thiếu văn hóa nơi em đang sống
 - HS động não trả lời 
Hỏi : Xây dựng nếp sống văn hóa ở cộng đồng dân cư là làm những gì?
 HS khái quát ý cơ bản:Phát triển kinh tế,văn hóa,vận động nhân dân đoàn kết,cải tạo xóa bỏ các tập tục lạc hậu như cưới xin ma chay,không nghe theo xúi giục của những kẻ xấu....
Gv bổ sung:Tăng cường đẩy mạnh xây dựng đời sống văn hoá. Ở khu dân cư trên cơ sở 5 nội dung của Cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá ở khu dân cư” lồng ghép với nội dung xây dựng nông thôn mới và đô thị văn minh:
Hình ảnh minh họa- (Slide 7-8-9-10 ) 
+ Slide 7-8: Việc thực hiện nếp sống văn hóa của đồng bào các dân tộc sinh sống trên địa bàn tỉnh Lào Cai(Thực hiện xây dựng nông thôn mới ở huyện Bắc Hà - Lễ hội Đền Thượng - Múa Xòe ở Tà Chải - Giải đua ngựa truyền thống của huyện Bắc Hà.... được tổ chức hàng năm,hay trong các thôn xóm bản làng người dân luôn đoàn kết một lòng,xây dựng văn hóa nông thôn.
 + Slide 9,10:Việc thực hiện nếp sống văn hóa ở các gia đình(Con cái ngoan ngoãn,gia đình hòa thuận)tham gia các phong trào đền ơn đáp nghĩa,không vi phạm tệ nạn xã hội,phấn đấu các khu phố thôn bản đều đạt là văn hóa
GVMR: Tích hợp bảo vệ MT khu vực thôn xóm:Dọn vệ sinh làng xóm,trồng cây xanh làm mát đường làng,thực hiện nếp sống văn minh,nhắc nhở mọi người cùng thực hiện vì lợi ích cả cộng đồng :Không vứt rác,không phơi phân gần khu dân cư,không chặt rừng làm nương dãy.)
 Hàng ngày có rất nhiều những tấm gương điển hình trong phong trào xây dựng nếp sống văn hóa ở địa phương thôn bản 
GV cho HS nghe video:Gương sáng 
Qua video về tấm gương xây dựng nếp sống văn hóa cho biết:
Hỏi :Xây dựng nếp sống văn hóa có ý nghĩa như thế nào trong đời sống cộng đồng?
 GV mở rộng :Tính đến tháng 12-2012,có 245.322 gia đình trong tỉnh Lào Cai được công nhận gia đình văn hóa,số lượng và chất lượng gia đình văn hóa ngày càng được nâng lên
Hỏi:Kể một tấm gương tích cực xây dựng nếp sống văn hóa ở địa phương mà em biết ?
Vàng Văn Hào ở thôn Na lo – Tà chải ,hay chủ tịch xã Tà Chải là ông Vàng Văn Khương luôn đi đầu trong các phong trào của xã.
Hỏi :Theo em, mỗi học sinh chúng ta cần làm gì để góp phần xây dựng nếp sống văn hóa ở cộng đồng dân cư ?
HS: Chia sẻ thảo luận theo đơn vị bàn
(Gv gợi ý cho hs tích hợp bảo vệ MT)
Đại diện các nhóm trình bày
GV nhận xét,Gv cho hs xem các hình ảnh
GV Chiếu Slide 11:HS tham gia vệ sinh ở trường học,đường làng,trồng cây xanh
 Slide 12:Phát huy truyền thống hiếu học,biết kính trên nhường dưới,quan tâm chăm sóc người thân,giúp nhau làm kinh tế xóa đói giảm nghèo,vận động bà con dọn dẹp đường làng ngõ xóm,tuyên truyền vận động gia đình bạn bè cùng phòng chống tệ nạn xã hội.
GV liên hệ việc bảo vệ môi trường
BVMT ở địa phương,trường học của mình,và các thành quả đã đạt được ở địa phương
MR :Việc xây dựng nông thôn mới ở xã Tà chải (Là một xã điển hình đi đầu trong việc xây dựng NTM)bộ mặt xã có nhiều thay đổi,cơ sở hạ tầng được cải thiện đáng kể..... Ông Vàng Văn Khương, Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã Tà Chải cho biết: Hơn 2 năm thực hiện tiêu chí giao thông nông thôn, đến thời điểm này, 9/9 thôn, bản đã hoàn thành việc đổ bê tông đường giao thông nông thôn. Trong đó, năm 2011, xã tập trung khảo sát, thiết kế tuyến, năm 2012 và đầu năm 2013, xã Tà Chải hoàn thành việc đổ bê tông đường giao thông ở 7 thôn, bản, với 7 tuyến đường có độ dài gần 6 km. Hiện xã Tà Chải tập trung huy động sức dân hoàn thành đoạn đường dài 300 m còn lại, thuộc tuyến đường thôn Na Lo và tiếp tục triển khai đổ bê tông đường liên gia, ngõ xóm, phấn đấu năm 2014, hoàn thành tiêu chí giao thông theo kế hoạch đã đề ra.
Trong quá trình triển khai làm đường giao thông nông thôn, có 18 hộ dân xã Tà Chải hiến đất với tổng diện tích là 1.100 m2. Gia đình anh Vàng Văn Hào, ở thôn Na Lo là một trong những điển hình về việc hiến đất làm đường, anh còn tích cực tham gia đóng góp ngày công,vận động anh em, những hộ gia đình xung quanh cùng hiến đất. Anh Hào cho biết: Trước đây, cứ mùa mưa, đường vào thôn lại lầy lội, lại là thời điểm thu hoạch mận, ngô, lúa, đi lại, vận chuyển nông sản vất vả. Được Nhà nước hỗ trợ đổ bê tông, tôi và bà con phấn khởi, bảo nhau hiến đất, góp tiền, công lao động làm đường đi lại thuận tiện, buôn bán, các cháu nhỏ đi học không vất vả như trước
18
II/ Nội dung bài học:
1. Cộng đồng dân cư:
- Là toàn thể những người cùng sống trên một khu vực lãnh thổ hoặc một đơn vị hành chúnh
- Có sự liên kết chặt chẽ cùng thực hiện lợi ích chung
2. Xây dựng nếp sống văn hóa như thế nào?
- Giữ gìn trật tự an ninh
- Vệ sinh bảo vệ môi trường xanh - sạch - đẹp
- Xây dựng tình đoàn kết xóm làng.
- Bài trừ các phong tục lạc hậu
3. Ý nghĩa:
- Góp phần làm cho cuộc sống bình yên hạnh phúc
- Bảo vệ, duy trì và phát triển những truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc
4. Học sinh
- Tích cực học tập tốt
- Tham gia vừa sức các hoạt động văn hóa của địa phương,của nhà trường
- Tuyên truyền , vận động mọi người thực hiện nếp sống văn minh
- Biết phân biệt và tránh việc làm xấu
Hoạt động 3/Thực hành, luyện tập: 
GV cho hs làm bài tập 2
GV phát phiếu học tập cho hs
Hs làm việc cá nhân-> Gv chiếu kết quả 
Slide 13 – HS đối chiếu
- GV hướng dẫn hs về nhà làm bài tập 3
Hỏi: Tìm một việc làm mà em cho là thiết thực nhất để góp phần xây dựng nếp sống văn hóa tại nơi em ở?
Gv hướng dẫn hs tích hợp thêm kiến thức môn Sinh:Về việc giữ gìn vệ sinh trong vấn đề ăn ở,sinh hoạt-> để không mắc các dich bệnh ,căn bệnh ngoài da,bệnh giun sán .
5
III/ Bài tập	
 1.Bài tập 2:
 2.Bài tập 4:
- Giữ gìn vệ sinh nhà ở
- Không nghỉ học không có lý do
- Vận động mọi người cùng thực hiện nếp sống văn hóa
4/Củng cố: 	2p
	- Gv nhận xét tiết học
- Khái quát nội dung bài học: Nhấn mạnh vai trò cá nhân,gia đình trong việc xây dựng nếp sống văn hóa ở khu dân cư (Nêu ý nghĩa Slide 14 – 15.Môi trường trong sạch,là điểm du lich hấp dẫn: Tiêu biểu như thôn Na Lo – Tà Chải,hay một số thôn bản ở xã Bản Phố,Hoàng Thu Phố,Cốc Ly........ là các thôn bản tiêu biểu về khai thác tiềm năng du lịch gắn với các bản làng )
5/Hướng dẫn về nhà:2p
 - Quan sát Slide 16
Học bài, làm bài tập còn lại: BT 3
Xem trước bài: Tự lập: tìm hiểu tấm gương sống tự lập 
************************
6. Kết quả đạt được.
GV kiểm tra việc hiểu bài của học sinh bằng các câu hỏi phần củng cố, hoặc những câu hỏi mở như: “ Đề xuất biện pháp khắc phục những biểu hiện thiếu văn hóa nơi em đang sống”
 Qua tiết học học sinh có được các kĩ năng.
- Học sinh có hành động thiết thực như tham gia dọn vệ sinh ở thôn xóm,nhà trường......
- Tham gia tuyên truyền vận động gia đình ,làng xóm thực hiện tốt nếp sống văn hóa ở khu dân cư
- Bản thân sẽ nỗ lực học tập hết mình,không vi phạm tệ nạn xã hội
Sản phẩm của học sinh
Phiếu học tập
Họ và tên:
Lớp:
Câu hỏi 1: Theo em, những biểu hiện nào sau đây là xây dựng nếp sống văn hoá ở cộng đồng khu dân cư.
 a. Gia đình giúp nhau làm kinh tế xoá đói giảm nghèo.
 b. Học sinh tụ tập ở quán xá, la cà ngoài đường.
 c. Trẻ em đến tuổi đi học đều được đến trường.
 d. Tổ chức cưới xin, ma chay linh đình.
 e. Làm vệ sinh đường phố, làng xóm.
 g. Nghe và tuyên truyền tin đồn nhảm.
 h. Lấy chồng trước tuổi quy định của pháp luật.
Câu hỏi 2:Chính sách nào của đảng và nhà nước trong việc góp phần xây dựng nếp sống văn hóa ở cộng đồng khu dân cư.
Tuyên truyền tại các khu dân cư trong toàn tỉnh.
Đầu tư nguồn nhân lực và nguồn vốn.
Xây dựng và ban hành chính sách hỗ trợ trang thiết bị cho làng, bản văn hóa tiêu biểu.
 Phát huy tính tích cực trong đồng bào để khắc phục tình ỷ lại, trông chờ vào Nhà nước
Góp phần nâng cao chất lượng đời sống nhân dân tại khu dân cư.
Đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa tinh thần lành mạnh, phong phú, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc; chăm lo sự nghiệp giáo dục; chăm sóc sức khỏe, thực hiện dân số kế hoạch hóa gia đình;
Xác nhận của nhà trường
P.Hiệu trưởng
Giáo viên dự thi
Lê Thị Hường
Sùng Thị Hạnh

Tài liệu đính kèm:

  • docBài 9. Góp phần xây dựng nếp sống văn hóa ở cộng đồng dân cư - Lê Thị Hường.doc