Tiết 11, Bài 10: Vẽ trang trí - Màu sắc

I. Mục tiêu.

1. Kiến thức

- HS hiểu được sự phong phú của màu sắc trong thiên nhiên và tác dụng của màu sắc đối với đời sống con người

- HS biết được một số màu thường dùng và cách pha màu để ứng dụng trong các bài trang trí và vẽ tranh

2. Kĩ năng

- HS phân biệt được màu nóng, màu lạnh, biết cách pha màu theo ý thích.

3. Thái độ

- HS học nghiêm túc, thích tìm tòi khám phá các cách pha màu khác nhau.

II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh

1. Tài liệu tham khảo

2. Đồ dùng học tập

- Giáo viên: + Ảnh màu : Cỏ cây, hoa lá, chim thú, phong cảnh

 + Màu sắc (ĐDDH MT 6)

 + Một vài bài vẽ tranh, khẩu hiệu có màu đẹp

- Học sinh: SGK, giấy vẽ, bút chì, màu vẽ.

 

doc 4 trang Người đăng giaoan Lượt xem 2078Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Tiết 11, Bài 10: Vẽ trang trí - Màu sắc", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 
Ngày giảng: 6A:
 6B: 
Tiết 11 - bài 10: vẽ trang trí
Màu Sắc
I. Mục tiêu.
1. Kiến thức
- HS hiểu được sự phong phú của màu sắc trong thiên nhiên và tác dụng của màu sắc đối với đời sống con người
- HS biết được một số màu thường dùng và cách pha màu để ứng dụng trong các bài trang trí và vẽ tranh
2. Kĩ năng
- HS phân biệt được màu nóng, màu lạnh, biết cách pha màu theo ý thích.
3. Thái độ
- HS học nghiêm túc, thích tìm tòi khám phá các cách pha màu khác nhau.
II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh
1. Tài liệu tham khảo
2. Đồ dùng học tập
- giáo viên: + ảnh màu : Cỏ cây, hoa lá, chim thú, phong cảnh 
 + Màu sắc (ĐDDH MT 6)
 + Một vài bài vẽ tranh, khẩu hiệu có màu đẹp
- Học sinh: SGK, giấy vẽ, bút chì, màu vẽ.
3. Phương pháp dạy học: 
 Phương pháp trực quan, vấn đáp, luyện tập, thảo luận nhóm.
4. Kĩ thuật dạy học :
 Kĩ thuật động não.
III. Các hoạt động dạy - học
1. ổn định tổ chức.(1p): 
2. Kiểm tra (3p)
? Trình bày hiểi biết của em về chùa một cột ?
TL: - Chùa được xây dựng năm 1049
- Vị trí: nằm ở thủ đô Hà Nội, đã được trùng tu nhiều lần vẫn giữ nguyên kiến trúc ban đầu.
- Giá trị nghệ thuật
+ Toàn bộ chùa có kết cấu hình vuông, mỗi chiều rộng 3m đặt trên cột đá lớn.
+ Chùa giống như một đoá sen nở trên cột đá
+ Xung quanh hồ là lan can và hành lang tường có vẽ tranh
+ Bố cục chung quy tụ về điểm trung tâm.
3. Bài mới.
* Giới thiệu bài (1’): Màu sắc vô cùng phong phú và đa dạng, chúng được chia thành hai gam màu nóng và lạnh, hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu sâu hơn về màu sắc.
Hoạt động của gv và hs
Nội dung và minh họa
* Hoạt động 1: HDHS tìm hiểu màu sắc trong thiên nhiên (7’)
 GV giới thiệu một số ảnh màu, gợi ý HS nhận ra: 
- Màu sắc trong thiên nhiên ở cỏ cây, hoa lá
- Màu sắc do con người tạo ra ở tranh vẽ
? Em có nhận xét gì về màu sắc trong thiên nhiên ?
- HSTL
? Cầu vồng có mấy màu , kể tên màu cồng vồng ?
- HSTL
- GVKL: Màu sắc làm cho mọi vật đẹp hơn, làm cho cuộc sống tươi vui, phong phú. Cuộc sống không thể không có màu sắc 
* Hoạt động 2: HDHS tìm hiểu màu vẽ và cách pha màu. (20’)
- GV treo trực quan yêu cầu hs quan sát
? Thế nào là màu cơ bản ? Kể tên các màu cơ bản ?
- HSTL
- GV hướng dẫn HS quan sát hình trong SGK :
? Thế nào là màu nhị hợp ?
? Kể tên các cặp màu nhị hợp ?
- HSTL
- GV nhấn mạnh: ở hình ngôi sao (H5) ( Đây là hình gợi ý cách pha màu) cứ pha hai màu theo với nhau ta sẽ có một màu khác. Vì vậy ta có thể pha ra nhiều màu để vẽ, để tả cảnh đẹp và nhiều hình vẽ của thiên nhiên
- GV giới thiệu hình trong SGK để HS nhận ra :
? Thế nào là màu bổ túc ? Em hãy kể tên các cặp màu bổ túc ?
? Vì sao người ta thường dùng màu bổ túc trong trang trí, quảng cáo, bao bì ?
- HSTL
? Kể tên các cặp màu tương phản ?
- HS kể
? Vì sao người ta thường dùng màu tương phản trong trang trí khẩu hiệu ?
- HSTL
- GV nhận xét, kl
? Kể tên các màu nóng ?
? Màu nóng cho ta cảm giác gì ? Người ta thường dùng màu nóng cho trang phục mùa nào trong năm ?
- HSTL
? Kể tên các màu thuộc gam lạnh ?
? Màu lạnh cho ta cảm giác gì ? Người ta thường dung màu lạnh cho trang phục mùa nào trong năm ?
- HSTL
- GV nhận xét, kl
* Hoạt động 3: HDHS tìm hiểu một số loại màu thông dụng.(8’)
- GV yêu cầu hs quan sát hình 6/104:
? Em hãy kể tên các loại màu thông dụng ?
- GV giới thiệu cho hs một số màu thông dụng,cách sử dụng những màu này.
I. Màu sắc trong thiên nhiên
- Màu sắc trong thiên nhiên rất phong phú 
- Màu sắc do ánh sáng mà có và luôn thay đổi theo sự chiếu sáng
- Màu càu vồng : đỏ, da cam, vàng, lục, lam, chàm, tím
II. Màu vẽ và cách pha màu
1. Màu cơ bản
- Các màu cơ bản : Đỏ, vàng, lam (hay còn gọi là màu chính, màu gốc)
- Pha trộn các màu cơ bản, ta sẽ có nhiều màu khác nhau
2. Màu nhị hợp:
- Đỏ + Vàng à Da cam
- Đỏ + Lam à Tím
- Lam + Vàng à Lục (xanh lá cây)
- Pha hai màu để có màu thứ ba, màu này gọi là màu nhị hợp
- Tuỳ theo liều lượng của mỗi màu mà màu thứ ba có độ đậm, nhạt khác nhau. Ví dụ :
- Đỏ và Vàng à Da cam
- (Đỏ nhiều hơn Vàng sẽ có Da cam )
- Vàng nhiều hơn Lam sẽ có Xanh lá mạ (xanh lá cây non)
- Lam nhiều hơn Vàng sẽ có Xanh lá cây đậm 
3. Màu bổ túc:
 Các cặp màu bổ túc :
Đỏ - Lục 
Vàng - Tím 
Da cam - Lam 
+ Cặp màu bổ túc đứng cạnh nhau sẽ tôn nhau lên, tạo cho nhau rực rỡ
=> Cặp màu bổ túc thường dùng cho trang trí quảng cáo, bao bì 
4, Màu tương phản:
 Cặp màu tương phản :
Đỏ – Vàng 
Đỏ – Trắng 
Vàng – Lục 
+ Cặp màu tương phản cạnh nhau sẽ làm cho nhau rõ ràng, nổi bật
=> Cặp màu tương phản thường dùng để trang trí khẩu hiệu 
5. Màu nóng :
+ Màu nóng : Đỏ,Vàng, Da cam 
+ Màu nóng (màu của lửa), tạo cảm giác ấm, nóng
6. Màu lạnh :
+ Màu lạnh : Lam, Lục, Tím
+ Màu lạnh tạo cảm giác mát, dịu 
III. Một số loại màu thông dụng
+ Màu bột : 
- Màu bột là màu ở dạng bột, khô. Khi vẽ, ngoài việc pha với nước, ta còn phải pha với keo, hồ để kết dính
- Màu đã pha với keo, đựng vào lọ, hộp thì khi vẽ, ta phải pha với nước sạch
+ Màu nước :
- Pha màu nước (ở bảng pha màu) xong với vẽ lên giấy
- Có thể pha hai màu trên nền giấy, lụa
- Màu nước trong, các lớp màu mỏng thường tan vào nhau, không có ranh giới rõ ràng như màu bột
+ Sáp màu : Màu đã chế, ở dạng thỏi, vẽ trên giấy. Màu tươi sáng
+ Bút dạ : Màu ở dạng nước chứa trong ống phớt, ngòi là dạ mềm. Màu đậm, tươi
+ Chì màu: Có màu tươi, mềm mại
4. Củng cố đánh giá kết quả học tập của hs.(4’)
- GV đưa ra một số ảnh, tranh hoặc bài trang trí yêu cầu HS 
- GV yêu cầu HS gọi tên một số màu ở tranh, ảnh
 - HS tìm ra các màu cơ bản, màu bổ túc, màu tương phản, màu nóng, màu lạnh .
5. Bài tập về nhà(1’)
- Làm bài tập ở SGK. 
- Đọc trước bài sau: Màu sắc trong trang trí

Tài liệu đính kèm:

  • docBài 10. Vẽ trang trí - Màu sắc.doc