Tiết 11, Bài 11: Biểu diễn ren

I. MỤC TIÊU

 1. Kiến thức

 - Nhận dạng được chi tiết có ren trên bản vẽ kĩ thuật.

 - Trình bày được các quy ước vẽ các loại ren

 - Biểu diễn được ren đúng quy ước về vẽ ren.

 2. Kỹ năng

 - Rèn luyện kĩ năng quan sát, phân tích và nhận biết, tư duy không gian, thể hiện đúng tiêu chuẩn vẽ kĩ thuật.

 - Hình thành từng bước kĩ năng đọc hình biểu diễn, đọc bản vẽ.

 3. Thái độ

 - Yêu thích môn học, vận dụng kĩ năng phân tích vật thể.

 II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH

 1. Chuẩn bị của giáo viên

 - SGK, giáo án, vật mẫu H 11.1, một số chi tiết có ren.

 -Tranh vẽ phóng to H 11.3, 11.5, 11.6 SGK.

 2. Chuẩn bị của học sinh

 - SGK, vở ghi, đọc và chuẩn bị bài,dụng cụ vẽ.

 - Vật mẫu: đinh vít, bóng đèn đui vặn, lọ mực có nắp vặn

 

doc 5 trang Người đăng giaoan Lượt xem 23134Lượt tải 3 Download
Bạn đang xem tài liệu "Tiết 11, Bài 11: Biểu diễn ren", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: ngày/tháng/năm 
Ngày dạy: ngày/tháng/năm; lớp ........
Ngày dạy: ngày/tháng/năm; lớp ........
TIẾT: 11
BÀI 11: BIỂU DIỄN REN
 	I. MỤC TIÊU 
 	1. Kiến thức 
	- Nhận dạng được chi tiết có ren trên bản vẽ kĩ thuật.
	- Trình bày được các quy ước vẽ các loại ren
	- Biểu diễn được ren đúng quy ước về vẽ ren.
 	2. Kỹ năng 
	- Rèn luyện kĩ năng quan sát, phân tích và nhận biết, tư duy không gian, thể hiện đúng tiêu chuẩn vẽ kĩ thuật.
	- Hình thành từng bước kĩ năng đọc hình biểu diễn, đọc bản vẽ.
 	3. Thái độ 
	- Yêu thích môn học, vận dụng kĩ năng phân tích vật thể.
 	II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH 
 	1. Chuẩn bị của giáo viên 
	- SGK, giáo án, vật mẫu H 11.1, một số chi tiết có ren.
	-Tranh vẽ phóng to H 11.3, 11.5, 11.6 SGK.
 	2. Chuẩn bị của học sinh 
 	- SGK, vở ghi, đọc và chuẩn bị bài,dụng cụ vẽ.
	- Vật mẫu: đinh vít, bóng đèn đui vặn, lọ mực có nắp vặn
 	III. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY 
 	1. Ổn định tổ chức (kiểm tra sĩ số)
 	2. Kiểm tra bài cũ 
	Câu hỏi:
	- Trình bày nội dung của bản vẽ chi tiết.
	- Nêu trình tự đọc bản vẽ chi tiết.
	Đáp án:
	- Bản vẽ chi tiết bao gồm các hình biểu diễn, các kích thước và các thông tin cần thiết khác để xác định chi tiết máy.
	- Trình tự đọc bản vẽ chi tiết gồm 5 bước: Khung tên, hình biểu diễn, kích thước, yêu cầu kĩ thuật, tổng hợp.
 	3. Bài mới
 	* Vào bài 
	Trong thực tế chúng ta thường gặp những vật thể có dạng ren như bút máy, lọ mực đuôi đèn vặn... Vậy ren có công dụng gì và được quy ước như thế nào? Ta cùng tìm hiểu trong bài học hôm nay.
 	Hoạt động 1: Tìm hiểu chi tiết có ren
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
- GV: Yêu cầu HS liên hệ thực tế trả lời câu hỏi:
? Nêu một số đồ vật hoặc chi tiết có ren thường thấy?
? Kết cấu ren có dạng gì?
? Kết cấu ren trên mặt vật thể có dạng gì?
- Yêu cầu HS quan sát H 11.1 SGK và trả lời câu hỏi?
? Nêu một số chi tiết có ren và cho biết công dụng của ren ở các chi tiết đó?
? Vậy ren có công dụng gì?
? Ren được chia thành mấy loại?
- GV nhận xét và bổ sung.
+ Căn cứ vào mặt cắt hình cắt ta thấy có các kiểu ren sau: ren cung tròn, ren hình tam giác đều,ren vuông,hình thang. Em hãy tìm ví dụ minh hoạ?
=> GV kết luận:
- Chi tiết có ren: Bút viết, lọ mực, ghế,
- Ren dùng để ghép nối các chi tiết và dùng để tạo lực.
I. Chi tiết có ren
- Liên hệ thực tế trả lời.
- Bút viết, lọ mực, ghế,
- Dạng xoắn.
- Hình trụ, hình nón.
- Quan sát và trả lời.
+ a: làm cho mặt ghế đươc lắp ghép với chân ghế.
+ b: làm cho nắp lọ mực đậy kín lọ mực.
+ c, e: Bóng đèn lắp ghép với đui đèn.
+ d: làm cho hai chi tiết ghép lại với nhau.
- Ren dùng để ghép nối các chi tiết và dùng để tạo lực.
- Có 2 loại: 
+Ren trục: a,b,d,e,h.
+Ren lỗ: a,c,g.
- Lắng nghe.
- Ví dụ: Ren vuông ở trục ghế xoay,trục êtô, trục cống thoát nước.Ren tam giác chiếm đa số ở các trục xe, bu lông đai ốc...,ren tròn ở cổ lọ mực thân bút,...
- Ghi nhận thông tin.
 	Hoạt động 2: Tìm hiểu quy ước vẽ ren
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
- Vì sao ren lại được vẽ theo quy ước giống nhau?
- GV: Yêu câu HS quan sát mẫu vật và hình 11.2 và hình 11.3 (SGK/36).
? Ren ngoài là gì?
- GV: Treo hình 11.3 lên bảng.
Đỉnh ren 
Hình 11.3: Hình chiếu của ren trục
Chân ren 
Vòng chân ren 
Vòng đỉnh ren 
Giới hạn ren 
? Hãy chỉ rõ các đường chân ren, đỉnh ren, giới hạn ren, đường kính ngoài, đường kính trong trên hình 11.3?
- GV: Goi 1HS lên bảng, các em khác nhận xét.
? Từ các quy ước trên em hãy chọn các cụm từ thích hợp “ liền đậm, liền mảnh” để điền vào chỗ trông trong các mệnh đề ở SGK? 
=> GV: Nhận xét và kết luận:
Đối với ren nhìn thấy:
- Đường đỉnh ren và đường giới hạn ren vẽ bằng nét liền đậm.
- Đường chân ren vẽ bằng nét mảnh và vòng tròn chân ren chỉ vẽ bằng 3/4 vòng.
- GV yêu cầu HS quan sát H11.4 và trả lời câu hỏi:
? Thế nào là ren trong?
? Khi nào thì ren trong lại nhìn thấy?
- GV nhận xét
- Phát phiếu học tập.
- Quan sát H11.4 và 11.5 hoạt động nhóm điền từ làm rõ quy ước vẽ ren trong có dùng mặt cắt?
Thời gian 3 phút.
- Tổ chức cho HS thống nhất kết quả và tiểu kết.
- GV lưu ý HS: khi vẽ hình cắt của ren lỗ thì đường gạch gạch kẻ đến đường đỉnh ren.
? Qui ước vẽ ren trục và ren lỗ khác nhau như thế nào?
=> GV kết luận:
Đối với ren trong có mặt cắt nhìn thấy:
- Đường đỉnh ren và đường giới hạn ren vẽ bằng nét liền đậm.
- Đường chân ren vẽ bằng nét mảnh và vòng tròn chân ren chỉ vẽ bằng 3/4 vòng.
- GV giới thiệu cũng là ren trong nhưng không dùng mặt cắt, hình cắt ,ta không nhìn thấy thì biểu diễn theo quy ước nào?
- GV:Gợi ý HS quan sát H11.6 phát phiếu học tập , yêu cầu HS hoạt động nhóm điền từ còn thiếu để mô tả quy ước biểu ren không nhìn thấy?(3phút).
- Tổ chức cho HS thống nhất kết quả và tiểu kết.
=> GV kết luận:
 - Ren bị che khuất các đường đỉnh ren, đường chân ren và đường giới hạn ren đều vẽ bằng nét đứt.
II.Quy ước vẽ ren.
- Ren có kết cấu phức tạp nên các loại ren đều được vẽ theo quy ước giống nhau.
1.Ren ngoài (ren trục).
- Ren ngoài là ren được hình thành ở mặt ngoài chi tiết.
- Quan sát và trả lời.
- Quy ước vẽ ren ngoài:
(1)......liền đậm
(2).......liền mảnh
(3).......liền đậm
(4) ......liền đậm
(5)........liền mảnh.
- Ghi nhận thông tin.
2. Ren trong ( ren lỗ)
- Quan sát và trả lời.
- Là ren được hình thành ở mặt trong của lỗ. Ví dụ ren ở đai ốc.
- Khi ta cắt vật có ren trong.
- Lắng nghe.
- Quy ước vẽ ren trong có mặt cắt nhìn thấy:
(1)......liền đậm
(2).......liền mảnh
(3).......liền đậm
(4) ......liền đậm
(5)........liền mảnh.
- Lắng nghe.
+Ren ngoài: đỉnh ren vẽ bên ngoài, chân ren vẽ bên trong.
+Ren trong: đỉnh ren vẽ bên trong, chân ren vẽ bên ngoài.
- Ghi nhận thông tin.
3. Ren bị che khuất
- lắng nghe.
- Quan sát, hoạt động nhóm hoàn thành phiếu học tâp.
- Ghi nhận thông tin.
	4. Củng cố
	- GV: Ren dùng để làm gì? 
	- HS: Ren dùng để ghép nối các chi tiết và dùng để tạo lực.
	- GV: Nêu quy ước về ren? Cho biết quy ước vẽ ren trục, ren lỗ khác nhau như thế nào?
	- HS trả lời:
	Đối với ren nhìn thấy:
	+ Đường đỉnh ren và đường giới hạn ren vẽ bằng nét liền đậm.
	+ Đường chân ren vẽ bằng nét mảnh và vòng tròn chân ren chỉ vẽ bằng 3/4 vòng.
	Đối với ren bị che khuất: Các đường đỉnh ren, đường chân ren và đường giới hạn ren đều vẽ bằng nét đứt.
	+ Quy ước vẽ ren ngoài và ren trong khác nhau:
Ren ngoài: đỉnh ren vẽ bên ngoài, chân ren vẽ bên trong.
Ren trong: đỉnh ren vẽ bên trong, chân ren vẽ bên ngoài.
 	5. Dặn dò
	- Học phần ghi nhớ SGK.
	- Trả lời các câu hỏi 1, 2,3 và làm bài tập 1, 2 (SGK/37).
	- Chuẩn bị bài mới.

Tài liệu đính kèm:

  • docBài 11. Biểu diễn ren.doc