Tiết 11, Bài 9: Lịch sự tế nhị - Thành Phận

I/ Mục tiêu:

 1. Kiến thức:

 - Nêu được thế nào là lịch sự, tế nhị.

 - Nêu được ý nghĩ của lịch sự, tế nhị trong gia đình, với mọi người xung quanh. .

 2. Kĩ năng:

 - Biết phân biệt hành vi lịch sự, tế nhị với hành vi chưa lịch sự, tế nhị.

 - Biết giao tiếp lịch sự, tế nhị với mọi người xung quanh

 3. Thái độ :

 - Yêu mến, quý trọng những người lịch sự, tế nhị trong giao tiếp.

 - Đánh giá bản thân và mọi người trong giao tiếp thể hiện lối sống chan hòa và chưa sống chan hòa.

 

doc 4 trang Người đăng giaoan Lượt xem 2651Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Tiết 11, Bài 9: Lịch sự tế nhị - Thành Phận", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN : 11 Ngày soạn: 15/10/2014
TIẾT: 11 Ngày dạy: 22/10/2014
Bài 9
LỊCH SỰ, TẾ NHỊ
I/ Mục tiêu:
 1. Kiến thức:
 - Nêu được thế nào là lịch sự, tế nhị. 
 - Nêu được ý nghĩ của lịch sự, tế nhị trong gia đình, với mọi người xung quanh. .
 2. Kĩ năng:
	- Biết phân biệt hành vi lịch sự, tế nhị với hành vi chưa lịch sự, tế nhị. 
 - Biết giao tiếp lịch sự, tế nhị với mọi người xung quanh 
 3. Thái độ :
 - Yêu mến, quý trọng những người lịch sự, tế nhị trong giao tiếp.
 - Đánh giá bản thân và mọi người trong giao tiếp thể hiện lối sống chan hòa và chưa sống chan hòa.
* Tích hợp giáo dục kĩ năng sống:
Các kĩ năng cơ bản được giáo dục
- Kĩ năng giao tiếp, ứng xử thể hiện lịch sự, tế nhị.
- Kĩ năng thể hiện sự tự trọng giao tiếpvới người khác
- Kĩ năng tư duy phê phán, đánh giá hành vi lịch sự, tế nhị và hành vi chưa lịch sự, tế nhị.
II/ Tài liệu và phương tiện: 
 1/ GV: Sách giáo khoa GDCD 6. Chuẩn kiến thức GDCD 6Sách giáo viên GDCD 6.Chuyện kể về gương lịch sự, tế nhị..
III/ Các hoạt động dạy học:
 1. Ổn định: (1 phút)
 2. Kiếm tra bài cũ: (3’)
 ? Thế nào là sống chan hòa với mọi người? Nêu 2 hành vi biết sống chan hòa với mọi người?
 -> Gợi ý trả lời:
 - Sống chan hòa với mọi người là sống vui vẽ, hòa hợp với mọi người và sẵn sàng tham gia vào các hoạt động chung có ích.
 - Hành vi biết sống chan hòa với mọi người: Tích cực tham gia trò chơi nhân lễ khai giảng; tích cực thảo luận nhóm.
 3. Bài mới: 
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
NỘI DUNG
HĐ1: Giới thiệu bài. (2’)
- Nêu tình huống: Trong giờ học GDCD, khi GV nêu câu hỏi, có một HS A sung phong trả lời, khi a đang nói thì B ngồi bên cạnh hố to “ Sai rồi cô ơi”
? Em có nhận xét gì về hành vi của B?
=> Chốt ý: Đó là cử chỉ thiếu tế nhị, không lịch sự khi nhận xét ý kiến người khác.
- Chuyển ý vào bài.
- Chú ý tình huống GV nêu, phân tích hành vi của B trong tình huống, ý kiến.
-> B nói to khi bạn đang trả lời, ngắt lời bạn, không tôn trọng bạn.
- Ghi tựa bài.
HĐ2: Hướng dẫn phân tích tình huống ở SGK để thấy được hành vi lịch sự, tế nhị. (10’)
a.Mục tiêu: Bước đầu giúp học sinh biết các hành vi cách xử sự có lịch sự, tế nhị.
b.Phương pháp: Sắm vai. Diễn giảng. Thảo luận nhóm. Trò chơi.
c.Cách tiến hành:
- Tổ chức cho HS đọc tình huống ở SGK.
( Có thể cho HS sắm vai)
- Nêu gợi ý khai tình huống và tóm lược ý, HS ghi bảng.
? Nhận xét hành vi của các bạn đi học muộn. 
=> Đó là cử chỉ vô lễ, không lịch sự.
? Phân tích hành vi ứng xử của Tuyết?
=> Chốt ý: Cử chỉ đứng nép ngoài cử, chờ thầy nói xong mới xin vào lới để khỏi phiền thầy và cá bạn trong lớp -> lịch sự, tế nhị, có lễ độ.
? Nếu là bạn cùng lớp em sẽ nhắc nhỡ các bạn có cử chỉ không tốt như thế nào?
=> Tùy theo ý kiến HS mà GV có định hướng lại cách ứng xử đúng thể hiện lịch sự, tế nhị.
? Nếu là thầy hùng em sẽ có cách xử sự như thế nào trước hành vi của các bạn tới lớp muộn.?
(Ghi tóm tắt ý trả lời của HS lên bảng)
- Giúp HS tìm ưu, khuyết điếm của các cách ứng xử HS nêu và chọn cách tốt nhất thể hiện lịch sự, tế nhị.
? Em có đồng ý với cách ứng xử của Tuyết không? Vì sao?
Chốt lại ý đúng 
- 
- 
 HS đọc tình huống ở SGK.
( Có thể cho HS sắm vai, nhận xét)
- Suy nghĩ, ý kiến theo goo7i5 ý, nhận xét.
-> Hành vi các bạn đi học muộ: Có bạn không chào thầy, có bạn chào to, chạy ùa vào lớp ngổi khi thầy đang nói.
- Nhận xét: các bạn thiếu tôn trọng, không lịch sự.
-> Tuyết: đi học muộnđứng nép ngoài cử, chờ thầy nói xong mới bước ra cửa xin lỡi thầy và xin vào lớp
 Nhận xét: Tuyết tôn tọng thầy, lễ độ, lịch sự.
-> có thế:
+ sau tiết học nhắc các bạn không nên đi học mượn.
+ Im lặng, bỏ qua.
+ Phê bình bạn trước lớp.
+ Khuyên bạn.
-> Liệt kê các cách ứng xử của thầy.
+ Phê bình, phạt HS.
+ Nhắc nhở đi học sớm hơn.
+ Không nói gì.
+ Hết tiết gọi Hs nhắc nhỡ.
-> Đống ý vì tuyết có cách ứng xừ lịch sự, tế nhị khi giao tiếp
HĐ3: Hướng dẫn rút ra bài học.(17’)
a. Mục tiêu: Hiểu thế nào là lịch sự, tế nhị và biểu hiện.
b.Phương pháp: Sắm vai. Diễn giảng. trò chơi - Đàm thoại
c.Cách tiến hành:
- Nêu câu hỏi đàm thoại.
? Lịch sự là gì?
? Thế nào là tế nhị, cho ví dụ về hành vi tế nhị?
- Nhấn mạnh: Tế nhị là sự khéo léo, là một nghệ thuật trong giao tiếp, ứng xử của mỗi người, cử chỉ tế nhị khác với giã dối. 
? Dựa vào đâu để xác định người có lịch sử, tế nhị?
=> Chốt ý: dựa vào việc thực hiện những quy định, phép tắc ở mọi lúc, mọi nơi.
- Tổ chức trò chơi tìm hành vi:
Đội A: Tìm hành vi có lịch sự, tế nhị?
Đội B: Tìm hành vi thiếu lịch sự, tế nhị?
- Gợi ý tìm ý nghĩa:
? Hành vi ứng sử lịch sự, tế nhị trong giao tiếp thể hiện ý nghĩa gì?
- Hãy giới thiệu các tấm gương lịch sự, tế nhị trong cuộc sống.
=> Nhận xét, cho điểm nếu HS làm tốt (Nêu thêm vài tấm gương HS có lịch sự, tế nhị ở trường,lớp)
-> Là cử chỉ, hành vi ăn nói có tôn trọng người khác.
 Là người có đạo đức
->Dựa vào lời nói, cử chỉ, hành vi việc làm của họ.
- Hình thành ý nghĩa:
Là một người có hiểu biết, có văn hóa, được mọi người yêu mến, kính trọng.
Nhận xét ý bạn.
- Giới thiệu các tấm gương lịch sự, tế nhị trong cuộc sống mà các em sưu tầm..
1. Thế nào là lịch sự, tế nhị:
- Lịch sự, tế nhị thể hiện ở thái độ, lời nói và hành vi giao tiếp (nhã nhặn, từ tốn)
- Thể hiện sự hiểu biết những phép tắc, những quy định chung của xã hội trong quan hệ giữa người với người.
- Thể hiện sự tôn trọng người giao tiếp và những người xung quanh.
2. Ý nghĩa:
-Lịch sự, tế nhị trong giao tiếp, ứng sử thể hiện trình độ văn hóa, đạo đức của mỗi người.
- Góp phần xây dựng mối quan hệ tốt đẹp giữa người với người.
HĐ4: Hướng dẫn luyện tập:(8’)
a. Mục tiêu: Mở rộng, vận dụng, khắc sâu kiến thức đã học.
b.Cách tiến hành:
- Tổ chức làm bài tập.
+ Chuẩn bị bài tập a ở bảng phụ.
+ Chọn 1 Hs lên bảng làm.
Bài tập a trang 27: Điền dấu x vào ô trống ứng với hành vi thể hiện lịch sự, tế nhị.( Hành vi 1 – 11 nội dung trong SGK)
+ Nhận xét, đưa đáp án đúng, cho điểm HS.
Bài tập b trang 27: em hãy phân tích hành vi của bản thân đã thể hiện lịch sự, tế nhị hoặc thiếu lịch sự, tế nhị nếu có.
=> Giáo dục HS về thói quen ứng xử lịch sự, tế nhị để thể hiện là người có đạo đức, tôn trọng người khác.
- 
- 
Làm bài tập.
+ + Đọc bài tập ở bảng phụ.
+ + Em được chỉ định lên bảng làm, lớp làm vào vở.
--> + Hành vi lịch sự: 6,7,11.
 + Hành vi tế nhị: 1,2,7
 + Hành vi thiếu lịch sự, tế nhị: 3,4,5,8,9,10.
 - Lớp nhận xét bài làm của bạn.
- Tự nhận xét, phân tích hành vi của bản thân.
 + Có nêu hành vi.+ Chưa nêu hành vi
 4. Củng cố: (2’)
 Yêu cầu HS trả lời các câu hỏi:
 - Lịch sự, tế nhị là gì?
 - Nêu hành vi ứng sử có lịch sự hoặc tế nhị và ợi ích của nó?
 5. Dặn dò: (2’) 
 - Học bài học.
 - Chuẩn bị bài 10 “ Tích cực, tự giác trong hoạt động tập thể và hoạt động xã hội.
 + Đọc truyện.
 + Soạn bài theo gợi ý trong SGK.
 + Hoạt động tập thể, xã hội là gì? Cho ví dụ.
 + Tại sao cần tích cực, tự giác trong hoạt động tập thể, xã hội?
 + Sưu tầm các tấm gương tích cực, tự giác trong hoạt động tập thể và hoạt động xã hội.
Duyệt, Ngày 18/10/2014
Cô Thành Phận

Tài liệu đính kèm:

  • docBài 9. Lịch sự, tế nhị - Thành Phận.doc