Tiết 11, Bài 9: Xây dựng gia đình văn hóa (2 tiết) - Năm học 2014-2015

1.MỤC TIÊU :

1.1 Kiến thức:

 1.1/Kiến thức:

 * Học sinh biết:

-Biết được mỗi người phải làm gì để xây dựng gia đình văn hóa.

- Biết được những tiêu chuẩn chính của một gia đình văn hóa.

 * Học sinh hiểu:

- Hiểu được ý nghĩa của việc xây dựng gia đình văn hóa.

 1.2/Kĩ năng:

 * Học sinh thực hiện được:

- Biết phân biệt các biểu hiện đúng và sai, lành mạnh và không lành mạnh trong sinh hoạt văn hóa ở gia đình.

 * Học sinh thực hiện thành thạo:

- Biết tự đánh giá bản thân trong việc đóng góp xây dựng gia đình văn hóa.

- Biết thể hiện hành vi văn hóa trong ứng xử, lối sống ở gia đình.

 1.3/Thái độ:

 * Thói quen: -Tích cực tham gia xây dựng gia đình văn hóa.

 * Tính cách: - Coi trọng danh hiệu gia đình văn hóa.

 

doc 4 trang Người đăng giaoan Lượt xem 5910Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Tiết 11, Bài 9: Xây dựng gia đình văn hóa (2 tiết) - Năm học 2014-2015", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 11 TIẾT :11
Ngày dạy :30/10/2014
BÀI 9
 XÂY DỰNG GIA ĐÌNH VĂN HÓA 
( 2 Tiết )
1.MỤC TIÊU : 
1.1 Kiến thức: 
 1.1/Kiến thức: 
 * Học sinh biết:
-Biết được mỗi người phải làm gì để xây dựng gia đình văn hóa.
- Biết được những tiêu chuẩn chính của một gia đình văn hóa.
 * Học sinh hiểu:
- Hiểu được ý nghĩa của việc xây dựng gia đình văn hóa.
 1.2/Kĩ năng:
 * Học sinh thực hiện được: 
- Biết phân biệt các biểu hiện đúng và sai, lành mạnh và không lành mạnh trong sinh hoạt văn hóa ở gia đình.
 * Học sinh thực hiện thành thạo: 
- Biết tự đánh giá bản thân trong việc đóng góp xây dựng gia đình văn hóa.
- Biết thể hiện hành vi văn hóa trong ứng xử, lối sống ở gia đình. 
 1.3/Thái độ: 
 * Thói quen: -Tích cực tham gia xây dựng gia đình văn hóa.
 * Tính cách: - Coi trọng danh hiệu gia đình văn hóa. 
2.NỘI DUNG HỌC TẬP:
 - Hiểu thế nào là gia đình văn hóa.
3.CHUẨN BỊ: 
3.1 Giáo viên: Tranh ảnh về gia đình .
3.2.Học sinh:Chuẩn bị bài,sưu tầm tranh về gia đình, tình huống,phiếu học tập nhóm.
4.TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP:
4.1 Ổn định tổ chức và kiểm diện: Kiểm tra vở ghi vhép ,SGK, 
4.2 Kiểm tra miệng :
?Thế nào là khoan dung ?Vì sao phải lắng nghe và chấp nhận ý kiến của người khác ?(10đ)( Câu hỏi dành cho HS giỏi)
HS:Khoan dung là rộng lòng tha thứ, tôn trọng và thông cảm cho người khác khi họ biết hối hận và sữa chữa khuyết điểm . (5đ)
 -Biết lắng nghe ý kiến của người khác đây chính là bước đầu của khoan dung .(5đ)
?Em đồng ý với ý kiến nào sao đây ?(10 đ)( Câu hỏi dành cho HS TB-yếu)
1.Nên tha thứ lỗi nhỏ của bạn. (2đ)
2.Khoan dung là nhu nhược là không công bằng . (2đ)
3.Người khôn ngoan là người có tấm lòng bao dung . (2đ)
4.Quan hệ mọi người là tốt đẹp nếu có lòng khoan dung. (2đ)
5.Chấp nhận và định kiến là có hại cho quan hệ . (2đ)
HS: Đáp án 1,3,4
4.3 /Tiến trình bài học : 
Bài mới:-Quan sát tranh về quy mô một gia đình văn hóa tiêu biểu .
? Em có nhận xét gì ?
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH 
NỘI DUNG BÀI HỌC 
HOẠT ĐỘNG 1: .( 15 phút)
Kiến thức :Biết được mỗi người phải làm gì để xây dựng gia đình văn hóa
HS:Đọc truyện SGK.
? Gia đình Hòa có mấy người ? Thuộc mô hình gia đình như thế nào ?
HS: có 3 người ;thuộc gia đình văn hoá .
?Mọi thành viên trong gia đình cô Hòa đã làm gì để xây dựng gia đình mình thành gia đình hạnh phúc ?
 HS: -Trong nhà đồ đạt gọn gàng ,ngăn nắp. 
 -Mọi sinh hoạt trong gia đình đều có giờ giấc nhất định ..
 -Mọi người trong gia đình biết chia sẽ buồn vui , Không khí gia đình vui vẻ . 
 -Tích cực xây dựng nếp sống văn hóa .
?Gia đình cô Hòa đối xư như thế nào với bà con làng xóm láng giềng?
HS:Cô chú luôn giúp đỡ làng xóm ;tận tình giúp đỡ người đau ốm ;vận động bà con làm vệ sinh môi trường.
?Gia đình cô Hòa làm tốt nhiệm vụ công dân như thế nào? 
HS:Chống các tệ nạn xã hội .
? Em có nhận xét gì về gia đình Cô Hòa ?
HS: Gia đình cô Hòa đã đạt tiêu chuẩn 1 gia đình văn hóa .
Phương pháp động não :Em hãy nêu những biểu hiện của gia đình văn hóa mà em biết ?(Rèn kĩ năng trình bày suy nghĩ ý tưởng về gia đình văn hóa )
Kết luận : Về tiêu chuẩn gia đình văn hóa .
Liên hệ thực tế .Gv đưa tình huống giáo dục hs .
Tình huống 1: Gia đình bác Ân là cán bộ công chức về hưu .Gia đình tuy nghèo nhưng mọi người rất yêu thương nhau .Con gái ngoan ngoãn chăm học chăm làm .Gia đình bác thực hiện tốt bổn phận của công dân 
HS:Gia đình bác An tuy không giàu nhưng mọi người yêu thương nhau thực hiện tốt bổn phận của mình ,sinh hoạt văn hóa lành mạnh, con cái ngoan ngoãn ,chăm học ..gia đình đầm ấm hạnh phúc .
Tình huống 2: Cô chú Hùng là gia đình giàu có. Chú là một giám đốc, cô là kế toán cho 1 công ty xuất nhập khẩu. Do cô chú mãi làm ăn không quan tâm đúng mức đến các con nên các con cô chú đã mắc phải các thói hư ,như bỏ học đua đòi ,bạn bè ,gia đình cô chú không quan tâm đến mọi người xung quanh trứơc đây chú còn trốn nghĩa vụ .
HS:Gia đình chú Hùng giàu nhưng thiếu gương mẫu trong quan hệ xóm giềng. Thiếu sự quan tâm dạy dỗ con làm con cái hư hỏng ,không hạnh phúc .
? Em hãy kể thêm các loại gia đình khác mà em biết ?
HS:-Gia đình bất hạnh vì nghèo .
 - Gia đình bất hòa vì thiếu nề nếp gia phong .
Kết luận :Gia đình văn hóa là nói đến đời sống vật chất và tinh thần .Đó là sự kết hợp hài hòa tạo nên gia đình hạnh phúc sẽ góp phần tạo nên xã hội ổn định văn hóa.
HOẠT ĐỘNG 2: ( 25 Phút )
Kiến thức :-Kể được những tiêu chuẩn chính của một gia đình văn hóa.
Trực quan : Gv cho HS quan sát các tiêu chuẩn văn hóa ở đại phương.
? Vật em hãy kể một số tiêu chuẩn chính của một gia đình văn hóa`? 
? Em hiểu thế nào là gia đình văn hóa ?
Liên hệ : Nêu một vài gia đình văn hóa ở địa phương em mà em biết ?
?Biểu hiện của gia đình văn hóa là gì ?
HS: -Mọi người trong gia đình được quan tâm ,chăm sóc,chia sẽ.
-Giúp đỡ chia sẽ lúc khó khăn trong cuộc sống cộng đồng .
-Đảm bảo chất lượng cuộc sống .
-Chấp hành tốt chính sách của Đảng và Nhà nước .
? Biểu hiện nào là trái với gia đình văn hóa ?
HS:Coi trọng tiền bạc , không quan tâm giáo dục con,không có tình cảm đạo lí,con cái hư hỏng ,vợ chồng bất hòa ,bạo lực trong gia đình ,đua đòi ăn chơi.
? Nguyên nhân của những biểu hiện trên ?
HS:-Cơ chế thị trường .
 -Chính sách mở cửa ảnh hưởng tiêu cực của nền văn hóa ngoại lai .
 -Tệ nạn xã hội .
 -Lối sống thực dụng .
 -Quan niệm lạc hậu .
Trực quan:cho học sinh quan sát tranh quan niệm cổ truyền lạc hậu .
? Làm thế nào để có thể có được sự hòa thuận trong gia đình ?( Câu hỏi dành cho học sinh giỏi )
HS: Phải tìm hiểu ,trao đổi, lắng nghe tâm tư nguyện vọng của mỗi thành viên trong gia đình .
Phương pháp tranh luận:Vai trò của trẻ em –Học sinh như thế nào trong gia đình?(Kĩ năng nêu và giải quyết vấn đề ).
HS: Con cái tham gia góp phần trong việc xây dựng gia đình văn hóa bằng cách tham gia lao động , học tập , nâng cao trình độ .
I.TRUYỆN ĐỌC :
 “Một gia đình văn hóa”
 -Kế hoạch hóa gia đình .
 -Gia đình đầm ấp vui vẻ..
 -Đoàn kết với xóm giềng .
 -Thực hiện tốt nghĩa vụ công dân .
II. NỘI DUNG BÀI HỌC :
a/.Khái niệm Gia đình văn hóa :
 -Gia đình văn hóa là gia đình hòa thuận, hạnh phuùc , tiến bộ.
-Thực hiện kế hoạch hóa gia đình,.
-Đoàn kết với xóm giềng
-Laøm tốt nghĩa vụ công dân .
4.4/Tổng kết : 
? Những chuẩn mực cụ thể của gia đình văn hóa là gì ? Lấy vd ?
? Muốn đạt được tiêu chuẩn gia đình văn hóa chúng ta phải làm gì ?
4.5. Hướng dẫn học tập : 
* Đối với bài học ở tiết này: -Về nhà học bài ,liên hệ thực tế ,lấy vd .
*Đối với bài học ở tiết tiếp theo :
 -Chuẩn bị tiếp theo phần 2:
 -Em cần phải làm gì để tham gia xây dựng gia đình văn hóa ?
 -Xây dựng gia đình văn hóa có ý nghĩa gì đối với con người ,gia đình và xã hội?
5 ./PHỤ LỤC: 	

Tài liệu đính kèm:

  • docBài 9. Xây dựng gia đình văn hóa.doc