Tiết 11, Bài 9: Xây dựng gia đình văn hóa (Tiết 1) - Hồ Đình Ngũ

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC

 1. Kiến thức: Giúp học sinh:

 - Biết các tiêu chuẩn chính của một gia đình văn hóa.

 - Bổn phận và trách nhiệm của bản thân trong việc xây dưng gia đình văn hoá.

 2. Kỹ năng.

 - Phân biệt các biểu hiên đúng và sai không lành mạnh trong sinh hoạt văn hóa gia đình.

 - Biết tự đánh giá bản thân trong việc góp phần xây dựng gia đình văn hóa.

 - Biết thể hiện hành vi văn hóa trong cư xử lối sông gia đình.

 3. Thái độ.

 - Coi trọng danh hiệu gia đình văn hóa.

 - Tham gia xây dựng gia đình văn minh, hạnh phúc.

 Tích hợp thực hiện tốt luật lệ an toàn giao thông.

 Tích hợp giáo dục học sinh nhận thức về ứng phó với biến đổi khí hậu, phòng chống thiên tai và giữ gìn bảo vệ môi trường.

 

docx 2 trang Người đăng giaoan Lượt xem 2331Lượt tải 3 Download
Bạn đang xem tài liệu "Tiết 11, Bài 9: Xây dựng gia đình văn hóa (Tiết 1) - Hồ Đình Ngũ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 11 Ngày soạn : 23 /10 /2014.
Tiết : 11 Ngày dạy : 28 /10 / 2014.
Bài 9: XÂY DỰNG GIA ĐÌNH VĂN HOÁ (tiết 1)
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
	1. Kiến thức: Giúp học sinh:
	- Biết các tiêu chuẩn chính của một gia đình văn hóa.
	- Bổn phận và trách nhiệm của bản thân trong việc xây dưng gia đình văn hoá..
	2. Kỹ năng.
	- Phân biệt các biểu hiên đúng và sai không lành mạnh trong sinh hoạt văn hóa gia đình.
	- Biết tự đánh giá bản thân trong việc góp phần xây dựng gia đình văn hóa.
	- Biết thể hiện hành vi văn hóa trong cư xử lối sông gia đình.
	3. Thái độ.
	- Coi trọng danh hiệu gia đình văn hóa.
	- Tham gia xây dựng gia đình văn minh, hạnh phúc.
	Tích hợp thực hiện tốt luật lệ an toàn giao thông.
	Tích hợp giáo dục học sinh nhận thức về ứng phó với biến đổi khí hậu, phòng chống thiên tai và giữ gìn bảo vệ môi trường.
II. CÁC KĨ NĂNG SỐNG CẦN ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG BÀI.
	- Kĩ năng trình bày suy nghĩ, ý tưởng về biểu hiện và ý nghĩa của việc xây dựng gia đình văn hóa
	- Kĩ năng nêu và giải quyết vấn đề về vai trò của trẻ em , HS trong gia đình.
III. TIẾN TRÌNH DẠY VÀ HỌC.
	1. Ổn định tổ chức. (2’)
	Kiểm tra sĩ số lớp học
Lớp 7A1.Lớp 7A2Lớp 7A3Lớp 7A4...Lớp 7A5..Lớp 7A6..
	2. Kiểm tra bài cũ: (5’)
	Khoan dung là gi? Nêu ý nghĩa của khoan dung?
	3. Bài mới: (38’)
	Giới thiệu bài: (2’) Gia đình là tế bào của xã hội, là nơi duy trì nòi giống, là môi trường quan trọng hình thành, nuôi dưỡng và giáo dục nhân cách con người, bảo tồn và phát huy văn hóa truyền thống tốt đẹp, chống lại các tệ nạn xã hội, tạo nguồn nhân lực phục vụ sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Vậy các tiêu chí để xây dựng gia đình văn hóa là gì thì chúng ta sẽ đi vào tìm hiểu bài học hôm nay.
Hoạt động của thầy - trò
Nội dung cần đạt
Hoạt động 1: kích thích tư duy học sinh. (12’)
Gv: Yêu cầu Hs đọc truyện SGK
HS: Đọc
? Em có nhận xét về nếp sống của gia đình cô Hoa?
(HS yếu)
? Mọi thành viên trong gia đình cô Hoa đã làm gì để xây dựng gia đình mình thành gia đình hạnh phúc?
Hoạt động 2: Tìm hiểu nội dung bài học. (10’)
? Thế nào là gia đình văn hoá? (HS yếu)
? Cho ví dụ về gia đình văn hoá?
? Hãy kể về một số loại gia đình?
Hoạt động 3: Thảo luận nhóm. (10’)
?: Để xây dựng gia đình văn hoá mỗi người trong gia đình cần làm những gì và cần tránh những việc gì?
? Làm thế nào để có được sự hoà thuận trong gia đình?
? Con cái có thể tham gia xây dựng hạnh phúc gia đình không ? nếu có thì tham gia bằng cách nào?
Lồng ghép phần tích hợp. (4’)
Tích hợp thực hiện tốt luật lệ an toàn giao thông.
	Tích hợp giáo dục học sinh nhận thức về ứng phó với biến đổi khí hậu, phòng chống thiên tai và giữ gìn bảo vệ môi trường.
I. Truyện đọc.
- Gia đình cô mọi người luôn chia sẻ quan tâm giúp đỡ nhau
- Trong nhà: Đồ đạc gọn gàng, ngăn nắp. Mọi sinh hoạt trong gia đình đều có giờ giấc nhất định.
II. Nội dung bài học
1. Khái niệm.
Gia đình văn hoá là gia đình hoà thuận,hạnh phúc tiến bộ, thực hiện KHHGĐ, đoàn kết với xóm giềng và làm tốt nghĩa vụ công dân
- Cần tham gia lao động sản xuất, học tập, đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau
Tránh: chơi bời, học đòi trộm cắp, cờ bạc, gây mất đoàn kết
Phải: tìm hiểu, trao đổi, lắng nghe tâm tư nguyện vọng của từng thành viên
- Con cái phải tham gia đóng góp trong việc xây dựng gia đình văn hoá, Bằng cách tham gia lao động , học tập nâng cao trình độ
2. Bổn phận và trách nhiệm của mỗi thành viên trong gia đình
- Thực hiện tốt bổn phận của mình đối với con cái, cha mẹ
- Sống giản dị, có lối sống lành mạnh, không ssa vào các tệ nạn xã hội
 	4. Củng cố :
	Củng cố: Yêu cầu học sinh nhắc lại nội dung bài học
	5. Đánh giá: Tình huống :
	Nếu một gia đình bên cạnh nhà em đã thực hiện kế hoạch hóa gia đình rồi nhưng, vì hôm trước mất một con gà mái nhưng không rõ là ai bất nên họ đã chửi bới mọi người xung quanh. Theo em gia đình đó có thể xem là gia đình văn hóa không? Tại sao?
	6. Hoạt động tiếp nối: 
	Về nhà làm các bài tập và nghiên cứu trả lời câu hỏi sgk 
	7. Rút kinh nghiệm:
...........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docxBài 9. Xây dựng gia đình văn hóa - Hồ Đình Ngũ - Trường THCS Liêng Trang.docx