GV:Phân nhóm, cử nhóm trưởng, thư kí (ghi chép nhanh các ý lên bảng con)
HS: Đọc truyện “Điều ước của Trương Quế Chi.
GV: nêu nội dung cần thảo luận:
? Những tình tiết nào chứng tỏ Trương Quế Chi tích cực, tự giác tham gia hoạt động tập thể và hoạt động xã hội?
? Những tình tiết nào chứng minh rằng Trương Quế Chi tự giác tham gia giúp đỡ cha mẹ, bạn bè xung quanh?
? Em đánh giá Trương Quế Chi là người bạn như thế nào? Có đức tính gì đáng học hỏi?
Tuần 12: Ngày soạn: 06 /11/2013 Tiềt 12: Ngày dạy: 08/11/2013 Bài 10: TÍCH CỰC TỰ GIÁC TRONG HOẠT ĐỘNG TẬP THỂ VÀ TRONG HOẠT ĐỘNG XÃ HỘI (tiết 1) I. MỤC TIÊU BÀI HỌC : 1. Kiến thức: - Hiểu thế nào là tích cực và tự giác trong hoạt động tập thể và trong hoạt động xã hội - Hiểu ý nghĩa của tích cực ,tự giác tham gia hoạt động tập thể và hoạt động xã hội. 2. Kĩ năng: - Biết nhận xét, đánh giá tính tích cực tham gia các tham gia hoạt động tập thể. - Biết động viên bạn bè, và mọi người người tham gia hoạt động tập thể và hoạt động xã hội. 3. Thái độ: - Có ý thức tự giác, chủ động tham gia hoạt động tập thể của lớp, của đội và những hoạt động xã hội khác . II. CÁC KĨ NĂNG SỐNG CẦN ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG BÀI: - Kĩ năng hợp tác trong hoạt động tập thể. - Kĩ năng thể hiện sự tự tin - Kĩ năng đảm nhận trách nhiệm trong hoạt động tập thể và hoạt động xã hội. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: 1. Ổn định tổ chức: 6A1:..................................................................................................................... 6A:....................................................................................................................... 2. Kiểm tra bài cũ : Thế nào là lịch sự, tế nhị? Là học sinh chúng ta cần làm gì để thể hiện lịch sự, thếnhị? 3. Bài mới : * Giới thiệu bài. Nhận xét về việc tham gia hoạt động công tác đội của một vài học sinh, từ đó dẫn vào bài mới. HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG CẦN ĐẠT Hoạt động 1: Khai thác nội dung bài qua truyện đọc. GV:Phân nhóm, cử nhóm trưởng, thư kí (ghi chép nhanh các ý lên bảng con) HS: Đọc truyện “Điều ước của Trương Quế Chi. GV: nêu nội dung cần thảo luận: ? Những tình tiết nào chứng tỏ Trương Quế Chi tích cực, tự giác tham gia hoạt động tập thể và hoạt động xã hội? ? Những tình tiết nào chứng minh rằng Trương Quế Chi tự giác tham gia giúp đỡ cha mẹ, bạn bè xung quanh? ? Em đánh giá Trương Quế Chi là người bạn như thế nào? Có đức tính gì đáng học hỏi? ? Động cơ nào giúp Trương Quế Chi hoạt động tích cực, tự giác như vậy? HS: Thảo luận, các nhóm cử đại diện trình bày, bổ sung lần lượt từng câu hỏi. GV: Kết luận: Hoạt động 2: Rút ra bài học. ? Từ câu truyện trện em hiểu thế nào là tích cực và tự giác trong hoạt động tập thể, trong hoạt động xã hội ? HS: Trả lời tự do. 4. Củng cố: Hoạt động 3: Thảo luận về ước mơ của bản thân. ? Em có mơ ước gì về nghề nghiệp tương lai? HS: liên hệ bản thân . ? Từ tấm gương Trương Quế Chi, em sẽ xây dựng kế hoạch ra sao để thực hiện được ước mơ của mình? HS: Trả lời ? Theo em để trở thành người tích cực, tự giác chúng ta phải làm gì? HS: Thảo luận nhóm 3’(Nhóm nào xong trước trả lời trước ) GV: Gọi nhóm khác nhận xét. GV: Kết luận. ? Em hiểu thế nào là hoạt động tập thể, hoạt động xã hội ? Cho ví dụ. HS: Trả lời. GV: Bổ sung và rút ra bài học: các hoạt động tập thể là các hoạt động của lớp, của trường của Đội như văn nghệ, TDTT, câu lạc bộ công tác phụ trách sao nhi đòng, tuyên truyền phòng chống tệ nạn ma túy trong nhà trường. Hoạt động xã hội là hoạt động đem lại lợi ích chung cho xã hội như ủng hộ bị thiên tai, lao động công ích, ( sửa đường, làm vệ sinh đường phố, thôn xóm...), trồng cây nơi công cộng, tham gia tuyên truyền bài trừ hủ tục, phòng chóng tệ nạn xã hội ở địa phương. I. TRUYỆN ĐỌC: - Ước mơ trở thành con ngoan trò giỏi - Ước mơ trở thành nhà báo thể hiện sớm xác định lý tưởng nghề nghiệp của cuộc đời. - Những ước mơ đó trở thành động cơ của những hành động tự giác, tích cực, đáng được học tập noi theo. II. NỘI DUNG BÀI HỌC: 1.Tích cực, tự giác là gì? - Tích cực là luôn luôn cố gắng, vượt khó, kiên trì học tập, làm việc và rèn luyện. - Tự giác là chủ động làm việc, học tập, không cần ai nhắc nhở, giám sát. III. THẢO LUẬN CHUNG: 5. Đánh giá: Theo em khi tham gia các hoạt động văn nghệ chào mừng 20/11 có tác dụng gì? Giải thích? 6. Hoạt động nối tiếp:Về nhà chuẩn bị bài dựa vào các câu hỏi sgk 7. Rút kinh nghiệm: ............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Tài liệu đính kèm: