Tiết 12, Bài 11: Lao động tự giác và sáng tạo - Năm học 2010-2011

A. Mục tiêu bài học

1. Kiến thức.

- HS hiểu thế nào là lao động tự giác, sáng tạo.

- Nêu được những biểu hiện của lao động tự giác, sáng tạo.

- Ý nghĩa của lao động tự giác, sáng tạo.

2. Kĩ năng:

- HS biết lập kế hoạch học tập, lao động; biết điều chỉnh, lựa chọn các biện pháp, cách thức thực hiện để đạt kết quả cao trong lao động, học tập.

- Tham gia các hoạt động tuyên tuyền, vận động xây dựng nếp sống văn hóa ở cộng đồng dân cư.

3. Thái độ.

- Tích cực, tự giác và sáng tạo trong học tập, lao động.

- Quý trọng những người tự giác, sáng tạo trong học tập và lao động; phê phán những biểu hiện lười nhác trong học tập và lao động.

 

doc 4 trang Người đăng giaoan Lượt xem 1831Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Tiết 12, Bài 11: Lao động tự giác và sáng tạo - Năm học 2010-2011", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 12	Ngày soạn: 5/11/2010
Tiết 12	Ngày dạy: 8/11/2010
BÀI 11 . LAO ĐỘNG TỰ GIÁC VÀ SÁNG TẠO
A. Mục tiêu bài học
1. Kiến thức.
- HS hiểu thế nào là lao động tự giác, sáng tạo.
- Nêu được những biểu hiện của lao động tự giác, sáng tạo.
- Ý nghĩa của lao động tự giác, sáng tạo.
2. Kĩ năng:
- HS biết lập kế hoạch học tập, lao động; biết điều chỉnh, lựa chọn các biện pháp, cách thức thực hiện để đạt kết quả cao trong lao động, học tập.
- Tham gia các hoạt động tuyên tuyền, vận động xây dựng nếp sống văn hóa ở cộng đồng dân cư.
3. Thái độ.
- Tích cực, tự giác và sáng tạo trong học tập, lao động.
- Quý trọng những người tự giác, sáng tạo trong học tập và lao động; phê phán những biểu hiện lười nhác trong học tập và lao động.
B. Phương pháp.
- Thảo luận nhóm.
- Làm việc cá nhân.
- Nêu và giải quyết vấn đề.
- Đàm thoại, diễn giải.
C. Chuẩn bị:
- Một số mẫu chuyện về gương người tốt, việc tốt.
D. Hoạt động dạy học.
1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ
- Thế nào là tự lập? Cho các ví dụ?
3. Bài mới
	Giới thiệu bài:
GV: Đọc các câu tục ngữ sau:
	- Miệng nói tay làm
	- Quen tay hay việc
	- Trăm hay không bằng tay quen.
GV hỏi:
Các câu tục ngữ trên nói về lĩnh vực gì?
Giải thích ý nghĩa của các câu tục ngữ trên?
HS: Nhận xét
GV: Vào bài mới
Hoạt động của GV và HS
Nội dung cần đạt
HOẠT ĐỘNG 1
a. Kiến thức cần đạt
HS nắm được thái độ, hậu quả và nguyên nhân về việc làm của người thợ mộc
b. Tổ chức thực hiện
- GV: Tổ chức HS thảo luận nhóm.
- GV: Chia lớp thành 3 nhóm thảo luận các câu hỏi sau:
* Nhóm 1: 1) Em có suy nghĩ gì về thái độ lao động của người thợ mộc trước và trong quá trình làm ngôi nhà cuối cùng?
* Nhóm 2: 2) Hậu quả việc làm của ông?
* Nhóm 3: 3) Nguyên nhân nào dẫn đến hậu quả đó?
- HS: Các nhóm thảo luận, đại diện nhóm trình bày.
- HS: Cả lớp nhận xét, tranh luận.
- GV: Giải đáp, bổ sung ý kiến.
HOẠT ĐỘNG 2
a. Kiến thức cần đạt
HS thấy được những điều cần và đủ của lao động tự giác, sáng tạo. Mối quan hệ của tự giác và sáng tạo trong lao động.
b. Tổ chức thực hiện.
- GV: Yêu cầu HS giữ nguyên các nhóm, tiếp tục thaiaor luận các câu hỏi sau:
* Nhóm 1: 4) Ý kiến của các em trong lao động chỉ cần tự giác không cần sáng tạo?
* Nhóm 2: 5) Nhiệm vụ của HS là học tập chứ không phải lao động nên không cần rèn luyện ý thức tự giác lao động?
* Lưu ý: Học tập là lao động trí óc (Thể hiện ở phần sau).
* Nhóm 3: 6) HS cũng cần rèn luyện ý thức tự giác và óc sáng tạo?
- HS: Các nhóm thảo luận, đại diện nhóm trình bày.
- HS: Cả lớp tranh luận bày tỏ quan điểm của mình.
- GV: Kết luận.
HOẠT ĐỘNG 3.
a. Kiến thức cần đạt.
HS nắm được nội dung và các hình thức lao động của con người. Tác dụng của lao động đối với con người.
b. Tổ chức thực hiện.
- GV yêu cầu lớp trả lời các câu hỏi sau:
7) Tại sao nói lao động là điều kiện, phương tiện để con người, xã hội phát triển?
8) Nếu con người không lao động thì điều gì sẽ xảy ra?
9) Có mấy hình thức lao động? Đó là những hình thức nào?
- HS: Lần lượt trả lời cá nhân.
10) hãy tìm các câu tục ngữ, ca dao nói về lao động trí óc và lao động chân tay. Hoặc phê phán quan điểm sai lầm về lao động trí óc và lao động chân tay?
I/ Tìm hiểu nội dung phần Đặt vấn đề.
1. Truyện đọc.
* Nhóm 1: 
- Thái độ trước đây của người thợ mộc:
+ Tận tụy.
+ Tự giác.
+ Nghiêm túc thực hiện quy trình kĩ thuật, kỉ luật.
+ Thành quả lao động hoàn hảo, thái độ đó làm mọi người kính trọng.
- Thái độ khi làm ngôi nhà cuối cùng.
+ Không dành hết tâm trí cho công việc.
+ Tâm trạng mệt mỏi.
+ Không khéo léo, tinh xảo.
+ Sử dụng vật liệu cẩu thả.
+ Không đảm bảo quy trình kĩ thuật.
* Nhóm 2: Hậu quả:
- Ông phải hổ thẹn.
- Đó là ngôi nhà không hoàn hảo.
* Nhóm 3: Nguyên nhân:
- Thiếu tự giác.
- Không thường xuyên rèn luyện.
- Không có kỉ luật lao động.
- Không chú ý đến kĩ thuật.
2. Đặt vấn đề.
* Nhóm 1: 
- Lao động tự giác cần thiết.
- Nhưng trong quá trình lao động cần phải sáng tạo thì kết quả lao động cao, năng suất, chất lượng.
* Nhóm 2: 
- Học tập cũng là hoạt động lao động nên rất cần sự tự giác.
- Rèn luyện tự giác trong học tập vì kết quả học tập cao là điều kiện để HS trở thành con ngoan, trò giỏi.
* Nhóm 3: HS rèn luyện tự giác, sáng tạo trong lao động là đúng.
- Tự giác, sáng tạo trong học tập cũng có lợi ích như tự giác, sáng tạo trong lao động.
- Vì học tập là một hình thức của lao động. Ngoài học tập, học sinh phải lao động giúp gia đình, tham gia phát triển kinh tế gia đình. Lao động có kết quả thì có điều kiện để học tập tốt.
Câu 1: 
- Lao động giúp con người hoàn thiện về phẩm chất và đạo đức, tâm lí, tình cảm.
- Con người phát triển về năng lực.
- Làm ra của cải cho xã hội đáp ứng nhu cầu của con người.
Câu 2: 
- Con người không có cái ăn, cái mặc, cái để ở, không có cái để vui chơi giải trí.
Câu 3: Có hai hình thức lao động: lao động chân tay (cơ bắp) và lao động trsi óc.
Câu 4:
- Cày sâu cuốc bẩm.
- Chân lấm tay bùn.
- Trăm hay không bằng tay quen.
- Mồm miệng đỡ chân tay.
- Ai ơi chớ lấy học trò
Dài lưng tốn vải ăn no lịa nằm.
- Vai u thịt bắp, mồ hôi dầu.
	4. Củng cố
	* GV: Yêu cầu HS làm bài tập sau: Em đồng ý với ý kiến nào sau đây?
	- Làm nghề quét rác không có gì là xấu.
	- Lao động chân tay không vinh quang.
	- Nghiên cứu khoc học mới là nghề vinh quang.
	- Muốn sang trọng phải là giới trí thức.
	* HS: Bày tỏ quan điểm cá nhân.
	* GV: Giải thích đúng, sai.
	* GV: Kết luận: Lao động là điều kiện và phương tiện của sự phát triển của con người và xã hội. Chúng ta phải có quan điểm, thái độ đúng đắn với lao động.
	5. Hướng dẫn học bài.
	- Xem trước phần Nội dung bài học.
	- Sưu tầm các mẫu chuyện liên quan đến nội dung bài học.

Tài liệu đính kèm:

  • docBài 11. Lao động tự giác và sáng tạo.doc