1.Kiến thức:
- Ôn hát bài “ Khúc hát chim Sơn Ca” kết hợp gõ đệm theo các kiểu.
- HS hiểu và cơ bản nắm được khái niệm cung và nửa cung.
- Hiểu và phân biệt được tác dụng của ba loại dấu hóa
2.Kỹ năng:
- Biết hát kết hợp gõ đệm thuần thục theo các kiểu
- Kĩ năng nhận thức, KN nghe nhạc.
-Kĩ năng giao tiếp, Tìm kiếm và xử lí thông tin, KN lắng nghe tích cực, KN hợp tác, tư duy sáng tạo.
3.Thái độ:
- Giáo dục HS biết trân trọng, yêu quý và bảo vệ thiên nhiên.
MÔN HỌC: ÂM NHẠC KHỐI LỚP: 7 Tiết theo PPCT: 12 Trường: THCS Trương Vương TÊN BÀI GIẢNG Họ tên giáo viên: Hà Thu Phương ÔN TẬP BÀI HÁT: KHÚC HÁT CHIM SƠN CA Mobil: 01228243739 NHẠC LÝ: CUNG VÀ NỬA CUNG – DẤU HÓA ------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- I.MỤC TIÊU BÀI DẠY 1.Kiến thức: - Ôn hát bài “ Khúc hát chim Sơn Ca” kết hợp gõ đệm theo các kiểu. - HS hiểu và cơ bản nắm được khái niệm cung và nửa cung. - Hiểu và phân biệt được tác dụng của ba loại dấu hóa 2.Kỹ năng: - Biết hát kết hợp gõ đệm thuần thục theo các kiểu - Kĩ năng nhận thức, KN nghe nhạc. -Kĩ năng giao tiếp, Tìm kiếm và xử lí thông tin, KN lắng nghe tích cực, KN hợp tác, tư duy sáng tạo... 3.Thái độ: - Giáo dục HS biết trân trọng, yêu quý và bảo vệ thiên nhiên. II. CÂU HỎI QUAN TRỌNG + Hãy cho biết có mấy loại dấu hóa và nêu tác dụng ? + Hãy trình bày bài hát “ Khúc hát chim Sơn Ca”, hát thể hiện đúng sắc thái vui tươi, trong sáng, hồn nhiên ? + Thế nào là cung và nửa cung ? + Em hiểu thế nào là dấu hóa suốt ? + Em hiểu thế nào là dấu hóa bất thường ? + Hãy tìm khoảng cung và nửa cung trong hai nhịp đầu của bài hát “ Khúc hát Chim Sơn Ca” III.ĐÁNH GIÁ + Trong bài giảng: Sử dụng hình thức thực hành, quan sát, ứng dụng... + Sau bài giảng: Bài tập thực hành... IV. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: a) Trang thiết bị /đồ dùng dạy học liên quan đến CNTT: - Phần cứng: Máy chiếu, màn hình, Laptop, bút chỉ. - Phần mềm: Có tìm hiểu bài giảng tiết 13 lớp 7 của đồng nghiệp qua mạng trong thư mục bài giảng bạch kim.Vn b) Trang thiết bị khác/đồ dùng dạy học khác: Đàn phím điện tử, nhạc cụ gõ, đài đĩa nhạc, bảng phụ... c)Chuẩn bị cho bài giảng: - Giáo viên: Tập hát chuẩn xác bài hát “ Khúc hát chim Sơn Ca” kết hợp gõ đệm thuần thục theo các kiểu. + Chuẩn bị thuần thục kĩ năng đệm đàn - Học sinh : Chuẩn bị bài học theo yêu cầu của giáo viên: SGK, nhạc cụ gõ tự tạo... V. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC Hoạt động 1: - Mục đích, mục tiêu: Giúp HS có kĩ năng hát và gõ đệm theo các kiểu, thể hiện được sắc thái yêu cầu. + HS hát chuẩn xác lời ca và cao độ bài hát. - Phương pháp: Thuyết trình, vấn đáp, thực hành, luyện tập... - Phương tiện: Đài đĩa, máy chiếu, bộ gõ, đàn phím điện tử, SGK, SGV... - GV bấm sile 1: Trường THCS Trương Vương, Môn âm nhạc, tên giáo viên giảng bài. (phông chờ) 1.Ổn định tổ chức : Ngày giảng Lớp Sĩ số Vắng Ngày ........... 7B1 40 2.Kiểm tra bài cũ : - GV bấm sile 2: Hãy trình bày bài hát “ Khúc hát chim Sơn Ca”. Hát thể hiện đúng sắc thái vui tươi, hồn nhiên. - GV nhận xét cho điểm. 3.Giảng bài mới : HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS + GV bấm sile 3 : TIẾT 13: - Ôn tập bài hát: “Khúc hát chim Sơn Ca” - Nhạc lý: Cung và nửa cung – Dấu Hoạt động 1: + GV bấm sile 4: Hướng dẫn luyện thanh theo mẫu + Mẫu luyện thanh: Mề Mê Mê Mê Mế Mế Mê Mê Mê Mề Nồ ô ô ô Ná a a a à + GV bấm sile 5 : Chiếu bản nhạc và lời ca bài hát Khúc hát chim Sơn Ca + GV bấm sile 6 : H. Nội dung lời ca muốn nói lên điều gì ? ( GV thuyết trình ) - GV đệm đàn hát mẫu lại bài hát một lần - GV đệm đàn cho HS hát ôn lại bài hát. Yêu cầu HS hát thể hiện đúng sắc thái tình cảm ( GV quan sát nghe sửa sai ) + GV bấm sile 7: Hướng dẫn HS hát kết hợp gõ đệm theo các kiểu: Nhịp phách, tiết tấu lời ca... - GV thực hiện mẫu sau đó hướng dẫn HS - GV cho HS luyện tập nhóm. Quan sát sửa sai cho từng nhóm. - Kiểm tra một vài nhóm trình bày ( GV nhận xét rút kinh nghiệm ) - HS ghi đầu bài - Quan sát màn hình 1. Ôn tập bài hát: Khúc hát chim Sơn Ca - Quan sát mẫu luyện thanh - HS đứng tại chỗ tập luyện thanh * Lưu ý: Đứng thẳng lưng, khẩu hình mở rộng, đọc tròn vành rõ chữ. - HS quan sát - HS trả lời - HS nghe hát mẫu - HS trình bày - Tập hát kết hợp gõ đệm - HS luyện tập sử dụng nhạc cụ gõ tự tạo - Luyện tập nhóm - Từng nhóm lên bảng trình bày. Hoạt động 2: - Mục đích, mục tiêu: Giúp học sinh hiểu khái niệm cung và nửa cung – Dấu hóa. Giúp HS biết làm một số bài tập ứng dụng đơn giản. - Phương pháp: Vấn đáp, thuyết trình, luyện tập... - Phương tiện: Máy chiếu, màn hình, đàn phím điện tử. HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS Hoạt động 2: + GV bấm sile 8: Nhạc lý: Cung và nửa cung – Dấu hóa 1. Cung và nửa cung: - VD: GV đưa ra một vài ví dụ cụ thể về cung và nửa cung. H. Em hiểu thế nào là cung và nửa cung ? + GV bấm sile 9: GV nêu khái niệm: Cung và nửa cung là đơn vị dùng để chỉ khoảng cách về cao độ giữa hai âm thanh đi liền bậc. Một cung bằng hai nửa cung. 1 cung: Kí hiệu là một hình vòng cung ½ cung: Kí hiệu giống hình chữ v. + GV bấm sile 10: H. hãy kể tên 7 âm cơ bản được dùng trong âm nhạc ? - GV giải thích từ Đồ dến Đố có hai quãng là nửa cung là M – F và X – Đ còn lại là các quãng một cung: Đ – R, R – M, F – S... + GV bấm sile 11: 2. Dấu hóa: GV nêu khái niệm H. Hãy kể tên các loại dấu hóa và nêu tác dụng ? + GV bấm sile 12 - 13: Dấu hóa suốt H. Thế nào là dấu hóa suốt ? - GV nêu khái niệm : Dấu hóa suốt đặt ở đầu khuông nhạc ( sau khóa nhạc ) gọi là hóa biểu. Các dấu hóa trong hóa biểu được ghi cùng một loại, nó có hiệu lực với tất cả các nốt cùng tên trong bản nhạc. Trên hóa biểu có thể có từ 1 đến 7 dấu hóa. - GV lấy VD và đọc mẫu cho HS nghe + GV bấm sile 14: Dấu hóa bất thường - GV nêu khái niệm : Đặt ở trước nốt nhạc chỉ có ảnh hưởng tới nốt nhạc cùng tên đứng sau nó trong phạm vi một nhịp. - GV lấy VD và đọc mẫu cho HS nghe. 2. Nhạc lý: Cung và nửa cung – Dấu hóa - HS ghi nội dung - Quan sát VD trên màn chiếu, nghe thuyết trình. - HS trả lời - Nghe thuyết trình - Ghi khái niệm - HS trả lời: Đ – R – M – F – S – L - X - HS nghe thuyết trình - Ghi khái niệm. - HS trả lời: có 3 loại dấu hóa + Dấu thăng ( # ): Nâng nốt nhạc lên ½ cung + Dấu giáng ( b ): Hạ---------------xuống------- + Dấu bình ( ): Hủy bỏ hiệu lực của dấu # và dấu b - HS trả lời - Ghi khái niệm - Ghi nội dung - Nghe phân tích 4. Củng cố: + GV bấm sile 15 : H. Hãy trình bày bài hát kết hợp gõ đệm theo một trong hai cách vừa học ? - GV đệm đàn cho cả lớp hát lại bài Khúc hát chim Sơn Ca, chia lớp thành hai nhóm một nửa gõ theo phách, một nửa gõ theo tiết tấu lời ca - Hướng dẫn làm bài tập + GV bấm sile 16 : Hướng dẫn bài về nhà - Làm bài tập 1 (SGK T31) - Học thuộc bài hát Khúc hát chim Sơn Ca kết hợp gõ đệm theo các kiểu. 5. Kết thúc bài học : + GV bấm sile 17 : VI. NGUỒN TÀI LIỆU THAM KHẢO 1.Bài giảng có tham khảo tài liệu của đồng nghiệp ở thư mục bài giảng bạch kim.Vn: VII. PHÂN TÍCH LỢI ÍCH CỦA VIỆC ỨNG DỤNG CNTT CHO BÀI DẠY. Ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy không chỉ góp phần tạo nên sự đổi mới tiến bộ trong phương pháp giảng dạy mà nó còn đem lại nhiều tiện ích cho giáo viên và học sinh. Công nghệ thông tin là 1 phương tiện hỗ trợ giáo viên trong quá trình giảng dạy, cải thiện việc dạy học của giáo viên: + Thay cho việc trước kia giáo viên phải viết bảng, phải chuẩn bị rất nhiều đồ dùng, bảng phụ, tranh ảnh, nam châm, nẹp treo, giá đỡ thì nay tất cả đều nằm gọn trong giáo án điện tử. Giáo viên tiết kiệm được nhiều thời gian hơn, đỡ vất vả hơn. + Kiến thức của giáo viên phong phú hơn, phương pháp giảng dạy càng thêm đổi mới khi được giao lưu, học hỏi đồng nghiệp qua mạng thông tin. Bổ sung kiến thức cho giáo viên kịp thời. + Giáo viên có thêm nhiều thời gian trao đổi, hướng dẫn học sinh tìm hiểu bài và thảo luận mở rộng kiến thức. Bài dạy có điểm nhấn vào những phần trọng tâm, quan trọng + Việc dạy học có hình ảnh minh họa sát với thực tế hơn. Liên hệ, đối chiếu, so sánh cũng dễ dàng. Trước kia, Giáo viên viết bằng phấn đôi lúc viết vội khó xem thì nay trình chiếu tiêu mục, kiến thức rõ ràng, ngắn gọn, khoa học. + Học sinh tham gia bài học hứng thú hơn. Khả năng nắm bắt kiến thức nhanh nhạy. Kết quả kiểm tra bài học: 90% học sinh hiểu bài ngay trên lớp. Trên đây là một số lợi ích của việc ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học. Tuy nhiên giáo viên vẫn cần phải học tập, bồi dưỡng thường xuyên về kiến thức bộ môn, kiến thức bài giảng để có thể làm chủ được kiến thức, tránh tình trạng lệ thuộc hoàn toàn vào máy móc theo kiểu diễn xuôi (đọc) bài giảng có sẵn. Đồng thời giáo viên cần có kiến thức về tin học để không lúng túng khi điều hành, bấm máy. Một điểm cần lưu ý nữa đó là: Khi giảng dạy, giáo viên quá chú ý đến máy móc thường quên học sinh, không quan tâm đến các đối tượng học sinh trong lớp nên học sinh rất dễ lơ là, làm việc riêng, không tập trung vào bài giảng. Trưng Vương, ngày 12 tháng 10 năm 2011 NGƯỜI SOẠN GIÁO ÁN Hà Thu Phương
Tài liệu đính kèm: