I. Mục tiêu bài học.
1. Về kiến thức:
- HS hiểu được ý nghĩa của việc tích cực tự giác trong hoạt động tập thể và xã hội.
2. Về kỹ năng:
- HS biết động viên bạn bè, anh chị em tích cực, tự giác tham gia hoạt động tập thể và hoạt động xã hội.
3. Về thái độ:
- HS có ý thức tích cực, tự giác tham gia các hoạt động tập thể và hoạt động xã hội.
II. Các kĩ năng cần được giáo dục trong bài:
- Kĩ năng đảm nhận trách nhiệm trong hoạt động tập thể và hoạt động xã hội.
- Kĩ năng tư duy phê phán, đánh giá hành vi việc làm thể hiện tích cực, tự giác và chưa tích cực, tự gíac.
III. Tiến trình dạy – học.
1. Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số: Lớp 6A1 vắng . , Lớp 6A2 vắng: ., Lớp 6A3 vắng:
2. Kiểm tra bài cũ: Thế nào là tích cực và tự giác?
3. Dạy - học bài mới:
* GV giới thiệu: Tiết học trước các em đã biết được khái niệm về lao động tự giác tích cực, vậy lao động tích cực tự giác có tác dụng như thế nào? Chúng ta cùng tìm hiểu bài học.
TUẦN 13 Ngày soạn: 09/11/2013 TIẾT 13 Ngày dạy: 14/11/2013 Bài 10 TÍCH CỰC, TỰ GIÁC TRONG HOẠT ĐỘNG TẬP THỂ VÀ TRONG HOẠT ĐỘNG XÃ HỘI (Tiết 2) I. Mục tiêu bài học. 1. Về kiến thức: - HS hiểu được ý nghĩa của việc tích cực tự giác trong hoạt động tập thể và xã hội. 2. Về kỹ năng: - HS biết động viên bạn bè, anh chị em tích cực, tự giác tham gia hoạt động tập thể và hoạt động xã hội. 3. Về thái độ: - HS có ý thức tích cực, tự giác tham gia các hoạt động tập thể và hoạt động xã hội. II. Các kĩ năng cần được giáo dục trong bài: - Kĩ năng đảm nhận trách nhiệm trong hoạt động tập thể và hoạt động xã hội. - Kĩ năng tư duy phê phán, đánh giá hành vi việc làm thể hiện tích cực, tự giác và chưa tích cực, tự gíac. III. Tiến trình dạy – học. 1. Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số: Lớp 6A1 vắng. , Lớp 6A2 vắng:., Lớp 6A3 vắng: 2. Kiểm tra bài cũ: CThế nào là tích cực và tự giác? 3. Dạy - học bài mới: * GV giới thiệu: Tiết học trước các em đã biết được khái niệm về lao động tự giác tích cực, vậy lao động tích cực tự giác có tác dụng như thế nào? Chúng ta cùng tìm hiểu bài học. * Hoạt động dạy học: Hoạt động của GV –HS Nội dung cần đạt * Thảo luận nhóm liên hệ thực tế. * GV chia nhóm cho HS thảo luận (3’) theo các câu hỏi: - N1,3: Tìm biểu hiện của việc tích cực tham gia các hoạt động tập thể và xã hội ? =>Hướng trả lời: Tích cực tham gia dọn vệ sinh nơi công cộng, tham gia văn nghệ – thể dục thể thao của trường, đi thăm thầy cô giáo cũ với các bạn trong lớp, hưởng ứng phong trào ủng hộ đồng bào thiên tai, tham gia câu lạc bộ học tập, nhận chăm sóc cây và hoa nơi công cộng, tham gia đội tuyên truyền phòng chống tệ nạn xã hội, ... - N2,4: Tìm những biểu hiện không tích cực tự giác ở lớp em? =>Hướng trả lời: - Có một số bạn không trực nhật lớp, hay bỏ giờ chào cờ và thể dục giữa giờ, không tham gia các ngày lễ lớn, trốn tránh không tham gia các hoạt động của Đoàn – Đội, không tham gia tập luyện văn nghệ và thể thao => Đại diện nhóm HS trả lời và bổ sung, GV nhận xét – chuẩn xác, tuyên dương và động viên HS =>GV tích hợp: HS cần tích cực tham gia các hoạt động tập thể và xã hội để bảo vệ môi trường và vận động các bạn cùng tham gia * Hướng dẫn HS tìm hiểu ý nghĩa. * GV cho HS đàm thoại trực tiếp theo các câu hỏi: CĐể trở thành người tích cực tự giác, em phải làm gì ? - HS: Chăm ngoan học giỏi, vâng lời ông bà cha mẹ thầy cô, tham gia nhiệt tình các hoạt động do trường lớp tổ chức... CPhân biệt hoạt động tập thể và hoạt động xã hội? - HS: Hoạt động tập thể chỉ phạm vi hẹp, còn hoạt động xã hội bao trùm cả hoạt động tập thể. CVì sao cần phải tích cực tham gia các hoạt động tập thể và xã hội ? =>HS trả lời và bổ sung, GV chuẩn xác và cho HS ghi bài * Hướng dẫn luyện tập. - Gọi 2 HS (hỏi – đáp) theo bài tập b/25. - Cho HS nêu biểu hiện của bài c và d/25. 2. Biểu hiện: - Biểu hiện của tích cực tự giác trong hoạt động tập thể, hoạt động xã hội: tham gia đầy đủ các hoạt động; hứng thú và nhiệt tình; làm tốt các nhiệm vụ được giao, không cần ai kiểm tra nhắc nhở. - Biểu hiện trái với tích cực là lười biếng: không tự giác trong việc tham gia các hoạt động tập thể, hoạt động xã hội như trốn tránh nhiệm vụ, ngại khó không tham gia, làm uể oải, cầm chừng, dựa dẫm vào người khác, phải nhắc nhở thúc dục mới làm 3. Ý nghĩa: - Mở rộng sự hiểu biết về mọi mặt và rèn luyện được những kỹ năng cần thiết của bản thân. - Góp phần xây dựng quan hệ gắn bó trong tập thể và sự hiểu biết quý mến. - Góp phần thúc đẩy xã hội tiến bộ ... III. Bài tập. *Bài a/25: - Tập thể: 2, 4, 8, 10, 12. - Xã hội: 1, 3, 5, 6, 7. - Không tích cực: 9, 11. 4. Củng cố. * GV kết luận: Tích cực và tự giác tham gia các hoạt động tập thể và xã hội sẽ giúp cho chúng ta phát triển toàn diện theo phương châm “học đi đôi với hành” và còn rèn luyện tính mạnh dạn khi đứng trước đám đông. 5. Đánh giá: GV đưa tình huống cho HS giải quyết: “Lam hát rất hay nhưng không thích tham gia văn nghệ của lớp mà Lam chỉ thích đi hát karaoke với các bạn ngoài trường, nhiều lần lớp vận động thi văn nghệ mà Lam vẫn từ chối”. Em có cách nào thuyết phục Lam không? 6. Hoạt động tiếp nối: - Học bài theo nội dung bài học. - Hoàn chỉnh các bài tập vào vở. - Chuẩn bị bài mới (Mục đích học tập của HS). 7. Rút kinh nghiệm:
Tài liệu đính kèm: