A. Mục tiêu
-Giúp HS hiểu thế nào là tự tin và ý nghĩa của tự tin trong cuộc sống, hiểu được cách rèn luyện để trở thành một người có tính tự tin.
- Hình thành ở HS tính tự tin vào bản thân và có ý thức vươn lên, kính trọng những người có tính tự tin, ghét thói a dua ba phải .
- Giúp HS nhận biết được những biểu hiện của tính tự tin ở bản thân và ở những người xung quanh; Biết thể hiện tính tự tin trong học tập , rèn luyện vào trong những công việc cụ thể cuả bản thân.
B. Chuẩn bị
GV : soạn giáo án điện tử , nghiên cứu tài liệu
HS : Học bài cũ , chuẩn bị bài mới.
Giáo án hội giảng miền Trường THCS Yên Chính Giáo viên : Bùi Thị Huệ Môn : GDCD 7 Tiết 14 - Bài 11 Tự tin Mục tiêu -Giúp HS hiểu thế nào là tự tin và ý nghĩa của tự tin trong cuộc sống, hiểu được cách rèn luyện để trở thành một người có tính tự tin. - Hình thành ở HS tính tự tin vào bản thân và có ý thức vươn lên, kính trọng những người có tính tự tin, ghét thói a dua ba phải . - Giúp HS nhận biết được những biểu hiện của tính tự tin ở bản thân và ở những người xung quanh; Biết thể hiện tính tự tin trong học tập , rèn luyện vào trong những công việc cụ thể cuả bản thân. B. Chuẩn bị GV : soạn giáo án điện tử , nghiên cứu tài liệu HS : Học bài cũ , chuẩn bị bài mới. C.Lên lớp ổn định lớp Kiểm tra bài cũ ?1: Bản thân em đã và sẽ làm gì để giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình dòng họ. ?2 : Đọc một số câu tục ngữ thể hiện việc giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình dòng họ. Bài mới Vào bài : Câu nói của Đặng Thuỳ Trâm : “ Sống ở đời phải biết khiêm tốn nhưng đồng thời phải có lòng tự tin, một ý thức tự chủ . Nêú mình làm đúng hãy cứ tự hào với mình đi , lương tâm trong sạch là liều thuốc quý nhất.” ? Qua câu nói vừa rồi em thấy Đặng Thuỳ Trâm muốn gửi tới chúng ta thông điệp gì. Đặng Thuỳ Trâm muốn khuyên chúng ta sống ở trên đời phải biết khiêm tốn nhưng đồng thời phải có lòng tự tin. Có nghĩa là phải biết đánh giá đúng bản thân mình và người khác, không tự cao tự đại nhưng cũng không tự ti rụt rè , ba phải và phải có lòng tin, một ý thức tự chủ vào chính bản thân mình. Vậy tự tin là gì, tự tin có tác dụng gì đối với cuộc sống con người và con người cần phải rèn luyện như thế nào để có tính tự tin. Cô và các em sẽ cùng đi tìm lời giải đáp qua bài học hôm nay. Hoạt động của thầy và trò Nội dung ? Nêu những hiểu biết của em về nước Xin-ga-po. -Xin- ga-po một con rồng của châu á, một nước giàu có và có nền giáo dục tiên tiến hiện đại ? Em hiểu du học nghĩa là gì. -Sang nước ngoài để học tập và nghiên cứu. ?Em có ước mơ đó không. ? Theo em để sang du học được ở Xin-ga-po cần có những điều kiện gì. - Học thật giỏi Học bổng toàn phần ( Nhà nước tài trợ.) - Nhà có điều kiện thật khá giả . GV: Như vậy để đi du học được có hai con đường Học thật giỏi ( Nhà nước tài trợ ) Nhà có điều kiện thật khá giả . Vậy chúng ta thử xem bạn Trịnh Hải Hà đi du học Xin-ga-po bằng con đường nào. Cô và các em cùng đi tìm hiểu truyện đọc. + Gọi HS đọc truyện (SGK) ? Giới thiệu về hoàn cảnh gia đình bạn Hà -Hoàn cảnh : + Bố là bộ đội , mẹ là công nhân đã nghỉ hưu + Lương thấp + Nuôi hai con ăn học ? Em thấy hoàn cảnh gia đình bạn Hà thế nào -Khó khăn ? Với hoàn cảnh đó thì bạn Hà học tập trong điều kiện nào. -Điều kiện: + Học ở căn gác xép. + Giá sách khiêm tốn + Máy cát xét cũ. ? Em có nhận xét gì về điều kiện học tập của bạn Hà. -Thiếu thốn. GV: Hà sinh ra trong gia đình có hoàn cảnh khó khăn, điều kiện học tập thiếu thốn. Nên Hà không thể đi du học bằng con đường nhà có điều kiện kinh tế khá giả. Xin-ga-po là một nước lại sử dụng ngôn ngữ giao tiếp là tiếng anh. Một người để học giỏi tiếng anh cần phải có bốn kỹ năng đều tốt là Nghe Nói Đọc Viết ? Để có bốn kỹ năng trên tốt em đã học tiếng anh như thế nào. ? Bạn Hà học tiếng Anh với phương pháp như thế nào -Tự học -Học trong SGK, sách nâng cao, ti vi - Cùng anh trai luyện nói với người nước ngoài Truyện đọc Trịnh Hải Hà và chuyến du học Xin-ga-po. ? Nhận xét gì về phương pháp học tập của Hà Sáng tạo khoa học. ? Với phương pháp học đó Hải Hà đã đạt được kết quả gì Hà học tiếng anh rất “siêu” và được đi du học nước ngoài. ? Qua câu chuyện em có nhận xét gì về bạn Hải Hà(Thảo luận: 2 phút) GV: Kết luận Ham học Biết vượt qua hoàn cảnh khó khăn. Chủ động trong học tập không cần ai nhắc nhở. Dám nghĩ dám làm. Không hoang mang dao động Hành động một cách cương quyết. GV: Phóng viên khi phỏng vấn Hà đã đưa ra lời nhận xét: “Hà nói chuyện thoải mái, tự tin và chững chạc ” ? Theo em lời nhận xét của phóng viên về bạn Hà có đúng không. ? Bạn Hải Hà có tự tin không. ? Qua đây em hiểu bạn Hà tự tin là như thế nào. ? Biểu hiện của sự tự tin ở bạn Hải Hà. GV: Đó chính là nội dung mục a (SGK) phần II NDBH. + Gọi HS đọc mục a (SGK) phần II. NDBH GV: Hải Hà: Sinh ra trong gia đình có hoàn cảnh khó khăn và điều kiện học tập thiếu thốn. Nhưng nhờ có lòng tự tin Hà đã đạt được kết quả to lớn(Xuất học bổng toàn phần được Nhà nước tài trợ). ? Theo em tự tin sẽ có tác dụng gì trong cuộc sống con người. ? Kể một câu chuyện của bản thân em nhờ có lòng tự tin mà đạt được kết quả cao. ?Ngoài câu chuyện của bản thân em, em còn biết tấm gương nào khác cũng nhờ có lòng tự tin mà vượt lên trên hoàn cảnh khắc nghiệt của bản thân làm nên sự nghiệp lớn(Ngay ở tỉnh Nam Định ta) Nguyễn Ngọc Ký ? Trái với người có lòng tự tin sẽ là người như thế nào Thiếu tự tin (hay còn gọi là tự ti) ? Người tự ti sẽ có biểu hiện gì. E ngại rụt rè, luôn cảm thấy mình xấu hoặc nhỏ bé, yếu đuối. ? Em hãy chia sẻ với cô và các bạn một câu chuyện của bản thân một lần do thiếu tự tin của bản thân mà đạt kết quả chưa cao. ? Không có lòng tự tin sẽ có tác hại như thế nào. Thấy mình nhỏ bé yếu đuối và không bao giờ dám thể hiện. GV: Cô biết trong lớp mình có bạn có giọng hát rất hay, có bạn có giọng kể chuyện rất hấp dẫn nhưng do thiếu tự tin nên không bao giờ dám thể hiện trước đám đông. Vì vậy mà đợt thi văn nghệ chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam 20-11 vừa qua hoạt động của lớp mình chưa thật sôi nổi. Như vậy tự tin rất cần thiết đối với sự thành đạt của một con người. Bản thân các em cũng rất cần có lòng tự tin. Để có được tính tự tin học sinh phải rèn luyện như thế nào. Chúng ta cùng sang phần 3. ? Bạn Hải Hà đã rèn luyện tính tự tin bằng cách nào. Chủ động học tập. Tự giác không cần ai nhắc nhở. ? Bản thân mình em đã rèn luyện tính tự tin ra sao. Tham gia vào các hoạt động tập thể(Ví dụ) GV: Các em cần khắc phục được tính rụt rè dựa dẫm ba phải cũng chính là rèn luyện được tính tự tin rồi đấy. Ngoài tự tin ra chúng ta còn phải biết đến tự lực và tự lập nữa. Tự lực: là tự làm lấy và tự giải quyết lấy các công việc của mình bằng chính sức lực của bản thân. Tự lập: Là tự xây dựng cuộc sống của chính mình không dựa dẫm vào người khác. ? Từ đây em hãy nêu mối quan hệ giữa tự tin, tự lực và tự lập. Tự lực, tự tin, tự lập có mối quan hệ tương trợ lẫn nhau. Nếu có tự tin thì sẽ có tự lực và tự lập. ?Kể một số tấm gương trong lịch sử nhờ có lòng tự tin, tự lực và tự lập đã làm nên sự nghiệp lớn. GV đưa ra câu chuyện về Hồ Chí Minh. “Hai bàn tay” (Vũ Kì) ? Câu nói “Đây, tiền đây!- Anh Ba vừa nói vừa giơ hai bàn tay” nói lên điều gì. Vừa thể hiện sự tự tin (Tin tưởng vào khả năng lao động của đôi bàn tay) vừa nói lên sự tự lực và tự lập của Bác để tìm ra con đường cứu nước cứu dân. GV : Không chỉ có Hồ Chi Minh mà cả dân tộc Việt Nam-Một dân tộc nhỏ bé nghèo nàn nhờ có lòng tự tin, lòng dũng cảm và giầu đức hi sinh đã giúp đất nước Việt Nam nhỏ bé đánh thắng hai đế quốc sừng sỏ trên thế giới là Pháp và Mỹ. + Đọc lại phần NDBH (SGK). + Đọc hai câu tục ngữ (SGK). ? Em hiểu gì về nội dung các câu tục ngữ ấy. - 1.Nghĩa đen: Chớ thấy sóng cả mà buông xuôi mặc kệ không chèo tay lái. - Nghĩa bóng: Khuyên con người phải có lòng tự tin. Trước khó khăn thử thách không được nản lòng chùn bước. - 2. Câu này ý nói nhờ có lòng tự tin có nghị lực và quyết tâm (Cứng ) thì con người mới có khẳ năng dám đương đầu với khó khăn thử thách (Đứng đầu gió). ?Em đồng ý với ý kiến nào sau đây. Em đồng ý với các ý kiến (1), (4), (5), (3),(6), (8) vì + ý kiến (1), (4), (5) là ý kiến nói đúng về tính tự tin. + ý kiến (3), (6), (8) là ý kiến nói đúng về tính tự ti. Em không đồng ý với những ý kiến (2), (7), (9) vì nó không phải là ý kiến nói đúng về tự tin. ? Theo em không phải là ý kiến nói đúng về tự tin và tự ti thì nó nói về đức tính nào của con người trong cuộc sống. Tự cao tự đại. ? Em hiểu tự cao tự đại như thế nào. - Tự đánh giá cao bản thân mình mà không cần để ý đến những người xung quanh và ý kiến của họ. ? Em hãy quan sát hình ảnh và gợi ý sau để tìm ra câu ca dao tục ngữ nói về tính tự tin. * Gợi ý: - Khuyên con người ta phải có lòng tự tin trước khó khăn, thử thách không nản lòng chùn bước. - Nhờ có lòng tự tin, có nghị lực và quyết tâm thì con người mới có khả năng và dám đương đầu với khó khăn thử thách. + Chớ thấy sóng cả mà ngã tay chèo. + Có cứng mới đứng đầu gió. ?Em hãy nhận xét về hành vi của Hân trong tình huống trên. Hành vi của Hân là thiếu tự tin (Tự ti). II. Nội dung bài học. 1. Khái niệm tự tin. - Tự tin là tin tưởng vào khả năng của bản thân. 2. Tác dụng của tự tin. 3. Rèn luyện tính tự tin. III. Bài tập. 1.Bài tập b (SGK trang 34) 2. Bài tập bổ trợ. 3.Bài tập d (SGK trang 35) D. Củng cố. - Quay lại câu nói của Đặng Thùy Trâm để khẳng định lại tự tin là liều thuốc quý. E. Dặn dò. - Làm bài tập a, c, d (SGK trang 34, 35) - Học thuộc phần NDBH. - Chuẩn bị trước bài 12. Yên Chính, ngày 25 tháng 11 năm 2009 Người soạn Bùi Thị Huệ
Tài liệu đính kèm: