I. Mục tiêu.
1. Kiến thức : hs phân biệt được ba mức độ đậm nhạt và biết phân mảng theo cấu trúc của cái ấm tích và cái bát
2. Kĩ năng : hs vẽ đậm nhạt thể hiện trên mẫu với ba mức độ cơ bản (sáng-trung gian-đậm)
3. Thái độ : hs yêu thích vẽ theo mẫu
II. Chuẩn bị của gv và hs
1. Tài liệu tham khảo
2. Đồ dùng học tập
- Giáo viên
+ Bài vẽ của hs năm trước.
+ Gợi ý các bước tiến hành vẽ đậm nhạt theo mẫu cái ấm tích và cái bát
+ Mẫu vẽ : Cái ấm tích và cái bát
- Học sinh
+ Giấy vẽ, bút chì, giấy A4.
3. Phương pháp dạy học
Phương pháp trực quan, vấn đáp, luyện tập.
4. Kĩ thuật dạy học
Kĩ thuật động não
Ngày soạn: 10/11 Ngày giảng: 7A.. 7B Tiết 14 - bài 24 : Vẽ theo mẫu. cái ấm tích và cái bát (Vẽ đậm nhạt) I. Mục tiêu. 1. Kiến thức : hs phân biệt được ba mức độ đậm nhạt và biết phân mảng theo cấu trúc của cái ấm tích và cái bát 2. Kĩ năng : hs vẽ đậm nhạt thể hiện trên mẫu với ba mức độ cơ bản (sáng-trung gian-đậm) 3. Thái độ : hs yêu thích vẽ theo mẫu II. Chuẩn bị của gv và hs 1. Tài liệu tham khảo 2. Đồ dùng học tập - giáo viên + Bài vẽ của hs năm trước. + Gợi ý các bước tiến hành vẽ đậm nhạt theo mẫu cái ấm tích và cái bát + Mẫu vẽ : cái ấm tích và cái bát - Học sinh + Giấy vẽ, bút chì, giấy a4. 3. Phương pháp dạy học Phương pháp trực quan, vấn đáp, luyện tập. 4. Kĩ thuật dạy học Kĩ thuật động não III.Các hoạt động dạy học 1. ổn định tổ chức. (1) 2. Kiểm tra (3) ? Cách vẽ hình bài vẽ theo mẫu cái ấm tích và cái bát ? TL: gồm 3 bước: Bước 1: Vẽ khung hình Bước 2: Xác định vị trí tỉ lệ các bộ phận, vẽ phác hình Bước 3: Vẽ hình chi tiết, hoàn thiện hình 3. Bài mới * Giới thiệu bài(1’): Gv giới thiệu bài trực tiếp Hoạt động của gv và hs Nội dung và minh họa *Hoạt động 1: hướng dẫn hs tự hình thành kiến thức(15’) I. HD quan sát, nhận xét (7’) + GV yêu cầu hs lên bảng bày lại mẫu như giờ trước. + HS bày mẫu, hs khác nhận xét. + GV nhận xét và sửa lại mẫu, yêu cầu hs quan sát. H: hướng ánh sáng chính chiếu vào mẫu từ phía nào ? H: Độ đậm nhạt chính cần diễn tả gồm những độ nào ? H: Mẫu được làm bằng chất liệu gì ? với chất liệu đó có ảnh hưởng đến độ đạm nhạt của mẫu như thế nào? + HS trả lời + GV nhận xét, uấn nắn + GV treo bài vẽ của hs năm trước, yêu cầu hs quan sát, nhận xét. H: Em hãy nhận xét về bố cục, hình vẽ, đường nét, độ đậm nhạt của những bài vẽ trên ? + HS trả lời... - GVKL: khi vẽ cần chú ý đặc điểm, cấu tạo, độ đậm nhạt của mẫu và bố cục bài vẽ cho cân đối. II. Hướng dẫn hs cách vẽ.(8’) + GV yêu cầu hs đọc nhanh thông tin trong SGK và nhớ lại kiến thức đã học, thảo luận nhóm 4 trả lời. H : nêu các bước tiến hành vẽ đậm nhạt mẫu cái ấm tích và cái bát ? + HS thảo luận trả lời. + GV treo trực quan, giới thiệu các bước vẽ đậm nhạt + HS nghe và ghi chép. + GV cất trực quan, hỏi HS H: Em hãy nhắc lại các bước tiến hành bài vẽ đậm nhạt mẫu cái ấm tích và cái bát ? + HS trả lời... + GV nhận xét, kl: Phải thường xuyên nhìn mẫu đối chiếu với hình vẽ để bài vẽ cho sát mẫu. *Hoat động 2: Hướng dẫn hs thực hành.(20’) + GV nêu yêu cầu + GV bao quát chung nhắc nhở hs làm bài và gợi ý cách làm cụ thể cho những em còn lúng túng. + GV lưu ý hs nhìn mẫu để vẽ. I. Quan sát ,nhận xét. - Hướng ánh sáng chính: - Độ đậm nhạt chính: sáng- trung gian - đậm - Chất liệu: sành sứ II. Cách vẽ đậm nhạt. + Bước 1: Phác mảng đậm nhạt (theo cấu trúc của mẫu) + Bước 2 : Vẽ đậm nhạt III.Thực hành - Em hãy quan sát chỉnh sửa lại hình và vẽ đậm nhạt bằng chì mẫu cái ấm tích và cái bát. 4. Củng cố đánh giá kết quả học tập của hs.(4’) - GV thu một số bài vẽ của hs treo lên bảng, gợi ý hs nhận xét về: + bố cục + hình vẽ + đường nét. + Độ đậm nhạt - HS nhận xét và tự xếp loại theo ý mình, gv nhận xét chung, thu bài và kết luận cho điểm một số bài. 5. Bài tập về nhà (1’) - Chuẩn bị bài sau: đọc trước bài 13 : Chữ trang trí - chuẩn bị bút chì, màu vẽ, vở vẽ
Tài liệu đính kèm: