Tiết 15, Bài 18 - Vẽ trang trí - Trang trí hình vuông - Vũ Thị Phương Thảo

1. MỤC TIÊU BÀI HỌC:

1.1 Kiến thức:

- HS hiểu được cách vận dụng bố cục vào trang trí hình vuông.

- Biết cách khai thác, chọn lọc họa tiết, đường nét vào việc trang trí.

1.2 Kĩ năng:

- HS làm được bài trang trí hình vuông có bố cục tương đối chặt chẽ.

1.3 Thái độ:

- HS biết sử dụng các học tiết dân tộc vào trang trí hình vuông.

2. TRỌNG TÂM

- HS biết cách sử dụng bố cục và các họa tiết dân tộc vào trang trí hình vuông

3. CHUẨN BỊ:

3.1 Giáo viên:

 _ Một số bài trang trí hình vuông.

 _ Bài HS năm trước.

3.2 Học sinh:

 _ Bài sưu tầm được.

 _ Dụng cụ học tập.

 

doc 5 trang Người đăng giaoan Lượt xem 3355Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Tiết 15, Bài 18 - Vẽ trang trí - Trang trí hình vuông - Vũ Thị Phương Thảo", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài: 18 _ Tiết: 15
Tuần: 15	
BÀI 18 – VẼ TRANG TRÍ
TRANG TRÍ HÌNH VUÔNG
š{›
MỤC TIÊU BÀI HỌC:
Kiến thức:
HS hiểu được cách vận dụng bố cục vào trang trí hình vuông.
Biết cách khai thác, chọn lọc họa tiết, đường nét vào việc trang trí.
Kĩ năng:
HS làm được bài trang trí hình vuông có bố cục tương đối chặt chẽ.
Thái độ:
HS biết sử dụng các học tiết dân tộc vào trang trí hình vuông.
TRỌNG TÂM
HS biết cách sử dụng bố cục và các họa tiết dân tộc vào trang trí hình vuông
CHUẨN BỊ:
Giáo viên:
	_ Một số bài trang trí hình vuông.
	_ Bài HS năm trước.
Học sinh:
	_ Bài sưu tầm được.
	_ Dụng cụ học tập.
TIẾN TRÌNH DẠY - HỌC:
Ổn định tổ chức:
GV kiểm tra sĩ số
Kiểm tra miệng:
GV nêu câu hỏi kiểm tra bài cũ
Em hãy phân tích tác phẩm điêu khắc tượng A – di - đà! ( 8đ )
Các tác phẩm điêu khắc thường gắn với loại hình nghệ thuật nào? ( 2đ )
Đáp án:
Phân tích tượng A – di – đà ( 8đ )
Tượng A – di – đà ( chùa Phật Tích, Bắc Ninh )
Chất liệu: Đá nguyên khối màu xanh xám
Tượng được chia thành hai phần
Tượng: 
Tượng trong tư thế ngồi thiền, uy nghiêm, trang trọng
Khuôn mặt và hình dáng biểu hiện vẻ dịu dàng, đôn hậu của đức phật
Các nếp gấp áo sinh động làm cho tượng tránh được sự tĩnh lặng của nhà Phật.
Bệ: Gồm 2 tầng
Tòa sen hình tròn, trạm trổ rồng
Đế hình bát giác, trạm trổ nhiều họa tiết trang trí tinh tế
Tượng A – di – đà là tác phẩm điêu khắc đặc sắc
Các tác phẩm điêu khắc thường gắn với loại hình nghệ thuật kiến trúc
Bài mới:
Hoạt động của giáo viên và học sinh:
Nội dung bài học:
a/ Hoạt động 1: vào bài: Việc sắp xếp các đồ vật trong gia đình một cách ngăn nắp, khoa học sẽ làm cho nhà của chúng ta thêm đẹp, thêm xinh. Trong môn mỹ thuật cũng thế, sắp xếp các hình ảnh hợp lý cũng giúp bài vẽ của chúng ta thêm đẹp hơn. Vì thế ở tiết 10 chúng ta đã tìm hiểu các cách sắp xếp bố cục trong trang trí và vận dụng vào trang trí đường diềm ở tiết 11. Hôm nay, chúng ta sẽ một lần nữa vận dụng các bố cục đã học vào trang trí hình vuông
b/ Hoạt động 2:Hướng dẫn HS quan sát và nhận xét:
_ GV cho HS quan sát một số hình trang trí hình vuông ( viên gạch hoa, cái khay, và một số bài trang trí hình vuông cơ bản) và đặt câu hỏi để HS quan sát, suy nghĩ và thấy được sự giống nhau, khác nhau của các cách trang trí:
Các hình vuông sử dụng các kiểu trang trí nào?
Trang trí đối xứng và trang trí mảng hình không đều
Các họa tiết được sử dụng trong trang trí hình vuông thường là gì?
Hoa, lá, chim, thú
Màu sắc trong trang trí hình vuông ra sao?
Nổi bậc hoặc hài hòa
Hình ảnh trọng tâm được đặt ở đâu? Có đặc điểm gì về hình vẽ và màu sắc
Ở giữa, rõ về hình vẽ và màu sắc
Các hình giống nhau được vẽ như thế nào?
Giống nhau và bằng nhau
Các hình giống nhau được tô mà như thế nào?
Giống nhau
_ HS trả lời.
_ Kết luận: Trang trí hình vuông cơ bản cần các trục đối xứng để ta vẽ họa tiết cho đều.
GV chuyển ý: Để hiểu rõ hơn về cách trang trí hình vuông cơ bản chúng ta bước vào phần II
c/ Hoạt động 3: Hướng dẫn HS cách trang trí:
GV minh họa bảng các bước, HS quan sát.
Tìm bố cục:
Kẻ trục đối xứng, ngang, dọc, xiên,
Dựa vào đường trục để vẽ các mảng chính phụ cho cân đối. Có thể tìm các mảng hình khác nhau.
Vẽ họa tết vào các mảng hình cho phù hợp với hình dáng của chúng.
Hoàn chỉnh họa tiết và vẽ màu.
Tìm màu họa tiết và nền cho phù hợp. Chú ý các sắc độ chính: đậm, vừa và nhạt. 
Màu sắc hài hòa, rõ trọng tâm.
Có thể tìm đậm nhạt bằng chì đen, nhưng tránh bài quá đậm vì như thế bài sẽ nặng nề, hoặc quá nhạt không rõ trọng tâm, dùng nhiều màu tương phản bài sẽ vị khô cứng.
GV lưu ý HS:
Màu nền đậm thì màu họa tiết sáng; màu nền sáng thì màu họa tiết đậm
Xen kẽ màu trung gian giữa hai màu tương phản, màu bổ túc đặt cạnh nhau
d/ Hoạt động 4: Hướng dẫn HS làm bài:
GV yêu cầu HS vẽ trang trí hình vuông có cạnh 14 x 14 cm.
GV theo dõi, góp ý cho HS 
Tìm bố cục
Tìm họa tiết
Tìm màu
 ( GV gợi ý HS dùng họa tiết dân tộc ).
Quan sát và nhận xét:
Cách trang trí:
Tìm bố cục.
Phác các mảng hình.
Vẽ họa tiết vào các mảng.
Vẽ màu.
Thực hành:
Vẽ trang trí: Em hãy trang trí một hình vuông có cạnh là 14 x 14 cm.
Củng cố và luyện tập:
GV thu và treo bài, yêu cầu HS nhận xét.
Bố cục
Hình vẽ
Màu sắc
HS nhận xét
GV nhận xét bổ sung
GV nêu hướng khắc phục cái chưa đẹp và phát huy cái đẹp.
GV đánh giá và xếp loại tiết học.
Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà:
	_ Hoàn thành bài vẽ (đối với những HS chưa hoàn thành).
	_ Chuẩn bị thi HKI: “Vẽ tranh – đề tài tự do”.
Xem lại các phân môn đã học ( vẽ tranh, vẽ trang trí, vẽ theo mẫu).
Xem lại các nội dung đã học trong các phân môn đã học ( VD: Vẽ tranh – đề tài học tập, đề tài quê hương; vẽ trang trí: - trang trí hình vuông, trang trí hình đường diềm )
RÚT KINH NGHIỆM:
	Nội dung: 	
	Phương pháp: 	
	Sử dụng ĐDDH:	

Tài liệu đính kèm:

  • docBài 18. Vẽ trang trí - Trang trí hình vuông - Vũ Thị Phương Thảo - Trường THCS Thạnh Đông.doc