Tiết 16, Bài 18: Vật liệu cơ khí - Hoàng Cường

Hoạt động 2 (15 phút)

TÌM HIỂU TÍNH CHẤT CƠ BẢN CỦA VẬT LIỆU CƠ KHÍ

 Nêu nên 4 tính chất cơ bản của vật liệu cơ khí:

+ Tính chất vật lý: Nhiệt độ nóng chảy, dẫn điện, dẫn nhiệt.

+ Tính chất hoá học: Tính chịu axít, chống ăn mòn.

+ Tính chất cơ học: Tính cứng, bền, dẻo.

+ Tính chất công nghệ: Khả năng gia công của vật liệu, tính đúc, tính hàn, rèn.Từ đó cho học sinh kể một số tính chất công nghệ và tính chất cơ học của các kim loai thường dùng?

Kết luận: Mỗi loại vật liệu có thể sử dụng để làm ra những sản phẩm khác nhau và bằng các phương pháp khác nhau. Dựa vào tính công nghệ của vật liệu, từ đó lựa chọn phương pháp gia công hợp lý và hiệu quả.

 

doc 24 trang Người đăng giaoan Lượt xem 2023Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Tiết 16, Bài 18: Vật liệu cơ khí - Hoàng Cường", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
áo cáo thực hành.
3. Tổng kết và đánh giá bài thực hành (7 phút)
- Hướng dẫn H/s tự đánh giá bài thực hành của mình dựa theo mục tiêu bài học.
- Tự đánh giá bài thực hành.
- Yêu cầu H/s nộp báo cáo thực hành. Nêu những vấn đề để H/s trao đổi về nội dung và kết quả nhận được so với bài học lý thuyết. 
- Thu dọn dụng cụ, vệ sinh chỗ làm việc.
- Nhắc nhở công việc về nhà.
- Đọc trớc bài 20 SGK, và sưu tầm những dụng cụ như bài thực hành.
JJJJJJJJJJJJJJJJJJJJ
Tuần 9 - Tiết 18
Ngày soạn: 14/10/2008
Ngày dạy: /10/2008
Bài 20 Dụng cụ cơ khí
I. Mục tiêu bài học
- Biết được hình dáng cấu tạo và vật liệu chế tạo các dụng cầm tay đơn giản được sử dụng trong ngành cơ khí.
- Biết được các công dụng và cách sử dụng các loại dụng cụ cơ khí phổ biến.
- Có ý thức bảo quản, giữ gìn dụng cụ và đảm bảo an toàn khi sử dụng.
II. Chuẩn bị bài dạy 
- Tranh về các dụng cụ cơ khí.
- Một số dụng cụ như thước lá, thước cặp, dũa, dục cưa
III. Hoạt động dạy học
Hoạt động của giáo viên
Học sinh
1. Giới thiệu bài học (3 phút)
- Để tạo ra một sản phẩm cơ khí chúng ta cần có vật liệu và dụng cụ để gia công. Các dụng cụ cầm tay đơn giản trong ngành cơ khí gồm: dụng cụ đo, kiểm tra tháo lắp và kẹp chặt, dụng cụ gia công. Để hiểu rõ chúng ta cùng nghiên cứu bài học “Dụng cụ cơ khí”
2. Bài mới
Hoạt động 1
Tìm hiểu một số dụng cụ đo và kiểm tra.
- Cho học sinh quan sát các hình vẽ 20.1, 20.2, 20.3 SGK.
Hỏi: Em hãy mô tả hình dạng, tên gọi và công dụng của dụng cụ rên hình vẽ?
- Kết luận: Các dụng cụ đều được chế tạo bằng thép hợp kim không rỉ (inox) tên gọi của dụng cụ nói nên công dụng của chúng và tính chất của chúng. 
Hoạt động 2
Tìm hiểu dụng cụ tháo lắp và kẹp chặt.
 - Cho học sinh quan sát H20.4 SGK.
Hỏi: Nêu tên gọi, công dụng của các dụng cụ trên hình vẽ? Mô tả hình dạng và cấu tạo của các dụng cụ đó?
- Kết luận: Khi dùng mỏ lết hoặc êtô ta sẽ sử dụng sao cho má động tiến vào kẹp chặt vào vật. Đều làm bằng thép được tôi cứng.
Hoạt động 3 Tìm hiểu các loại gia công
- Cho học sinh quan sát H20.5 SGK
 Hỏi: Hãy nêu tên gọi, công dụng của từng dụng cụ trên hình vẽ? Mô tả hình dạng và cấu tạo của các dụng cụ đó? 
3. Tổng kết bài học.
- Yêu cầu học sinh trả lời: Ngoài các dụng cụ đo, tháo lắp và dụng cụ gia công mà các em đã học em còn biết những dụng cụ nào khác?
- Tổng kết bằng ghi nhớ SGK.
- Nhắc nhở công việc về nhà.
- Chú ý lắng nghe, ghi nội dung bài mới.
- Trả lời câu hỏi: 
+ Thước lá: Dày 0,9-1,5m rộng 10-25m, dài 150-1000mm có vạch cách nhau 1mm dùng để đo chiều dài.
+ Thước cặp: Ngoài thân thước còn có má tĩnh và má động dùng để đo đường kính trong và đường kính ngoài cùng chiều sâu lỗ.
+ Thước đo góc: Êke, thước đo vạn năng và êke vuông dùng để đo và kiểm tra các góc vuông.
+ Cờ lê, mỏ lết dùng tháo lắp các bu lông đai ốc ...
+ Tua vít vặn các vít có sẻ rãnh. Kìm, êtô dùng để kẹp chặt bằng tay.
 + Búa có cán bằng gỗ đầu búa bằng thépdùng để đập tạo lực.
+ Cưa dùng để cắt các vật gia công là bằng sát thép
+ Đục dùng để chặt các vật gia công làm bằng sắt.
+ Dũa dùng tạo độ nhẵn bóng bề mặt hoặc làm tù, làm bằng thép..
- Trả lời theo yêu cầu của giáo viên, tìm hiểu những dụng cụ khác.
- Trả lời câu hỏi SGK.
- Đọc trước bài 21SGK.
Tuần 10 - Tiết 19
Ngày soạn: 20/10/2008
Ngày dạy : /10/2008
Bài 21 + Bài 22 
 Cưa, đục, dũa, khoan kim loại
I. Mục tiêu Bài Học
Hiểu được ứng dụng của các phương pháp cắt kim loại bằng cưa tay và đục.
Biết được các thao tác cơ bản về cưa, đục, dũa khoan kim loại.
Biết được các quy tắc an toàn lao động trong quá trình gia công.
II. Chuẩn bị bài giảng
Tranh giáo khoa: 21.1á21.6.
Cưa và đục, êtô bàn, phế liệu thép.
Đọc sách và tài liệu tham khảo.
Tranh hình 22.1á22.5(SGK).
Một số loại dũa, mũi khoan, bàn khoan, một mẫu phôi liệu, khoá vặn bàn khoan.
III. Quá trình dạy – học
1. Giới thiệu bài
Sau khi cưa và đục bề mặt của chi tiết chưa được nhẵn và còn có những lượng dư lớn. Muốn tạo ra chi tiết có hình dáng, kích thước chính xác độ bóng bề mặt cao cũng như có được các lỗ trên vật người ta thường dùng dũa – khoan. Đây là hai phương pháp không thể thiếu trong cơ khí.
Muốn hiểu được một số phương pháp gia công cơ khí trong khi gia công cơ khí đó chúng ta cùng nghiên cứu Bài 21 và Bài 22
2. Bài mới
Hoạt động 1
Tìm hiểu về kỹ thuật cắt kim loại bằng cưa tay
- Nêu các bước chuẩn bị:
+ Lắp lưỡi cưa + Lấy dấu trên vật cần cưa
+ Chọn ê tô theo tầm vóc người
+ Gá kẹp vật lên êtô + Tư thế đứng
+ Cách cầm cưa + Phôi liệu phải được kẹp chặt
- Thao tác chậm, giải thích cách điều chỉnh độ căng, độ phẳng của lưỡi cưa bằng cách vặn vít điều chỉnh.
 Hoạt động 2
Tìm hiểu về kỹ thuật dũa kim loại
- Cho h/s quan sát các loại dũa suy ra cấu tạo và công dụng của từng loại.
- Nhấn mạnh: Dũa để làm phẳng và bóng bề mặt, nhất là các bề mặt hẹp, các lỗ hình phức tạp không thể thực hiện được trên máy phay, máy bào, máy mài.
- Hướng dẫn h/s cách chọn dũa (vật liệu mềm dùng dũa thô, vật liệu cứng dùng dũa mịn).
- Cho h/s quan sát H22.2SGK và làm mẫu thao tác dũa.
Hỏi: Vì sao và làm thế nào để giữ cho dũa luôn thăng bằng.
 : Nêu những yêu cầu khi dũa.
- Lắng nghe, ghi vở nội dung bài học
- Nghe quan sát để làm theo.
- Nêu cấu tạo và công dụng của dũa.
- Trả lời theo yêu cầu
3. Tổng kết bài học
- Cho h/s biểu diễn lại cách cầm cưa, dũa
- Nhắc nhở công việc về nhà
- Làm theo yêu cầu 
Tuần 10 - Tiết 20
Ngày soạn : 20/10/2008
Ngày dạy : /10/2008
Bài 23 Thực Hành 
Đo Và Vạch Dấu
I. Mục tiêu bài học
Biết sử dụng dụng cụ đo và kiểm tra kích trước.
Sử dụng được thước, mũi vạch thẳng phôi.
Rèn luyện tác phong làm việc theo quy trình.
II. Chuẩn bị bài giảng
Các loại thước(lá, cặp, êke900).
Các vật mẫu để đo(khối trục tròn, khối hình hộp).
Miến tôn, búa tay, mũi vạch, mũi chấm dấu.
III. Quá trình dạy – học
1, Giới thiệu bài
 	Đo và vạch dấu là các bước không thể thiếu được khi gia công. Nếu đo và vạch dấu sai sản phẩm gia công sẽ không đạt yêu cầu, gây lãng phí công và nguyên liệu. Để nắm vững hơn cách sử dụng các dụng cụ đó chúng ta cùng làm bài thực hành:
Đo và vạch dấu.
2, Bài mới	
Hoạt động 1: Hướng dẫn ban đầu
a, Tìm hiểu cách sử dụng thước cặp
- Cho học sinh nhận biết các bộ phận chính của thước (cán, mỏ khung động, vít kẹp, du xích, thang chia)
- Điều chỉnh vít kẹp để di chuyển các mỏ động
- Kiểm tra vị trí ”0”
- Thao tác mẫu đo
- Nêu cách đọc trị số đo
- Gọi học sinh đo thử.
b, Tìm hiểu vạch dấu trên mặt phẳng
- Hướng dẫn lý thuyết (Dụng cụ vạch dấu bao gồm bàn, mũi, vạch, dấu)
- Giới thiệu cấu tạo và cách sử dụng từng loại dụng cụ.
- Biểu diễn thao tác mẫu vạch dấu
c, Phân chia nhóm vào vị trí làm việc 
- Nhắc nhở về an toàn lao động
Hoạt động 2: Tổ chức cho học sinh thực hành
- Cho học sinh về vị trí làm việc 
- Yêu cầu mỗi nhóm học sinh với các nội dung
 + Đo kích thước khối hình hộp 
 + Vạch dấu	
Theo dõi, kiểm tra, uốn nắn những sai xót của học sinh, duy trì kỷ luật lớp.
- Quan sát
- Lắng nghe
- Nhận nhiệm vụ đo và vạch dấu, ghi kết quả vào báo cáo thực hành.
- Hoàn thành tại lớp nộp để giáo viên đánh giá
3, Tổng kết bài
- Yêu cầu học sinh nộp lại những sản phẩm báo cáo của nhóm.
- Nhận xét về sự chuẩn bị của học sinh quá trình thực hành
- Nhắc nhở công việc về nhà	
- Đọc trước bài 24 (SGK) và chuẩn bị các chi tiết máy
Tuần 11 - Tiết 21 - Tiết 22
Ngày soạn : 26/10/2008
Ngày dạy : /10/2008
Bài 24 + Bài 25 + Bài 26 
KHáI NIệM Về CHI TIếT MáY Và LắP GHéP
Mối ghép cố định, không tháo được và tháo được
I. Mục tiêu bài học
Hiểu được khái niệm và phân loại chi tiết máy, phân loại mối ghép cố định. 
Biết được các kiểu lắp ghép của các chi tiết máy, công dụng của từng kiểu lắp ghép. 
Biết được cấu tạo, đặc điểm và ứng dụng của một số mối ghép không tháo được, tháo được thường gặp.
II. Chuẩn bị bài giảng
Đọc (SGK) cùng tài liệu tham khảo. 
Tranh vẽ: ròng rọc, các chi tiết máy. 
Bulông, đai ốc, vòng đệm, bánh răng, lo xo, bộ ròng rọc, mảnh vỡ cụm trục trước xe đạp.
Tranh vẽ, mẫu vật các mối ghép bằng hàn, đinh tán.
III. Tiến trình dạy - học 
1, Giới thiệu bài
- Máy hay sảm phẩm cơ khí thường đựơc tạo nhiều chi tiết lắp ghét với nhau .Khi hoạt động thường hỏng ở những chỗ lắp ghép. Vì vậy để hiểu được các kiểu lắp ghép chi tiết máy nhằm kéo dài thời gian sử dụng của máy và chi tiết chuẩn bị, chúng ta cùng nghiên cứu bài Khái niệm về chi tiết máy và lắp ghép. 
2, Bài mới
 Hoạt động 1: Tìm hiểu chi tiết máy 
Nêu những thí dụ thực tế về các máy đơn giản hay các bộ phận máy, thiết bị 
Cho học sinh quan sát hình 24(SGK)
Đưa ra câu hỏi: Cụm trước xe đạp được cấu tạo từ mấy phần tử? Nêu công dụng từng phần, các phần tử trên có đặc điểm gì chung?
Rút ra kết luận: Chi tiết máy là phần tử có cấu tạo hoàn chỉnh và thực hiên một nhiêm vụ nhất định trong máy
Yêu cầu học sinh quan sát hình 24.2
Gợi ý về dấu hiệu nhận biết chi tiết máy nếu tách rời sẽ bị phá hỏng chi tiết
Yêu cầu học sinh nêu công dụng của các chi tiết H24.2
 Vậy muốn tạo thành một máy hoàn chỉnh các chi tiết máy phải được lắp ghép với nhau như thế nào? 
Hoạt động 2
Tìm hiểu chi tiết máy được lắp ghép với nhau như thế nào?
- Cho học sinh quan sát tranh H24.3 SGK yêu cầu trả lời:
 + Chiếc ròng rọc được cấu tạo từ mấy phần ?
 + Các chi tiết đó được lắp ghép với nhau như thế nào?
Kết luận: Các mối ghép được chia làm hai loại 
 + Mối ghép cố định là các chi tiết được lắp ghép không cố định tương đối với nhau gồm :
Mối ghép tháo được như : ren, then, chốt.
Mối ghép không tháo được như đinh tán hàn.
 + Mối ghép động: là chi tiết ghép với nhau có thể xoay, trượt lăn hoặc ăn khớp với nhau.
- Cho học sinh quan sát tranh vẽ mối ghép bằng hàn và mối ghép ren.
- Hỏi: Các mối ghép đó có điểm gì? giống và khác nhau.Và muốn tháo các miếng ghép trên ta làm như thế nào?
- Kết luận: Dùng để ghép nối các chi tiết khác: Mối ghép ren thì tháo được. Mối ghép hàn muốn tháo phải phá bỏ mối ghép. 
Nhấn mạnh: Mối ghép cố định gồm 2 loại: Mối ghép tháo được và mối ghép không tháo được.
Hoạt động 3 Tìm hiểu mối ghép bằng ren
- Cho học sinh quan sát 3 mối ghép bằng ren (H26.1SGK) và quan sát vật thật.
Hỏi: em hãy nêu cấu tạo của mối ghép bulông, đinh vít, vít cấy?
Giải thích các danh từ vít, đai ốc được hiểu theo nghĩa rộng VD: Cổ lọ mực là vít, nắp lọ mực là đai ốc
- Cho học sinh điền nội dung vào khoảng trống các câu SGK.
Nhấn mạnh: Lực tự siết được tạo thành do ma sát giữa các mặt ren của vít và đai ốc. Biến dạng đàn hồi càng lớn, ma sát càng lớn thì lực tự siết càng lớn.
Hỏi: Để làm cho đai ốc khỏi bị lỏng có nhưng biện pháp gì?
Dùng vòng đệm hãm, vòng đệm vênh.
Dùng đai ốc công (đai ốc khoá).
Văn thêm đai ốc phu sau đai ốc chính. 
Dùng chốt trẻ ngang qua đai ốc và vít. 
– Hướng dẫn học sinh tháo các mối ghép ren, nêu tác dụng của từng chi tiết .
Hỏi: Nêu điểm giống và khác nhau của mối ghép.
 : Nêu đặc điểm và phạm vi ứng dụng của mối ghép trên, các nguyên nhân làm trờn ren, hỏng renCách bảo quản mối ghép ren, những điểm cần chú ý khi tháo ren.
- Nhận dạng và nêu ý kiến cá nhân
- Ghi vở kết luận
 - Nhận dạng chi tiết máy.
- Quan sắt hình vẽ và trả lời câu hỏi
3, Tổng kết bài
Yêu cầu học sinh quan sát chiếc xe đạp , cho biết rõ các mối ghép. 
Nhắc nhở công việc về nhà.
- Trả lời câu hỏi 
- Sưu tầm các mối ghép 
Tuần 12 - Tiết 23
Ngày soạn : 2/11/2008
Ngày dạy : /11/2008
Bài 27 Mối Ghép Động
I. Mục tiêuBài học
Hiểu được mối ghép động ..
Biết được cấu tạo, đặc điểm và ứng dụng của một số mối ghép động thường gặp: khớp định tiến, khớp quay. 
 II. Chuẩn bị bài giảng
Hộp bao diêm, xilanh tiêm, xoay ở xe đạp
Tranh vẽ ổ bi, bản lề.
III. Quá trình dạy – học
1. Giới thiệu bài
Trong thực tế ta còn có những mối ghép có cấu tạo, đặc điểm và ứng dụng như thế nào chúng ta cùng nghiên cứu Bài 27 
2. Bài mới
Hoạt động 1 
Tìm hiểu thế nào là mối ghép động
+ Cho học sinh quan sát h27.1, chiếc ghế ở 3 tư thế gấp đang mở, mở hoàn toàn.
Hỏi: chiếc ghế gỗm mấy chi tiết ghép với nhau chúng được ghép theo kiểu nào?
+Khi gập ghế lại và mở ghế ra tại các mối ghép A, B, C, D các chi tiết chuyển động với nhau như thế nào?
KL: Mối ghép mà các chi tiết được ghép có sự chuyển động tương đối với nhau gọi là mối ghép động hay khớp động
- Cho h/s quan sát 1 số khớp động.
Hỏi: Hình dáng của chúng như thế nào ?
Dựa vào câu trả lời của học sinh =>cách phân loại khớp động.
Hoạt động 2 
Tìm hiểu các loại khớp động
1, Khớp tịnh tiến 
- Cho học sinh quan sát hình 27.3 (SGK) và các mô hình =>Hỏi:
Bề mặt tiếp xúc của các khớp tịnh tiến trên có hình dáng như thế nào ?
- Cho học sinh quan sát sự chuyển động từ từ của các khớp => Hỏi:
+ Trong khớp tịnh tiến, các điểm trên vật chuyển động như thế nào?
+Khi hai chi tiết trượt trên nhau xảy ra hiện tượng gì? Khắc phục chúng như thế nào?
- Yêu cầu học sinh quan sát đồ vật trong lớp chỉ ra đồ vật có khớp tịnh tiến.
2, Khớp quay
- Cho h/s quan sát H274.SGK 
Hỏi: khớp quay bao nhiêu chi tiết?
Các măt tiếp xúc của khớp quay thường có hình dạng gì?
- Cho học sinh quan sát ổ trục trước xe đạp tháo khớp quay 
Hỏi: Để giảm ma sát cho khớp quay trong kỹ thuật người ta có giải pháp gì ?
KL: Cấu tạo của khớp quay: mỗi chi tiết có quay quanh 1 btrục cố định so với chi tiết kia.
-Yêu cầu h/s quan sát tìm các vật dụng khớp quay?
3. Tổng kết bài học 
- Tóm tắt nội dung bài
- Gọi học sinh đọc ghi nhớ, dặn dò
- Quan sát 
- Trả lời theo yêu cầu 
- Rút ra nhận xét
-Trưc quan vật chất
- Quan sát hình vẽ, mô hình .
- Trả lời câu hỏi
- Điền từ vào vở theo yêu cầu của (SGK)
- Mọi vật chất chuyển động giống hệt nhau.
- Tạo ma sát lớn cản trở chuyển động
- Làm nhẵn bề mặt rồi bôi trơn dầu mỡ
- Ngăn kéo bàn
- Quan sát hình vẽ (SGK)
- Trả lời câu hỏi.
- Trực quan vật thật 
- Dùng vòng bi lắp bạc lót
- ổ bi, mang ở trước, sau xe đạp, bản lề của
- Đọc ghi nhớ.
Tuần 12 - Tiết 24
Ngày soạn: 2/11/2008
Ngày dạy: /11/2008
Bài 28: Thực hành 
Ghép Nối Chi Tiết.
I. Mục tiêu bài học
Hiểu được cấu tạo và biết cách tháo, lắp ổ trục trước và sau xe đạp.
Biết sử dụng đúng dụng cụ, thao tác an toàn.
Hình thành tác phong làm việc theo quy trình.
II. Chuẩn bị bài giảng 
Bộ may ơ trước và sau xe đạp.
Mỏ lết, cờ lê 14,16, 17.
Tua vít, kìm nguội.
Rẻ lau, mỡ dầu, xà phòng.
Báo cáo mẫu mục III SGK.
III. Quá trình dạy – học
1. Giới thiệu bài
- Mỗi thiết bị do nhiều bộ phận, chi tiết hợp thành. Bằng phương pháp gia công ghép nối ta có thể liên kết các chi tiết lại với nhau để tạo thành những bộ máy. Để hiểu được cách ghép nối chi tiết ở ổ trục trước và ổ trục sau xe đạp chúng ta cùng thao tác qua bài thực hành.
2. Bài mới
Hoạt động 1: Hướng dẫn chung
- Giới thiệu quy trình tháo tóm tắt bằng sơ đồ
 Đai ốc - > vòng đệm - > đai ốc hãm côn - > côn - > trục 
- Nắp nồi tráiđ biđ nồi trái. 
- Nắp nồi phảiđ biđ nồi phải. 
- Hướng dẫn học sinh cách chọn và sử dụng dụng cụ tháo.
- Giới thiệu một số thao tác để học sinh quan sát. 
- Nhắc học sinh khi tháo nên đặt trật tự. 
- Gợi ý về quy trình lắp ngược lại với quy trình tháo.
- Yêu cầu học sinh vẽ sơ đồ trước khi thực hành 
- Phân chia dụng cụ và vị trí làm.
Hoạt động 2
Tổ chức cho học sinh thực hành
- Quan sát theo dõi uốn nắn.
+ Lắp bi phải cố định bi vào nồi bằng mỡ, lắp côn vào trục, tra trục vào ổ.
+ Điều chỉnh côn sao cho trục chạy êm, không bị kẹt hoặc rơ.
 + Không để dầu mỡ bám vào sách vở và bàn học, moay ơ. 
 + Theo dõi thường xuyên để có nhưng hướng dẫn kịp thời. 
- Chú ý hoàn thành sơ đồ. 
- Quan sát.
- Nhận dụng cụ 
- Bắt đầu thực hiện các bước tháo được thống nhất. 
- Thực hiện việc bảo dưỡng các chi tiết, lau sạch tra lại dầu mỡ những bộ phận cần thiết. 
3.Tổng kết bài
- Cho học sinh ngùng làm việc , thu don vật liệu dụng cụ, vệ sinh lớp học 
- Hướng dẫn học sinh tự đánh giá bàihtực hành. 
- Nhận xét đánh giá kết quả học tập của học sinh. 
- Nhắc nhở công việc về nhà 
- Dọn dẹp học sinh phòng học. 
- Sưu tầm các bộ chuyển động.
Tuần 13 - Tiết 25
Ngày soạn: 2/11/2008
Ngày dạy: 2/11/2008
Bài 29 Truyền chuyển động
I. Mục tiêubài học
Hiểu được tại sao lại cần phải truyền chuyển động trong các máy và thiềt bị.
Biết được cấu tạo, nguyên lý làm việc và ứng dụng của một số cơ cấu truyền chuyển động trong thực tế.
II. Chuẩn bị bài giảng
Tranh vẽ về các bộ tuyền chuyển động: chuyển động bánh răng, chuyển động xích.
Mô hình bộ chuyển động đai chuyển động bánh răng và chuyển động xích.
III. Quá trình dạy – học
1, Giới thiệu bài
 Những vật nối với nhau bằng khớp động người ta gọi vật truyền chuyển động là vật dẫn, còn vật chuyển động là vật bị dẫn. Nếu chuyển động của chúng cùng một dạng gọi là cơ cấu truyễn chuyển động, không cùng loại gọi là cơ cấu biến đổi chuyển động. Bài này chúng ta sẽ nghiên cứu những cơ cấu đó. 
2, Bài mới
Hoạt động 1
Tìm hiểu tại sao cần truyền chuyển động
- Cho học sinh quan sát H29.1. Kết hợp với các mô hình truyền chuyển động của chiếc xe đạp.
Hỏi: Tại sao cần truyền chuyển động quay từ trục giữa đến trục sau?
+ Tại sao số răng của đĩa lại nhiều hơn của líp?
Nhấn mạnh: nhiệm vụ của các bộ phận trong cơ cấu truyền chuyển động là truyền và biến đổi tốc độ cho phù hợp với tốc độ của các bộ phận trong máy.
- Nhắc lại cơ cấu chuyển động chính của xe đạp: gồm vành đĩa xích líp là bộ phận công tác trong cơ cấu và để hiểu tại sao đĩa có số răng n
Hoạt động 2
Tìm hiểu các bộ phận truyền chuyển động
1.Chuyển động ma sát – Chuyển động đai 
- Cho học sinh quan sát hình29.2SGK các mô hình đã chuẩn bị. 
- Mô tả cho học sinh nhìn cấu tạo bộ chuyển động đai.
Hỏi: Bộ chuyển động đai gồm bao nhiêu chi tiết 
 + Tại sao khi quay bánh dẫn bánh bị dẫn lại quay theo? 
 + Bánh nào có tốc độ lớn hơn và chiều quay của chúng ra sao?
Kết luận: Nguyên lý làm việc của bộ truyền trong đó tổng số truyền i là:
 i = 
hay 
Bánh dẫn 1 có đường kính D1: 
Tốc độ quay nd (n1)
Bánh dẫn 2 có đường kính D2: 
Tốc độ quay n bd (n2) 
Vì vậy: bánh (2) có tốc độ lớn hơn
2.Truyền động ăn khớp
- Đĩa, xích
- Cho học sinh quan sát hình 29.2 và mô hình cơ cấu xích, bánh răng ăn khớp, quay chậm cho học sinh quan sát
Hỏi: Thế nào là chuyển động ăn khớp? Chúng cần đảm bảo những yếu tố nào thì khớp với nhau?
- Cho học sinh liên hệ cơ cấu truyền chuyển động của xe đạp và chứng minh hệ thức:
Kết luận: bánh răng nào có số răng ít hơn sẽ quay nhanh hơn.
- So sánh ưu điểm nổi bật của truyền động ăn khớp với truyền động ma sát
- Kể một số đồ dùng có ứng dụng truyền động trên đồng hồ, hộp số xe máy
- Quan sát tranh vẽ 29.1
 - Trả lời câu hỏi của giáo viên nhận thông tin thống nhất từ phía giáo viên 
- Ghi vở kết luận: Cần truyền chuyển động vì các bộ phận vì các bộ phận của máy thường đặt xa nhau và khi làm việc chúng cần có tốc độ quay khác nhau.
- Lắng nghe. 
- Quan sát mô hình chỉ các bộ phận chuyển động.
I =
- Trả lời câu hỏi giáo viên Bánh răng, xích đĩa truyền chuyển động cho nhau....
- Quan sát tranh vẽ 29.2...
- Tỷ số truyền xác định 
- Kết cấu gọn nhẹ.
- Ghi vở KL
3, Tổng kết bài
- Yêu cầu một học sinh đọc ghi nhớ(SGK) 
- Gợi ý học sinh trả lời câu hỏi (SGK)
- Nhắc nhở công viêc về nhà
- Đọc lại ghi nhớ.
Tuần 13 - Tiết 26
Ngày soạn: 2/11/2008
Ngày dạy: 2/11/2008
Bài 30
Biến đổi chuyển động
I. Mục tiêu bài học 
Hiểu được cấu tạo, nguyên lý hoạt động và ứng dụng của một số cấu biến đổi chuyển động thường dùng.
Có hứng thú, ham thích tìm tòi kỹ thuật và bảo dưỡng các cơ cấu biến đổi chuyển động.
II. Chuẩn bị bài giảng.
Tranh H30.1- H30.4 SGK
Bánh răng, vít ốc, tay quay và con trượt
III. Quá trình dạy – học
1, Giới thiệu bài 
 Từ một dạng chuyển động ban đầu muốn biến đổi thành các dạng chuyển động khác cần phải có cơ cấu biến đổi chuyển động là khâu nối động cơ và các bộ phận công tác của máy. Để hiểu được cấu tạo, nguyên lý hoạt động và ứng dụng của một số cơ cấu biến đổi thường dùng: cơ cấu tay quay, con trượt, cơ cấu thanh quay, thanh lắc. Chúng ta thường nghiên cứu bài. Biến đổi chuyển động. 
- Ghi đầu bài lên bảng 
- Chú ý lắng nghe
- Ghi vở và quan sát hình vẽ SGK.
2, Bài mới
Hoạt động 1
Tìm hiểu tại sao cần biến đổi chuyển động?
- Cho học sinh quan sát H30.1SGK
Hỏi: +Tại sao kim máy khâu lại chuyển động tịnh tiến được?(nhờ các cơ cấu biến đổi chuyển động)
 + Hãy mô tả chuyển động của bàn đạp thanh truyền và bánh đai.
Chuyển động của vô lăng: là chuyển động quay tròn. 
Chuyển động của kim máy là chuyền chuyển động lên xuống
- Cho học sinh điền vào (SGK)
Kết luận: Các chuyển động trên đều bắt nguồng từ chuyển động ban đầu.
Vậy trong máy có cơ cấu biến đổi chuyển đổi chuyển động để chuyển đổi một chuyển động ban đầu thành một chuyển động khác nhằm thực hiện những nhiện vụ nhất định.
Hoạt động 2
Tìm hiểu cơ cấu biến đổi chuyển động
1.Biến đổi chuyển động quay thành chuyển động tịnh tiến.
- Cho học sinh quan sát hình 30.1(SGK) và đọc thông tin 2 (SGK). 
- Yêu cầu h/s mô tả cấu tạo của cơ cấu tay quay con trượt. 
Hỏi: khi quay tay (1) quay đều con trượt (3) sẽ chuyển động như thế nào? (Chuyển động tịnh tiến trên giá đỡ). Con trượt (3): đổi hướng chuyển động khi nào? 
Kết luận: Con trượt chuyển động trong khu cực giữa hai vị trí giới hạn-vị trí giới hạn phía trên đct, phía dưới đct.
Nguyên lí làm việc: Khi tay quay 1 quay quanh trục A. Đầu B của thanh truyền chuyển động tròn làm cho con trượt 3 chuyển động tịnh tiến qua lại trên giá đỡ 4. Nhờ đó chuyển động quay của tay quay được biến đổi thành chuyển động tinh tiến qua lại của con trượt.
ứng dụng của cơ cấu? : Nâng hạ mũi khoan, kẹp giữa vật của ê tê, cơ cấu cam cần tịnh tiễn trên xe máy, ôtô.
2.Biến chuyển động quay thành chuyển động lắc. 
- Cho học sinh quan sát hình 30.4 (SGK)
- Thao tác chậm học sinh quan sát.
Hỏi: Cơ cấu gồm mấy chi tiết. Chúng được lắp ghép ntn..? 
- Gợi ý cho học sinh trả lời – kết luận 
- Khả năng chuyển động thuận nghịch: máy tuốt, máy khâu đạp chân, xe tự đẩy người tàn tật, máy tuốt lúa
3, Tổng kết bài học
- Nhắc lại vài VD, yêu cầu H/s trả lời câu hỏi
- Nêu yêu cầu về nhà.
- Nhớ các cơ cấu chuyển động: Chuyển động của bàn đạp là chuyển động lắc. Chuyển động của thanh truyền là chuyển động lên xuống... 
-

Tài liệu đính kèm:

  • docBài 18. Vật liệu cơ khí - Hoàng Cường - Trường THCS Điệp Nông.doc