Tiết 17, Bài 12: Sự biến đổi chất - Năm học 2014-2015

I. Mục tiêu

1. Kiến thức

HS phân biệt được

- Hiện tượng vật lý là hiện tượng xảy ra khi chất biến đổi vẫn giữa nguyên là chất ban đầu.

- Hiện tượng hóa học là hiện tượng xảy ra khi chất biến đổi từ chất này thành chất khác.

2. Kĩ năng

- Rèn luyện các thao tác khi làm thí nghiệm. Kĩ năng quan sát và nhận xét

3. Thái độ

- Học sinh giải thích được các hiện tượng trong tự nhiên → ham thích môn học.

II. Chuẩn bị

- Hóa chất: bột sắt, bột lưu huỳnh, đường, nước, muối ăn.

- Đèn cồn, nam châm, kẹp gỗ, kiềng đun, ống nghiệm, cốc thủy tinh.

 

doc 3 trang Người đăng giaoan Lượt xem 1472Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Tiết 17, Bài 12: Sự biến đổi chất - Năm học 2014-2015", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 17	Ngày soạn: 9/10/2014
Chương II: PHẢN ỨNG HÓA HỌC
Bài 12: SỰ BIẾN ĐỔI CHẤT
Mục tiêu
Kiến thức
HS phân biệt được
Hiện tượng vật lý là hiện tượng xảy ra khi chất biến đổi vẫn giữa nguyên là chất ban đầu.
Hiện tượng hóa học là hiện tượng xảy ra khi chất biến đổi từ chất này thành chất khác.
Kĩ năng
Rèn luyện các thao tác khi làm thí nghiệm. Kĩ năng quan sát và nhận xét
Thái độ
Học sinh giải thích được các hiện tượng trong tự nhiên → ham thích môn học.
Chuẩn bị
Hóa chất: bột sắt, bột lưu huỳnh, đường, nước, muối ăn.
Đèn cồn, nam châm, kẹp gỗ, kiềng đun, ống nghiệm, cốc thủy tinh.
Tiến trình tiết học
Ổn định lớp
Bài mới
Nội dung
Hoạt động của thầy và trò
I.Hiện tượng vật lí
- là hiện tượng chất biến đổi vẫn giữ nguyên là chất ban đầu.
Hoạt động 1: Hiện tượng vật lí
GV: Yêu cầu học sinh quan sát hình vẽ 2.1 (SGK tr.45) và đặt câu hỏi:
Hình vẽ đó nói lên điều gì?
HS: Trả lời
GV: Hỏi học sinh về cách biến đổi của từng giai đoạn cụ thể
HS: trả lời
GV: Nêu vấn đề:
Trong các quá trình trên có sự thay đổi về trạng thái nhưng không có sự thay đổi về chất.
GV: Hướng dẫn học sinh làm thí nghiệm
Hòa tan muối ăn vào nước. Quan sát
Dùng kẹp gỗ kẹp vào 1/3 ống nghiệm và đun trên ngọn lửa đèn cồn (quay miệng ống nghiệm về phía không có người).
Quan sát và ghi lại sơ đồ của sự biến đổi.
HS: Tiến hành làm thí nghiệm, quan sát và ghi sơ đồ.
GV: Sau hai thí nghiệm trên em có nhận xét gì về trạng thái và về chất?
HS: trả lời
GV: thông báo:
Các quá trình biến đổi như vậy người ta gọi và hiện tượng vật lí
GV: Yêu cầu một học sinh lên viết khái niệm hiện tượng vật lí.
II. Hiện tượng hóa học
Hiện tượng hóa học là quá trình biến đổi có tạo ra chất khác.
Hoạt động 2: Hiện tượng hóa học
GV: Hướng dẫn học sinh làm thí nghiệm 2:
Trộn đều bột sắt với lưu huỳnh rồi chia làm hai phần.
Đưa nam châm lại gần 1 phần. Quan sát.
Đổ phần 2 vào ống nghiệm đun nóng.
Yêu cầu học sinh quan sát sự thay đổi màu sắc của hỗn hợp.
Đưa nam châm lại gần sản phẩm thu được. Quan sát.
HS: Làm thí nghiệm theo nhóm, quan sát và ghi lại hiện tượng.
GV: Gọi học sinh nhận xét
HS: Đưa ra nhận xét:
Ở phần 1: Thấy bột sắt bị nam châm hút.
Ở phân 2: Khi đun nóng thấy hỗn hợp nóng đỏ lên và chuyển dần sang màu xém đen. Sản phẩm không bị nam châm hút
GV: Em hãy rút ra kết luận
HS: qua trình biến đổi chất trên đã có sự biến đổi về chất.
GV: Yêu cầu học sinh làm thí nghiệm theo các bước
Cho một ít đường trắng vào ống nghiệm.
Đun nóng ống nghiệm bằng ngọn lửa đèn cồn.
Quan sát.
HS: Làm thí nghiệm theo nhóm, quan sát, đưa ra nhận xét.
GV: Các quá trình biến đổi trên có phải là hiện tượng vật lí không? Tại sao?
HS: Trả lời
GV: Thông báo
Đó là các hiện tượng hóa học. Vây hiện tượng hóa học là gì?
HS: trả lời
Hiện tượng hóa học là quá trình biến đổi có tạo ra chất khác.
GV: Muốn phân biệt được hiện tượng vật lí và hiện tượng hóa học ta dựa vào dấu hiệu nào?
HS: trả lời.
Hoạt động 3: Củng cố
GV: Yêu cầu học sinh làm bài tập 1
Bài tập 1: Trong các quá trình trên, quá trình nào là hiện tượng vật lí quá trình nào là hiện tượng hóa học? Giải thích?
Dây sắt được cắt thành từng miếng nhỏ và được tán thành đinh.
Hòa tan axit axetic vào nước, thu được dd axit axetic loãng, dùng làm giấm ăn.
Cuốc xẻng làm bằng sắt để lâu trong không khí bị gỉ.
Đốt cháy gỗ, củi.
GV: gọi HS chữa bài
GV: Yêu cầu HS nhắc lại nội dung chính của bài.
HS: Nhắc lại nội dung chính của bài
Hoạt động 4: Dặn dò
BTVN: 1,2,3 SGK tr.47

Tài liệu đính kèm:

  • docBài 12. Sự biến đổi chất (2).doc