Tiết 18, Bài 17: Vẽ trang trí - Trang trí bìa lịch treo tường (Tuần 19)

1 – MỤC TIÊU:

1.1. Kiến thức:

- HS biết trang trí bìa lịch cơ bản.

- HS hiểu cách trang trí bìa lịch.

1.2. Kỹ năng:

- HS thực hiện được bài trang trí bìa lịch với họa tiết đẹp.

- HS thực hiện thành thạo cách trang trí một bìa lịch đẹp.

1.3 Thái độ:

- Thói quen : Tạo cho học sinh thói quen lựa chọn họa tiết ứng dụng vào bài vẽ.

- Tính cách : Thể hiện sự khéo léo, tỉ mỉ trong các bài trang trí ứng dụng, gợi cho học sinh nhớ đến ngày tết cổ truyền của dân tộc.

2 – NỘI DUNG HỌC TẬP

- Hs quan sát nhận xét.

- Cách trang trí.

3 – CHUẨN BỊ

3.1. Giáo viên:

- Một số bìa lịch treo tường.

- Lịch cá nhân.

3.2. Học sinh:

- Sưu tầm lịch treo tường.

- Giấy A4, bút chì, tẩy, màu vẽ.

 

doc 4 trang Người đăng giaoan Lượt xem 6364Lượt tải 3 Download
Bạn đang xem tài liệu "Tiết 18, Bài 17: Vẽ trang trí - Trang trí bìa lịch treo tường (Tuần 19)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 19 – Tiết PPCT : 18
Ngày dạy :./../..
Bài: 17: Vẽ trang trí
TRANG TRÍ BÌA LỊCH TREO TƯỜNG
1 – MỤC TIÊU:
1.1. Kiến thức:
- HS biết trang trí bìa lịch cơ bản.
- HS hiểu cách trang trí bìa lịch.
1.2. Kỹ năng:
- HS thực hiện được bài trang trí bìa lịch với họa tiết đẹp.
- HS thực hiện thành thạo cách trang trí một bìa lịch đẹp.
1.3 Thái độ:
- Thói quen : Tạo cho học sinh thói quen lựa chọn họa tiết ứng dụng vào bài vẽ.
- Tính cách : Thể hiện sự khéo léo, tỉ mỉ trong các bài trang trí ứng dụng, gợi cho học sinh nhớ đến ngày tết cổ truyền của dân tộc. 
2 – NỘI DUNG HỌC TẬP
- Hs quan sát nhận xét.
- Cách trang trí.
3 – CHUẨN BỊ
3.1. Giáo viên:
- Một số bìa lịch treo tường.
- Lịch cá nhân.
3.2. Học sinh:
- Sưu tầm lịch treo tường.
- Giấy A4, bút chì, tẩy, màu vẽ.
4 – TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP
4.1.Ổn định tổ chức và kiểm diện
7a1: 7a2:.. 7a3:.
4.2. Kiểm tra miệng:
Câu 1: ( Câu hỏi kiểm tra bài cũ ) Giáo viên nhận xét bài kiểm tra của học sinh.
? Qua việc làm bài kiểm tra học kì I em thấy mình đã làm được những gì và chưa làm được những gì?
HSTL : Học sinh trả lời theo sự nhận biết.
Câu 2 : ( Câu hỏi kiểm tra nội dung tự học )
Em hãy cho biết hôm nay chúng ta học bài gì ?
HSTL: BÀI :17 - TRANG TRÍ BÌA LỊCH TREO TƯỜNG
4.3. Tiến trình bài học
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG BÀI HỌC
* Hoạt động 1 : ( 5p )Hướng dẫn học sinh quan sát, nhận xét:
Mục tiêu:
Kiến thức:HS biết quan sát một số bìa lịch.
Kĩ năng: HS rút ra nhận xét đặc điểm, vẻ đẹp của các loại bìa lịch..
GV yêu cầu HS đọc và quan sát ở hình 1 SGK để trả lời các câu hỏi sau:
? Em hãy kể tên một số loại bìa lịch mà em biết ?
? Nêu tác dụng của bìa lịch ?
? Bìa lịch gồm có những phần nào ?
HS: Lịch treo tường; Lịch để bàn; Lịch cá nhân ( Lịch bỏ túi ).
Xem ngày, tháng, năm và trang trí làm đẹp nội thất
GV bổ sung và giảng giải.
Treo lịch trong nhà là một nhu cầu, là nếp sống văn hóa phổ biến của nhân dân ta. Ngoài mục đích để biết thời gian, lịch còn để trang trí cho cân phòng trở nên đẹp hơn.
Có nhiều loại lịch khác nhau trong bài này chúng ta chỉ tìm hiểu vẻ đẹp và trang trí một bìa lịch cho loại lịch tờ theo ngày( Lốc ).
GV treo một số mẫu tờ lịch để học sinh quan sát trả lời:
? Bìa lịch có dạng hình gì?
? Trên bìa lịch được trang trí hình ảnh gì? Lịch được làm bằng chất liệu gì ?
? Chủ đề trang trí trên bìa lịch là gì?
? Cách sắp xếp vị trí của hình ảnh minh họa, dòng chữ trên bìa lịch như thế nào?
? Màu sắc trên từng bìa lịch ?
?So sánh sự giống và khác nhau giữ các mẫu bìa lịch?
? Em thích mẫu bìa lịch nào nhất?
HS trả lời theo ý hiểu 
GV củng cố và nhận xét câu trả lời của học sinh.
* Hoạt động 2: ( 7p) Hướng dẫn học sinh cách vẽ.
Mục tiêu:
Kiến thức: HS biết cách trang trí bìa lịch cho bài của mình.
Kĩ năng: HS ứng dụng lý thuyết vào bài thực hành cụ thể..
GV yêu cầu HS đọc và quan sát hình vẽ trong SGK và trả lời các câu hỏi ?
? Em hãy nêu cách trang trí một bìa lịch treo tường ( Lịch lốc ) ?
HS:
Bước 1: Chọn hình dáng chung và hình ảnh phù hợp với khuôn khổ bìa lịch.
Bước 2: Sắp xếp các hình ảnh và chữ lên bìa lịch theo ý tưởng trang trí.
Bước 3: Nội dung trình bày phải rõ ràng, cân đối không quá to hoặc quá nhỏ dễ xem, dễ đọc.
Bước 4: Màu sắc tươi sáng phù hợp với ý nghĩa.
GV bổ sung và minh họa nhanh trên bảng để học sinh thấy rõ:
+ Xác định khuôn khổ bìa lịch: Tùy ý lựa chọn khuôn khổ và hình dáng ( Hình chữ nhật, hình vuông, hình tròn )
+ Chọn nội dung trang trí bìa lịch: Hình ảnh bản thân, gia đình, tranh ảnh mình thích, con vật đẹp cách điệu
+ Cách trang trí: 
Nên vẽ phác chu vi, vị trí của tất cả các chi tiết để thể hiện phần chính và những phần phụ, sau đó vẽ phác hình rùi vẽ màu.
* Hoạt động 3: ( 23p) Hướng dẫn học sinh làm bài.
Mục tiêu:
Kiến thức:HS biết yêu cầu cần đạt của bài..
HS thực hành bài tốt..
Gv yêu cầu học sinh: Em hãy trang trí một bìa lịch mà em thích.
HS vẽ bài
GV đi đến từng học sinh nhắc nhở và hướng dẫn HS yếu.
I- Quan sát, nhận xét.
Các loại lịch:
+ Lịch treo tường.
+ Lịch để bàn.
+ Lịch cá nhân.
Bìa lịch có 3 phần chính:
+ Phần hình ảnh.
+ Phần chữ.
+ Phần lịch ghi ngày, tháng, năm
Cách trang trí
Bước 1: Chọn hình dáng chung và hình ảnh phù hợp với khuôn khổ bìa lịch.
Bước 2: Sắp xếp các hình ảnh và chữ lên bìa lịch theo ý tưởng trang trí.
Bước 3: Nội dung trình bày phải rõ ràng, cân đối không quá to hoặc quá nhỏ dễ xem, dễ đọc.
Bước 4: Màu sắc tươi sáng phù hợp với ý nghĩa.
Thực hành
Em hãy tự trang trí một bìa lịch treo tường theo ý tưởng sáng tạo của riêng mình.
 4.4 Tổng kết
GV yêu cầu học sinh dừng bút và treo một số bài GV đã lự chọn treo lên bảng .
HS treo bài
GV yêu cầu nhận xét.
? Cách chọn khuôn khổ bìa lịch?
? Cách bố cục hình ảnh, dòng chữ?
? Cách vẽ màu?
HS nhận xét theo cảm nhận.
GV đánh giá bài và nhận xét chung tiết học.
4.5 Hướng dẫn học tập:
- Đối với bài học ở tiết này:
 Bài nào chưa vẽ xong tiếp tục về nhà hoàn thiện.
- Đối với bài học ở tiết tiếp theo:
+ Chuẩn bị và đọc trước bài 18: Vẽ theo mẫu: “ Ký họa “
+ Quan sát một số phong cảnh ở quê hương mình
+ Giấy vẽ, bút chì, Tẩy, Màu vẽ.
5 – PHỤ LỤC
- SGK Mĩ thuật 7
- SGV Mĩ thuật 7 .
- Bìa lịch treo tường, lịch cá nhân . 

Tài liệu đính kèm:

  • docBài 17. Vẽ trang trí. Trang trí bìa lịch treo tường.doc