Tiết 19, Bài 19: Thường thức mĩ thuật - Tranh dân gian Việt Nam

1 – MỤC TIÊU:

1.1. Kiến thức:

- HS biết một số dòng tranh dân gian Việt Nam.

- HS hiểu nguồn ngốc và kĩ thuật làm tranh dân gian VIệt Nam.

1.2. Kỹ năng:

- HS thực hiện được cách nhận biết dòng tranh qua đường nét và màu sắc.

- HS thực hiện thành thạo phân tích vẻ đẹp nội dung bức tranh.

1.3 Thái độ:

- Thói quen : Tạo cho học sinh thói quen cảm nhận vẻ đẹp tranh dân gian Việt Nam.

- Tính cách : Học sinh yêu thích bộ môn và biết giữ gìn nét đẹp văn hóa dân tộc Việt.

2 – NỘI DUNG HỌC TẬP

- Vài nét về tranh dân gian.

- Hai dòng tranh Đông Hồ và Hàng Trống

- Giá trị nghệ thuật của tranh dân gian.

3 – CHUẨN BỊ

3.1. Giáo viên:

- Một số tranh dân gian Đông Hồ và Hàng Trống.

- Một số dòng tranh khác.

3.2. Học sinh:

- Sưu tầm một số tranh dân gian Việt Nam

4 – TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP

4.1.Ổn định tổ chức và kiểm diện

6a1: 6a2: . 6a3: . 6a4: .

4.2. Kiểm tra miệng:

Câu 2: ( Câu hỏi kiểm tra bài cũ ) Giáo viên nhận xét bài cũ của học sinh?

Em hãy nhận xét về cách trang trí hình vuông trong bài của bạn

HSTL : Học sinh nhận xét theo sự hiểu

Câu 2 : ( Câu hỏi kiểm tra nội dung tự học )

Em hãy cho biết hôm nay chúng ta học bài gì?

HSTL: Bài 19 – Tranh dân gian Việt Nam

GV giới thiệu vào bài mới.

 

doc 3 trang Người đăng giaoan Lượt xem 5641Lượt tải 3 Download
Bạn đang xem tài liệu "Tiết 19, Bài 19: Thường thức mĩ thuật - Tranh dân gian Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 20 – Tiết PPCT : 19
Ngày dạy :./../..
Bài: 19: Thường thức mĩ thuật.
TRANH DÂN GIAN VIỆT NAM
1 – MỤC TIÊU:
1.1. Kiến thức:
- HS biết một số dòng tranh dân gian Việt Nam.
- HS hiểu nguồn ngốc và kĩ thuật làm tranh dân gian VIệt Nam.
1.2. Kỹ năng:
- HS thực hiện được cách nhận biết dòng tranh qua đường nét và màu sắc.
- HS thực hiện thành thạo phân tích vẻ đẹp nội dung bức tranh.
1.3 Thái độ:
- Thói quen : Tạo cho học sinh thói quen cảm nhận vẻ đẹp tranh dân gian Việt Nam.
- Tính cách : Học sinh yêu thích bộ môn và biết giữ gìn nét đẹp văn hóa dân tộc Việt.
2 – NỘI DUNG HỌC TẬP
- Vài nét về tranh dân gian.
- Hai dòng tranh Đông Hồ và Hàng Trống
- Giá trị nghệ thuật của tranh dân gian.
3 – CHUẨN BỊ
3.1. Giáo viên:
- Một số tranh dân gian Đông Hồ và Hàng Trống.
- Một số dòng tranh khác.
3.2. Học sinh:
- Sưu tầm một số tranh dân gian Việt Nam
4 – TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP
4.1.Ổn định tổ chức và kiểm diện
6a1: 6a2:.. 6a3:. 6a4:.
4.2. Kiểm tra miệng:
Câu 2: ( Câu hỏi kiểm tra bài cũ ) Giáo viên nhận xét bài cũ của học sinh?
Em hãy nhận xét về cách trang trí hình vuông trong bài của bạn
HSTL : Học sinh nhận xét theo sự hiểu
Câu 2 : ( Câu hỏi kiểm tra nội dung tự học )
Em hãy cho biết hôm nay chúng ta học bài gì?
HSTL: Bài 19 – Tranh dân gian Việt Nam
GV giới thiệu vào bài mới.
4.3. Tiến trình bài học
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG BÀI HỌC
* Hoạt động 1 : ( 5p )Hướng dẫn học sinh tìm hiểu một vài nét về tranh dân gian
Mục tiêu:
Kiến thức:HS biết một số nét cơ bản của tranh dân gian..
Kĩ năng: HS có kĩ năng nhận biết tranh dân gian..
GV chọn một vài bức tranh dân gian treo lên bảng yêu cầu 2 -3 học sinh mô tả nội dung, hình ảnh màu sắc của bức tranh.
HS Nhận xét.
GV củng cố và thuyết trình giới thiệu:
Tranh Kim Hoàng ( Thanh Hóa) Hàng Trống ( Hà nội ), Đông Hồ (Bắc Ninh ) đây là những nơi có truyền thống lâu đời về nghề vẽ, khắc và in tranh.
- Tranh mang ý nghĩa chúc tụng, đề tài gần gũi với đời sống của nhân dân lao động như: Gà trống, gà mái, lợn nái, vinh hoa, phú quý.
- Tranh thờ phục vụ tín ngưỡng như: Ngũ hổ, bà Chín Thượng Ngàn, ông hoàng cầm quân..vv..
- Tranh dân gian được in bằng ván gỗ: Có bản nét và bản màu.
- Màu sắc tươi ấm, nét vẽ đôn hậu hồn nhiên.
* Hoạt động 2: ( 20p) Hướng dẫn học sinh tìm hiểu về hai dòng tranh Đông Hồ và Hàng Trống.
Mục tiêu:
Kiến thức: HS biết về kĩ thuật làm tranh.
Kĩ năng: HS phân tích vẻ đẹp trong tranh dân gian.
GV cho học sinh xem hai bức tranh: Gà mái ( ĐH ) và ngũ hổ ( HT ) yêu cầu học sinh trả lời:
? Em hãy phân tích sự gống và khác nhau giữ hai bức tranh trên.
HS trả lời
Gv nhận xét và giới thiệu cho học sinh biết về đặc điểm hai dòng tranh.
Mặc dù là hai dòng tranh khác nhau về cách in, cách sử dụng màu, với nhiều kĩ thuật đặc trưng song cũng có những nét giống nhau:
+ Là tranh in khắc, có thể in ra thành nhiều bản khác nhau.
+ Thể hiện những đề tài sinh hoạt đời thường phong phú của người nông dân Việt Nam cần cù lao động.
* Hoạt động 3: ( 10p) Hướng dẫn học sinh tìm hiểu về giá trị nghệ thuật của tranh dân gian
Mục tiêu:
Kiến thức:HS biết về giá trị nghệ thuật trong tranh dân gian.
Kĩ năng:HS cảm nhận tốt giá trị văn hóa đặc sắc của dân tộc.
GV yêu cầu học sinh đọc phần III SGK và yêu cầu trả lời câu hỏi:
? Em có thể thấy những tác dụng to lớn của tranh dân gian đối với cuộc sống của con người?
? Ý nghĩa của tranh dân gian đối với nghệ thuật dân tộc?
- GV nhận xét và củng cố: Tranh dân gian đẹp từ bố cục, màu sắc và đường nét. Nội dung mỗi bức tranh đều thể hiện những ước mơ, mong muốn gần gũi bình dị của con người về cuộc sống. Tranh dân gian mang bản sắc dân tộc đậm đà.
I. Một vài nét về tranh dân gian
- Tranh dân gian là loại tranh do người dân sáng tạo ra và được lưu truyền rộng rãi từ đời này sang đời khác.
- Tranh thường được dùng vào dịp tết, còn gọi là tranh tết. Thể hiện ước mơ về cuộc sống của người dân.
- Tranh được sản xuất ở một số địa phương như : Đông Hồ ( Bắc Ninh ), Hàng Trống ( Hà Nội ), Kim Hoàng ( Hà Tây )
II. Hai dòng tranh Đông Hồ và Hàng Trống
1. Tranh Đông Hồ: ( Tranh làng Hồ - Bắc Ninh )
- Sản xuất bằng khuôn ván gỗ, khắc và in trên giấy dó quét điệp, nét đen in sau cùng để định hình mảng.
- Mỗi màu là một bản in, sử dụng các màu sẵn có trong tự nhiên: Màu đỏ son, than lá tre, than rơm, vàng – gỗ vang, xanh chàm, trắng vỏ sò tán nhỏ.
- Nét đơn giản, khỏe, dứt khoát
2. Tranh Hàng Trống : ( Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội )
- Bản khắc nét bằng khuôn ván gỗ, in màu đen làm đường viền cho các hình.
- Tô màu vào mảng hình, chủ yếu dùng màu phẩm nhuộm nguyên chất.
- Đường nét mảnh mai, chau chuốt và tinh tế.
III. Giá trị nghệ thuật của tranh dân gian.
- Đề tài của hai dòng tranh chủ yếu là đề tài sinh hoạt của con người và tín ngưỡng tôn giáo.
- Cả hai dòng tranh dân gian nổi tiếng đều rất chú trọng đến bố cục, màu sắc, đường nét : Mang tính ước lệ, dáng mềm mại mộc mạc.
- Tranh dân gian đã chững tỏ sự thống nhất, hoàn chỉnh và được đa số nhân dân yêu thích.
- Là bộ phận của nền văn hóa dân tộc và của nhân loại. 
 4.4 Tổng kết
GV yêu cầu học sinh tóm tắt toàn bộ nội dung bài học bằng cách trả lời câu hỏi:
? Nêu xuất xứ của tranh dân gian?
? Nêu kĩ thuật làm tranh khắc gỗ dân gian?
? Đề tài trong tranh dân gian?
? Giá trị nghệ thuật của tranh dân gian?
HS trả lời
GV nhận xét đánh giá chung tiết học.
4.5 Hướng dẫn học tập:
- Đối với bài học ở tiết này:
 Học và trả lời câu hỏi cuối bài, sưu tầm tranh dân gian.
- Đối với bài học ở tiết tiếp theo:
+ Chuẩn bị bài 24: Giới thiệu một số tranh dân gian Việt nam.
+ Tìm hiểu bài trước.
5 – PHỤ LỤC
- SGK Mĩ thuật 6.
- SGV Mĩ thuật 6.
- Tranh minh họa tranh dân gian Việt Nam.. 

Tài liệu đính kèm:

  • docBài 19. Thường thức mĩ thuật - Tranh dân gian Việt Nam.doc