Tiết 19, Bài 21+22: Cưa, đục và dũa kim loại - Đào Duy Xuân

I/ MỤC TIÊU:

- Hiểu được ứng dụng của các phương pháp cưa và đục; dũa và khoan kim loại.

- Biết các thao tác cơ bản về cưa và đục lim loại, dũa và khoan kim loại.

- Biết được các quy tắc an toàn trong quá trình gia công.

II/ CHUẨN BỊ:

- Đục, dũa, cưa, khoan.

- Bộ dụng cụ thực hành cơ khí.

III/ CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH:

1, kiểm tra bài cũ:

- Có mấy loại dụng cụ đo và kiểm tra? Công dụng của chúng?

- Hãy nêu công dụng của các dụng cụ gia công.

 

doc 3 trang Người đăng giaoan Lượt xem 5911Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Tiết 19, Bài 21+22: Cưa, đục và dũa kim loại - Đào Duy Xuân", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lớp: Tiết: (tkb). Ngày giảng: Sĩ số: Vắng:
Lớp: Tiết: (tkb). Ngày giảng: Sĩ số: Vắng:
TIẾT 19, BÀI 21 + 22: CƯA, ĐỤC VÀ DŨA KIM LOẠI
I/ MỤC TIÊU:
- Hiểu được ứng dụng của các phương pháp cưa và đục; dũa và khoan kim loại.
- Biết các thao tác cơ bản về cưa và đục lim loại, dũa và khoan kim loại.
- Biết được các quy tắc an toàn trong quá trình gia công.
II/ CHUẨN BỊ:
- Đục, dũa, cưa, khoan.
- Bộ dụng cụ thực hành cơ khí.
III/ CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH:
1, kiểm tra bài cũ:
- Có mấy loại dụng cụ đo và kiểm tra? Công dụng của chúng?
- Hãy nêu công dụng của các dụng cụ gia công.
2. Bài mới:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Ghi bảng
Hoạt động 1: Tìm hiểu kĩ thuật cắt kim loại bằng cưa tay
- GV biểu diễn tư thế đứng và thao tác cưa, kẹp phôi liệu vào êtô. Thao tác mẫu.
- GV giới thiệu cách điều chỉnh độ phẳng, độ căng, độ chùng của lưỡi cưa. Cho HS quan sát lại hình 21.2a,b SGK để mô tả tư thế và thao tác cưa.
- Để an toàn khi cưa, người cưa cần phải thực hiện các quy định gì?
- HS quan sát, chú ý tư thế đứng, cách cầm cưa.
- HS quan sát hình 21.2 mô tả tư thế và thao tác cưa như SGK.
- HS trả lời theo nội dung SGK.
I. Cắt kim loại bằng cưa tay:
 1. Khái niệm: SGK
 2. Kĩ thuật cưa:
 a. Chuẩn bị: SGK
 b. Tư thế đứng và thao tác cưa:
 * Tư thế đứng:
- Người cưa đứng thẳng, thoải mái, khối lượng cơ thể phân đều lên 2 chân.
- Tay phải cầm cán cưa, tay trái nắm đầu kia của khung cưa.
 * Thao tác: SGK
 3. An toàn khi cưa: 
 SGK
Hoạt động 2: Tìm hiểu đục kim loại.
- GV cho HS quan sát cấu tạo của một số loại đục.
- Góc cắt của các đục có giống nhau không?
- GV mô tả cách cầm đục và cầm búa.
- GV thao tác tư thế đục (giống như tư thế cưa).
- GV thao tác cách đánh búa và phương pháp đục – yêu cầu HS lên thực hiện – HS khác nhận xét, bổ sung.
- GV phân tích kĩ các chú ý về an toàn khi đục.
- HS quan sát cấu tạo của các loại đục.
- Không giống nhau.
- HS theo dõi cách cầm và chú ý cầm chặt vừa phải.
- HS quan sát thao tác mẫu của GV.
- HS theo dõi cách đánh búa và phương pháp đục – HS thao tác tư thế đứng, thao tác đục và HS khác nhận xét.
- HS trình bày các an toàn khi đục.
II. Đục kim loại:
 1. Khái niệm: SGK
 2. Kĩ thuật đục:
 a. Cách cầm đục và búa:
Thuận tay nào cầm búa tay đó, tay kia cầm đục (cầm chặt vừa phải)
 b. Tư thế đục:
 Giống như phần cưa.
 c. Cách đánh búa:
 SGK
 3. An toàn khi đục:
 SGK
Hoạt động 3: Tìm hiểu dũa kim loại
- GV cho HS quan sát các loại dũa. Yêu cầu HS tìm hiểu cấu tạo và công dụng của từng loại.
- HDHS cách chọn dũa: phải phù hợp với dạng bề mặt và vật liệu gia công.
- Chọn êtô và tư thế đứng như thế nào?
- Vì sao và làm thế nào để giữ cho dũa luôn thăng bằng?
- Em hãy cho biết trong quá trình dũa mà không giữ được dũa thăng bằng thì bề mặt vật dũa sẽ như thế nào?
- GV nêu những yêu cầu về an toàn khi dũa.
- HS trình bày công dụng của dũa.
- Vật liệu mềm dùng dũa thô, vật liệu cứng có thể dùng dũa mịn (tinh)
- Chọn như tư thế đứng cưa kim loại – hình 22.2SGK.
- Tay đặt ở cán dũa chỉ cần ấn nhẹ, tay đặt ở đầu dũa phải ấn mạnh.
- Bề mặt sẽ không bằng phẳng.
III. Dũa:
 1. Công dụng: Dùng để tạo độ nhẵn, phẳng trên các bề mặt nhỏ, khó làm được trên các máy công cụ.
 2. Kĩ thuật dũa:
 a. Chuẩn bị: SGK
 b. Cách cầm dũa và thao tác dũa:
- Tay phải cầm cán dũa, tay trái đặt hẳn lên đầu dũa
- Khi dua hai tay ấn xuống, điều khiển lực ấn của hai tay cho dũa thăng bằng; khi kéo dũa về thì kéo nhanh và nhẹ nhàng.
 3. An toàn khi dũa:
 SGK
3. Củng cố:
 - Để sản phẩm cưa và đục đạt yêu cầu kĩ thuật cần chú ý những điểm gì?
 - Yêu cầu HS biểu diễn lại cách cầm dũa, thao tác dũa, trình tự khoan kim loại.
4. Dặn dò;
 - Học bài.
 - Chuẩn bị dụng cụ như SGK để tiết sau thực hành.
--------------------------------------

Tài liệu đính kèm:

  • docBài 22. Dũa và khoan kim loại - Đào Duy Xuân - Trường THCS Ngàm Đăng Vài.doc