Tiết 2: Ba điểm thẳng hàng - Nguyễn Duy Trí

A. MỤC TIÊU:

Qua bài học, học sinh cần đạt được yêu cầu tối thiểu sau đây:

I. Kiến thức:

- Học sinh hiểu thế nào là 3 điểm thẳng hàng.

- Hiểu thế nào là 3 điểm không thẳng hàng.

- Nắm vững trong 3 điểm thẳng hàng có 1 và chỉ 1 điểm nằm giữa hai điểm còn lại.

II. Kỹ năng:

- Biết vẽ ba điểm thẳng hàng , ba điểm không thẳng hàng.

- Sử dụng được các thuật ngữ: nằm cùng phía, nằm khác phía, nằm giữa.

- Biết sử dụng thước để vẽ và kiểm tra 3 điểm thẳng hàng.

 

doc 3 trang Người đăng giaoan Lượt xem 3249Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Tiết 2: Ba điểm thẳng hàng - Nguyễn Duy Trí", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
	Ngày soạn: ..
Tiết 2: BA ĐIỂM THẲNG HÀNG
MỤC TIÊU:
Qua bài học, học sinh cần đạt được yêu cầu tối thiểu sau đây:
Kiến thức:
Học sinh hiểu thế nào là 3 điểm thẳng hàng. 
Hiểu thế nào là 3 điểm không thẳng hàng.
Nắm vững trong 3 điểm thẳng hàng có 1 và chỉ 1 điểm nằm giữa hai điểm còn lại.
Kỹ năng:
Biết vẽ ba điểm thẳng hàng , ba điểm không thẳng hàng.
Sử dụng được các thuật ngữ: nằm cùng phía, nằm khác phía, nằm giữa.
Biết sử dụng thước để vẽ và kiểm tra 3 điểm thẳng hàng.
Thái độ:
Rèn cho học sinh tính chính xác, cẩn thận.
Rèn cho học sinh tư duy logic.
PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY:
Nêu vấn đề.
Trực quan.
CHUẨN BỊ GIÁO CỤ
Giáo viên: Sgk, giáo án, thước, bảng phụ.
Học sinh: Sgk, dụng cụ học tập.
TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:
Ổn định lớp – kiểm tra sĩ số:
- Lớp 6B: Tổng số: Vắng:
Kiểm tra bài cũ: 
1. Vẽ đường thẳng a và lấy 3 điểm A,B,C a.
2. Vẽ đường thẳng b và lấy 2 điểm A’, B’ b; và C’ b.
Nội dung bài mới:
Đặt vấn đề: 
 Ta thấy 3 điểm A, B, C đều nằm trên đường thẳng a còn 3 điểm A’, B’, C’ không cùng nằm trên đường thẳng b. Các điểm đó có tính chất gì và quan hệ với nhau như thế nào? Bài học hôm nay sẽ giải quyết vấn đề đó.
Triển khai bài dạy
HOẠT ĐỘNG THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG KIẾN THỨC
Hoạt động 1:
GV: A, B, C cùng nằm trên đường thẳng a ta nói 3 điểm A, B, C thẳng hàng. 
- Hãy viết diễn đạt trên theo kí hiệu hình học rồi phát biểu?
HS: 
 A a
 B a => A, B, C thẳng hàng.
 C a 
 Khi ba điểm A, B, C cùng thuộc một đường thẳng, ta nói chúng thẳng hàng.
GV: M, N, P không cùng nằm trên đường thẳng b ta nói 3 điểm M, N, P không thẳng hàng.
- Dùng kí hiệu ; để diễn đạt 3 điểm không thẳng hàng?
HS: M b
 N b	 => M, N, P không 
 P b thẳng hàng
GV: Vẽ 3 điểm T, U, V thẳng hàng?
HS: Vẽ đường thẳng n; lấy T, U, V thuộc n:
GV: Vẽ 3 điểm L, M, N không thẳng hàng?
HS: Vẽ đường thẳng k, lấy L, N k, M K.
GV: Treo tranh vẽ bài 8 SGK.
- Tìm điểm thẳng hàng (dùng thước kiểm tra).
HS: Thực hiện.
1. Thế nào là ba điểm thẳng hàng:
- Khi ba điểm A, B, C cùng thuộc một đường thẳng, ta nói chúng thẳng hàng.
- Khi ba điểm M, N, P không cùng thuộc bất kỳ đường thẳng nào, ta nói chúng không thẳng hàng.
Hoạt động 2
GV: Nhận xét 3 điểm A, B, C?
HS: Thẳng hàng.
GV: Tìm điểm nằm cùng phía đối với điểm A?
HS: C, B.
GV: Tìm điểm nằm cùng phía đối với điểm B?
HS: A, C.
GV: Trong 3 điểm thẳng hàng có mấy điểm nằm giữa 2 điểm còn lại?
HS: Một.
2. Quan hệ giữa ba điểm thẳng hàng
 A C B
 · · ·
* Với ba điểm A, B, C thẳng hàng như hình thì:
- Hai điểm C và B nằm cùng phía đối với điểm A.
- Hai điểm A và C nằm cùng phía đối với điểm B.
- Hai điểm A và B nằm khác phía đối với điểm C ta nói điểm C nằm giữa hai điểm A và B 
Nhận xét:
Trong ba điểm thẳng hàng ,có một và chỉ một điểm nằm giữa hai điểm còn lại .
Củng cố
Thế nào là 3 điểm thẳng hàng, không thẳng hàng?
Cách vẽ 3 điểm thẳng hàng:
+ Vẽ đường thẳng a lấy 3 điểm a.
+ Vẽ đường thẳng qua 2 điểm và lấy điểm thứ 3 thuộc đường thẳng đó.
3 điểm không thẳng hàng không có điểm nằm giữa.
Làm bài tập 11, 12 sgk.
Dặn dò
Nắm vững kiến thức: Ba điểm thẳng hàng; ba điểm không thẳng hàng; cách vẽ ba điểm thẳng hàng; quan hệ giữa ba điểm thẳng hàng.
Làm bài tập 9, 10, 13 sgk.
Hôm sau nhớ mang đầy đủ dụng cụ học tập, chuẩn bị bài mới: “Đường thẳng đi qua hai điểm”.

Tài liệu đính kèm:

  • docBài 2. Ba điểm thẳng hàng - Nguyễn Duy Trí - Trường THCS Tà Long.doc