Tiết 2, Bài 2: Liêm khiết

1. MỤC TIÊU

1.1. Kiến thức:

- Thế nào là liêm khiết?

- Nêu được 1 số biểu hiện của liêm khiết.

- Hiểu được ý nghĩa của liêm khiết.

1.2. Kĩ năng:

- Phân biệt các hành vi liêm khiết và không liêm khiết, tham lam, làm giàu bất chính.

- Biết sống liêm khiết không tham lam.

1.3. Thái độ:

- Kính trọng những người sống liêm khiết, phê phán những hành vi tham ô, tham nhũng.

2/Troïng taâm

Yù nghóa cuûa lieâm khieát

3. CHUẨN BỊ

3.1. GV:

3.2. HS: SGK, tập, PHT, các tấm gương về sống liêm khiết.

 

doc 5 trang Người đăng giaoan Lượt xem 7323Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Tiết 2, Bài 2: Liêm khiết", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 2.
 LIÊM KHIẾT
ND:
 BÀI 2: 
1. MỤC TIÊU
1.1. Kiến thức:
- Thế nào là liêm khiết?
- Nêu được 1 số biểu hiện của liêm khiết.
- Hiểu được ý nghĩa của liêm khiết.
1.2. Kĩ năng:
- Phân biệt các hành vi liêm khiết và không liêm khiết, tham lam, làm giàu bất chính.
- Biết sống liêm khiết không tham lam.
1.3. Thái độ:
- Kính trọng những người sống liêm khiết, phê phán những hành vi tham ô, tham nhũng.
2/Troïng taâm
Yù nghóa cuûa lieâm khieát
3. CHUẨN BỊ
3.1. GV: 
3.2. HS: SGK, tập, PHT, các tấm gương về sống liêm khiết.
4. TIẾN TRÌNH
4.1. Ồn định tổ chức
4.2. KTBC
- TL (7đ). ? Thế nào là tôn trọng lẽ phải? cho ví dụ?( 4đ)
HS: Là công nhận ủng hộ, tuân theo và bảo vệ những điều đúng đắn, biết điều chỉnh suy nghĩ, hành vi của mình theo hướng tích cực. không chấp nhận và không làm những việc sai trái.( 3đ)
VD: Không chấp nhận và tỏ thái độ không đồng tình với việc HS vô lễ với thầy cô. (1đ)
? Trái với tôn trọng lẽ phải là gì?(4đ)
HS: là xuyên tạc, bóp méo sự thật; vu khống; bao che, làm theo cái sai, cái xấu; không dám bảo vệ sự thật, cái đúng, cái tốt; không dám đấu tranh chống lại cái sai
? theá naøo laø lieâm khieát? 2ñ
Laø soáng trong saïch ,khoâng haùm danh haùm lôïi khoâng baän taâm vaøo nhöõng toan tình nhoû nhen. 2ñ
4.3 Giảng bài mới
GTB: Liêm khiết là 1 đức tính quý báu của con người, trong xã hội hiện đại ngày nay đức tính này có cần thiết không, nó giúp ích gì cho con người, xã hội, đất nước? Chúng ta sẽ tìm hiểu bài học hôm nay để hiểu rõ hơn về liêm khiết.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG BÀI HỌC
Hoạt động 1: Tìm hiểu nội dung phần đặt vấn đề.
Cách tiến hành: sdpp thảo luận nhóm.
HS đọc tham khảo 2 tình huống trong phần đặt vấn đề.
Chia nhóm thảo luận ( 3 nhóm)
Nhóm 1: Nêu những việc làm của bà Mari Quyri? Những hành vi đó thể hiện điều gì?
Nhóm 2: Nêu hành động của Dương Chấn? Những hành động đó thể hiện đức tính gì?
Nhóm 3: Nhận xét về hành động việc làm của Bác Hồ?
- HS thảo luận.
- Đại diện nhóm trả lời, bổ sung góp ý.
- GV nhận xét, chốt ý: 
Câu 1: Bà Ma-ri Quy-ri cùng chồng đã đóng góp cho thế giới những sản phẩm có giá trị khoa học và kinh tế to lớn.
- Không giữ bản quyền phát minh mà vui lòng sống trong túng thiếu, sẵn sàng gửi quy trình chiết tách Ra- đi cho ai cần tới.
- Bà gửi biếu tài sản lớn 1 gam Ra-đi cho viện nghiên cứu ứng dụng để chữa bệnh ung thư.
- Bà không nhận món quà của Tổng thống Mỹ và bạn bè mà dành nó cho Viện nghiên cứu khoa học.
- Bà là người không vụ lợi, không tham lam, sống có trách nhiệm với gia đình và xã hội, không đòi hỏi điều kiện vật chất nào cho riêng bản thân.
Câu 2: Dương Chấn là quan Thái thú quận Đông Lai, đã tiến cử Vương Mật làm quan.
- Vương Mật đã đem vàng đến lễ nhưng ông đã không nhận.
- Ông là người thanh cao vô tư, không hám lợi.
Câu 3: Bác Hồ là người sống như những người VN bình thường, là người sống trong sạch, ,liêm khiết.
? Theo em 3 nhân vật ở 3 tình huống trên có đặc điểm chung gì về tính cách?
HS: Tính liêm khiết, trong sạch.
Hoạt động 2: Liên hệ thực tế về đức tính liêm khiết.
Cách tiến hành: sdpp nêu vấn đề.
? Việc học tập các gương sáng có cần thiết không? Vì sao?
HS: Cần thiết vì giúp cho cuộc sống tốt đẹp hơn.
? Nêu những hành vi biểu hiện tính liêm khiết và không liêm khiết trong cuộc sống hàng ngày?
HS: Bố mẹ làm giàu bằng chính sức lao động của mình, không nhận quà biếu dưới hình thức nào khi đã giúp đỡ ai 1 việc gì
- Cán bộ lãnh đạo các cấp lợi dụng chức quyền nhận quà hối lộ, công an móc nối với lâm tặc ăn cắp gỗ quý, làm tay chân trong ngành công an để buôn bán chất ma túy
Hoạt động 3: HDHS tìm hiểu nội dung bài học.
Cách tiến hành: sdpp giảng giải, thuyết trình.
Nói đến liêm khiết là nói đến đạo đức trong sạch cá nhân của từng người, dù là bình dân hay cán bộ có chức quyền. Từ xưa đến nay chúng ta rất tôn trọng những người có đức tính liêm khiết.
? Em hiểu thế nào là đạo đức trong sạch?
HS: Là không vụ lợi, không tham lam, luôn giữ phẩm chất đạo đức tốt đẹp
? Lối sống như thế nào là thể hiện chuẩn mực đạo đức đó?
HS: Không hám danh, hám lợi, không nhỏ nhen, ích kỉ
GV: Những biểu hiện đó thể hiện tính liêm khiết.
? Em hiểu liêm khiết là gì?
HS: Là sống trong sạch, không hám danh, hám lợi, không bận tâm về những toan tính nhỏ nhen, ích kỉ.
? Tính liêm khiết được biểu hiện như thế nào?
HS: Không tham lam, không tham ô tiền bạc, tài sản chung; không sử dụng tài sản, tiền bạc chung vào mục đích cá nhân; không lợi dụng chức quyền để mưu lợi cho bản thân.
? Ý nghĩa của sống liêm khiết?
HS: Giúp con người sống thanh thản, đàng hoàng, tự tin, không bị phụ thuộc vào người khác, được mọi người xung quanh kính trọng, vị nể.
Hoạt động 4: Luyện tập giải bài tập
Cách tiến hành: sdpp gq vấn đề, trò chơi.
Cho HS làm bài tập 1/ 8 sgk.
Cho HS làm bài tập 2/ 8 sgk.
Tìm những câu ca dao tục ngữ về liêm khiết?
- Cây ngay không sợ chết đứng.
- Cây cao bóng cả, cây cong bóng vẹo.
* Tổ chức trò chơi tiếp sức.
Viết hoàn chỉnh câu chuyện về Lưỡng quốc Trạng nguyên.
Mỗi HS viết 1 đoạn trong câu chuyện đó.
“ Mạc Đĩnh Chi ( 1284- 1361) quê ở Lam Khê, tỉnh Hải Dương, là dòng dõi khoa bảng lâu đờ, đỗ Trạng nguyên, là quan lớn trong triều nhưng gia cảnh rất thanh bần. Có lần nhà vua sai đang đêm mang vàng bạc đến để ở cửa nhà ông, cốt thử lòng ông. Sáng hôm sau vào chầu, ông đem số vàng bạc đó đến bỏ vào kho. Nhà vua giả vờ ngạc nhiên nói rằng: Số của ấy là của trời cho cớ sao lại khộng nhận? Ông tâu rằng: của cải không phải do mồ hôi công sức ông làm ra thì ông sẽ không nhận và xin nộp vào công quỹ.
Năm 1308, ông được cử đi sứ ở Trung Quốc, có thể nói trong sự nghiệp giao bang này, ông đã để lại nhiều giai thoại được người đời nhắc đến như 1 bài học về sự thông minh mẫn tiệp hiếm có. Chính vì thế mà vua quan nhà Minh đã phải phong ông là “ Lưỡng quốc Trạng nguyên”.
* Tổng kết toàn bài: Nói đến liêm khiết là nói đến sự trong sạch trong đạo đức cá nhân của mỗi người. Liêm khiết rất cần cho mỗi người và xã hội, nếu trong cuộc sống mỗi người đều biết sống thanh cao, trong sáng, có trách nhiệm với mình với mọi người, biết đem sức mình xây dựng cho cuộc sống của mình, cho gia đình thì xã hội sẽ ngày càng tốt đẹp hơn. Nhân dân ta rất coi trọng những người có tính liêm khiết, ghét bỏ những kẻ trộm cắp, tham nhũng. HS cần tôn trọng, noi gương những người có tính liêm khiết.
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
II. NỘI DUNG BÀI HỌC
1. Thế nào là liêm khiết?
- Là sống trong sạch, không hám danh, hám lợi, không bận tâm về những toan tính nhỏ nhen, ích kỉ.
2. Biểu hiện: 
- Không tham lam, không tham ô tiền bạc, tài sản chung; không sử dụng tài sản, tiền bạc chung vào mục đích cá nhân; không lợi dụng chức quyền để mưu lợi cho bản thân.
3. Ý nghĩa của liêm khiết.
- Giúp con người sống thanh thản, đàng hoàng, tự tin, không bị phụ thuộc vào người khác, được mọi người xung quanh kính trọng, vị nể.
III. BÀI TẬP
- Bài tập 1/ 8 sgk.
+ Hành vi liêm khiết: 1,3,5,7
+ Hành vi không liêm khiết: 2,4,6
- Bài tập 2/ 8 sgk: Tất cả các ý kiến đó đều không thể hiện tính liêm khiết.
4.4 Củng cố và luyện tập.
1. Thế nào là liêm khiết?
- Là sống trong sạch, không hám danh, hám lợi, không bận tâm về những toan tính nhỏ nhen, ích kỉ.
2.Nêu biểu hiện của liêm khiết?
- Không tham lam, không tham ô tiền bạc, tài sản chung; không sử dụng tài sản, tiền bạc chung vào mục đích cá nhân; không lợi dụng chức quyền để mưu lợi cho bản thân.
3. Bài tập trắc nghiệm.
Hành vi nào sau đây không thể hiện tính liêm khiết?
a. Dùng quà biếu để xin nâng điểm cho con.
b. Luôn tìm mọi thời cơ để thăng chức.
c. Luôn mong muốn làm giàu bằng khả năng của mình.
d. Chỉ chơi với những người nào mang lợi cho mình.
4.5. HDHS tự học ở nhà.
- Bài cũ: Học bài, làm bài tập còn lại 3,4,5 trong sgk/8
+ Tìm các biểu hiện, tấm gương khác về liêm khiết.
- Bài mới: Xem trước bài 3 “ Tôn trọng người khác”
+ Đọc và trả lời câu hỏi trong phần Đặt vấn đề
+ Tìm và nêu các ví dụ về biết tôn trọng người khác hoặc không tôn trọng người khác
+ Tìm các câu ca dao tục ngữ có liên quan.
5.RÚT KINH NGHIỆM.

Tài liệu đính kèm:

  • docBài 2. Liêm khiết (5).doc