Tiết 2, Bài 2: Liêm khiết - Năm học 2012-2013

I/Mục tiêu bài học:

 1/Về kiến thức:

-Hiểu thế nào là liêm khiết.

-Nêu được một số biểu hiện của liêm khiết.

-Hiểu được ý nghĩa của liêm khiết.

 2/Về kĩ năng:

-Phân biệt được hành vi liêm khiết với tham lam, làm giàu bất chính.

-Biết sống liêm khiết, không tham lam.

-Phân biệt được hành vi liêm khiết với hành vi không liêm khiết.

 3/Về thái độ:

Kính trọng những người sống liêm khiết, phê phán những hành vi tham ô, tham nhũng.

II/Phương tiện dạy học:

-SGK, SGV GDCD 8

-Những câu chuyện, câu ca dao, tục ngữ nói về phẩm chất liêm khiết.

 

doc 3 trang Người đăng giaoan Lượt xem 2044Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Tiết 2, Bài 2: Liêm khiết - Năm học 2012-2013", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:16/8/2012
Tuần 2, Tiết 2
 Bài 2: LIÊM KHIẾT
I/Mục tiêu bài học:
 1/Về kiến thức:
-Hiểu thế nào là liêm khiết.
-Nêu được một số biểu hiện của liêm khiết.
-Hiểu được ý nghĩa của liêm khiết.
 2/Về kĩ năng:
-Phân biệt được hành vi liêm khiết với tham lam, làm giàu bất chính.
-Biết sống liêm khiết, không tham lam.
-Phân biệt được hành vi liêm khiết với hành vi không liêm khiết.
 3/Về thái độ:
Kính trọng những người sống liêm khiết, phê phán những hành vi tham ô, tham nhũng.
II/Phương tiện dạy học:
-SGK, SGV GDCD 8
-Những câu chuyện, câu ca dao, tục ngữ nói về phẩm chất liêm khiết.
III/Tiến trình dạy học:
 1/ổn định:1’
 2/Kiểm tra bài cũ:5’
Thế nào là tôn trọng lẽ phải?Cho ví dụ về một hành vi thể hiện sự tôn trọng lẽ phải?
 3/Bài mới:
 Hoạt động GV
 Hoạt động HS
 Nội dung
Hoạt động 1:Giới thiệu bài.(2’)
-GV dùng tình huống để giới thiệu bài mới:Đến đợt sắp xếp lại nhân sự, ông giám đốc Hùng đã nhận rất nhiều quà biếu của công nhân.Ông không hề khước từ món quà nào cả.Theo em, hành động của ông Hùng là đúng hay sai?Tại sao?
Hoạt động 2:Hướng dẫn HS tìm hiểu những biểu hiện của liêm khiết qua mục Đặt vấn đề.(12’)
a/Mục tiêu:
-HS hiểu những biểu hiện của liêm khiết qua mục Đặt vấn đề.
b/Cách tiến hành:
-Cho HS đọc 3 câu chuyện trong sgk.
-Chia lớp thành 4 nhóm để thảo luận.
+Nhóm 1,2:Em có suy nghĩ gì về cách xử sự của Mari-Quyri, Dương Chấn và của Bác Hồ trong các câu chuyện trên?
+Nhóm 3,4:Trong điều kiện hiện nay, theo em việc học tập những tấm gương đó còn phù hợp nữa không?Vì sao?
-GV gọi đại diện các nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét, bổ sung, GV kết luận.
c/Kết luận:
-Trong các trường hợp trên, cách xử sự của Mari-Quyri, Dương Chấn và Bác Hồ đáng để chúng ta học tập.
-Những cách sử xự đó đều có điểm chung giống nhau:sống thanh cao không vụ lợi, không hám danh làm việc một cách vô tư mà không đòi hỏi bất cứ điều kiện vật chất nào.
- Trong điều kiện hiện nay lối sống thực dụng chạy theo đồng tiền có xu hướng ngày càng gia tăng thì việc học tập các tấm gương đó trở nên cần thiết và có ý nghĩa thiết thực
*Nội dung phổ biến, giáo dục pháp luật:
-GV:Người sống liêm khiết luôn chấp hành đúng pháp luật về sử dụng tiền bạc, tài sản của Nhà nước và của tập thể.
Hoạt động 3:Tìm những biểu hiện trái với lối sống liêm khiết.(11’)
a/Mục tiêu:
-HS nêu được những biểu hiện trái với lối sống liêm khiết.
b/Cách tiến hành:
-GV yêu cầu hs tìm hiểu biểu hiện trái với lối sống liêm khiết mà các em thấy trong cuộc sống(gia đình, nhà trường)
-GV chốt lại ý đúng và kết luận.
c/Kết luận:
-GV chỉ cho hs thấy rõ:một người luôn có mong muốn làm giàu bằng tài năng và sức lao động của mình(làm giàu chính đáng) luôn kiên trì phấn đấu vươn lên để đạt được kết quả cao trong công việc, không móc ngoặc, hối lộ, làm ăn gian lậnđó là biểu hiện của hành vi liêm khiết.
Hoạt động 4:GV hướng dẫn hs phát biểu để khắc sâu khái niệm “liêm khiết”, một số biểu hiện của liêm khiết và ý nghĩa của phẩm chất này trong cuộc sống.(7’)
a/Mục tiêu:
-HS nêu được khái niệm “liêm khiết”, một số biểu hiện của liêm khiết và ý nghĩa của phẩm chất này trong cuộc sống.
b/Cách tiến hành:
-GV hướng dẫn hs phát biểu để khắc sâu khái niệm “liêm khiết”, một số biểu hiện của liêm khiết và ý nghĩa của phẩm chất này trong cuộc sống.
-GV chốt lại ý chính mục nội dung bài học.
Hoạt động 5:Luyện tập, củng cố kiến thức.(6’)
a/Mục tiêu:
-HS biết vận dụng kiến thức để làm bài tập.
b/Cách tiến hành:
-GV yêu cầu hs làm bài tập 1,2/sgk.
-GV gọi 1 số hs trình bày, gọi hs khác nhận xét, giáo viên chốt lại ý đúng.
-HS đọc chuyện sgk.
-HS:Cách xử sự của Mari-Quyri, Dương Chấn và của Bác Hồ là những tấm gương đáng để chúng ta học tập, noi theo và kính phục.
-HS:Trong điều kiện hiện nay lối sống thực dụng chạy theo đồng tiền có xu hướng ngày càng gia tăng thì việc học tập các tấm gương đó trở nên cần thiết và có ý nghĩa thiết thực bởi lẽ điều đó:
+Giúp mọi người phân biệt được những hành vi thể hiện sự liêm khiết hoặc không liêm khiết trong cuộc sống hằng ngày..
-HS lắng nghe.
-HS lắng nghe
-HS nêu biểu hiện:tham ô, tham nhũng, hám danh, hám lợi
-HS phát biểu
-HS làm bài tập và trả lời:
1/Chọn câu b, d, e.
2/-Tán thành:b, d.
 -Không tán thành:a, c.
Bài 2:Liêm khiết
I/Tìm hiểu bài
II/Bài học:
1/Liêm khiết là một phẩm chất đạo đức của con người thể hiện lối sống trong sạch, không hám danh hám lợi, không bận tâm về những toan tính nhỏ nhem, ích kỉ.
2/Một số biểu hiện của liêm khiết.
Một số biểu hiện như: không tham lam, không tham ô tiền bạc, tài sản chung, không nhận hối lộ, không sử dụng tiền bạc, tài sản chung vào mục đích cá nhân
3/Ý nghĩa của liêm khiết.
Liêm khiết giúp con người sống thanh thản, đàng hoàng, tự tin, không bị phụ thuộc vào người khác và được mọi người xung quanh kính trọng, vị nể.
4/Hoạt động tiếp nối:(1’)
-Học bài, làm các bài tập còn lại trong sgk.Chuẩn bị trước bài 3 “Tôn trọng người khác”
*Rút kinh nghiệm-Bổ sung:

Tài liệu đính kèm:

  • docBài 2. Liêm khiết (4).doc