Tiết 2, Bài 2: Siêng năng, kiên trì - Năm học 2014-2015

1. MỤC TIÊU:

 1.1/Kiến thức: -Nêu được thế nào là siêng năng, kiên trì .

 -Hiểu được ý nghĩa của siêng năng, kiên trì .

1.2/Kĩ năng:

- Tự đánh giá hành vi của bản thân và của người khác về siêng năng kiên trì trong học tập lao động .

 - Biết siêng năng kiên trì trong học tập lao động và các hoạt động sống hằng ngày .

1.3/Thái độ:Quý trọng những người siêng năng ,siêng năng kiên trì , không đồng tình với những biểu hiện của sự lười biếng ,hay nản lòng .

2.NỘI DUNG HỌC TẬP: Hiểu thế nào là siêng năng, kiên trì .

3. CHUẨN BỊ:

 3.1/Giáo viên: -Hình ảnh Lương Đình Của.

3.2/ Học sinh: - Ca dao, tục ngữ về siêng năng, kiên trì

 

doc 8 trang Người đăng giaoan Lượt xem 4522Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Tiết 2, Bài 2: Siêng năng, kiên trì - Năm học 2014-2015", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần:2 Tiết: 2
Ngày dạy:28/8/2014
Bài 2: SIÊNG NĂNG ,KIÊN TRÌ
1. MỤC TIÊU: 
 1.1/Kiến thức: -Nêu được thế nào là siêng năng, kiên trì .
	-Hiểu được ý nghĩa của siêng năng, kiên trì .
1.2/Kĩ năng:
- Tự đánh giá hành vi của bản thân và của người khác về siêng năng kiên trì trong học tập lao động ..
 - Biết siêng năng kiên trì trong học tập lao động và các hoạt động sống hằng ngày .
1.3/Thái độ:Quý trọng những người siêng năng ,siêng năng kiên trì , không đồng tình với những biểu hiện của sự lười biếng ,hay nản lòng .
2.NỘI DUNG HỌC TẬP: Hiểu thế nào là siêng năng, kiên trì .
3. CHUẨN BỊ:
	3.1/Giáo viên: 	-Hình ảnh Lương Đình Của. 
3.2/ Học sinh: - Ca dao, tục ngữ về siêng năng, kiên trì
4. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP:
	4.1 Ổn định tổ chức và kiểm diện :- Kiểm diện học sinh
	4.2 Kiểm tra miệng :
 Câu 1. Việc tự chăm sóc, rèn luyện thân thể có ý nghĩa như thế nào ? Ví dụ (10đ)
 HS: Sức khỏe tốt giúp học tập lao động tốt. 
 Câu 2. Bản thân em đã rèn luyện như thế nào để có sức khỏe tốt ? (10 điểm)
 HS: Ăn uống điều độ đủ chất dinh dưỡngHằng ngày luyện tập thể dục thể thao.
 - Phòng bệnh hơn chữa bệnh ,khi mắc bệnh tích cực chữa bệnh triệt để.
 4.3/Tiến trình bài học:
Giới thiệu bài:
GV:Sử dụng tranh cho HS quan sát và yêu cầu HS nói rõ nội dung bức tranh đó nói lên điều gì?
HS:Nói lên đức tính siêng năng .
GV: ) Một người luôn thành công trong các lĩnh vực của cuộc sống thì không thể thiếu được đức tính siêng năng kiên trì. Hôm nay cô trò chúng ta sẽ cùng tìm hiểu tác dụng của đức tính siêng năng kiên trì .Vậy siêng năng được biểu hiện như thế nào, chúng ta cùng tìm hiểu nội dung bài học hôm nay.
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
NỘI DUNG BÀI HỌC
-HOẠT ĐỘNG 1:Tìm hiểu truyện đọc ( 10 phút)
HS: Đọc truyện.
GV: Cho HS thảo luận nhóm đôi.
?Bác Hồ của chúng ta sử dụng được bao nhiêu thứ tiếng nước ngoài.
?Bác Hồ tự học ngoại ngữ trong hoàn cảnh nào?
? Bác đã tự học ngoại ngữ như thế nào ?
?Bác đã gặp khó khăn gì trong học tập ?
GV:Nhận xét, bổ sung.
GV: Chốt lại: Bác Hồ của chúng ta đã có lòng quyết tâm và sự kiên trì. Đức tính siêng năng đã giúp Bác thành công trong sự nghiệp.
HOẠT ĐỘNG 2: -Nêu được thế nào là siêng năng, kiên trì .( 20 phút)
Qua truyện đọc trên, em hãy cho biết cách học của Bác thể hiện đức tính gì?
HS: Trả lời
Gv: Thế nào là siêng năng?
? Thế nào là siêng năng ?
HS: Cần cù tự giác miệt mài trong công việc ,làm một cách thường xuyên ,đều đặn không tiếc công sức.
?Theo em, người siêng năng là người như thế nào ?( Câu hỏi dành cho học sinh trung bình )
HS: Người siêng năng là người yêu lao động.
-Là người miệt mài trong công việc.
-Là người làm việc thường xuyên đều đặn.
-là người làm tốt trong công việc ,không cần khen thưởng .
-Là người lấy cần cù đẩ bù cho khả năng của mình.
? Nêu một số biểu hiện siêng năng ?( Kĩ năng sống )
HS:Chăm chỉ phấn đấu đạt mục tiêu trong học tập :Đi học đều, học bài làm bài đầy đủ , tích cực tham gia xây dựng bài ở lớp 
? Hãy phân biệt siêng năng với lười biếng? (Câu hỏi dành cho học sinh giỏi )
HS: Trái với siêng năng là lười biếng , không muốn làm việc , trốn tránh công việc ,ỷ lại vào người khác hoặc đùn đẩy việc cho người khác .
?Thế nào là kiên trì ?
HS: Quyết tâm làm đến làm đến đến cùng , không bỏ ỡ giữa chừng mặc dù có khó khăn ,gian khổ hoặc trở ngại .
?Trái với kiên trì?(Câu hỏi dành cho học sinh TB )
HS: Là hay nản lòng ,chóng chán,làm được đến đâu hay đến đó , không quyết tâm và thường không đạt mục đích nào cả . Làm theo ý thích, gian khổ không làm.
?Tìm những biểu hiện của siêng năng kiên trì trong học tập ,lao động, các hoạt động khác ?
HS:-Học tập :Đi học chuyên cần,chăm chỉ làm bài ,có kế hoạch học tập,bài khó không nản,tự giác học,không chơi la cà,đạt kết quả cao ..
-Lao động :Chăm làm việc nhà ,làm tốt công việc được giao ,không ngại khó,miệt mài với công việc,tiết kiêm, tìm tòi sáng tạo 
-Hoạt động khác :Kiên trì luyện tập TDTT,Kiên trì đấu tranh phòng chống tội phạm ,Bảo vệ môi trường, tham gia các hoạt động xã hội 
GV: Nhận xét chốt ý.
HOẠT ĐỘNG 3: - Tự đánh giá hành vi của bản thân và của người khác về siêng năng kiên trì trong học tập lao động ..( 5 phút) 
Phương pháp trực quan :Cho học sinh quan sát tranh và giới thiệu về Nguyễn Ngọc Ký và Lương Đình Của.
GV: Em hãy kể tên những danh nhân mà em biết nhờ có tính siêng năng kiền trì đã thành công xuất sắc trong sự nghiệp của mình ?( Câu hỏi dành cho học sinh giỏi)
HS: Nhà Bác học Lê Quý Đôn, giáo sư Bác sĩ Tôn Thất Tùng, nhà nông học Lương Đình Của, nhà bác học Niutơn...
 ? Liên hệ trong lớp chúng ta bạn nào nào có đức tính siêng năng, kiên trì trong học tập?Kết quả như thế nào ?
 ( Nghiên cứu điển hình )
 GV: Ngày nay có rất nhiều những doanh nhân, thương binh, thanh niên...thành công trong sự nghiệp của mình nhờ đức tính siêng năng, kiên trì.
? Bản thân em thể hiện siêng năng, kiên trì như thế nào ? 
 ?Có người cho rằng thời đại ngày nay khoa học kĩ thuật phát triển máy móc làm theo con người ,vì vậy không cần phải siêng năng nữa.Em có đồng ý không?Vì sao?( Câu hỏi dành cho học sinh giỏi)
HOẠT ĐỘNG 4: Làm bài tập :
Làm bài tập a SGK/6
HS: Theo dõi và trả lời câu hỏi.
GV: Nhận xét, bổ sung, chốt ý 
GV: Kết luận bài học.
I.TRUYỆN ĐỌC :
“Bác Hồ tự học ngoại ngữ”.
- Tiếng Pháp, tiếng Nga, tiếng Trung Quốc...
Ngoài ra Bác còn biết tiếng Đức, Ý, Nhật	
-Khó khăn ,không được học ở trường lớp,Bác học ngoại ngữ trong lúc vừa kiếm sống,vừa tìm hiểu cuộc sống, tìm đường cứu nước .
 Bác học thêm vào 2 giờ nghĩ ( trong đêm), nhờ thuỷ thủ giảng bài, viết 10 từ mới ra tay, vừa làm vừa học 
- Bác không được học ở trường , lớp.
- Vừa học vừa lao động kiếm sống, vừa tìm hiểu cuộc sống các nước, tìm hiểu đường lối cách mạng.
II.NỘI DUNG BÀI HỌC :
1/Khái niệm:
 - Siêng năng: là phẩm chất đạo đức của con người. Là sự cần cù, tự giác, miệt mài thường xuyên đều đặn.
- Kiên trì: là sự quyết tâm làm đến cùng dù có gặp khó khăn gian khổ.
*Biểu hiện trái với siêng năng ,kiên trì:
 -Lười biếng, ngại khó, ngại khổ, mau chán nản, ỉ lại.
 -Kiên trì :Hay nản lòng ,chống chán,làm được đến dâu hay đến đó,không quyết tâm.
III/ BÀI TẬP :
 Bài tập a SGK/6 : Những câu thể hiện tính siêng năng, kiên trì:
- Sáng nào Lan cũng dậy sớm quét nhà.
- Hà muốn học giỏi môn toán nên ngày nào cũng làm thêm bài tập.
4.4/ Tổng kết:
Tổ chức trò chơi: Chia lớp làm 2 đội. Mỗi đội lần lượt đọc ca dao tục ngữ về siêng năng, kiên trì.
GV: Kết luận tòan bài.
	4.5/ Hướng dẫn học tập :
	* Đối với bài học ở tiết này :
+ Học bài kết hợp sách giáo khoa trang 6.
+ Làm các bài tập sách giáo khoa trang 6.
+ Tìm ca dao, tục ngữ siêng năng, kiên trì .
	* Đối với bài học ở tiết tiếp theo:
+Chuẩn bị bài 2: “ Siêng năng, kiên trì” ( tiếp theo)
+ Xem trước bài học, bài tập SGK/6.
+Tìm những câu ca dao tục ngữ nói về siêng năng kiên trì .
5/PHỤ LỤC:
 @T?
Tuần:3 Tiết: 3
Ngày dạy:4/9/2014
Bài 2: SIÊNG NĂNG ,KIÊN TRÌ (tt)
1. MỤC TIÊU: 
 1.1/Kiến thức:Giúp học sinh hiểu :Được ý nghĩa của siêng năng kiên trì .
1.2/Kĩ năng:
- Tự đánh giá hành vi của bản thân và của người khác về siêng năng kiên trì trong học tập lao động ..
 - Biết siêng năng kiên trì trong học tập lao động và các hoạt động sống hằng ngày .
1.3/Thái độ:Quý trọng những người siêng năng ,siêng năng kiên trì ,không đồng tình với những biểu hiện của sự lười biếng ,hay nản lòng .
2/NỘI DUNG HỌC TẬP: Hiểu được ý nghĩa của siêng năng kiên trì .
3. CHUẨN BỊ:
3.1/Giáo viên: 	
3.2/ Học sinh: - Ca dao, tục ngữ về siêng năng, kiên trì
4/TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP:
4.1 Ổn định tổ chức và kiểm diện : - Kiểm diện học sinh, kiểm tra bài tập về nhà,SGK .
4.2 Kiểm tra miệng :
 Câu 1.Thế nào là siêng năng, kiên trì ?Hãy kể 1 tấm gương có tính siêng năng, kiên trì?(10 điểm)
 HS: - Siêng năng là phẩm chất đạo đức của con người. Là sự cần cù, tự giác, miệt mài thường xuyên đều đặn.
 - Kiên trì là sự quyết tâm làm đến cùng dù có gặp khó khăn gian khổ.
 Câu 2:Có người cho rằng thời đại ngày nay khoa học kĩ thuật phát triển máy móc làm theo con người ,vì vậy không cần phải siêng năng nữa.Em có đồng ý không?Vì sao?(10đ)( Câu hỏi dành cho học sinh giỏi)
HS:Dù phát triển đến đâu cũng không thể thiếu con người .Nếu không có con người siêng năng ,máy móc sẽ không thể hoạt động được.
 4.3/Tiến trình bài học: 
Giới thiệu bài: Chúng ta đã nghiên cứu ở tiết 1 về khái niệm của đức tính siêng năng, kiên trì. 
	Hôm nay chúng ta sẽ tiếp tục nghiên cứu đức tính siêng năng , kiên trì có ý nghĩa như thế nào và cách rèn luyện ra sao nhé.
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
 NỘI DUNG BÀI HỌC 
-HOẠT ĐỘNG 1:.( 15 PHÚT)
Mục tiêu:Giúp hs hiểu ý nghĩa của siêng năng, kiên trì .
?Em đồng ý với ý kiến nào sau đây
1.Người siêng năng là người yêu lao động
2. Người siêng năng là người không thích lao động nhưng bị bắt buộc làm nhiều.
3.Người siêng năng chỉ vì nghèo nên phải cố làm .
4.Siêng năng chưa đủ phải có cách làm tốt .
Hs:Câu đúng:1,4;Câu sai:2,3
?Tìm câu ca dao tục ngữ nói về siêng năng ,kiên trì
-Tay làm hàm nhai
-Siêng làm thì có
-Miệng nói tay làm
-Có công mài sắt có ngày nên kim
-Kiến tha lâu đầy tổ
-Cần cù bù thông minh
?Câu nói nào phê phán kẻ lười biếng
HS:-Há miệng chờ sung.
-Nói mười làm chín.
-Tay quai miệng trễ.
HOẠT ĐỘNG 2: 20 PHÚT
Mục tiêu: Hiểu được ý nghĩa của siêng năng kiên trì .
Thảo luận nhóm (3 phút) 
Nhóm 1: Nêu biểu hiện của siêng năng, kiên trì trong học tập?
Nhóm 2: Biểu hiện của siêng năng, kiên trì trong lao động ?
Nhóm 3: Biểu hiện của siêng năng, kiên trì trong lĩnh
vực khác.
Học tập
Lao động
Hoạt động khác
-Đi học chuyên cần, tự giác học bài
-Có kế hoạch học tập 
-Bài khó không nản chí
-Tự giác học tập
-Không chơi la cà
-Đạt kết quả cao
-Chăm chỉ làm việc nhà
-Không bỏ dở công việc
-Không ngại khó ,miệt mài với công việc
-Tiết kiệm 
-Tìm tòi , sáng tạo
-Kiên trì luyện tập thể dục thể thao
-Kiên trì đấu tranh phòng chống tệ nạn xã hội 
-Bảo vệ môi trường
-Đến với đồng bào vùng sâu vùng xa,xoá mù chữ,xoá đói giảm nghèo
HS: Các nhóm khác nhận xét 
GV: Nhận xét, bổ sung,chốt ý.
GV:Siêng năng, kiên trì có ý nghĩa như thế nào ?
Phương pháp phân tích :Con người muốn tồn tại phải siêng năng kiên trì lao động để làm ra của cải ,xây dựng cuộc sống ấm no hạnh phúc . Ngược lại Nếu không chịu khó kiên trì trong lao động thì sẽ đói nghèo và không đạt được mục đích gì cả , trở thành kẻ ăn bám gia đình và xã hội ,cuộc sống sẽ trở nên vô nghĩa.( Câu hỏi dành cho học sinh giỏi _)
?Nêu ví dụ về sự thành đạt do siêng năng ,kiên trì?
Kết luận : Vì vậy có thể nói siêng năng kiên trì giúp con người thành công trong công việc và trong cuộc sống .
? Nếu không siêng năng, kiên trì thì hậu quả sẽ ra sao?( Kĩ năng phát hiện )
HS: Không hoàn thành công việc, kết quả học tập yếu kém
? Em có thái độ gì đối với những người siêng năng kiên trì? Còn với những người lười biếng thì sao ?
&Gợi ý để HS nêu những biểu hiện trái với siêng năng,kiên trì qua bài tập sau. Đánh dấu x vào cột tương ứng ( Bài tập dành cho học sinh yếu)
Hành vi
không
có
-Cần cù chịu khó
-L ười biếng ỉ lại
X
-Tự giác làm việc
-Việc hôm nay chớ để ngày mai
-Cẩu thả,hời hợt
X
- Đùn đẩy ,trốn tránh
X
-Nói ít làm nhiều
-Uể oải ,chểnh mảng.
X
?Theo em siêng năng và kiên trì có liên quan với nhau không?Vì sao?(dành cho HS giỏi)
HS:Có,Vì người siêng kiên trì năng thường là người có nghị lực vượt qua khó khăn gian khổ ,quyết tâm thực hiện mục đích .Còn người lười biếng thường không kiên trì làm được đến đâu hay đến đó hoặc bỏ dở.
HOẠT ĐỘNG 3: (5 PHÚT)
Mục tiêu:Thảo luận phân tích .
*Tình huống:Hôm nay trời lạnh bạn em rủ em bỏ buổi lao động ở trường,em sẽ làm gì?Vì sao?
HS:khuyên can bạn ,trốn cùng bạn.
*Kết luận:Là HS phải siêng năng ,kiên trì trong học tập và rèn luyện 
*Thảo luận(Xây dựng đề án)
?Theo em rèn luyện để có tính siêng năng kiên trì phải làm bằng cách nào?
HS:-Chăm chỉ học tập tham gia các hoạt động ở trường và gia đình
-Phải luôn cố gắng đều đặn làm việc đến nơi đến chốn
-Phải quí thời gian,tranh thủ tận dụng thời gian làm những việc có ích.
-Khi gặp khó khăn không nản ,quyết tâm làm đến cùng.
 I.TRUYỆN ĐỌC :
II. NỘI DUNG BÀI HỌC :
1.
2.Ý nghĩa:
 Siêng năng kiên trí giúp con người thành công trong mọi lĩnh vực của cuộc sống.
4.4/Tổng kết:
*Bài tập b sgk/6. Trong những câu tục ngữ, thành ngữ sau câu nào nói về sự siêng năng, kiên trì.
+
a- Miệng nói tay làm
+
b- Năng nhặt, chặt bị 
+
c- Đổ mồ hôi sôi nước mắt
+
d- Liệu cơm, gắp mắm
+
+
e- Làm ruộng ..., nuôi tằm ăn cơm đứng
+
g- Siêng làm thì có, siêng học thì hay 
Đáp án: a, b, d, e, g.
*Tổ chức trò chơi: Tìm ca dao tục ngữ ,thành ngữ về sự siêng năng kiên trì?
GV: Kết luận bài học.
4.5/ Hướng dẫn học tập :
* Đối với bài học ở tiết này :
-Học bài kết hợp sách giáo khoa trang 6.
-Em tự đánh giá mình đã siêng năng kiên trì hay chưa qua những biểu hiện sau: 
 	 + Học bài cũ 
+ Làm bài mới 
+ Chuyên cần 
+ Rèn luyện thân thể
* Đối với bài học ở tiết tiếp theo:
-Chuẩn bị bài 3: “ Tiết kiệm”
- Đọc truyện , trả lời câu hỏi gợi ý SGK/8
- Xem trước bài học, bài tập SGK/9,10.
- Tìm ca dao, tục ngữ về tiết kiệm.
5/PHỤ LỤC :
Ca dao tục ngữ nói về siêng năng kiên trì :
- Năng nhặt chặt bị.
- Cần cù bù thông minh.
- Tay làm hàm nhai.	
- Siêng làm thì có, siêng học thì hay.
- Luyện mới thành tài, miệt mài tất giỏi.
- Miệng nói tay làm
 @T?

Tài liệu đính kèm:

  • docBài 2. Siêng năng, kiên trì (2).doc