Tiết 2, Bài 3: Bài tập thực hành: Hình chiếu của vật thể - Năm học 2012-2013

1. Mục tiêu:

 - Biết được sự liên quan giữa hướng chiếu và hình chiếu.

 - Nhận biết được cách bố trí các hình chiếu ở trên bản vẽ.

 - Hình thành từng bước kỹ năng đọc bản vẽ.

 - Có ý thức nghiêm túc trong khi tiến hành làm bài tập thực hành.

2. Chuẩn bị:

 a) Thầy:

 - Nghiên cứu nội dung bài 3 trong SGK, SGV, soạn giáo án.

 - Vật mẫu: Mô hình cái nêm (khối hình hộp chữ nhật).

 - Bảng phụ để giới thiệu cách vẽ khung tên trên bản vẽ.

 b) Trò:

 - Đồ dùng học tập, SGK, vở ghi.

 - Học bài cũ, đọc trước bài mới.

 - Chuẩn bị: giấy A4, kẻ trước bảng 3.1 (sgk – tr14).

 

doc 3 trang Người đăng giaoan Lượt xem 6647Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Tiết 2, Bài 3: Bài tập thực hành: Hình chiếu của vật thể - Năm học 2012-2013", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 23/ 8 / 2012
Ngày giảng: 8A
8B
8C
Tiết 2 - Bài 3: Bài tập thực hành: HÌNH CHIẾU CỦA VẬT THỂ
1. Mục tiêu:
 - Biết được sự liên quan giữa hướng chiếu và hình chiếu.
 - Nhận biết được cách bố trí các hình chiếu ở trên bản vẽ.
 - Hình thành từng bước kỹ năng đọc bản vẽ. 
 - Có ý thức nghiêm túc trong khi tiến hành làm bài tập thực hành.
2. Chuẩn bị:
 a) Thầy: 
 - Nghiên cứu nội dung bài 3 trong SGK, SGV, soạn giáo án.
 - Vật mẫu: Mô hình cái nêm (khối hình hộp chữ nhật).
 - Bảng phụ để giới thiệu cách vẽ khung tên trên bản vẽ.
 b) Trò: 
 - Đồ dùng học tập, SGK, vở ghi.
 - Học bài cũ, đọc trước bài mới.
 - Chuẩn bị: giấy A4, kẻ trước bảng 3.1 (sgk – tr14).
3. Tiến trình lên lớp.
5’
2’
10’
21’
6’
1’
a) Kiểm tra bài cũ: Miệng.
* Hỏi: 
 1. Thế nào là hình chiếu của vật thể?
 2. Tên gọi và vị trí của các hình chiếu như thế nào?
* Đáp: 
 1. Hình chiếu là hình nhận được trên mặt phẳng mà vật thể chiếu lên.
 2. Tên gọi của các hình chiếu: Hình chiếu đứng, hình chiếu bằng, hình chiếu cạnh.
 - Vị trí của các hình chiếu:
 + Hình chiếu bằng ở dưới hình chiếu đứng.
 + Hình chiếu cạnh ở bên phải hình chiếu đứng
 + Hình chiếu đứng giữ nguyên.
GV đặt vấn đề: Trên bản vẽ kỹ thuật, các hình chiếu diễn tả hình dạng các mặt của vật thể theo các hướng chiếu khác nhau. Chúng được bố trí ở các vị trí nhất định trên bản vẽ. Để đọc được thành thạo một số bản vẽ đơn giản chúng ta cùng làm “ bài tập thực hành: Hình chiếu của vật thể”.
b) Bài mới:
Hoạt động của thầy 
Hoạt động của trò
HĐ 1: Tìm hiểu cách trình bày bài làm (báo cáo thực hành).
GV: Nêu cách trình bày bài làm trên khổ giấy A4. Vẽ sơ đồ bố trí phần hình và phần chữ, khung tên lên bảng:
Khung tªn
GV: Hướng dẫn cụ thể cách trình bày bài làm của bài 3 trên khổ giấy A4 để đọc:
Bố trí phần trả lời câu hỏi và hình vẽ:
 + Hình 3.1 ở trên.
 + Bảng 3.1 ở dưới.
? Nêu cách vẽ một số loại nét vẽ cơ bản ở mục có thể em chưa biết bài 2
GV: Treo bảng phụ để giới thiệu cách vẽ khung tên trên bản vẽ.
HĐ 2: Tổ chức thực hành
GV yêu cầu HS đọc kĩ nội dung để tìm hiểu đề bài (SGK).
Để chỉ rõ sự tương ứng giữa các hình chiếu và các hướng chiếu, GV yêu cầu HS trả lời các câu hỏi :
- Hình chiếu 1 tương ứng với hướng chiếu nào ?
- Hình chiếu 2 tương ứng với hướng chiếu nào ?
- Hình chiếu 3 tương ứng với hướng chiếu nào ?
- Hướng chiếu A tương ứng với tên gọi hình chiếu nào ?
- Hướng chiếu B tương ứng với tên gọi hình chiếu nào ?
- Hướng chiếu C tương ứng với tên gọi hình chiếu nào ?
GV kết luận :
- Hình chiếu 1 : Hình chiếu bằng
- Hình chiếu 2 : Hình chiếu cạnh
- Hình chiếu 3 : Hình chiếu đứng
GV đi từng bàn hướng dẫn cách vẽ, cách trình bày như hoạt động 1, cách sử dụng dụng cụ.
* Lưu ý HS :
- Khi vẽ chia làm hai bước :
+ Bước vẽ mờ : vẽ bằng nét mảnh, có chiều rộng khoảng 0,25mm.
+ Bước tô đậm : sau khi vẽ mờ xong, kiểm tra lại hình vẽ, sửa chữa sai sót rồi tô đậm, chiều rộng nét đậm khoảng 0,5mm.
- Các kích thước của hình phải đo theo hình đã cho, có thể vẽ theo tỉ lệ.
GV : Treo bảng phụ : Bảng 3.1 rồi cùng học sinh hoàn thiện
HS: Theo dõi
HS: Nét liền đậm áp dụng cho cạnh thấy, đường bao thấy.
- Nét liền mảnh áp dụng cho đường dóng, đường kích thước, đường gạch gạch.
- Nét đứt áp dụng cho cạnh khuất, đường bao khuất.
- Nét gạch chấm mảnh áp dụng cho đường tâm, đường trục đối xứng.
HS trả lời:
- Hướng B
- Hướng C
- Hướng A
- Hình chiếu đứng
- Hình chiếu bằng
- Hình chiếu cạnh
HS làm bài cá nhân
* Vị trí các hình chiếu:
Bảng 3.1
 Hướng 
Hình chiếu
 chiếu
A
B
C
1
x
2
x
3
x
c) Củng cố - luyện tập
GV tổng kết giờ thực hành:
- Đánh giá sự chuẩn bị của HS, thực hiện quy trình, thái độ học tập.
- Hướng dẫn HS tự đánh giá bài làm của mình dựa theo mục tiêu bài học.
- Thu bài thực hành chấm điểm.
4) Hướng dẫn học sinh học bài.
Đọc trước bài 4 SGK và chuẩn bị:
- Các vật như bao diêm, hộp thuốc lá.
- Bút chì 6 cạnh.
- Kẻ trước các bảng hình 1, 2, 3 SGK vào vở.
Rút kinh nghiệm sau khi dạy: .

Tài liệu đính kèm:

  • docBài 3. Bài tập thực hành - Hình chiếu của vật thể.doc