Tiết 20, Bài 14: Bài thực hành 3: Dấu hiệu của hiện tượng và phản ứng hóa học - Trần Thị Ngọc Hiếu

I. MỤC TIÊU: Sau bài này HS phải:

1.Kiến thức : Biết được:

- Mục đích và các bước tiến hành, kĩ thuật thực hiện một số thí nghiệm:

- Hiện tượng vật lí: sự thay đổi trạng thái của nước.

- Hiện tượng hoá học: Kalipenmanganat bị phân hủy tạo thành khí oxi, natri cacbonat tác dụng với canxi hidroxit, khí cacbonic tác dụng với canxi hidroxit

2. Kỹ năng :

- Sử dụng dụng cụ, hoá chất để tiến hành được thành công, an toàn các thí nghiệm nêu trên.

- Quan sát, mô tả, giải thích được các hiện tượng hoá học.

- Viết tường trình hoá học dạng chữ.

3.Thái độ :

 - Hứng thú học tập , yêu thích bộ môn.

 

doc 3 trang Người đăng giaoan Lượt xem 3976Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Tiết 20, Bài 14: Bài thực hành 3: Dấu hiệu của hiện tượng và phản ứng hóa học - Trần Thị Ngọc Hiếu", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 10 Ngày soạn : 18/10/2014
Tiết 20 Ngày dạy: 22/10/2014
Bài 14: BÀI THỰC HÀNH 3
DẤU HIỆU CỦA HIỆN TƯỢNGVÀ PHẢN ỨNG HOÁ HỌC
I. MỤC TIÊU: Sau bài này HS phải:
1.Kiến thức : Biết được:
- Mục đích và các bước tiến hành, kĩ thuật thực hiện một số thí nghiệm: 
- Hiện tượng vật lí: sự thay đổi trạng thái của nước.
- Hiện tượng hoá học: Kalipenmanganat bị phân hủy tạo thành khí oxi, natri cacbonat tác dụng với canxi hidroxit, khí cacbonic tác dụng với canxi hidroxit
2. Kỹ năng : 
- Sử dụng dụng cụ, hoá chất để tiến hành được thành công, an toàn các thí nghiệm nêu trên.
- Quan sát, mô tả, giải thích được các hiện tượng hoá học.
- Viết tường trình hoá học dạng chữ.
3.Thái độ : 
 - Hứng thú học tập , yêu thích bộ môn. 
4. Trọng tâm:
- Phân biệt hiện tượng vật lí và hiện tượng hóa học 
- Điều kiện để phản ứng hóa học xảy ra và dấu hiệu để nhận biết phản ứng hóa học xảy ra.
5. Năng lực cần hướng đến:
- Năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học, năng lực giải quyết vấn đề thông qua môn hóa học, năng lực vận dụng kiến thức hóa học vào cuộc sống, năng lực thực hành. 
II. CHUẨN BỊ : 
1. Giáo viên và học sinh:
a. GV: 
 Dụng cụ :Mỗi nhóm (4 ống nghiệm , kẹp ống nghiệm , giá đựng ống nghiệm , đèn cồn ), ống hút, quẹt diêm.
 Hoá chất : Thuốc tím bột, dung dịch nước vôi trong.
b. HS: 
 Chuẩn bị mẫu bài thu hoạch ở nhà.
2. Phương pháp:
 Thảo luận nhóm – Thực hành thí nghiệm- Đàm thoại.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC: 
1. Ổn định lớp(1’) : 
Lớp
Sĩ số
Tên học sinh vắng
8A1
..
8A5
..
8A6
..
2. Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh (1’): 
 GV kiểm tra sự chuẩn bị mẫu bài thu hoạch, chuẩn bị bài thực hành của HS.
3. Vào bài mới : 
a. Giới thiệu bài: (1’) Để giúp HS phân biệt được đâu là hiện tượng vật lí , đâu là hiện tượng hoá học và nhận biết dấu hiệu của phản ứng hoá học. Hôm nay chúng ta học bài thực hành.
b. Các hoạt động chính:
Hoạt động của GV 
Hoạt động của học sinh 
Hoạt động 1. Hướng dẫn thí nghiệm(10’).
-GV: Hướng dẫn các thao tác thí nghiệm:
+ TN1: Hoà tan và đun nóng kalipemanganat 
( thuốc tím ).
+ TN2: Thực hiện phản ứng với canxihidroxit.
-GV: Yêu cầu HS theo dõi và nắm các thao tác thí nghiệm.
-GV: Nêu một số lưu ý trong quá trình tiến hành thí nghiệm để đạt kết quả chính xác và an toàn nhất.
-HS: Theo dõi thao tác thí nghiệm của GV và ghi nhớ các thao tác thí nghiệm phục vụ cho bài thực hành.
-HS: Nghe và ghi nhớ các lưu ý của GV.
Hoạt động 2. Tiến hành thí nghiệm(13’).
-GV: Chia nhóm HS chuẩn bị thực hành.
-GV: Yêu cầu đại diện các nhóm HS lên nhận dụng cụ, hoá chất tiến hành thí nghiệm theo nhóm.
-GV: Theo dõi các nhóm tiến hành thí nghiệm, sữa sai, uốn nắn thao tác cho HS.
-HS: Thực hiện theo phân công của GV.
-HS: Đại diện các nhóm HS lên nhận dụng cụ, hoá chất về chuẩn bị tiến hành thí nghiệm
-HS: Bầu tổ trưởng, thư kí, và phân công công việc cho các thành viên trong nhóm.
-HS: Tiến hành thí nghiệm theo phân công của GV, ghi lại các hiện tượng sảy ra trong quá trình thí nghiệm và viết PTHH sảy ra.
Hoạt động 3. Hoàn thành bài thu hoạch(10’).
-GV: Yêu cầu các nhóm nêu lại cách tiến hành, hiện tượng và viết PT chữ của các phản ứng trên.
-GV: Yêu cầu các nhóm hoàn thành bài thu hoạch theo những nội dung đã hướng dẫn.
-HS: Nhắc lại cách tiến hành, hiện tượng và viết PT.
 Các nhóm khác bổ sung, sữa sai.
-HS: Các nhóm thảo luận và hoàn thành bài thu hoạch.
Hoạt động 4. Công việc cuối buổi(5’).
-GV: Yêu cầu HS dọn vệ sinh nơi làm việc, thu dọn hoá chất, dụng cụ của nhóm mình và trả dụng cụ thí nghiệm cho GV.
-GV: Nhận xét tinh thần làm việc của các nhóm trong buổi thực hành và rút kinh nghiệm cho các buổi thực hành sau.
-HS: Tiến hành dọn vệ sinh, thu dọn và trả dụng cụ, hoá chất cho GV.
-HS: Lắng nghe và rút kinh nghiệm cho các bài thực hành tiếp theo.
4. Củng cố - Dặn dò (4’): 
 Cho HS nhắc lại hiện tượng hóa học và hiện tượng vật lý, dấu hiệu và điều kiện xảy ra phản ứng hóa học 
 Về nhà hoàn thành bài thu hoạch.
 Chuẩn bị bài: “Định luật bảo toàn khối lượng”.
IV. RÚT KINH NGHIỆM:

Tài liệu đính kèm:

  • docBài 14. Bài thực hành 3 - Trần Thị Ngọc Hiếu - Trường THCS Liêng Trang.doc