Tiết 21, Bài 14: Phòng, chống nhiễm HIV/AIDS - Nguyễn Thanh Hoa

I. Mục tiêu bài học:

1. Về kiến thức: Giúp HS hiểu

- HIV/AIDS là gì, tính chất nguy hiểm của HIV/AIDS, các biện pháp phòng, tránh nhiễm HIV/AIDS;

- Những qui định của PL về phòng, chống nhiễm HIV/AIDS;

- Trách nhiệm CD trong việc phòng, chống HIV/AIDS.

2. Về kĩ năng: HS có kĩ năng

- Biết giữ mình để không bị nhiễm HIV/AIDS;

- Tích cực tham gia các hoạt động phòng, chống nhiễm HIV/AIDS.

3. Về thái độ: HS có thái độ

- Ủng hộ những hoạt động phòng, chống nhiễm HIV/AIDS;

- Không phân biệt đối xử với người bị nhiễm HIV/AIDS.

II. Tài liệu, phương tiện:

- SGK, SGV GDCD 8;

- Luật phòng, chống nhiễm vi rút gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người - 2006

- Bộ luật HS 1999 (sửa đổi năm 2009)

- Số liệu, biểu bảng, hình ảnh về đại dịch HIV/AIDS

- Máy chiếu

- Đồ dùng đơn giản để đóng vai.

 

doc 8 trang Người đăng giaoan Lượt xem 2055Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Tiết 21, Bài 14: Phòng, chống nhiễm HIV/AIDS - Nguyễn Thanh Hoa", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 22. Tiết 21 Ngày soạn: 15/01/2014
BÀI 14 – PHÒNG, CHỐNG NHIỄM HIV/AIDS
Mục tiêu bài học:
Về kiến thức: Giúp HS hiểu
HIV/AIDS là gì, tính chất nguy hiểm của HIV/AIDS, các biện pháp phòng, tránh nhiễm HIV/AIDS;
Những qui định của PL về phòng, chống nhiễm HIV/AIDS;
Trách nhiệm CD trong việc phòng, chống HIV/AIDS.
Về kĩ năng: HS có kĩ năng
Biết giữ mình để không bị nhiễm HIV/AIDS;
Tích cực tham gia các hoạt động phòng, chống nhiễm HIV/AIDS.
Về thái độ: HS có thái độ
Ủng hộ những hoạt động phòng, chống nhiễm HIV/AIDS;
Không phân biệt đối xử với người bị nhiễm HIV/AIDS.
Tài liệu, phương tiện:
SGK, SGV GDCD 8;
Luật phòng, chống nhiễm vi rút gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người - 2006
Bộ luật HS 1999 (sửa đổi năm 2009)
Số liệu, biểu bảng, hình ảnh về đại dịch HIV/AIDS
Máy chiếu
Đồ dùng đơn giản để đóng vai.
Các hoạt động:
. Ổn định tổ chức (1-2’):
Lớp
8A
8B
8C
8D
Vắng
. Kiểm tra bài cũ (5-7’)
?Em hãy cho biết PL qui định như thế nào về tệ cờ bạc, ma tuý và mại dâm?
- HS trả lời.
- Nhận xét, bổ sung và cho điểm.
Tình huống: Em sẽ làm gì nếu tình cờ phát hiện được quán nước của ông B là một tụ điểm buôn bán ma tuý?
Có thể: 
- Báo cho CA, CQĐP, hoặc người có trách nhiệm;
- Báo với GVCN, BGH để nhà trường có trách nhiệm...
- Gửi thư tố giác lên CQĐP
. Bài mới: (35-33’).
* Giới thiệu chủ đề bài mới:
- GV chiếu 1 số hình ảnh liên quan đến HIV/AIDS
?Em suy nghĩ gì khi xem các hình ảnh trên?
- HS trả lời tự do
- GV căn cứ vào những câu trả lời phù hợp nội dung bài học để và bài.
* Nội dung mới:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung trọng tâm
Hoạt động 1: Tìm hiểu nội dung mục ĐVĐ/SGK/Tr38.
- HS đọc thư 1-2 lần.
?Gia đình bạn gái trong thư đã gặp phải tai họa gì?
- Người anh trai đã tự tử khi biết mình bị nhiếm HIV/AIDS.
?Nguyên nhân nào khiến cho người anh trai bị nhiễm HIV/AIDS?
- Hoàn cảnh gia đình, mẹ ốm nặng .
- Bị bạn bè rủ rê, lôi kéo;
?Khi viết bức thư cho Mai, bạn gái có tâm trạng như thế nào?
- Buồn và đau khổ;
- Mong muốn chia sẻ nguyên nhân gây lên nỗi bất hạnh cho gia đình mình để mỗi người tự rút ra bài học cho bản thân.
?Hãy cho biết bạn gái đã gửi tới mọi người thông điệp gì?
- Tự bảo vệ mình trước đại dịch AIDS;
- Sống lạnh mạnh;
- có hiểu biết về HIV/AIDS để không bị nhiễm. 
?Bạn gái trong thư đã có mong muốn gì?
Không ai phải chết vì AIDS.
?Em biết gì về AIDS?
- HSTL tự do.
GV chuyển ý: 
I. Đặt vấn đề:
* Thông điệp cuộc sống.
Bài học cho bản thân:
Trang bị cho mình những kiến thức về HIV/AIDS.
Sống lạnh mạnh; không sa vào các TNXH để tránh bị nhiễm HIV/AIDS.
Hoạt động 2: Tìm hiểu nội dung bài học.
GV kết luận: (chiếu)
- HIV (tên viết tắt tiếng Anh của cụm từ Human immunodeficiency virus infection) là tên một loại 
vi-rut gây ra Hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người. 
AIDS (tên viết tắt của cụm từ tiếng Anh acquired immunodeficiency syndrome) là giai đoạn cuối của sự nhiễm HIV gây tổn thương hệ thống miễn dịch làm cho cơ thể không còn khả năng chống lại các tác nhân gây bệnh và dẫn đến chết người.
Hội chứng: nhóm các biểu hiện (triệu chứng) như: sốt, tiêu chảy, sụt cân, nổi hạch... do một căn bệnh nào đó gây ra.
Suy giảm miễn dịch: Hệ miễn dịch là hệ thống phòng ngự bảo vệ cơ thể chống lại các mầm bệnh từ ngoài xâm nhập vào cơ thể, suy giảm miễn dịch là tình trạng hệ miễn dịch trở nên yếu, giảm hoặc không có khả năng chống lại sự tấn công của các tác nhân gây bệnh.
Mắc phải: Không do di truyền mà do bị lây nhiễm trong cuộc sống
VD: bệnh tiêu chảy, bệnh gan, bệnh viêm phổi => hệ miễn dịch không sản sinh ra các chất kháng lại các căn bệnh trên -> chết người.
Người bị AIDS chết do AIDS chứ không chết vì AIDS.
* Chiếu thông tin về đại dịch H:
- Tại Việt Nam
Năm
TS trường hợp nhiễm HIV
TS trường hợp chuyển sang AIDS
TS người chết do AIDS
TS các tình, thành phố
31/7/2004
83.431 (phát hiện)
13.124
7.455
19
30/6/2008
129.715 (còn sống)
26.840 (còn sống)
39.664
100%
- Trên thế giới:
- HS quan sát
?Nhận xét về diễn biến của căn bệnh H?
Tốc độ lây lan nhanh chóng trên mọi quốc gia, vùng lãnh thổ.
?Căn bệnh này sớm trở thành đại dịch do đâu?
Do con đường lây truyền.
?AIDS lây truyền qua những con đường nào?
Đường máu;
Từ mẹ nhiễm HIV truyền sang con;
Dùng chung bơm, kim tiêm;
Qua quan hệ tình dục không an toàn.
GV: Bài trước các em đã biết ma tuý, mại dâm là con đường ngắn nhất dẫn đến H và là một trong những nguyên nhân làm cho căn bệnh này bùng nổ thành đại dịch.
?H gây ra cho bản thân và gia đình người mắc những điều gì?
- Đối với bản thân người mắc: tâm trạng hoảng sợ, bi quan, chán nản, tuyệt vọng, bị xã hội kì thị và đã tự kí cho mình bản án tử hình.
- Đối với gia đình người mắc đó là nỗi đau mất đi người thân yêu.
?HIV/AIDS còn gây ra những hậu quả như thế nào đối với XH?
- Suy thoái nòi giống.
- Suy giảm sức lao động.
GVKL: như vậy H đã và đang trở thành đại dịch của thế giới và Việt Nam. 
?Theo em có thể ngăn chặn H để nó không trở thành đại dịch không? Bằng cách nào?
- Có.
=> Sống chung thuỷ. Không sa vào TNXH.
-=>Có ý thức phòng, tránh lây nhiễm.
GV: để ngăn chặn đại dịch này, chúng ta cần có ý thức trong cuộc sống và tuân thủ những qui định của PL.
PL nước ta qui định như thế nào về Phòng, chống lây nhiễm H.
GV chiếu: một số điều trong Luật phòng, chống nhiễm vi rút gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người – 2006
Điều:
?Trách nhiệm phòng, chống nhiễm H là của ai? (Đ10 – Luật phòng....)
?Với các hành vi làm lây truyền H- PL qui định như thế nào?(Đ12,14 – luật ...)
?Với người bị nhiễm H, PL có những qui đình gì?(Đ4, 6,10 – Luật phòng....)
?Người có H cố ý truyền bệnh cho người khác sẽ bị xử lí như thế nào? (Điều 118 – BLHS 1999 SĐ)
GV: Những qui định trên nhằm thể hiện tính nhân đạo của PL nước ta.
?Nếu cạnh nhà em có 1 người có H em sẽ xử sự như thế nào?
-HSTL tự do
- GV kết luận và hướng cho HS cách ứng xử đúng là không kì thị, phân biệt, không trốn tránh giao tiếp xong cũng phải để ý những nguy cơ lây truyền khi không cẩn thận trong giao tiếp.
?Muỗi đốt có lây truyền HIV/AIDS không? (không)
?Dùng chung bát đĩa có lây truyền không? (không – nếu bát đĩa được khử trùng cẩn thận)
?Bắt tay người có H có bị lây truyền H không? (Có – nếu tay người có H và tay ta đang bị thương chảy máu)
GVKL (chốt)
II- Nội dung bài học.
HIV/AIDS là gì?
HIV: 
AIDS:
Con đường lây truyền.
Hậu quả đối với bản thân, gia đình và xã hội.
Qui định của PL về phòng, chống nhiễm HIV/AIDS:
Trách nhiệm của CD – HS.
Hiểu đầy đủ về HIV/AIDS.
 Không phân biệt, kì thị với người có H và gia đình họ;
Tích cực tham gia các hoạt động tuyên truyền, phòng chông H
Hoạt động 3: Luyện tập
- BT 3/SGK/Tr 40.
b, e (bừa bãi), g (có H), i (mẹ có H mang thai)
- BT 4/SGK/Tr40-41
 -> GV chú ý ý kiến thứ 2 – liên quan đến 1 số ngành nghề có nguy cơ lây nhiễm H (CA, bác sỹ)
- BT 5/SGK/Tr 41
 + Không. AIDS có con đường lây truyền ....
+ Nói cho bạn biết về con đường lây truyền và cách phòng tránh; tư tưởng trong Xh không phân biệt, kì thị với người có H và gia đình họ.
III- Bài tập
Củng cố (3-5’)
TH: cô V nói với chồng “Ôi sợ quá, em nghe nói nước ta có nhiều trẻ em bị nhiễm HIV/AIDS đấy!”.
Chồng cô cãi: “Vớ vẩn! làm gì có chuyện trẻ em lại mắc cái bệnh của người lớn!Em có biết bệnh này làm sao mà bị không?”. Này nhé: thứ nhất là lây theo đường tình dục, thứ hai là nghiện ma tuý mà tiêm chích bơm, kim tiêm với người đã bị nhiễm HIV. Còn trẻ em chúng có làm được các việc đó đâu mà bị?”
Cô V thấy chồng nói có lý, không cãi lại được nhưng vẫn băn khoăn.
- Dựng lại tình huống thành tiểu phẩm.
- Dùng kiến thức đã học về phòng chống HIV/AIDS, em hãy giải thích giúp vợ chồng cô V.
- chuẩn bị tiểu phẩm t= 4’
- diễn t= 3’
KL : 
Có trẻ em bị nhiễm HIV là đúng.
Lý do :
+ Truyền máu, tiêm chủng mà dùng chung bơm, kim tiêm để tiêm thuốc chữa bệnh mà không khử trùng cẩn thận để dính máu của người bị nhiễm HIV sang trẻ.
 + Căn bệnh này còn lây theo đường từ mẹ sang con. Khi người mẹ bị nhiễm HIV /AIDS có thai có thể sinh ra đứa con bị nhiễm bệnh
Hướng dẫn về nhà (1’)
Tìm hiểu thêm về H ; 
Suy nghĩ sâu sắc về lối sống của mình, bạn bè để không sa vào TNXH;
Nắm vững những kiến thức về H để tự bản thân không bị mắc.
Hoàn thiện bài tập vào vở.
Xem trước bài số 15
Tư liệu tham khảo
Nhiễm HIV ở người được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) xem như là đại dịch. Việc chủ quan đối với HIV càng làm tăng nguy cơ bị lây bệnh.[4][5] Từ khi phát hiện ra HIV vào năm 1981 cho đến năm 2006, AIDS đã giết chết hơn 25 triệu người.[6] Khoảng 0,6% dân số thế giới bị nhiễm HIV.[6] Năm 2009, toàn thế giới có 1,8 triệu người mắc bệnh AIDS, giảm so với mức đỉnh là 2,1 triệu người trong năm 2004.[7] Khoảng 260.000 trẻ em chết vì AIDS trong năm 2009.[7] Một con số không cân xứng của số người tử vong do AIDS ở vùng Châu Phi hạ Sahara đã làm chậm tăng trưởng kinh tế và làm trầm trọng thêm gánh nặng của nghèo đói.[8] Trong năm 2005, ước tính ở châu Phi có khoảng 90 triệu người bị nhiễm HIV, kết quả là một ước lượng tối thiểu sẽ có 18 triệu trẻ mồ côi.[9] Điều trị bằng thuốc kháng retrovirus có thể làm giảm cả hai tỉ lệ tử vong và bệnh tật ở người nhiễm HIV.[10] Mặc dù thuốc kháng retrovirus vẫn không có sẵn để dùng rộng rãi, nhưng việc mở rộng các chương trình điều trị bằng thuốc kháng retrovirus từ năm 2004 đã làm giảm số lượng các ca tử vong ở người mắc bệnh AIDS và số ca nhiễm mới ở nhiều nơi trên thế giới.[7] Tăng cường việc nhận thức và các biện pháp phòng ngừa đối với người dân, cũng như quá trình diễn tiến tự nhiên của dịch bệnh, cũng đóng một vai trò quan trọng. Thế mà, ước tính vẫn có khoảng 2,6 triệu người mới bị nhiễm HIV trong năm 2009.[7]
Trường hợp nhiễm HIV đầu tiên ở nước ta được phát hiện vào tháng 12 năm 1990 tại thành phố Hồ Chí Minh. Nhưng thực sự dịch HIV/AIDS đã bắt đầu bùng nổ từ năm 1993 trong nhóm những người nghiện chích ma túy tại thành phố Hồ Chí Minh. Sau đó dịch bắt đầu lan ra các tỉnh. Đến cuối tháng 12/1998, toàn bộ 61 tỉnh, thành trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là tỉnh) trong cả nước đều đã phát hiện có người bị nhiễm HIV. Tính đến tháng 13/12/2002, theo số liệu báo cáo của các tỉnh thành, cả nước đã phát hiện 58490 trường hợp nhiễm HIV, 8718 trường hợp biến chuyển thành bệnh AIDS và 4834 trường hợp đã tử vong. 
Phân tích các trường hợp nhiễm HIV cho thấy: Độ tuổi bị nhiễm HIV cao nhất là ở nhóm tuổi 20 -29. Nam giới chiếm 53%. Đối tượng bị nhiễm chủ yếu hiện nay là những người nghiện chích ma túy (60%) song tỷ lệ lây nhiễm qua đường tình dục đang gia tăng. Kết quả giám sát trọng điểm tại 21 tỉnh, cho thấy tỷ lệ nhiễm HIV đang tiếp tục gia tăng trong nhóm nghiện chích ma túy, mại dâm, người mắc STD ( các bệnh lây truyền qua đường tình dục) và bắt đầu gia tăng trong nhóm tân binh, phụ nữ có thai. Điều đó chứng tỏ HIV có xu hướng đang lan dần vào cộng đồn
 BỘ Y TẾ
CỤC PHÒNG, CHỐNG
 HIV/AIDS
Số: 04 /BC-AIDS
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Hà Nội, ngày 11 tháng 01 năm 2013
BÁO CÁO TỔNG KẾT 
Công tác phòng, chống HIV/AIDS năm 2012 
và kế hoạch công tác năm 2013
Tính đến 30/11/2012, số trường hợp nhiễm HIV hiện còn sống là 208.866 trường hợp, số bệnh nhân AIDS hiện còn sống là 59.839 và 62.184 trường hợp tử vong do AIDS. Riêng 11 tháng đầu năm 2012, cả nước phát hiện 11.102 trường hợp nhiễm HIV, 3.716 bệnh nhân AIDS và 961 người tử vong do AIDS. So với cùng kỳ năm 2011, số trường hợp nhiễm HIV phát hiện và báo cáo giảm 26%, số người tử vong giảm 53%, tuy nhiên số liệu tử vong từ tuyến xã phường thống kê chậm nên con số tử vẫn còn chưa thống kê đầy đủ. Về địa bàn dịch HIV/AIDS ghi nhận tăng lên 79.1% số xã/phường/thị trấn báo cáo có người nhiễm HIV ở 98% quận/huyện trong cả nước. Về hình thái dịch HIV tiếp tục ghi nhận có sự thay đổi, trong số người nhiễm HIV báo cáo năm 2012 có 31,5% người nhiễm là nữ giới cao hơn 0,5% so với năm 2011, đường lây truyền HIV lần đầu tiên báo cáo ghi nhận số người nhiễm HIV bị lây nhiễm qua quan hệ tình dục cao hơn lây truyền qua tiêm chích ma túy (45,5% so với 42,1%), trong khi năm 2011 tương ứng là (41,8% so với 46,4%). Tỷ lệ nhiễm HIV trong nhóm nghiện chích ma túy theo dõi qua giám sát trọng điểm tiếp giảm, tỷ lệ này năm 2012 là 11,% so với 13,4% năm 2012, tỷ lệ nhiễm HIV trong nhóm phụ nữ bán dâm năm 2012 2,7% so với 2,9% năm 2011, tỷ lệ nhiễm HIV trong nhóm MSM 2,3% so với 5% năm 2011 (tỷ lệ nhiễm HIV trong nhóm MSM chưa phản ánh đầy đủ nhiễm HIV trong nhóm này chung cho cả nước do cỡ mẫu nhỏ).
Hưng Yên
Đến nay, toàn tỉnh có 154/161 xã, phường, thị trấn trên 10 huyện, thành phố có bệnh nhân HIV/AIDS. Tính từ khi phát hiện người nhiễm HIV đầu tiên (tháng 1.1997), đến nay, toàn tỉnh đã phát hiện 1.658 trường hợp nhiễm HIV/AIDS. Trong đó 4 huyện, thành phố có 100% số xã, phường, thị trấn có người nhiễm HIV/AIDS là: Thành phố Hưng Yên, Khoái Châu, Yên Mỹ và Tiên Lữ. Đã có 652 người tử vong do AIDS. 
Trong những năm qua, cả hệ thống chính trị và toàn thể nhân dân tỉnh đã vào cuộc mạnh mẽ, quyết liệt. Công tác thông tin giáo dục truyền thông được triển khai dưới nhiều hình thức đa dạng, phong phú về nội dung như tuyên truyền công tác phòng lây nhiễm HIV theo nhóm đối tượng, đặc biệt là các đối tượng có nguy cơ cao như nghiện chích ma túy và phụ nữ tiếp viên tại các cơ sở vui chơi giải trí. Do vậy đã khống chế được tốc độ gia tăng của dịch HIV/AIDS; giảm số người nhiễm HIV mới được phát hiện; giảm sự kỳ thị và phân biệt đối xử đối với người nhiễm HIV và bệnh nhân AIDS. Nhiều biện pháp trong công tác phòng, chống HIV/AIDS được triển khai như: Tăng cường giám sát HIV/AIDS, an toàn truyền máu; can thiệp giảm tác hại, chăm sóc, hỗ trợ và điều trị cho người nhiễm HIV, chương trình điều trị ARV, điều trị dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con. Đặc biệt, trong năm nay tỉnh ta mở một cơ sở điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế Methadone cho trên 60 đối tượng nghiện.
Báo cáo của UNAIDS cho thấy số nhiễm HIV mới đã giảm 33% trên cả người lớn và trẻ em kể từ năm 2001
Trong khi các nhà lãnh đạo thế giới chuẩn bị nhóm họp tại Đại hội đồng Liên Hợp Quốc (LHQ) để đánh giá tiến độ thực hiện các Mục tiêu phát triển thiên niên kỷ, UNAIDS công bố một báo cáo về dịch HIV toàn cầu. Báo cáo cho thấy những bước tiến rõ rệt hướng tới các mục tiêu toàn cầu năm 2015 về HIV.
Số nhiễm mới trên cả người lớn và trẻ em vào cuối năm 2012 ước tính là 2,3 tr, giảm 33% kể từ năm 2001. Số nhiễm mới ở trẻ em năm 2012 là 260.000, giảm 52% kể từ năm 2001. Nhờ việc mở rộng điều trị ARV một cách nhanh chóng, số người tử vong do AIDS cũng đã giảm 30% so với mức đỉnh điểm năm 2005.
Vào cuối năm 2012, có khoảng 9.7 triệu người ở các nước thu nhập thấp và trung bình đang được điều trị ARV, tăng gần 20% chỉ trong một năm. Năm 2011, các nước thành viên LHQ nhất trí đặt ra mục tiêu đến năm 2015 điều trị ARV cho 15 triệu người. Tuy nhiên, với những bằng chứng mới cho thấy lợi ích dự phòng lây nhiễm HIV của việc điều trị ARV và với việc các quốc gia không ngừng mở rộng chương trình điều trị, Tổ chức y tế thế giới đã đưa ra hướng dẫn điều trị mới, tăng số người ước tính cần được điều trị thêm hơn 10 triệu người.
“Chúng ta có thể đạt được mục tiêu đến năm 2015 điều trị ARV cho 15 triệu người. Và chúng ta còn phải vươn xa hơn thế, với tầm nhìn và cam kết bảo đảm không còn người dân nào cần mà không được điều trị,” Giám đốc điều hành UNAIDS Michel Sidibé khẳng định.
Thế giới cũng đã đáp ứng tốt hơn nhiều nhu cầu về điều trị lao của người sống với HIV. Số người sống với HIV tử vong do lao đã giảm 36% kể từ năm 2004.
Mặc dù nguồn lực dành cho HIV của các nhà tài trợ bị chững lại, không thay đổi kể từ năm 2008, nhưng nguồn đầu tư trong nước cho HIV của các quốc gia đã tăng lên, chiếm 53% nguồn lực toàn cầu dành cho HIV năm 2012. Tổng nguồn lực dành cho ứng phó với HIV năm 2012 ước tính là 18,9 tỷ đô-la, hụt khoảng 3-5 tỷ so với nhu cầu ước tính hàng năm cho đến 2015 là 22-24 tỷ/năm.
Đồng thời với việc công bố các con số ước tính mới về HIV trên toàn cầu, Báo cáo về dịch AIDS toàn cầu năm 2013 của UNAIDS còn đánh giá tiến độ thực hiện mười mục tiêu mà các nước thành viên LHQ đặt ra trong Tuyên bố chính trị của LHQ về HIV và AIDS năm 2011.  
Bản báo cáo cũng cho thấy tiến độ chậm trên toàn thế giới trong việc đảm bảo các quyền con người, bảo đảm tiếp cận của những người có nguy cơ lây nhiễm cao tới các dịch vụ về HIV, đặc biệt là cho người sử dụng ma túy. Tiến bộ trong việc ngăn ngừa bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em gái cũng rất chậm. Bao lực là yếu tố gây nên tình trạng dễ bị tổn thương với HIV. Bất bình đẳng giới, các bộ luật mang tính trừng phạt và các thực hành mang tính phân biệt đối xử đang tiếp tục cản trở các ứng phó với HIV và các nỗ lực nhằm loại bỏ các rào cản trong việc mở rộng cung cấp dịch vụ về HIV cho những người cần sử dụng nhất.

Tài liệu đính kèm:

  • docBài 14. Phòng, chống nhiễm HIVAIDS - Nguyễn Thanh Hoa - Trường THCS Đồng Than.doc