Tiết 21, Bài 14: Thường thức mỹ thuật - Mĩ thuật Việt Nam từ cuối thế kỉ XIX đến năm 1945 - Vũ Thị Phương Thảo

1.1 Kiến thức:

- HS hiểu sự phát triển của mĩ thuật trong từng giai đoạn.

- HS biết được nội dung chủ yếu của quá trình xây dựng và phát triển của nên mĩ thuật Việt Nam cuối thế kỉ XIX đến năm 1954.

- HS biết thêm về kiến thức lịch sử; thấy được những cống hiến của giới văn nghệ sĩ nói chung, giới mĩ thuật nói riêng với kho tàng văn hóa dân tộc.

1.2 Kĩ năng:

- Học sinh thực hiện được: Nhớ được năm thành lập trường cao đẳng mĩ thuật Đông Dương, một số họa sĩ, tác phẩm tiêu biểu thời kì trước Cách mạng Tháng 8 năm 1945.

- Nhớ được vài hoạt động của các họa sĩ trong Cách mạng Tháng 8 năm 1945 và trong kháng chiến chông thực dân Pháp xâm lược.

- Học sinh thực hiện thành thạo: Rèn kĩ năng làm việc theo nhóm và trình bày vấn đề.

1.3 Thái độ:

- Thói quen: HS nhận thức đúng đắn và càng thêm yêu quý các tác phẩm hội họa phản ánh về đề tài chiến tranh cách mạng.

- Tính cách: HS thêm yêu quê hương đất nước

 

doc 5 trang Người đăng giaoan Lượt xem 4438Lượt tải 3 Download
Bạn đang xem tài liệu "Tiết 21, Bài 14: Thường thức mỹ thuật - Mĩ thuật Việt Nam từ cuối thế kỉ XIX đến năm 1945 - Vũ Thị Phương Thảo", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 22
Tiết PPCT 21
Ngày dạy: 14/ 1	
BÀI 14 - THƯỜNG THỨC MỸ THUẬT
MĨ THUẬT VIỆT NAM
TỪ CUỐI THẾ KỈ XIX ĐẾN NĂM 1945
š{›
MỤC TIÊU:
Kiến thức:
HS hiểu sự phát triển của mĩ thuật trong từng giai đoạn.
HS biết được nội dung chủ yếu của quá trình xây dựng và phát triển của nên mĩ thuật Việt Nam cuối thế kỉ XIX đến năm 1954.
HS biết thêm về kiến thức lịch sử; thấy được những cống hiến của giới văn nghệ sĩ nói chung, giới mĩ thuật nói riêng với kho tàng văn hóa dân tộc.
Kĩ năng:
Học sinh thực hiện được: Nhớ được năm thành lập trường cao đẳng mĩ thuật Đông Dương, một số họa sĩ, tác phẩm tiêu biểu thời kì trước Cách mạng Tháng 8 năm 1945.
Nhớ được vài hoạt động của các họa sĩ trong Cách mạng Tháng 8 năm 1945 và trong kháng chiến chông thực dân Pháp xâm lược.
Học sinh thực hiện thành thạo: Rèn kĩ năng làm việc theo nhóm và trình bày vấn đề.
Thái độ:
Thói quen: HS nhận thức đúng đắn và càng thêm yêu quý các tác phẩm hội họa phản ánh về đề tài chiến tranh cách mạng.
Tính cách: HS thêm yêu quê hương đất nước
NỘI DUNG HỌC TẬP:
HS biết thêm về kiến thức lịch sử; thấy được những cống hiến của giới văn nghệ sĩ nói chung, giới mĩ thuật nói riêng với kho tàng văn hóa dân tộc.
 CHUẨN BỊ:
Giáo viên:
Tranh một số tác phẩm của các họa sĩ trong giai đoạn từ cuối thế kỉ XIX đến năm 1954.
Học sinh:
Sách giáo khoa, vở ghi chép.
TIẾN TRÌNH DẠY - HỌC:
Ổn định tổ chức và kiểm diện: ( 1 phút )
Kiểm tra miệng: ( 5 phút )
GV thu bài tiết 20.
GV chọn treo 3 bài, yêu cầu HS nhận xét về:
Cách chọn cảnh? – Cảnh đẹp, sinh động.
Cách thể hiện? – Hình vẽ rõ ràng, nét vẽ sinh động.
GV góp ý, gợi ý HS rút kinh nghiệm.
GV đánh giá bài làm của HS.
GV đánh giá bài làm của HS theo yêu cầu trên là đạt, tuyên dương HS
Tiến trình bài học:
Hoạt động của Giáo viên và học sinh
Nội dung bài học
a/ Hoạt động 1: Vào bài: ( 3 phút )GV nêu câu hỏi:
GV đặt câu hỏi sử dụng kiến thức lịch sử Việt Nam thời kì trước cách mạng tháng 8 năm 1945 (HS trả lời theo hiểu biết).
Trước CMT8 VN có biến động gì?
Thực dân Pháp nô dịch chúng ta ra sao?
Những năm 1930, 1945, 1954 có những sự kiện gì lớn?
Tinh thần bảo vệ đất nước, đánh đuổi thực dân Pháp của nhân dân ta như thế nào?
Ghi lại những khoảnh khắc lịch sử này, ngoài lĩnh vực điện ảnh (kí sự, phóng sự tài liệu), văn học, âm nhạccòn có cả các tác phẩm hội họa của các họa sĩ đã từng tham gia trên mặt trận giải phóng dân tộc. Họ đã sáng tạo nên nhũng tác phẩm mĩ thuật xứng với tầm vóc của dân tộc và còn để lại dấu ấn đến ngày nay.
b/ Hoạt động 2: Tìm hiểu vài nét về bối cảnh xã hội Việt Nam từ cuối thế kỉ XIX đến năm 1954: ( 11 phút ) HS hiểu sự phát triển của mĩ thuật trong từng giai đoạn.
 GV đặt câu hỏi:
Đời sống nhân dân ta dưới thời Pháp thuộc (trước năm 1945) như thế nào?
Phong trào chiến đấu chống Pháp của dân và quân ta ra sao?
HS trả lời theo kiến thức đã học.
GV chú ý đề cập đến chính sách nô dịch văn hóa của thực dân Pháp.
Liên hệ tới truyền thống hiếu học của nhân dân ta và sự sáng tạo của các họa sĩ khi tiếp thu kĩ thuật hội họa phương Tây.
GV đề cập đến:
Chiến công của quân và dân ta (CMT8, Điện Biên Phủ,)
Tài năng, sự đóng góp của các họa sĩ cho nền mĩ thuật nước nhà.
HS hình dung lại giai đoạn lịch sử.
c/ Hoạt động 3: Hướng dẫn HS tìm hiểu một số hoạt động mĩ thuật giai đoạn này: ( 16 phút ) HS biết được nội dung chủ yếu của quá trình xây dựng và phát triển của nên mĩ thuật Việt Nam cuối thế kỉ XIX đến năm 1954 và biết thêm về kiến thức lịch sử; thấy được những cống hiến của giới văn nghệ sĩ nói chung, giới mĩ thuật nói riêng với kho tàng văn hóa dân tộc.
GV đề nghị HS tìm hiểu thông tin, dựa vào bài soạn để trả lời câu hỏi:
Trường CĐ mĩ thuật Đông Dương thành lập khi nào?
Tên họa sĩ đi đầu của nền hội họa mới?
Từ cuối thế kỉ XIX đến năm 1930, loại hình nghệ thuật nào được phát triển?
Hội họa ở thời kì này phát triển như thế nào?
Thế hệ họa sĩ, nhà điêu khắc đầu tiên học ở trường CĐ mĩ thuật Đông Dương là những ai? Em biết gì về họ?
GV cho HS xem một số tác phẩm ở thời kì này và nêu câu hỏi:
Tên tác giả, tác phẩm, chất liệu?
Chủ đề, tư tưởng của tác phẩm?
Phong cách thể hiện?
HS trả lời.
GV bổ sung ý kiến: các họa sĩ đã mang tài năng đóng góp cho nền mĩ thuật nước nhà, phản ánh kịp thời một giai đoạn lịch sử vô cùng gian khổ nhưng oanh liệt của nhân dân ta.
GV đề nghị HS nêu tên tác giả, tác phẩm tiêu biểu (dựa vào nội dung trong SGK).
GV cho HS xem một số tác phẩm mĩ thuật giai đoạn này, bổ sung một số chi tiết và cho HS nêu lên cảm nhận của mình.
GV tóm tắt, kết luận nội dung để HS nhận thức đầy đủ hơn về hoạt động mĩ thuật giai đoạn 1945 – 1954.
Năm 1946, toàn quốc kháng chiến, các họa sĩ đã có mặt trên mọi nẻo đường tổ quốc và phản ánh kịp thời cuộc kháng chiến thần thánh của dân tộc như: Phan Thông, Nguyễn Thị Kim, Lê Quốc Lộc một số tác phẩm có giá trị nghệ thuật và hoàn chỉnh cả nội dung lẫn nghệ thuật trong thời gian này: trận tầm vu, làng tôi
Có sự ra đời của nhóm văn nghệ kháng chiến:
- Nhóm văn nghệ Việt Bắc: Tô Ngọc Vân, Trần Văn Cẩn, Dương Bích Liên
- Nhóm văn nghệ liên khu III: Lương Xuân Nhị, Phan Thông, Lê Quốc Lộc
- Nhóm văn nghệ liên khu IV: Sỹ Ngọc, Nguyễn Đức Nùng, Nguyễn Văn Ty, Nguyễn Thị Kim
- Nhóm văn nghệ liên khu V: Nguyễn Đỗ Cung, Hoàng Kiệt, Dương Hướng Minh
- Nhóm văn nghệ Nam Bộ: Diệp Minh Châu, Huỳnh Văn Gấm, Trần Văn Lắm
Vài nét về bối cảnh xã hội:
Một số hoạt động mĩ thuật:
Từ cuối thế kỉ XIX đến năm 1930:
Là giai đoạn chịu ảnh hưởng của nghệ thuật Trung Hoa và Pháp.
1925 thành lập trường cao đẳng mĩ thuật Đông Dương.
Lê Văn Miến là người đi đầu cho nền hội họa mới.
Kiến trúc lăng tẩm, hội họa chưa phát triển.
Giai đoạn từ 1930 – 1945:
Mỹ thuật Việt Nam hình thành những phong cách nghệ thuật đa dạng.
Tiếp nhận chất liệu sơn dầu của phương Tây, thể hiện nhuần nhuyễn theo phong cách Việt Nam.
Chất liệu sơn mài được ứng dụng và phát triển.
Giai đoạn 1945 – 1954:
Các họa sĩ hòa mình vào không khí chung của cả nước.
Vào năm 1952, thành lập trường mĩ thuật kháng chiến.
Kí họa trong giai đoạn này là cơ sở để xây dựng lại các tác phẩm mĩ thuật về đề tài chiến tranh.
Tổng kết: ( 5 phút )
GV đặt câu hỏi cho HS thảo luận theo nhóm nhỏ (2 HS thành một nhóm).
GV treo bảng phụ.
Điều kiện hoàn cảnh xã hội Việt Nam?
Hoạt động mỹ thuật diễn ra như thế nào?
Những đóng góp cụ thể của các họa sĩ, nhà điêu khắc?
Tên một số tác giả, tác phẩm tiêu biểu?
Nêu cảm nhận về tác phẩm và hiệu quả mà tác phẩm mang lại cho người xem.
Bài tập:
Việt Nam tiếp nhận và sử dụng nhuần nhuyễn chất liệu sơn dầu của phương Tây ở giai đoạn nào?
Từ cuối thế kỉ XIX đến năm 1930.
Từ năm 1930 – 1945.
Từ năm 1945 – 1954.
HS thảo luận, trình bày ý kiến.
Hướng dẫn học tập: ( 2 phút )
Đối với bài học tiết này:
Học thuộc nội dung bài học trong vở ghi và một số tác giả - tác phẩm từng giai đoạn ở SGK.
Đối với bài học ở tiết tiếp theo:
Chuẩn bị tiết 22: “ Một số tác giả và tác phẩm tiêu biểu của mỹ thuật Việt Nam từ cuối thế kỉ XIX đến năm 1954”.
Sưu tầm tranh ảnh liên quan đến bài học.
Xem bài trong SGK.
Trả lời các câu hỏi sau:
Em hãy tìm hiểu về ba tác giả, tác phẩm ở SGK.
Trả lời các câu hỏi ở cuối bài vào vở ghi chép.
PHỤ LỤC: 	

Tài liệu đính kèm:

  • docBài 14. Thường thức mĩ thuật. Mĩ thuật Việt Nam từ cuối thế kỉ XIX đến năm 1954 - Vũ Thị Phương Thảo.doc