Tiết 21, Bài 20: Hoạt động kinh tế của con người ở hoang mạc

I. Mục đích yêu cầu:

 Sau bài học HS cần nắm được:

a. Kiến thức : Các hoạt động kinh tế cổ truyền và hiện đại ở hoang mạc. Tình trạng hoang mạc đang mở rộng trên TG hiện nay và biện pháp ngăn chặn.

b. Kĩ năng : Rèn luyện kĩ năng quan sát tranh ảnh, phân tích mối liên hệ gữa môi trường và sự phát triển kinh tế,.

c. Giáo dục : Ý thức bảo vệ đất trồng, cải tạo đất, trồng rừng hạn chế sa mạc hóa đất,.

II. Đồ dùng dạy học:

 - Lược đồ các môi trường tự nhiên trên thế giới

- Hình ảnh (SGK)

III. Hoạt động trên lớp:

 1. Ổn định tổ chức : (1’)

 2. Kiểm tra bài cũ: (4’)

 Nêu đặc điểm nổi bật của môi trường hoang mạc?

 3. Bài mới: (36 phút) Hoang mạc tuy khô khan, cát đá mênh mông nhưng con người vẫn sinh sống ở đó từ lâu đời. Ngày nay, nhờ những tiến bộ kĩ thuật, con người ngày càng tiến sâu và chinh phục và khai thác hoang mạc .

 

doc 4 trang Người đăng giaoan Lượt xem 1690Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Tiết 21, Bài 20: Hoạt động kinh tế của con người ở hoang mạc", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 11- Tiết 21 Ngày soạn: 19/10/2012
 Ngày dạy: 29/10/2012 
BÀI 20: HOẠT ĐỘNG KINH TẾ CỦA CON NGƯỜI Ở HOANG MẠC
I. Mục đích yêu cầu:
 Sau bài học HS cần nắm được:
a. Kiến thức : Các hoạt động kinh tế cổ truyền và hiện đại ở hoang mạc. Tình trạng hoang mạc đang mở rộng trên TG hiện nay và biện pháp ngăn chặn.
b. Kĩ năng : Rèn luyện kĩ năng quan sát tranh ảnh, phân tích mối liên hệ gữa môi trường và sự phát triển kinh tế,....
c. Giáo dục : Ý thức bảo vệ đất trồng, cải tạo đất, trồng rừng hạn chế sa mạc hóa đất,...
II. Đồ dùng dạy học:
 - Lược đồ các môi trường tự nhiên trên thế giới
- Hình ảnh (SGK)
III. Hoạt động trên lớp:
 1. Ổn định tổ chức : (1’)
 2. Kiểm tra bài cũ: (4’) 
 Nêu đặc điểm nổi bật của môi trường hoang mạc?
 3. Bài mới: (36 phút) Hoang mạc tuy khô khan, cát đá mênh mông nhưng con người vẫn sinh sống ở đó từ lâu đời. Ngày nay, nhờ những tiến bộ kĩ thuật, con người ngày càng tiến sâu và chinh phục và khai thác hoang mạc .
Để hiểu con người ở hoang mạc phát triển bằng nghề gì và cải tạo môi trường ra sao, chúng ta nghiên cứu bài 20.
Hoạt động của GV và HS
Nội dung ghi bảng
GV: Hoạt động kinh tế của con người gồm hoạt động kinh tế cổ truyền và hoạt động kinh tế hiện đại.
Giới thiệu: Nội dung H20.1. H20.2 
? Dựa vào H20.1, H20.2 các dân tộc sinh sống trong môi trường hoang mạc có những hoạt động kinh tế cổ truyền nào?
HS: Chăn nuôi du mục, trồng trọt
? Tại sao phải chăn nuôi du mục và trồng trọt cổ truyền lại chỉ tập trung trong các ốc đảo?
HS: Vì khô hạn nên thức ăn khan hiếm nên phải di chuyển đachỉ trong các ốc đảo mới đủ nước, độ ẩm để cây trồng phát triển.
GV: giải thích về ốc đảo là do băng tuyết tan trên các đỉnh núi cao vào mùa hạ chảy xuống mang theo bùn, phù sa xuống địa hình trũng lắng đọng lại
? Các cây trồng, vật nuôi trong các hoang mạc có khả năng đặc biệt gì?
HS: Có khả năng chịu khô hạn, chịu đói, chịu khát.( lạc đà, cừu, dê..)
GV: giới thiệu nội dung H20.3, H20.4 
? Dựa vào H20.3, H20.4 và sự hiểu biết của mình em hãy cho biết trong môi trường hoang mạc có các ngành kinh tế mới nào? Các ngành đó được phát triển nhờ các điều kiện gì?
HS: Khai thác dầu khí, quặng kim loại quý hiếm.
GV: Các ngành kinh tế này phát triển nhờ kỹ thuật khoan sâu lấy được nước ngầm, dầu khí từ các tầng sâu trong lòng hoang mạc hoặc nhờ điều kiện kinh tế xã hội phát triển mà có thể xây dựng các công trình thuỷ lợi kênh mương lớn (du lịch phát triển nhờ điều kiện kinh tế xã hội, các điều kiện kỹ thuật đảm bảo chất lượng cho các tour du lịch và quảng bá du lịch ở các nước có hoang mạc được cải thiện).
? Dựa nội dung SGK trang 65 và sự hiểu biết của mình em hãy cho biết tình hình mở rộng các hoang mạc hiện nay trên TG và giải thích vì sao lại có hiện tượng đó?
GV: Cho HS quan sát H20.5
Liên hệ; Tỉnh Bình Thuận-VN- Nơi khô hạn nhất cả nước, hiện tượng sa mạc hóa đang tăng- VN đã có biện pháp....đến 2020
? Nêu ví dụ cho thấy tác động của con người làm tăng diện tích hoang mạc trên TG?
HS: Canh tác không hợp lý, thiếu kế hoạch, làm tăng rửa trôi, xói mòn đất.
- Chặt phá cây cối
- Qua hoạt động kinh tế, sinh hoạt làm tăng khả năng lượng khí thải, tăng hiệu ứng nhà kính làm trái đất nóng lên, tăng khả năng sa mạc hoá.
? Nêu biện pháp nhằm hạn chế sự phát triển hoang mạc.
GV: Hướng dẫn HS quan sát H20.6 trang 66/SGK 
Trồng rừng vừa ngăn chặn nạn cát bay lấn đất trồng, vừa giữ nước, độ ẩm cho đất, cải tạo khí hậu.
Trồng rừng và khai thác nước ngầm theo phương pháp cổ truyền để lấy nước cho đến nay vẫn là biện pháp thông dụng nhất.
Được tiến hành ở Hoa kì và một số các nước Arập. HS quan sát H20.3 thể hiện hệ thống tưới nước tự động cải tạo hoang mạc thành đồng ruộng ở Libi, song rất tốn kém.
1. Hoạt động kinh tế: ( 18 phút)
a. Cổ truyền:
- Chăn nuôi du mục (dê, cừu, lạc đà)
- Trồng trọt trong ốc đảo
- Vận chuyển hàng hoá, buôn bán qua hoang mạc.
b. Hiện đại:
- Khai thác dầu khí, quặng kim loại quý hiếm.
- Du lịch
2. Hoang mạc đang ngày càng mở rộng: ( 18 phút)
a. Nguyên nhân:
- Do cát lấn
- Do biến động khí hậu toàn cầu ( xu hướng nóng dần).
- Do tác động của con người (nguyên nhân chủ yếu).
c. Biện pháp ngăn chặn:
- Khai thác nước ngầm lấy nước tưới
- Dẫn nước vào hoang mạc qua kênh đào
- Trồng rừng.
- Cải tạo hoang mạc thành đồng ruộng trên qui mô lớn
4. Củng cố: ( 3 phút)
- Trình bày những hoạt động kinh tế cổ truyền và hiện đại trong môi trường hoang mạc?
- Hiện nay các hoang mạc trên TG đang mở rộng nhanh chóng như thế nào? aonh chongra6/SGK 
. 1980 1997vì sao lại có tình trạng đó?
5. Hoạt động nối tiếp: ( 1 phút) 
- Học bài cũ, làm bài tập (SGK).
- Soạn bài: Môi trường đới lạnh
IV- Rút kinh nghiệm:

Tài liệu đính kèm:

  • docBài 20. Hoạt động kinh tế của con người ở hoang mạc (2).doc