I.MỤC TIÊU
1/ Kiến thức : Hiểu được khái niệm, phân loại chi tiết máy.
2/ Kĩ năng : Biết các kiểu lắp ghép của chi tiết máy
3/ Thái độ : Tạo niềm yêu thích tìm hiểu các loại chi tiết máy.
II.CHUẨN BỊ:
1-Giáo viên: SGK, tài liệu tham khảo
2-Học sinh: SGK; Vở ghi,
III/ TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
2-Kiểm tra bài cũ:(5 phút): Thông báo kết quả thực hành
2-Dạy bài mới
Lớp: Tiết: (tkb). Ngày giảng: Sĩ số: Vắng: Lớp: Tiết: (tkb). Ngày giảng: Sĩ số: Vắng: TIẾT 21, BÀI 24: KHÁI NIỆM VỀ CHI TIẾT MÁY VÀ LẮP GHÉP I.MỤC TIÊU 1/ Kiến thức : Hiểu được khái niệm, phân loại chi tiết máy. 2/ Kĩ năng : Biết các kiểu lắp ghép của chi tiết máy 3/ Thái độ : Tạo niềm yêu thích tìm hiểu các loại chi tiết máy. II.CHUẨN BỊ: 1-Giáo viên: SGK, tài liệu tham khảo 2-Học sinh: SGK; Vở ghi, III/ TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: 2-Kiểm tra bài cũ:(5 phút): Thông báo kết quả thực hành 2-Dạy bài mới Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Ghi bảng Hoạt động 1: Tìm hiểu khái niệm và phân loại chi tiết máy - GV cho HS quan sát một số chi tiết trong cụm trục trước xe đạp và hướng dẫn HS tìm hiểu về chi tiết máy - Gv đặt câu hỏi: Em hãy quan sát hình 24.2 và tìm các dấu hiệu để nhận biết chi tiết máy? - GV đặt câu hỏi: Chi tiết máy được chia ra các loại nào? - Gv kết luận . - Gv đặt câu hỏi: + Em hãy lấy ví dụ về các mối ghép? + Các mối ghép mà em vừa nêu có gì khác nhau ? - Học sinh thảo luận và có thể trả lời: Chi tiết máy là các phần tử tạo thành máy. - Học sinh có thể trả lời: Chi tiết máy có cấu tạo hoàn chỉnh và không thể tháo rời. - Học sinh có thể trả lời: Có hai loại chi tiết máy: Chi tiết có công dụng chung và chi tiết có công dụng riêng - Học sinh có thể trả lời: + Mối hàn ở khung xe đạp, mối ghép ở bản lề cửa. + Ghép cố định và ghép động I/ Khái niệm về chi tiết máy 1/ chi tiết máy là gì? * Khái niệm: Chi tiết máy là phần tử có cấu tạo hoàn chỉnh và thực hiện một nhiệm vụ nhấtđịnh trong máy. */ Dấu hiệu nhận biết chi tiết máy: -Có cấu tạo hoàn chỉnh. -Không thể tháo rời. b/ Phân loại chi tiết máy: -Chi tiết có công dụng chung: được dùng trong nhiều loại máy. -Chi tiết có công dụng riêng: được dùng trong một loại máy. HĐ 2: Tìm hiểu các chi tiết máy được lắp ghép với nhau như thế nào? - yêu cầu HS quan sát H 24.3 và cho biết các bộ phận của ròng rọc được ghép với nhau như thế nào? hoàn thiện các chỗ trống. - yêu cầu HS trả lời câu hỏi: + có mấy loại mối ghép? + Nêu đặc điểm của các loại mối nghép. quan sát hình vẽ và trả lời. - xem SGK và trả lời câu hỏi II, Chi tiết máy được lắp ghép với nhau như thế nào? a/ Mối ghép là phần ghép nối các chi tiết với nhau. b/ Phân loại mối ghép: Gồm 2 loại: -Mối ghép cố định: + là những mối nghép mà các chi tiết được ghép không có chuyển động tương đối với nhau. + gồm 2 loại là: Mối ghép tháo được và mối ghép không tháo được. - Mối ghép động: Là những mối ghép mà các chi tiết được ghép có thể xoay , trượt, lăn và ăn khớp với nhau. 3/ dặn dò: -HS đọc phần ghi nhớ SGK. -GV hướng dẫn Hs trả lời câu hỏi SGK. -GV lưu ý Hs học bài ở nhà. -GV căn dặn Hs chuẩn bị tiếp bài 25. ------------------------------------
Tài liệu đính kèm: